25/03/2012
Hà Sĩ Phu
Đôi lời sau 17 năm: Nhân dịp đang có nhiều bài viết rất thâm thúy về “nạn” Đức trị, tôi xin nhắc lại một đoạn liên quan mà tôi đã đề cập trong tiểu luận Chia tay Ý thức hệ, để cùng nhau góp sức xây dựng một nhận thức rất căn bản cho công cuộc Đổi mới hôm nay. Bài viết theo thể Hỏi-Đáp cho ngắn gọn. Xin lưu ý cho rằng năm 1995 tôi chưa có Internet, châu Âu chưa có Nghị quyết 1481, dư luận chưa biết Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chưa biết rõ dư hại của Ý thức hệ đối với quan hệ Việt Trung như hiện nay… và tôi viết trong tình huống lúc ấy rất đơn thương độc mã. Hôm nay nếu viết lại chắc tôi phải sửa một vài chữ, một vài chữ thôi, mong người đọc hiểu và lượng thứ cho mấy chữ chưa được như ý đó.
ĐẠO ĐỨC, ĐỨC TRỊ, PHÁP TRỊ và CỘNG SẢN
HỎI: Vì sao trong bài "Đôi điều suy nghĩ… " anh luôn đối chiếu Mác-Lê với Khổng-Mạnh?
ĐÁP: Theo nhận thức của tôi thì tư duy chính trị Mác xít chỉ là tư duy Đức trị phong kiến mang màu sắc Công nghiệp.
Trước đây, bản chất Phong kiến của hệ thống chính trị Mác-Lê bị che mờ đi là do mấy nguyên nhân sau:
* Về nội dung: Người ta thấy lý thuyết Mác-Lê có những nhân tố mà lý thuyết Đức trị phong kiến không có như "Giai cấp công nhân và Đảng tiền phong", "tính Quốc tế", tính "tập thể", "tính Công nghiệp", "tính Duy vật biện chứng"… Hơn thế, lý thuyết Mác-Lê luôn nói về ý thức hệ phong kiến như ý thức hệ phản động cần phải tiêu diệt.
* Về vai trò lịch sử: Có sự ngộ nhận rằng "chủ nghĩa Đế quốc" là giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Tư bản sắp cáo chung thì phải có cái gì thay thế nó chứ! Trong cơn khủng hoảng của thế giới ở những thế kỷ đầu của Văn minh Công nghiệp thì sự phê phán đối với xã hội Tư bản đương thời và khát vọng về một thế giới khác đã trở nên mảnh đất tuyệt vời để nảy mầm hạt giống Cộng sản, người ta ngưỡng vọng nó như một cái gì hoàn toàn mới mẻ… Sau những thắng lợi huy hoàng ở giai đoạn đầu của trào lưu Cộng sản: chiến thắng phát xít, sự xuất hiện một siêu cường Cộng sản với nền công nghiệp nặng, vũ khí hạt nhân, thám hiểm vũ trụ… thì ngưỡng vọng ấy càng trở thành niềm tin thực sự. Thực tế ấy khiến cho cả những người dù có nhìn thấy những điều không ổn trong tư duy Mácxít cũng không dám nghĩ rằng tư tưởng Mácxít chỉ là bản sao mang màu sắc Công nghiệp của tư tưởng phong kiến lỗi thời.
Nhưng nếu xem xét vấn đề từ sự tiến hóa Đức trị sang Pháp trị sẽ thấy bản chất này hiện ra rất rõ.
HỎI: Đức trị và Pháp trị khác nhau thế nào? Chuyên chính Vô sản là Đức trị hay Pháp trị?
ĐÁP: So sánh đầy đủ ắt phải viết nhiều pho sách, vì trong lịch sử từ Đông sang Tây đã có nhiều biến thể phức tạp. Ở đây chỉ có thể rút ngắn chuyện nghìn năm vào một vài trang, với một vài điều cốt lõi.
Trên đường tìm kiếm những phương pháp để tổ chức, duy trì và điều hành xã hội, các nhà tư tưởng phương Tây cũng như phương Đông rút cuộc đều phát hiện các nhu cầu Đức trị, Pháp trị và nhu cầu “phối hợp” cả hai yếu tố đó. Ba xu hướng này, với vô số biến thể của chúng, đã tồn tại và đấu tranh với nhau từ trước Công nguyên cho tới hôm nay, và cùng với chúng là những cách nhìn khác nhau về bản chất cao quý hoặc tàn bạo của Chính trị và của Nhà nước, cùng với chúng là những cẩm nang khác nhau để dạy những thủ đoạn chính trị cho nội bộ giới cầm quyền mỗi nước mỗi thời. Những chuyện "bếp núc" tàn bạo và dối trá của Chính trị, ta tạm gác sang một bên.
Về triết học mà nói, bao quát hết thảy chỉ có hai phạm trù tư tưởng về tổ chức xã hội, xây dựng trên hai nền nhân văn khác nhau: chủ nghĩa Nhân văn cổ điển và chủ nghĩa Nhân văn mới. Đạo trị nước của Nhân văn cổ điển là Đức trị, đạo trị nước của Nhân văn mới là Pháp trị. Đức trị cực thịnh ở chế độ Phong kiến, ứng với Văn minh Nông nghiệp. Quản Trọng, Hàn Phi, Vệ Ưởng, Machiavel… tuy đã đụng chạm đến "Pháp trị" nhưng về toàn cục thì vẫn nằm trong quỹ đạo Đức trị.
Đức trị hay Pháp trị không phải đơn giản là phẩm chất cá nhân hay phương pháp cá nhân của người cầm quyền hay của một triều đại như nhiều người lầm tưởng. Lại càng không nên tưởng lầm rằng áp dụng pháp luật cho cứng dắn là đề cao Pháp trị! Những chế độ phong kiến hay “Ý thức hệ trị” không thể nào có một nền Pháp trị theo đúng nghĩa.
Pháp trị chỉ có thể ra đời cùng với Văn minh Công nghiệp, mở đầu bằng "Dân chủ Tư sản" và phát triển thành nền Dân chủ Đa nguyên ngày nay. Pháp trị ngày nay cũng có yếu tố Đạo đức, song về tư duy nó khác với Đức trị về "chất", không thể lẫn lộn với Đức trị được nữa.
Chúng ta hãy xem nền chính trị "Chuyên chính Vô sản" nằm ở chỗ nào trong bậc thang tiến hóa ấy?
Trước hết phải hiểu cơ sở triết học của Nhân văn cổ điển và Nhân văn mới. Cả hai nền Nhân văn đều muốn hướng xã hội và con người đến Chân Thiện Mỹ, cho con người được hạnh phúc trong sự "hòa" với nhau và "thuận" với quy luật. Song mỗi bên nhận thức về Con người một khác và từ đó đưa ra những tiên đề khác hẳn.
Tư duy Nhân văn cổ điển dựa trên tiên đề: Con người ta bản chất là thiện và giống nhau, nhưng trong quá trình sống bị cái ác làm cho "tha hóa" đi và phân ly ra (Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận. tập tương viễn). Vậy phải chống cái Ác và chống sự phân ly, chống sự "tha hóa", thu về một mối! Tư duy chiến lược của Đức trị là "nhất thể hóa" xã hội, mà đỉnh cao của nó thể hiện ở tính "tập thể", "quốc tế", "đại đồng"… của thuyết Mác-Lênin.
(Tuân Tử có nói đến bản tính ác của con người, đó thật là tiếng chuông cảnh tỉnh cho phái Đức trị, song cái Ác mà Tuân Tử nói tới chỉ là cái bản tính thứ sinh thôi, bởi "nếu biết tích thiện thì kẻ tầm thường cũng có thể thành kẻ sĩ rồi thành thánh nhân" thì như thế cái Ác sao có thể coi là bản tính được. Về toàn cục Tuân Tử vẫn là đại biểu của Đức trị.)
Tư duy "nhất thể hóa" ấy đương nhiên dẫn đến chỗ phải tìm kiếm và khẳng định xem cái khuôn mẫu "thiện" duy nhất ấy là cái gì. Phong kiến khi xưa thì khẳng định đó là "đạo trời" (hoặc biến thái thành "đạo người", "đạo vua"…) mà Thiên tử được ủy nhiệm, Mác-Lênin thì khẳng định đó là "hệ tư tưởng của giai cấp công nhân" tiêu biểu cho Thời đại, mà Đảng Cộng sản là đội tiên phong được Lịch sử giao phó. Những khẳng định ấy đều mang tính tiên đề nghĩa là chỉ được giải thích chứ không được chứng minh, hoặc đã chứng minh một lần rồi là không bao giờ được "xét lại" nữa. Bởi tất cả những "chân lý" ấy đều là do những đại biểu của họ viết ra chứ có ai biết mặt mũi ông Trời và ông Lịch sử ra sao đâu. Điều này giải thích tại sao tất cả các chính thể Đức trị đều không thoát khỏi màu sắc Tôn giáo.
Về biện pháp, lúc đầu nặng về khuyên răn. giáo dục (cẩu bất giáo, tính nãi thiên: nếu không giáo dục thì cái tính sẽ sai lệch đi), nhưng biện pháp "thiện" này bất lực trước thực tiễn, và các nhà Đức trị đã buộc phải cầu viện đến cái "ác" trong biện pháp. Machiavel khuyên quân vương phải biết lừa đảo và tàn nhẫn (vừa như con vật vừa như thằng người). Thế mà theo Creel thì Machiavel so với Hàn Phi vẫn chưa thấm vào đâu; Hàn Phi, Thân Bất Hại… đề cao cái "Thuật" trong phép trị nước. Đến Mác-Lê thì sự quyết liệt này lại lên cao thêm một cấp độ nữa, không ngần ngại nói thẳng ra rằng người Cộng sản mà không dám đẩy cái đấu tranh giai cấp tới cấp độ Chuyên chính Vô sản thì cũng chưa xứng với tầm Cộng sản!
Nếu tính Ác trong chính trị Machiavel còn được ý thức là cái Ác mà quân vương buộc phải làm, cái Ác trong chính trị Hàn Phi còn manh nha cho Pháp trị, thì đến Mác-Lê cái Chuyên chính hoàn toàn không được nhận thức như cái ác, mà là cái thiện gấp triệu lần những cái thiện khác, không còn là biện pháp bất đắc dĩ của quân vương mà biến thành cái chân lý mà quần chúng cần hướng tới, không phải mở đường cho Pháp trị mà lại trèo lên trên Pháp trị, ức chế Pháp trị. Đến Mác-Lê thì mâu thuẫn thiện-ác nội tại của Đức trị đã lên tột đỉnh.
Hệ tư duy Đức trị khởi thủy là "toàn thiện": con người thiện, phương pháp thiện, đi đến cái đích cực thiện. Nhưng lối suy nghĩ duy tâm ấy va phải thực tế nên buộc phải bổ sung bằng cách sử dụng cái Ác với tư cách phương pháp, có nghĩa là tự thâu nhận vào trong lòng mình cái Ác, và thế là phải chấp nhận cái đối lập với mình, vì bản tính của thế giới khách quan vốn là Đa nguyên. Những người Mácxít luôn nói đến tính muôn màu muôn vẻ của tự nhiên mà không nhận ra cái lẽ Đa nguyên rất tự nhiên của trời đất, bởi dẫu đã cố gắng duy vật và biện chứng (đồng thời vẫn rất duy tâm và siêu hình) nó vẫn quanh quẩn trong hệ ý thức Nhân văn cổ điển, luôn "nhất thể hóa" xã hội, cứ muốn thu xã hội về một mối, tỏa ra từ một nguồn.
Hệ Nhân văn cổ điển tuy có tự bổ sung như vậy vẫn không thoát khỏi bế tắc. Lúc đầu ta tự an ủi rằng cái Ác chỉ là phương tiện để đi tới cái Thiện nên ráng nhắm mắt mà chịu cho qua giai đoạn "quá độ". Nhưng việc tách mục đích và phương tiện một cách rành mạch như thế không "biện chứng" chút nào. Mục đích lồng trong phương tiện, và phương tiện cũng lồng trong mục đích, mục đích của công đoạn trước có khi là phương tiện cho công đoạn sau (cái lát cắt chia đôi mục đích với phương tiện chỉ là lát cắt giả tạo!), mục đích và phương tiện luôn đổi chỗ cho nhau.
Cái Ác cũng biết tự vệ, nửa đường nó dừng lại để tự sinh sôi và không tiếp tục con đường 'hành Thiện' nữa. Thiện sử dụng Ác làm phương tiện, thì Ác cũng biết dùng Thiện làm phương tiện! Giai đoạn "quá độ" kéo dài vô thời hạn. Thiện Ác dồn lại một cục, Đạo đức và Phi đạo đức cứ xoắn vào nhau, lẫn lộn không biết đâu mà phân biệt. Quá rành mạch cuối cùng lại không rành mạch. (Khi ấy, cái lát cắt chia đôi Thiện và Ác cũng không giúp ta phân định mọi điều được nữa! Những người chỉ một mực đưa cái Tâm lên đầu để khuyến Thiện thì nhất định sẽ trở thành người 'ba phải', không thể khác được!).
Chưa kịp đối phó với bệnh giáo điều coi "phương tiện Mác-Lê" là mục đích để gây cái hại chung, đã phải quay sang đối phó với tật thực dụng, dùng Mác-Lê làm phương tiện để tạo cái lợi riêng.
Cái bế tắc ấy của thể chế Xã hội chủ nghĩa không mới mẻ gì, chỉ là cái bế tắc nghìn đời của lý tưởng Đức trị, mà đáng lẽ đã được lịch sử cho phép cáo chung cùng với sự cáo chung của chế độ Phong kiến và Văn minh Nông nghiệp rồi.
Các nền Đức trị bế tắc vì coi cái gốc của Thiện là ở bên trên, ở Vua, ở Đảng tiền phong…, nên khi chính cái gốc ấy tha hóa thì không tự "hoàn Thiện" được. Pháp trị khơi thông được bế tắc này là nhờ coi nguồn Thiện vô tận là từ biển cả Nhân dân, nên chủ trương tạo điều kiện gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế sự tha hóa của quyền lực thống trị và làm nó lành mạnh trở lại.
Sự ra đời của sản xuất Công nghiệp và Kinh tế thị trường đã chiếu một tia sáng hoàn toàn mới vào tư duy của con người trong việc tổ chức và điều hành xã hội. Người ta nhận ra cái nghịch lý rằng muốn cho xã hội có đạo đức hơn thì phải giả thiết là nó gồm những người những người chưa có đạo đức (đầy đủ), và không thể gom họ về một mối tốt đẹp đã định sẵn được. Nguy cơ vô đạo đức nhất luôn phát xuất từ kẻ đi thi hành đạo đức, bởi quy luật của quyền lực là bành trướng vô hạn độ, nếu không gặp phản lực. Những người đạo đức thực sự bây giờ giác ngộ rằng phải tạm gác "phương án tối đa" để đảm bảo cho "phương án tối thiểu": Chưa cần anh đạo đức, xin anh hãy sòng phẳng với chúng tôi cái đã! Pháp trị xây dựng trên sự nghi ngờ nên phải đặt ra luật để lường trước.
Nghĩa là xã hội loài người phải đổi "luật chơi".
* Thay vì sử dụng sức mạnh xã hội theo chiều từ trên xuống để tác động vào đám dân đen, bây giờ phải gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế thế lực cầm quyền, thông qua quyền bầu cử và các quyền công dân khác, màquyền cơ bản nhất là quyền tư hữu.
* Thay vì tập trung quyền lực vào một nguồn (nhất nguyên), bây giờ phải "tam quyền phân lập" và chấp nhận nhiều tổ chức chính trị độc lập với nhau trong xã hội (đa nguyên). Thay quyền lực định sẵn, kéo dài vô hạn, bằng quyền lực dân cử, định kỳ hữu hạn.
* Thay vì nhân danh một lý tưởng cao xa do áp đặt đơn phương, người cầm quyền chỉ được nhân danh cái khế ước rất cụ thể do mọi người trong xã hội cùng nhau thỏa thuận, gọi là luật pháp. Thay vì bị quy định trong tất cả mọi việc làm, người dân bây giờ chỉ bị quy định về những điều không được làm, do đó phạm vi tự do cá nhân được nới rộng một cách căn bản.
* Thay vì lấy chuẩn "tĩnh" là vua hoặc một tập đoàn gọi là tiền phong, phải lấy chuẩn "động" là những lực lượng tiên tiến luôn xuất hiện từ trong xã hội.
* Kết quả là một xã hội thần dân ổn định giả tạo dưới ách chuyên chế được thay bằng một xã hội công dânlinh hoạt và hơn hẳn về tính Dân chủ.
Tư duy khoa học và tiến bộ này được từ khơi nguồn từ John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755)…, phát triển thành nền "Dân chủ tư sản" thế kỷ 18-19, rồi thành nền Dân chủ đa nguyên Pháp trị ngày nay.
Đức trị đã có vô số biến thể thì Pháp trị cũng không thể quy về một hình mẫu cứng nhắc nào. Một thể chế xã hội tốt, nhất định phải phù hợp với những đặc điểm Dân tộc và Lịch sử của mình. Nhưng không thể vin vào đó để duy trì một chế độ Đức trị Mácxít ảo tưởng, mà thực chất là nền Chuyên chính của thiểu số nhân danh Vô sản, thiết lập trên đầu Nhân dân, trong khi Nhân loại đã chuyển sang kỷ nguyên Pháp trị!
Trên cơ sở những điều đã trình bày trên tôi thấy có thể kết luận rằng:
Bản chất của dòng tư tưởng Mác-Lê về xã hội là dòng tư tưởng Phong kiến phục hưng, cộng với ảo tưởng Cộng sản nguyên thủy (hoặc ảo tưởng Nô lệ) trong cơn khủng hoảng tăng tốc của nền Văn minh Công nghiệp.
Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đã bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính xúc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời.
HỎI: Quan hệ giữa Đức trị và Đạo đức?
ĐÁP: Đạo đức là một giá trị tinh thần cao quý, nhưng cũng biến đổi theo thời đại. Khi thời đại thay đổi thì Đạo đức là yếu tố tương đối ổn định nên biến đổi chậm hơn so với những biến đổi của kỹ thuật, kinh tế, chính trị… Vì thế tác dụng của Đạo đức mang tính hai mặt. Mặt tích cực là duy trì tính ổn định của xã hội, nhất là của dân tộc, chống lại những điều "nhí nhố" nhất thời. Mặt tiêu cực là tính ỳ cao, ở những giao thời của lịch sử thì Đạo đức đương thời luôn thuộc về hệ thống cũ. Lực lượng mới của xã hội muốn đi tới bao giờ cũng phải làm cái động tác phá vỡ Đạo đức cũ như con gà con phá vỏ trứng để chui ra. Vì thế bản chất của tiến hóa và sinh sôi là "phi đạo đức"!
Đạo đức còn có một thuộc tính nữa là rất dễ bị bắt chước để làm giả. Đạo đức giả còn "mê ly" hơn cả Đạo đức thật. Nhà chính trị lão luyện nào cũng phải là một tay "chơi Đạo đức". Vì thế luật của Pháp trị lành mạnh là "Cấm trị nước bằng Đạo đức!"
Một thuộc tính khác của Đạo đức là xu hướng tự hoại, nghĩa là trong môi trường mà Đạo đức cầm trịch thì Đạo đức sẽ tự mất đi. Đạo đức là giá trị cao quý mà mỗi con người cần có để đối xử với nhau và giáo dục nhau, muôn đời không ai dám nói bỏ Đạo đức, nhưng Đức trị thì loài người thông minh ngày nay không xài nữa rồi. Phê phán Đức trị tuyệt đối không có nghĩa coi nhẹ Đạo đức, trái lại chính là vì để có Đạo đức thật. Chừng nào chưa biết ghê sợ Đức trị thì dân tộc ấy còn ở trong cơn mê man để làm mồi ngon cho những mưu toan.
Trừ khi cả dân tộc ấy (cả tầng lớp thống trị và bị trị) đều là những tay "chơi Đạo đức" thì không kể! Nhưng chẳng lẽ điều này lại có thể xảy ra, và nếu tất cả đều ranh ma như thế thì tôi còn viết những lời ngốc nghếch này ra đây làm gì? Không, không thể như thế, Nhân dân, ít ra là nhân dân lao động và một thiểu số trí thức, bao giờ cũng lương thiện!
HỎI: Thực tiễn nào ở Việt Nam minh chứng cho quan điểm của anh về bản chất Phong kiến của nền Đức trị Mácxít?
ĐÁP: Có thể nói toàn bộ thực tiễn Việt Nam và thực tiễn trong "phe" Xã hội chủ nghĩa minh chứng cho quan điểm của tôi. Xin kể mấy ví dụ điển hình:
* Theo trí tưởng tượng của Mác thì ý thức hệ Phong kiến là rất xưa cũ, phải trải qua ý thức hệ Tư sản rồi mới tiến lên ý thức hệ Vô sản, mà mỗi "bước" chuyển biến ấy là cả một kỷ nguyên mới, trong lịch sử phải đo bằng ngàn năm chứ đâu phải chuyện chơi! Ý thức lại là cái thay đổi rất chậm so với kinh tế, vậy mà chẳng hiểu sao những nước Phong kiến lạc hậu như Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Campuchia… lại tiếp nhận thẳng ngay ý thức hệ Vô sản một cách nhạy bén đến thế, mà tiếp nhận rồi thì bám chặt lấy, tẩy cũng không đi. Trong khi đó những nước đã ở trình độ cao của ý thức hệ Tư sản thì lại tỏ ra ngu dốt không tiếp thu nổi ý thức hệ tiên tiến của Mác?
Có gì đâu mà lạ! Cùng một chất Phong kiến như nhau thì thâm nhập vào nhau đâu khó khăn gì!
Lúc đầu người ta cứ tưởng Việt Nam chưa có giai cấp công nhân bao nhiêu, toàn nông dân thì tiếp thu ý thức hệ Vô sản chắc là khó lắm, ai ngờ bây giờ mới biết cái xứ sở Nông dân Phong kiến lạc hậu này mới chính là mảnh đất lý tưởng của Mác-Lê!
Cái chất Phong kiến gia trưởng thời vua chúa chưa kịp tẩy rửa bởi một nền Dân chủ đã tìm thấy chỗ đứng rất "ngon lành" trong hệ chuyên chính, "dân chủ tập trung"!
Cái chất Đức trị sặc mùi tam Cương ngũ Thường chưa bị thanh toán đã tìm thấy sự đồng điệu trong một thể chế "Ý thức hệ trị", một thứ Đức trị mới toàn những Nghị quyết, những "Cương" lĩnh, "Thường" vụ…
Nếu nhìn thấy 55 tập Lênin in tuyệt đẹp chắc cụ Khổng cụ Mạnh phải ghen tỵ không được sống tới bây giờ, để Tứ thư, Ngũ kinh cũng được làm quen với giấy "cút-sê"!
Nói: chủ nghĩa Xã hội chính là sự kéo dài của chế độ phong kiến là chí lý lắm vậy.
Mối tương hợp ấy Mác cũng đã mường tượng ra, nhưng ông lại giải thích nó một cách khác. Theo ông, những "Công xã nông thôn", những"Cộng đồng làng xóm chính là chỗ dựa của nền Chuyên chế phương Đông" là những thứ nhất định sẽ bị thanh toán khi tiến lên chủ nghĩa Tư bản, nhưng lại trở thành cái "khởi điểm trực tiếp để đi tới chủ nghĩa Xã hội"!?
Đấy chẳng là bằng chứng về sự tương hợp giữa hai thứ Chuyên chế là gì?
Bây giờ thử nhìn vào đội ngũ những người đã du nhập chủ nghĩa Mác-Lê vào Việt Nam.
Trước hết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo lời cụ Hồ, cũng như theo lời những người nghiên cứu về cụ Hồ, tất cả đều thống nhất rằng cụ Hồ gốc là một nhà Nho. Nho giáo ở cụ Hồ là Khổng giáo. Tư tưởng chính trị của Khổng giáo là Đức trị, thậm chí chống Pháp trị.
Về chất Nho của cụ Hồ, ta sẽ không nói tới cái Nho trong cách biểu đạt tư tưởng, trong đó rất nhiều câu nhiều ý là từ sách vở Khổng giáo, chỉ bàn về nội dung tư tưởng bên trong cách biểu đạt đó.
- Cụ Hồ thấm nhuần đạo Khổng ở tính Đạo đức của nó. ("Đạo Khổng là một môn giáo dục về đạo đức và phép xử thế", lời cụ Hồ nói với nhà thơ Ôxíp Manđenxtam). Về biện pháp để có đạo đức thì xoay quanh mấy chữ "học", "dạy", "tu dưỡng bản thân", "phê bình và tự phê bình"… Cụ nói: "Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân". "Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì trước hết phải có những con người Xã hội chủ nghĩa!". Tức là cụ Hồ đã đi đúng vào cái vết xe mà Đức trị đã đi suốt mấy nghìn năm: chính tâm, tu thân, trị quốc, bình thiên hạ! Rồi cũng bằng chính tấm lòng khát khao có một thể chế Đức trị cho dân tộc ấy, cụ Hồ đã bắt gặp lý thuyết Chuyên chính Vô sản và "mê" ngay từ buổi gặp đầu. Tôi dùng chữ "cộng hưởng" là vì vậy.
Những cái hay cái đẹp như các cụ nói nào có ai phản đối. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện? Khi xã hội đã tiến vào sản xuất Công nghiệp và kinh tế Thị trường thì việc trị nước bằng cách lấy Cá nhân làm gốc để tỏa ra làm tốt xã hội, lấy Giáo dục làm biện pháp trung tâm chắc hẳn đã bị đẩy vào quá khứ cùng với nền Đức trị phong kiến, nếu trên đời đã không sinh ra kẻ kế thừa nó, là nền Chuyên chính Vô sản.
Nếu cụ Hồ chỉ là nhà giáo dục, nhà thơ… thì ta chẳng nói, nhưng cụ Hồ đã nhận mình là "nhà Cách mạng chuyên nghiệp" tức nhà chính trị, tức người cầm quyền thì xã hội chờ đợi ở Cụ một Cơ chế tổ chức xã hội, một bộ luật, và một hệ thống quyền lực sao cho trong đó cái đạo đức cứ được phát sinh và nuôi dưỡng, cái phi đạo đức cứ bị lọc ra và trừng trị; giáo dục rèn luyện chỉ còn là biện pháp hỗ trợ. Thế mới là Đạo đức thật sự, và đó chính là cái Đạo đức của Pháp trị. Nhưng thực tế, cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy Đức trị Vô sản đã gây những hiệu quả ngược lại với Đạo đức.
Có gì khó hiểu đâu. Hãy xem vai trò người tối cao của bộ máy hành pháp: Thủ tướng!
Sinh thời của Hồ Chủ tịch thì thủ tướng là cụ Phạm Văn Đồng. Người Việt Nam gọi cụ Phạm Văn Đồng là vị thủ tướng "của Đạo đức"!?, cả một đời cứ nói Đạo đức, đặc biệt là đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ Đồng nói nhiều đến đến ĐỨC và TÀI, đến HỒNG và CHUYÊN.
Nhưng ĐỨC và TÀI thì cụ Hồ đã giảng bằng lời của sách Đại học (một trong Tứ thư): "Đức giả bản giã, Tài giả mạt giã! (Tài chỉ là ngọn, Đức mới là gốc). Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức là không có căn bản!".
Đề cao Đức không phải là sai, nhưng sau khi đã đưa được Đức lên vị trí tối thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nội dung cốt tử của Chuyên chính Vô sản: chữ TRUNG! Mà "trung" là phải "trung với Đảng"! Rồi mới "Hiếu” với Dân! Vân vân.
Tuy Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nhì, nhưng rồi lại có mệnh đề "Đảng với Dân là một". Tuy được "là một" nhưng ngồi chung vào cái ghế này "Dân" sẽ bị "Đảng" thôn tính, vì Dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người "lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối"! Thế thì Dân còn chỗ nào mà đứng? Thương thay cho Dân đã thực sự trở thành con đỏ, được ru được nựng, được bế ẵm hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa thì ở trong tay "mẹ hiền" mất rồi, không khóc thì Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóc không, khi "mẹ hiền" cầm sữa lại cầm cả roi!
Sự tước đoạt ấy là trong phạm vị ý thức hệ. "Hình chiếu" của nó ra thực tế là sự tước đoạt về "sở hữu" và "nhân quyền": Đảng hô hào đấu địa chủ để "người cày có ruộng"!. "Có ruộng chưa được mấy ngày đã phải vào tổ đổi công rồi vào hợp tác, giao hết ruộng hết trâu cho "Ban Chủ nhiệm". Và từ đấy trở đi là cảnh:
Mỗi người "làm việc bằng hai"
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe!
Mỗi người "làm việc bằng ba"
Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân!
Chủ nhiệm" là ai, dứt khoát là người trong Cấp ủy Đảng, nên quyền sinh quyền sát trong tay. Bị chủ nhiệm trù thì con thi vào đại học rồi cũng bị xã gọi về, bố mẹ có sang tỉnh khác để kiếm ăn cũng không thoát khỏi bàn tay quản lý hộ khẩu của Đảng! Chạch trong giỏ cua làm gì có quyền tự do đi học, tự do cư trú…? Có liều lĩnh "tự do ngôn luận" mà gửi đơn kiện tới Thủ tướng thì Thủ tướng lại giảng Đạo đức, Đạo đức thì phải "trung với Đảng" nên đơn kiện lại chuyển đúng về Đảng ủy xã để Đảng ủy hành… pháp!
Con đường Đức trị vòng vèo quá nên người dân đâu có nhìn thấy, Đảng an ủi cho vài câu đạo đức là lại tỉnh cả người, và lại có sức để tiếp tục "làm việc bằng hai"!
Người không hiểu thì tưởng cụ Hồ chỉ mượn Khổng giáo cái chữ nghĩa, còn nội dung thì đã có "Đảng", có "hợp tác xã" nghĩa là đã mang tính Cách mạng rất mới mẻ rồi! Có biết đâu nội dung phong kiến của chữ TRUNG vẫn được giữ nguyên, "trung" là dứt khoát không được nghĩ đến vị chúa tể thứ hai, "lưỡng Đảng" chẳng hạn là mắc tội chết rồi. Cái mới mẻ là: đáng lẽ trung với với Vua thì nay phải trung với Đảng. Đảng đứng thay vào chỗ của Vua trong cõi tâm linh của người dân Việt, được hưởng trọn tấm lòng "trung quân" mà chế độ Phong kiến phải mất cả ngàn năm mới xây dựng được!
Ví dụ nhỏ trên đây chắc có thể giúp bạn nhận ra rằng sự Tập thể hóa kia không hề khử đi cái nội dung Phong kiến của chữ Trung, trái lại nó làm cho chữ Trung phong kiến được "cập nhật hóa" để nó có thể sống yên giữa thời sản xuất Công nghiệp, ít ra là trong buổi đầu.
Đức trị Vô sản, đem đối chiếu với Đức trị Phong kiến thì tính "cách mạng" chỉ có nghĩa là thay "sự trung thành của cá nhân thần dân với cá nhân Vua" bằng "sự trung thành của một tập thể dân với một tập thể cầm quyền" (tức Bộ Chính trị), để rồi trong tập thể cầm quyền này sự trung thành tối hậu sẽ được giải quyết bằng Đảng tính và nguyên tắc Dân chủ tập trung.
Điều chua chát là trong sự tranh chấp ở cung đình này nhiều phen cụ Hồ và cụ Đồng với tư cách lãnh tụ chân chính của Đảng, đã không phải là người được nhận sự trung thành tối hậu đó. Tôi được nhiều Đảng viên hưu trí kể rằng: Cụ Đồng rất nhiều tâm sự, Cụ bảo "cả đời làm Thủ tướng, tham nhũng như rươi mà tôi chưa cách chức được một cán bộ nào! Hiện nay ta chống tham nhũng nhưng cũng chỉ chống được từ vai trở xuống thôi!".
Nghĩa là Tham nhũng ở trên đầu là không chống được! Người dân có thể chia sẻ với Cựu Thủ tướng những tâm tư ấy, nhưng chắc vị Cựu Thủ tướng của chúng ta chưa bao giờ dám nghĩ rằng cội nguồn của bi kịch này là ở bản chất Phong kiến của nền Đức trị Vô sản! Chẳng thế mà ít lâu sau cụ Đồng lại tiếp tục cuộc đánh Tham nhũng bằng… những bài giảng Đạo đức, đạo đức Hồ Chí Minh!
Chính cụ Hồ với “Đạo đức Hồ chí Minh” có thật trong tay mà chưa chống được tham nhũng, huống hồ một người nào đó không phải Hồ Chí Minh, chỉ nói Đạo đức Hồ Chí Minh chứ chắc gì đã có Đạo đức thật, thì thử hỏi chống thế nào được tham nhũng?
Xin hãy lắng nghe lời mách nước của thời đại (nếu thực tâm muốn nghe): Hãy quên Đạo Đức” đi, để làm Pháp trị cho ngon lành thì Tham nhũng nó mới sợ!
Muốn có công bằng mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn luôn dẫn đến mất công bằng. Muốn có dân chủ mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn dẫn đến quân phiệt. Muốn được giải phóng mà chọn Đức trị là đồ ngốc vì Đạo đức là cái bẫy của kẻ thống trị để bẫy nhũng kẻ có tâm mà trí không đủ, chỉ thấy gần mà không thấy xa. Càng hướng thiện bao nhiêu, càng cựa quậy để tìm Đạo đức bao nhiêu thì càng rúc sâu vào bẫy bấy nhiêu. Kẻ thống trị chỉ cần nắm cái bẫy Đạo đức giơ lên là xỏ mũi được cả đàn. Không biết đến bao giờ Nhân dân mới nhận ra điều ấy, lúc ấy người ta sẽ tìm Pháp trị.
Xin nối lại một chút cái mạch suy nghĩ về ĐỨC và TÀI. Khởi đầu có vẻ như đây là hai giá trị song song. Nhưng không, ý thức hệ Đức trị buộc phải coi Đức là gốc, Tài là ngọn. Rồi cái gốc Đức ấy lại phải mang nội dung số 1 là "trung với Đảng". Chỉ cần thuyết giảng hai bước ấy thôi là TÀI (Trí thức) đã tụt xuống thân phận đầy tớ cho sự nghiệp Chính trị của Đảng. TÀI mà không phục vụ được sự nghiệp Chính trị của Đảng thì cũng "không bằng cục phân". Đừng nghĩ rằng điều quá quắt này là ở bên Tàu những năm về trước. Chính ở Việt Nam đây, ngày hôm nay, giữa lúc "sự nghiệp đổi mới" rất "thành công" này, điều ấy càng đúng hơn bao giờ hết!
Đảng ta đang trọng trí thức và càng ngày càng trọng trí thức, điều ấy xin đừng ai nghi ngờ.
Vì Đảng ta thừa biết nếu chỉ dùng mấy anh bất tài thì dẫu có giữ độc quyền sở hữu đất đai để độc quyền mua bán với nước ngoài cũng không thể hòa nhập được vào thế giới đầy trí tuệ hôm nay. Nên mọi tài năng ắt được sử dụng, nhưng… với một điều kiện: phải phục vụ cho sự nghiệp "chính trị" của Đảng (chú ý rằng "Chính trị" Mácxít thì bao giờ cũng có Kinh tế trong đó rồi! Mác Lê chỉ dạy "Kinh tế-Chính trị học" Économie politique, mà không dạy Khoa học Chính trị Science politique!). Sự nghiệp của Đảng thì luôn đồng nghĩa với sự nghiệp của đất nước, nên ở Việt Nam này, dù nói "vì đất nước" hay "vì Đảng" thì ý nghĩa chính trị công khai của câu văn cũng không có gì thay đổi (nhưng trong chốn lương tri thầm kín thì hai câu văn kia lại có nghĩa đạo đức trái ngược hẳn, người ta biết anh vì đất nước thì người ta trọng, chứ biết anh là kẻ vì Đảng thì người ta lánh xa đấy, không "là một" được đâu!).
Vừa ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TIỀN, trái ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TAI! Chọn đường nào thì chọn!
Trí thức Việt Nam nhạy bén, họ hiểu ý Đảng nên chẳng dại gì mà chọn chữ TAI, cứ chọn con đường có hình Bác Hồ chỉ lối, để "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân"… thì "đánh đâu thắng đấy!". "Cứ có Bác Hồ trong tay là sai khiến được ráo, Chuyên chính Vô sản chỉ nghe lời Bác Hồ"! Người Việt thời nay nói về đồng tiền cách mạng một cách rất đạo đức như thế!
Đấy là bài Đạo đức mà xã hội Mác-Lê đã dạy cho họ. Trong thâm tâm họ thừa hiểu những bài Đạo đức của lãnh tụ Vô sản thuyết giáo, vô tình chỉ để tạo ra một tầng lớp Cường hào mới giàu có gấp vạn lần bọn Cường hào phong kiến khi xưa.
Thời cực thịnh của Đức trị là Phong kiến, ngày nay cứ ham Đức trị là rơi vào Phong kiến, mà Phong kiến ngày nay thì đâu còn cái nét đẹp của phong kiến cực thịnh ngày xưa? Thế nhưng, về ý thức hệ, Việt Nam vẫn đang nằm trong vòng Ý thức hệ Phong kiến nên đối với đa số dân chúng, việc ca ngợi Đức trị nghe dễ thuận tai hơn.
Phân tích như trên tôi không có ý gì muốn xúc phạm đến tấm lòng của cụ Hồ Chí Minh, cụ Phạm Văn Đồng là những vị có công Cứu nước, cũng như không dám xúc phạm đến tấm lòng cụ Các Mác thánh thiện. Trái lại tôi muốn khẳng định rằng tấm lòng dù thánh thiện đến đâu cũng không thoát khỏi cái vòng Kim cô của Ý thức hệ. Đối với những người điều hành xã hội, vấn đề là phải giải phóng Ý thức hệ trong cái đầu, chứ chủ yếu không phải là khổ công rèn luyện để "chính cái Tâm"!
Đứng trong ý thức hệ ấy thì cái Tâm cũng chẳng "chính" mãi được đâu! "Chính" thật thì ra rìa!
H. S. P. (1995)
-Thiên Nguyên - Mạn bàn về câu hỏi " Vong bản từ đâu" của ông Hà Sĩ Phu.
Hôm nọ đọc bài "Vong bản từ đâu" của ông Hà Sĩ Phu, tôi tuy thuộc thế hệ trẻ, song cũng rất đồng cảm với những ý kiến mà ông nêu ra. Sau đó vài hôm, lại được đọc bài "Ai rửa xe thuê" của ông Đinh Từ Thức, bỗng nhiên cảm thấy sốt sắng muốn đóng góp một vài góc nhìn theo quan điểm cá nhân về vấn đề trên.
Theo tôi, dọc suốt chiều dài lịch sử nước ta, nhất là khoảng một ngàn năm trở lại đây, nhân tài vào thời đại nào cũng có. Từ Lý Thường Kiệt, Lê Văn Thịnh, Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Chu Văn An, Nguyễn Hiền, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Du... Họ là những cá nhân kiệt xuất đã được lịch sử công nhận một cách nghiêm cẩn. Đặc biệt, đúng như ông Hà Sĩ Phu nhận xét, trong khoảng sau thời kỳ Pháp thuộc, đội ngũ những tinh hoa tri thức được nở rộ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thật khó hiểu, ở một giai đoạn nửa thực dân nửa phong kiến, nhân dân còn đang điêu đứng trong nghèo đói và thuốc phiện, mà cái sự học không những không bị vùi lấp mà còn trở nên mạnh mẽ hơn, sục sôi hơn. Có thể giải thích điều này như thế nào?
Như chúng ta đã biết, cho tới khoảng giữa thế kỷ XIX, về căn bản nước ta vẫn là một nước phong kiến lạc hậu quanh đi quẩn lại với những tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức; tóm lại là những khuôn vàng thước ngọc của nho giáo đã thành chuẩn mực từ hàng ngàn năm trước. Đặc biệt với chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã dẫn tới nước ta bị chậm tiến so với thế giới bên ngoài quá nhiều, đặc biệt là với phương Tây thì khoảng cách đó càng lớn. Lớn đến nỗi sứ thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ sau khi đi Pháp về đã kể những “chuyện lạ nước ngoài” như:
“Đèn thắp không dầu, ngọn lửa chúc xuống (đèn điện), giếng nước vọt lên cao (nước phun trong công viên) v.v..” Vua kinh dị giao cho đình thần bàn. Các quan bàn xong tâu:
- “Quy luật tự nhiên là nước chảy xuống, lửa bốc lên cao, trái lại là nghịch thường, không đúng sự thật. Bọn Phan Thanh Giản bị họ bầy trò quỷ thuật làm cho quáng mắt”. (theo Trung Bắc Chủ Nhật, 17.0.1943). Đến khi Pháp đưa tàu chiến đến đánh phá cảng Đà Nẵng, dân ta còn hoảng sợ khi gặp những vũ khí tối tân chưa từng thấy bao giờ, và cho rằng kẻ địch là bậc quỷ thần(!) Khi người Pháp thiết lập nền đô hộ lên nước ta, một mặt họ vơ vét tài nguyên khoáng sản, áp đặt nền cai trị thực dân. Nhưng mặt khác, [dù vô tình hay hữu ý] họ cũng mở toang cánh cửa văn hóa cho nền văn minh phương Tây ùa vào. Một cuộc đột phá vĩ đại về văn hóa. Các bậc chí sĩ nước ta từ đó đã bắt đầu hiểu rằng, đâu là cái đích mà loài người thực sự muốn hướng đến. Hơn nữa, nếu muốn dành lại độc lập tự chủ, cần phải có được sự văn minh của phương Tây. Vậy là một phong trào Tây học được hình thành khá rõ rệt, đặc biệt, dưới sự giúp đỡ của nền giáo dục Pháp, một nền giáo dục cực kỳ tiên tiến.
Cái thứ hai cần chú ý, cùng với sự tiếp cận văn minh phương Tây, chúng ta vẫn còn giữ lại được những truyền thống vốn có của dân tộc, trong đó có tinh thần hiếu học, coi trọng sự uyên bác hơn vinh hoa quyền quý. Nhà nước phong kiến thời xưa vốn đã đề cao những người học rộng hiểu nhiều, các vị đỗ đạt khoa bảng. Những người có lắm tiền nhưng không có học thì bị cho là phường trọc phú, không được coi trọng. Chu Văn An, Nguyễn Trãi, hay Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi công danh viên mãn đều đã lui về ở ẩn, chọn lối sống an bần lạc đạo. Có một điều thú vị là xã hội thời đó lại không có ác cảm với cái nghèo, ngược lại, coi nghèo là phẩm chất cần có của một kẻ sĩ. Như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn":
"Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
.....
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"
Rồi Nguyễn Công Trứ trong bài bài phú "Hàn nho phong vị phú", có câu:
"...Đêm năm canh an giấc ngáy khò khò,
đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ..."
Hay như Nguyễn Khuyến trong "Chốn quê":
"Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua"
Trong loạt truyện dân gian về Trạng Quỳnh, ta cũng thi thoảng bắt gặp hình ảnh của một trọc phú, thường đóng vai nhân vật phản diện, bị chê cười vì tuy giàu có nhưng dốt đặc.
Cái truyền thống hiếu học đáng quý ấy vẫn còn tồn tại âm ỉ cho đến tận giai đoạn cuối của thời kỳ Pháp thuộc. Trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao ta vẫn gặp những nhân vật trí thức như "anh giáo" được mọi người tin cậy và tôn trọng.
Một khi xã hội vẫn đề cao tri thức, vẫn giữ gìn được truyền thống hiếu học của dân tộc, thì những giá trị tốt đẹp không thể bị mất đi hoặc thay thế bởi những giá trị rẻ tiền nào khác.
Song cho đến lúc cách mạng vô sản du nhập vào nước ta, người ta đã phá bỏ hết mọi giá trị cũ và thay bằng một tư tưởng mới tưởng như là đỉnh cao văn minh nhân loại. Song hệ tư tưởng đó đã dần bộc lộ những điểm yếu chết người và dần dần sụp đổ trong niềm tin của cả những con người bảo thủ nhất, thì bây giờ tất cả chúng ta như đang bơ vơ trong một thế giới rộng lớn mà không biết đâu là giá trị đích thực. Cộng với sự hội nhập ồ ạt của các nền văn minh, chúng ta như những người chết đuối về tư tưởng mỗi người cố bám lấy một cái cọc gần mình nhất. Nhưng hỡi ôi, những cái cọc ngoại lai, rác rến ấy đâu có một chút gì là hồn dân tộc?
Truyền thống hiếu học đã bị chà đạp, tri thức bị rẻ rúng. Bây giờ người ta tôn vinh những giá trị mới, đó là DANH và LỢI. Một khi người ta coi đồng tiền là cứu cánh, thì người ta có thể bỏ qua những điều tối thiểu nhất về đạo đức. Người ta coi danh vọng là cứu cánh, và thế là người ta dùng mọi cách để trang hoàng cho cái bề ngoài một cách lố lăng nhất để che đậy đi cái rỗng tuếch bên trong, dẫn đến hệ lụy là một xã hội nhố nhăng bát nháo rởm đời như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Muốn biết tương lai đất nước ra sao, gồm những con người thế nào, thực ra, rất đơn giản: Hãy xem giới trẻ hiện nay đang hâm mộ những ai. Họ hâm mộ những ai, đương nhiên họ sẽ muốn trở thành (giống) người đó.
Vậy ai là những người mà giới trẻ hiện nay muốn hướng đến? Giáo sư nào? Tiến sỹ nào? Nhà văn hóa nào? Học giả nào? Không đâu. Đó là doanh nhân Cường Đô la, cầu thủ Phạm Như Thành, ca sỹ Hồ Ngọc Hà, diễn viên Tăng Thanh Hà, Hoa hậu Mai Phương Thúy, người mẫu Trần Bình Minh... Đấy, tương lai nước Việt đại loại gồm những người như vậy.
Tóm lại, theo tôi, với câu hỏi: "Chúng ta vong bản vì đâu?", tôi có câu trả lời rằng: Do sự sụp đổ của truyền thống hiếu học, và sự tôn sùng các giá trị mới là lợi danh thay cho các giá trị cũ là tri thức.
Hy vọng tôi đã phần nào làm rõ thêm vấn đề mà tất cả chúng ta đang cùng nhau đi tìm hướng ra.
-Ai rửa xe thuê?Theo tôi, dọc suốt chiều dài lịch sử nước ta, nhất là khoảng một ngàn năm trở lại đây, nhân tài vào thời đại nào cũng có. Từ Lý Thường Kiệt, Lê Văn Thịnh, Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Chu Văn An, Nguyễn Hiền, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Du... Họ là những cá nhân kiệt xuất đã được lịch sử công nhận một cách nghiêm cẩn. Đặc biệt, đúng như ông Hà Sĩ Phu nhận xét, trong khoảng sau thời kỳ Pháp thuộc, đội ngũ những tinh hoa tri thức được nở rộ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thật khó hiểu, ở một giai đoạn nửa thực dân nửa phong kiến, nhân dân còn đang điêu đứng trong nghèo đói và thuốc phiện, mà cái sự học không những không bị vùi lấp mà còn trở nên mạnh mẽ hơn, sục sôi hơn. Có thể giải thích điều này như thế nào?
Như chúng ta đã biết, cho tới khoảng giữa thế kỷ XIX, về căn bản nước ta vẫn là một nước phong kiến lạc hậu quanh đi quẩn lại với những tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức; tóm lại là những khuôn vàng thước ngọc của nho giáo đã thành chuẩn mực từ hàng ngàn năm trước. Đặc biệt với chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã dẫn tới nước ta bị chậm tiến so với thế giới bên ngoài quá nhiều, đặc biệt là với phương Tây thì khoảng cách đó càng lớn. Lớn đến nỗi sứ thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ sau khi đi Pháp về đã kể những “chuyện lạ nước ngoài” như:
“Đèn thắp không dầu, ngọn lửa chúc xuống (đèn điện), giếng nước vọt lên cao (nước phun trong công viên) v.v..” Vua kinh dị giao cho đình thần bàn. Các quan bàn xong tâu:
- “Quy luật tự nhiên là nước chảy xuống, lửa bốc lên cao, trái lại là nghịch thường, không đúng sự thật. Bọn Phan Thanh Giản bị họ bầy trò quỷ thuật làm cho quáng mắt”. (theo Trung Bắc Chủ Nhật, 17.0.1943). Đến khi Pháp đưa tàu chiến đến đánh phá cảng Đà Nẵng, dân ta còn hoảng sợ khi gặp những vũ khí tối tân chưa từng thấy bao giờ, và cho rằng kẻ địch là bậc quỷ thần(!) Khi người Pháp thiết lập nền đô hộ lên nước ta, một mặt họ vơ vét tài nguyên khoáng sản, áp đặt nền cai trị thực dân. Nhưng mặt khác, [dù vô tình hay hữu ý] họ cũng mở toang cánh cửa văn hóa cho nền văn minh phương Tây ùa vào. Một cuộc đột phá vĩ đại về văn hóa. Các bậc chí sĩ nước ta từ đó đã bắt đầu hiểu rằng, đâu là cái đích mà loài người thực sự muốn hướng đến. Hơn nữa, nếu muốn dành lại độc lập tự chủ, cần phải có được sự văn minh của phương Tây. Vậy là một phong trào Tây học được hình thành khá rõ rệt, đặc biệt, dưới sự giúp đỡ của nền giáo dục Pháp, một nền giáo dục cực kỳ tiên tiến.
Cái thứ hai cần chú ý, cùng với sự tiếp cận văn minh phương Tây, chúng ta vẫn còn giữ lại được những truyền thống vốn có của dân tộc, trong đó có tinh thần hiếu học, coi trọng sự uyên bác hơn vinh hoa quyền quý. Nhà nước phong kiến thời xưa vốn đã đề cao những người học rộng hiểu nhiều, các vị đỗ đạt khoa bảng. Những người có lắm tiền nhưng không có học thì bị cho là phường trọc phú, không được coi trọng. Chu Văn An, Nguyễn Trãi, hay Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi công danh viên mãn đều đã lui về ở ẩn, chọn lối sống an bần lạc đạo. Có một điều thú vị là xã hội thời đó lại không có ác cảm với cái nghèo, ngược lại, coi nghèo là phẩm chất cần có của một kẻ sĩ. Như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn":
"Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
.....
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"
Rồi Nguyễn Công Trứ trong bài bài phú "Hàn nho phong vị phú", có câu:
"...Đêm năm canh an giấc ngáy khò khò,
đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ..."
Hay như Nguyễn Khuyến trong "Chốn quê":
"Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua"
Trong loạt truyện dân gian về Trạng Quỳnh, ta cũng thi thoảng bắt gặp hình ảnh của một trọc phú, thường đóng vai nhân vật phản diện, bị chê cười vì tuy giàu có nhưng dốt đặc.
Cái truyền thống hiếu học đáng quý ấy vẫn còn tồn tại âm ỉ cho đến tận giai đoạn cuối của thời kỳ Pháp thuộc. Trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao ta vẫn gặp những nhân vật trí thức như "anh giáo" được mọi người tin cậy và tôn trọng.
Một khi xã hội vẫn đề cao tri thức, vẫn giữ gìn được truyền thống hiếu học của dân tộc, thì những giá trị tốt đẹp không thể bị mất đi hoặc thay thế bởi những giá trị rẻ tiền nào khác.
Song cho đến lúc cách mạng vô sản du nhập vào nước ta, người ta đã phá bỏ hết mọi giá trị cũ và thay bằng một tư tưởng mới tưởng như là đỉnh cao văn minh nhân loại. Song hệ tư tưởng đó đã dần bộc lộ những điểm yếu chết người và dần dần sụp đổ trong niềm tin của cả những con người bảo thủ nhất, thì bây giờ tất cả chúng ta như đang bơ vơ trong một thế giới rộng lớn mà không biết đâu là giá trị đích thực. Cộng với sự hội nhập ồ ạt của các nền văn minh, chúng ta như những người chết đuối về tư tưởng mỗi người cố bám lấy một cái cọc gần mình nhất. Nhưng hỡi ôi, những cái cọc ngoại lai, rác rến ấy đâu có một chút gì là hồn dân tộc?
Truyền thống hiếu học đã bị chà đạp, tri thức bị rẻ rúng. Bây giờ người ta tôn vinh những giá trị mới, đó là DANH và LỢI. Một khi người ta coi đồng tiền là cứu cánh, thì người ta có thể bỏ qua những điều tối thiểu nhất về đạo đức. Người ta coi danh vọng là cứu cánh, và thế là người ta dùng mọi cách để trang hoàng cho cái bề ngoài một cách lố lăng nhất để che đậy đi cái rỗng tuếch bên trong, dẫn đến hệ lụy là một xã hội nhố nhăng bát nháo rởm đời như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Muốn biết tương lai đất nước ra sao, gồm những con người thế nào, thực ra, rất đơn giản: Hãy xem giới trẻ hiện nay đang hâm mộ những ai. Họ hâm mộ những ai, đương nhiên họ sẽ muốn trở thành (giống) người đó.
Vậy ai là những người mà giới trẻ hiện nay muốn hướng đến? Giáo sư nào? Tiến sỹ nào? Nhà văn hóa nào? Học giả nào? Không đâu. Đó là doanh nhân Cường Đô la, cầu thủ Phạm Như Thành, ca sỹ Hồ Ngọc Hà, diễn viên Tăng Thanh Hà, Hoa hậu Mai Phương Thúy, người mẫu Trần Bình Minh... Đấy, tương lai nước Việt đại loại gồm những người như vậy.
Tóm lại, theo tôi, với câu hỏi: "Chúng ta vong bản vì đâu?", tôi có câu trả lời rằng: Do sự sụp đổ của truyền thống hiếu học, và sự tôn sùng các giá trị mới là lợi danh thay cho các giá trị cũ là tri thức.
Hy vọng tôi đã phần nào làm rõ thêm vấn đề mà tất cả chúng ta đang cùng nhau đi tìm hướng ra.
Đinh Từ Thức
(Góp ý cùng nhà lý luận Hà Sĩ Phu qua bài Vong bản từ đâu?)
Người đi qua những khẩu hiệu viết trên tường gần Quảng trường Tahrir 13-2, 2011: “Chúng tôi yêu Ai Cập”, “Hãnh diện là người Ai Cập”. Hình của Reuters/Asmaa Waguih |
Ngày 10 tháng 2, trên mạng Bauxite Việt Nam có bài Vong bản từ đâu? (1) Của nhà lý luận Hà Sĩ Phu, “Mạn đàm cùng nhà Sử học Dương Trung Quốc” về “phẩm chất con người Việt Nam”. Theo ông Hà Sĩ Phu, trong thế kỷ vừa qua, phẩm chất con người Việt Nam có khi cao, khi thấp. Ông nói:
Theo tôi, phẩm chất con người Việt Nam đạt đỉnh cao nhất ở nửa sau của thời kỳ Pháp thuộc. Còn đoạn lõm thấp nhất, bị tha hóa tệ hại nhất là ở nửa sau của cuộc “Cách mạng Vô sản”, tức chính là những năm tháng hiện nay.
Phẩm chất con người Việt Nam hiện nay được ông ghi nhận như sau:
Hãy nhìn vào thực tiễn xã hội: Có bao giờ người Việt Nam lại thờ ơ trước nguy cơ vong quốc, nguy cơ bị đồng hóa như bây giờ? Có bao giờ sự thờ ơ trước đau khổ của đồng loại, sự đâm chém, băm chặt nhau dễ dàng như cơm bữa, sự nhố nhăng mất gốc, sự phô bày thú tính, sự vênh vác rởm đời, sự hành hạ người yêu nước một cách ngang nhiên, sự nịnh bợ kẻ nội xâm và ngoại xâm… lại được tôn vinh trước thanh thiên bạch nhật như bây giờ? Có bao giờ sự thành thật lại thua sự giả dối, người lương thiện lại sợ kẻ gian manh, người yêu nước lại bị lép vế, bậc thức giả lại bị cười khinh, công lý lại bị nhạo báng một cách thảm hại như bây giờ?
Từ những ghi nhân trên, ông Hà Sĩ Phu đi tới kết luận là con người Việt Nam hiện bị “mất gốc hoàn toàn” hay “vong bản tuyệt đối”. Và đặt câu hỏi “Vong bản từ đâu?” Trong khi “mạn đàm” về câu trả lời, ông đã dựa vào văn học, sử học, triết học, toàn những thứ trừu tượng khó nắm bắt. Vì thế, tôi không dám phản bác ý kiến của ông Hà, chỉ xin góp với ông vài ý thô thiển để trả lời câu hỏi “Vong bản từ đâu?”
Với nhà báo chúng tôi, thường không quen lý luận cao siêu trừu tượng, mà chỉ tìm giải đáp ngay từ những gì thấy được hàng ngày, nhất là thời sự. Cho nên, trước khi góp ý, xin mời ông đọc mấy đoạn trích dịch sau đây từ bài “Out of Touch, Out of Time” của nhà báo Thomas L. Friedman viết từ Cairo, sau khi nghe ông Mubarak đọc diễn văn chót vào đêm 10 tháng 2, đăng trên The New York Times ngày 11 tháng 2, 2011 (2):
“Lời lẽ của ông Mubarak và Suleiman nói với những người biểu tình đòi dân chủ không thể nào xúc phạm hơn: “Hãy tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ thi hành tiến trình cải tổ từ bây giờ. Mọi người có thể về nhà, trở lại làm việc và chấm dứt để cho mấy đài truyền hình ngoại quốc qua vệ tinh – như Al Jazeera – làm cho bức xúc như thế. Đồng thời, đừng để cho thằng cha Obama chỉ thị cho người Ai Cập tự hào chúng ta phải làm gì”.
“Bài bản này hoàn toàn xa rời thực tế cuộc nổi dậy đòi dân chủ tại Quảng trường Tahrir, đó hoàn toàn là cuộc tự giành quyền sau một thời gian dài bị áp bức, nhân dân không chịu sợ hãi nữa, không để tự do của mình bị tước đoạt nữa, và không chịu để các nhà lãnh đạo của mình làm nhục nữa, như đã nói với họ trong 30 năm rằng họ chưa sẵn sàng cho chế độ dân chủ. Thật vậy, phong trào dân chủ Ai Cập là tất cả những gì Hosni Mubarak nói rằng nó không phải như vậy: cây nhà lá vườn, không mỏi mệt và chính hiệu Ai Cập. Các sử gia tương lai sẽ viết về những thế lực lịch sử lớn lao đã tạo ra giây phút này, nhưng những mẩu chuyện nhỏ gặp được tại Quảng trường Tahrir cho thấy tại sao không thể ngăn chặn được nó.
“Tôi đã dành ra một phần buổi sáng tại quảng trường để quan sát và chụp hình một nhóm sinh viên trẻ Ai Cập đeo găng plastic, nhặt rác bằng cả hai tay và gọn gàng hốt rác bỏ vào những bao plastic màu đen, để giữ cho nơi này được sạch sẽ. Điều này làm tôi xúc động, nhất là bởi vì hơn một lần, tôi đã trích dẫn câu cách ngôn trong mục của tôi, là “trong lịch sử thế giới không một ai mang xe thuê đi rửa bao giờ”. Tôi dùng nó để nói rằng cũng không bao giờ có ai rửa một đất nước đi thuê – và trong thế kỷ qua người Ả Rập đã phải thuê đất nước họ từ vua chúa, độc tài và các thế lực thực dân. Vì vậy, họ đã không thèm rửa chúng.
“Người Ai Cập đã ngừng đi thuê, ít nhất tại Quảng trường Tahrir, nơi có treo một biểu ngữ hôm Thứ Năm, viết: “Tahrir – nơi tự do duy nhất tại Ai Cập”. Tôi tiến tới một trong những cậu có nhiệm vụ hốt rác – Karim Turki, 23 tuổi, từng làm việc tại một tiệm săn sóc da – và hỏi: “Tại sao anh đã tình nguyện làm việc này?” Anh vội vã trả lời bằng thứ tiếng Anh đứt đoạn: “Đây là đất tôi. Đây là nước tôi. Đây là nhà tôi. Tôi sẽ làm sạch cả Ai Cập khi Mubarak ra đi”. Quyền sở hữu là thứ thật đẹp.
“Khi rời đống rác, tôi gặp ba người đàn ông có vẻ giàu có và họ muốn nói. Một trong số là Ahmed Awn, 31 tuồi, giải thích rằng anh khá dễ chịu về tài chánh, và ngay cả chịu thiệt hại nếu vụ xáo trộn ở đây tiếp tục, nhưng anh muốn tham dự vì những lý do quan trọng hơn tiền bạc nhiều. Anh nói, trước vụ nổi dậy này, “Tôi đã không hãnh diện nói với người khác tôi là người Ai Cập. Hôm nay, với những gì xảy ra tại đây” tại Quảng trường Tahrir, “Tôi có thể hãnh diện lại nói tôi là một người Ai Cập”.
“Sự nhục nhã là tình cảm mạnh nhất của loài người, và vượt qua nó là tình cảm mạnh thứ nhì của loài người. Đó là một phần lớn của những gì đang diễn ra ở đây.
“Sau cùng, trong khi qua cầu sông Nile rời khỏi quảng trường, một người Ai Cập ăn mặc sang trọng chặn tôi lại – một độc giả của Times – đang làm việc tại Saudi Arabia. Ông ta cùng đi với vợ và hai con trai. Ông kể là ông tới Cairo hôm Thứ Năm để đưa hai con tới nhìn, nghe, cảm và sờ Quảng trường Tahrir. Ông nói: “Tôi muốn nó là dấu ấn trong tâm khảm chúng”. Có vẻ đây là cách của ông ta để bảo đảm rằng chế độ chuyên chế này không bao giờ trở lại. Đây là những người mà ông Mubarak lên án rằng họ đã hoàn toàn bị khuấy động bởi người nước ngoài. Sự thật, phong trào Tahrir là một trong những điều xác thực nhất, nhân bản nhất để đòi nhân phẩm và tự do mà tôi từng chứng kiến”.
Đó là những ghi nhận của Friedman đêm trước khi Mubarak chịu từ chức. Sau đây là ghi nhận của nhà báo Roger Cohen hôm sau ngày Mubarak ra đi, cũng liên hệ tới chuyện hốt rác tại Quảng trường Tahrir (3):
“Kamal, 26 tuồi, có vẻ hãnh diện trong bộ hijab (khăn che kín đầu tóc và chung quanh cổ nhưng hở mặt) mầu hồng. Cô đứng cạnh một biểu hiệu viết: “Xin lỗi làm phiền, chúng tôi đang xây dựng Ai Cập”. Được hỏi tại sao quét đường, cô nói: “Tất cả bụi bặm là quá khứ. Chúng tôi muốn thanh toán cái cũ và bắt đầu làm sạch”.
Ông Mahmoud Abdullah, một nhà hóa học đã về hưu chen vào, chỉ cô và nói với tôi: “Đây là một thế hệ rất quý. Họ đã làm điều chúng tôi không làm được”.
Sau đây là ghi nhận của nhà báo Kathy Lally của Washington Post, về một anh tên là Elennen, sau ngày Mubarak từ chức (4):
“Mọi Thứ Sáu trong cuộc phản đối tại Cairo, Elennen đều cùng với gia đình tới đứng tại Quảng trường Tahrir. Một anh em đồng hao về từ Saudi Arabia để có mặt tại đó; những người họ hàng khác về từ Morocco.
Anh nói: “Nếu tôi không tới, tôi cảm thấy tôi không xứng đáng là người Ai Cập”.
Anh tới đó, cùng với và vì mấy đứa con gái của anh. Vợ Elennen là người Algeria, và các con của họ thường nhận mình là người Algeria, xấu hổ vì Ai Cập và sự nghèo khổ cùng hèn mọn của nó. Bây giờ họ cảm thấy như là những công dân của một nước can đảm và hùng mạnh, và tự mình tuyên bố hoàn toàn là người Ai Cập, khiến Elennen gần khóc một lần nữa”.
*
Đến đây, dù chưa góp ý, chắc ông Hà cũng đã biết ý của tôi. Từ hơn thế kỷ qua, cũng như người dân Ai Cập, người dân Việt Nam đâu có làm chủ đất nước mình, họ là người thuê nước từ vua chúa, thực dân, và độc tài. Khi đất nước chỉ như cái xe thuê, họ đâu cần săn sóc, và thật ra, cũng không có quyền săn sóc, vì đó là quyền của chủ, không phải của người thuê.
Tại sao phẩm chất con người Việt Nam đạt điểm cao nhất ở nửa sau thời kỳ Pháp thuộc, và hiện đang ở giai đoạn thấp nhất?
Tình hình thế giới từ sau Đệ nhất đến sau Đệ nhị Thế chiến tạo cho người dân Việt Nam một hy vọng. Đó là sự kiện ông thực dân chủ xe bị đột quỵ, có thể sắp quy tiên, người thuê xe có thể trở thành chủ nhân cái xe mình đang dùng; trước sau gì cũng là của mình, nên bắt đầu săn sóc nó, tận tụy với nó. Đây là giai đoạn phẩm chất con người Việt Nam đạt cao điểm. Sang trọng có thể gọi là “Thế hệ vàng”. Dân dã hơn, có thể có những cách gọi bỗ bã khác.
Những tại sao lại là “vàng”?” Vì khi ông chủ thực dân quy tiên, trong một thời gian, quả thật người dân Việt Nam cảm thấy quyền sở hữu chiếc xe về tay mình. Cả một thế hệ đã sẵn sàng hy sinh, săn sóc, bảo vệ nó. Đó là thứ tình cảm giống như người dân Ai Cập cảm nhận khi vào năm 1952, ông Nasser không chịu thuê nước Ai Cập từ Vua Farouk nữa. Nhưng hai năm sau, khi ông Nasser ban hành Hiến pháp, quy định Ai Cập là nước xã hội độc đảng, người dân Ai Cập trở lại là người thuê nước từ đảng cầm quyền, cho đến ông chủ cuối cùng là Mubarak. Người dân Việt Nam cũng vậy, sau thời gian tưởng mình là chủ nhân, cái xe nước đã chính thức (Hiến pháp quy định hẳn hoi) là vật sở hữu của ai khác. Người dân vẫn là người đi thuê. Trước kia thuê của thực dân, vì nó mạnh, đành chịu. Bây giờ phải thuê từ “người nhà”, tức ứ hơi. Muốn sống chỉ còn cách biết sợ và chịu nhục. “Tôi biết sợ nên tôi tồn tại”. Trong lịch sử nhân loại, có thế hệ nhục nhã nào được mệnh danh là “Thế hệ vàng”? Có cuộc sống nhục nào đạt phẩm chất cao? Đó là lý do phẩm chất con người Việt Nam đi từ chỗ cao nhất xuống chỗ thấp nhất.
Không phải chỉ thuê nước. Mỗi người dân còn là người thuê chính bản thân mình. Ông Hà Sĩ Phu đã có lần công khai phàn nàn không hiểu sao bản thân mình cứ bị nhà cầm quyền phiền hà, quấy nhiễu. Làm như vậy vì lầm tưởng ông là chủ bản thân mình. Đầu óc để nghĩ, miệng để phát biểu, tay để viết, chân đi lại, tất cả những thứ ấy đều là bộ phận của cơ thể, nhưng không phải ông, mà người ta có quyền định đoạt về cơ thể ông, như theo dõi, đụng xe, bắt giữ, buộc tội, bỏ tù, “đột quỵ”, hay “tự sát”. Ông không được quyền định đoạt cơ thể ông, vậy nó không thuộc về ông. Ông chỉ là người thuê. Thuê xe màu đỏ mà tự ý sơn xanh, ráp thêm loa, gắn thêm còi, bị chủ xe bắt “làm việc” là đúng. Không muốn “làm việc” thì cứ buông thả, sống như những gì ông đã ghi nhận trong điểm lõm hiện nay.
Mấy nhà báo Mỹ có mặt tại Quảng trường Tahrir tối 10 và 11 tháng 2 đã ghi được tâm trạng của mấy người Ai Cập từng cảm thấy nhục nhã là người Ai Cập. Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng đã có lần phát biểu tương tự: Khi ra nước ngoài, ông cảm thấy nhục nhã là người Việt Nam. Điều gì đã khiến những người Ai Cập đang từ nhục nhã đổi sang hãnh diện, vui mừng tới phát khóc được làm người Ai Cập? Đó là sự ra đi của ông Mubarak, và đảng của ông hết cầm quyền.
Điều gì sẽ khiến những người như ông Ngô Quang Kiệt lại cảm thấy hãnh diện là người Việt Nam?
Hy vọng đã góp được vài ý mọn cho câu hỏi “Vong bản tại đâu?”
——————
ĐTT
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Số Xuân Tân Mão 2011
Trong một lần gặp gỡ một nhóm sinh viên trẻ ở Hà Nội vài năm trước, tôi hỏi các em: Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong lãnh vực văn hoá, các em ngưỡng mộ ai nhất? Và tôi ngạc nhiên khi chẳng em nào trả lời tôi được! Nhớ lại hồi còn trẻ, tôi có thể kể năm bảy người mà tôi ngưỡng mộ, những Đào Duy Anh, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo, những Hoàng Xuân Hãn, những Nguyễn Hiến Lê... Còn ngày nay? Có thể chăng chúng ta đang sống trong thời vắng những nhà văn hoá lớn?
1
Thế nào là một nhà văn hoá lớn? Tất nhiên, xã hội nào cũng có những trí thức, những người tham gia (có thể rất tích cực) vào hoạt động văn hoá trong lãnh vực này hoặc lãnh vực nọ... Song, những nhà văn hoá lớn có một vai trò vượt trội những trí thức khác, và không phải bất cứ xã hội nào, lúc nào cũng có những nhà văn hoá như thế. Đó là những người mà sự uyên thâm và nhất là tính kiên trì nghiên cứu (nhiều khi lặng lẽ), năng suất làm việc phi thường (hàng mấy chục quyển sách, hàng trăm bài báo, chằng hạn) hầu như là huyền thoại trong dân gian. Chính tư tưởng của họ “định nghĩa” tính thời đại của một nền văn hoá. Nhà “văn hoá lớn”, nói cách khác, là người có những suy nghĩ vừa sâu vừa rộng, đưa ra những khám phá, lập luận, có tính tổng hợp, liên ngành (ví dụ như lịch sử và văn học, triết học và nhân chủng học), không bị giới hạn trong một ngành chuyên môn nào. Nhà văn hoá lớn là người có những ý tưởng độc đáo, hoặc có biệt tài tổng kết nhiều luồng tư tưởng khác nhau, từ nhiều lãnh vực khác nhau. Người ấy luôn luôn bám chặt vào những tiêu chuẩn học thuật cao nhất. Qua công việc nghiên cứu của họ, họ khơi dậy sự quan tâm, nâng cao trình độ thảo luận về những vấn đề lịch sử, xã hội, văn minh... nói chung là văn hoá.
Một nhà văn hoá lớn còn phải là một nhà văn hoá dấn thân, nghĩa là, dù tư tưởng của họ có trừu tượng đến mấy, sự chọn lựa chủ đề của họ, hoặc cách tiếp cận chủ đề ấy, luôn luôn có một khiá cạnh nhân bản, hoặc là xuất phát từ những sự trăn trở đối với những vấn đề căn bản của xã hội, của con người (đặc biệt là, nếu hoàn cảnh bắt buộc, những vấn đề liên hệ đến tự do và nô lệ, đến chiến tranh và hoà bình). Nếu đã được đào luyện như là nhà khoa học, một nhà văn hoá lớn có trách nhiệm suy nghĩ về tính nhân văn, tính xã hội của ngành khoa học ấy. Văn hoá, tự thân, là một hiện tượng công cộng. Nhà văn hoá lớn có khả năng khuếch trương tính công cộng của khoa học mà không hi sinh chuẩn mực học thuật. Một nhà văn hoá lớn cống hiến cho xã hội một hệ tư tưởng, nhất là trong lãnh vực xã hội và nhân văn, có khả năng khuấy động những trao đổi, đóng góp của những người khác trong lãnh vực ấy, và qua đó, làm giàu cho sinh hoạt tư tưởng của xã hội.
Nhà văn hoá lớn ngày nay cần phải theo dõi khít khao các luồng tư tưởng về văn hoá, chính trị, kinh tế... thế giới, bởi thế khả năng ngoại ngữ là cần thiết. Tuy nhiên, một nhà văn hoá lớn Việt Nam phải là người nhìn những luồng tư tưởng ấy qua lăng kính dân tộc và văn minh của người Việt Nam. Nói khác đi, một nhà văn hoá lớn phải đặt vấn đề văn minh của dân tộc (dù chỉ để phủ nhận nó, nếu muốn!) làm một trọng điểm của ý thức. Kiến thức là thiết yếu, nhưng một nhà văn hoá lớn phải đem kiến thức ấy phục vụ mục đích nhân văn. Nhà văn hoá lớn ngày nay phải thấm nhiễm tư duy “toàn cầu hoá” nhưng cũng phải có một thái độ rạch ròi về hậu quả của hiện tượng này đến những vấn đề quốc gia và dân tộc.
Những nhà văn hoá lớn là những ngôi sao đặc biệt sáng ngời trong bầu trời có thể đã rất nhiều sao. Những nhà văn hoá lớn không nhất thiết là những thiên tài bẩm sinh (thậm chí, họ càng đáng nễ phục, càng nhiều ảnh hưởng, nếu công trình văn hoá của họ là do sự kiên trì nghiên cứu, tự học...). Một nhà khoa học xuất chúng có thể đáng ngưỡng mộ nhưng chưa chắc đã là một nhà văn hoá lớn theo nghĩa ở đây.
2
Nếu định nghĩa những nhà văn hoá lớn theo cách đó thì rõ ràng là chúng ta, hiện nay, rất thiếu những nhà văn hoá lớn. Tại sao như thế?
Nhiều người sẽ đổ lỗi cho xã hội. Xã hội không bồi dưỡng những nhà văn hoá nói chung thì làm sao có những nhà văn hoá lớn? Sự thiếu tôn vinh này quả là đáng tiếc nhưng chưa đủ để giải thích sự thưa vắng những nhà văn hoá lớn, vì sự thực là, như lịch sử cho thấy, đại đa số những ngưòi này không làm việc vì tiền, hay để được xã hội tôn vinh, khen ngợi. Họ cật lực suy nghĩ, viết lách, giảng dạy... vì một sự thôi thúc nội tâm, không phải vì những phần thưởng từ bên ngoài. Thậm chí, nhiều người hãnh diện vì đời sống “khổ hạnh” của mình.
Giả thuyết thứ hai, liên hệ đến giả thuyết thứ nhất, nhưng có vẻ thuyết phục hơn. Dường như ngày càng nhiều phát giác những vụ đạo văn, những vụ lừa bịp, nói chung là những hành động thiếu đạo đức của một số người đã có thời được xem là những “đại thụ văn hoá”. Có thể giải thích rằng những hành động thiếu đạo đức ấy là sự sa ngã do cám dỗ của một xã hội quá trọng vật chất. Những người đáng lẽ là “anh hùng” té ra lại có những cặp chân bằng đất sét.
Bởi vậy, sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn, tôi nghĩ, chỉ phần ít là lỗi của xã hội, mà phần lớn là nhược điểm của chính cộng đồng trí thức (là vườn ươm những nhà văn hoá lớn). Oái oăm là, như vẫn thường nói, “thời thế tạo anh hùng”, thì “thời thế” ngày nay không đến nỗi quá bức xúc để anh hùng “đứng lên”. Cái “lỗi” của xã hội hiện tại không phải vì nó tích cực trù dập những hạt giống văn hoá lớn, nhưng ở sự làng nhàng, sự tầm thường tẻ nhạt cuả nó. Các vấn đề căn bản của xã hội, của con người, đòi hỏi những công trình văn hoá dài hạn, song những “khích lệ” cho các công trình văn hoá trong xã hội ngày nay, nếu có, lại có tính ngắn hạn. Có một sự so le giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng văn hoá.
Nhiều người sẽ cho rằng sự thiếu vắng những trí thức lớn còn có một nguyên do khác, rằng một người trí thức “công cộng” phải được phép tự do phát biểu. Một việc còn rất hạn chế trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng theo tôi, yếu tố thật cần là những cuộc tranh luận, nghĩa là cần những nhà văn hóa lớn khác, và những cuộc tranh luận đó phải bình đẳng, tôn trọng những tiêu chuẩn học thuật phổ quát. Trong tranh luận văn hoá, không ai được quyền dựa vào một thế lực nào ngoài văn hoá.
Có thể rằng, là một nhà văn hoá lớn ngày nay cần có những kiến thức, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và kiến thức về sinh hoạt văn hoá toàn cầu, hơn bao giờ hết. Nhưng không hẳn là như vậy: có cả vạn người, hàng ngày luớt web khắp thế giới, nhưng chưa bao giờ thực sự là nhà văn hoá. Những thông tin họ biết là hời hợt, nông cạn. Bởi vậy, cái nghịch lý của nhà văn hoá lớn ngày nay là phải vừa biết nhiều, nhưng không cần biết hết, mà phải biết sâu. Phải biết tổng hợp những điều mình nghe thấy với những suy nghĩ của riêng mình. Đây cũng có thể là một lý do của sự thưa vắng những nhà văn hoá lớn, tuy số “trí thức khoa bảng” thì ngày càng nhiều: Với sự chuyên biệt hóa ngành học, ngày càng hiếm đi những người thông thạo nhiều ngành khác nhau, có đủ sức tổng hợp thành một hệ thống tư tưởng độc sáng.
3
Xác nhận sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn là một việc, kết luận rằng đó là một sự kiện đáng quan ngại lại là một việc khác! Bởi, có người sẽ hỏi: tại sao chúng ta cần những nhà văn hoá lớn? Chúng ta có rất nhiều nhà khoa học, giáo sư, kỹ sư mọi ngành cần thiết cho sự phát triển của đất nước (và chúng ta không bao giờ thiếu những nhà thơ, nhà văn!). Như vậy không đủ sao? Tôi nghĩ là không đủ. Đúng là chúng ta cần phát triển kinh tế, cần cơm ăn áo mặc, cần một đời sống văn hoá không đến nỗi nghèo nàn... Nhưng chúng ta cũng cần những tinh hoa vượt trội. Dù bầu trời đã lấp lánh muôn sao, chúng ta vẫn cần những ngôi sao thật sáng. Đó là những ngôi sao chỉ đường, bởi lẽ một xã hội phải biết hướng tiến cho văn hoá của xã hội ấy.
Nhưng tầm vóc của một nhà văn hoá không phải ngày một ngày hai mà có đuợc. Hãy hi vọng rằng ngay giờ phút này đây đang có những nhà văn hoá trẻ miệt mài xây dựng sự nghiệp văn hoá của mình. Cho những ngưòi trẻ này, vào những ngày xuân hôm nay, chúng ta nâng ly chúc mừng và chúc các bạn kiên trì, may mắn, cho bạn, mà cũng cho chúng ta.
Trần Hữu Dũng
Tháng 12, 2010
Tháng 12, 2010
------------
(Mạn đàm cùng nhà Sử học Dương Trung Quốc)
Hà Sĩ Phu
Đọc được bài Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn của ông Dương Trung Quốc tôi biết ý kiến của mình lâu nay (về chủ đề này) đã không còn lẻ loi. Vâng, mất gốc hoàn toàn cũng nghĩa là vong bản tuyệt đối. Đúng vậy, nhưng xin đừng quá buồn.
Lâu nay, trò chuyện với bạn bè ở Đà Lạt tôi thường đề cập đến sự thăng trầm của “Phẩm chất con người Việt Nam”, vì không hiểu điều này sẽ không cắt nghĩa nổi những dao động lịch sử, lúc như sóng cồn, lúc trơ lỳ, của xã hội Việt Nam hơn một thế kỷ nay.
Theo tôi, phẩm chất con người Việt Nam đạt đỉnh cao nhất ở nửa sau của thời kỳ Pháp thuộc. Còn đoạn lõm thấp nhất, bị tha hoá tệ hại nhất là ở nửa sau của cuộc “Cách mạng Vô sản”, tức chính là những năm tháng hiện nay. Nói khác đi, những thế hệ sống trọn thế kỷ 20, vắt sang đầu thế kỷ 21 đã có may mắn được chứng kiến cả điểm cực đại và cực tiểu của sự dao động suốt 4000 năm lịch sử, một giai đoạn độc đáo khó có lần lặp lại.
Điểm cực đại mà ông Dương Trung Quốc đặt tên là “thế hệ vàng”, là thế hệ cùng sinh trưởng với những nhân vật mà ông nêu danh trong bài như Vũ Đình Hoè, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Phan Anh… (tất nhiên không thể thiếu những Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Độ, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân,Văn Cao, Hoàng Cầm, Hữu Loan… vân vân và vân vân…, và cả một lớp người trẻ hơn chút ít, nghĩa là hàng trăm danh nhân mà không thể kể ra đây một cách vội vàng sơ lược). Có thời kỳ nào mà tên tuổi danh nhân đáng ngưỡng mộ lại tập trung với mật độ như thế?
Vì sao có “thế hệ vàng” ấy? Ông Dương Trung Quốc đã giải thích bằng cả đoạn như sau:
“Thế hệ vàng được hưởng một nền Quốc học rất căn bản, cho dù đến đầu thế kỷ thứ 20, nền Quốc học bắt đầu đứng trước nhiều thử thách và bị khủng hoảng do chế độ thuộc địa, nhưng về căn bản nó vẫn được duy trì cả trên lĩnh vực kiến thức và đạo lý. Quan niệm về dạy học là dạy làm người. Nền Quốc học lại được trải qua một thời kỳ của phong trào Duy Tân, là những trí thức yêu nước muốn hướng tới học hỏi cái mới.
Trong bối cảnh ấy, thế hệ này lại được tiếp nhận nền văn minh phương Tây một cách khá căn bản, tinh thần là khoa học và dân chủ. Họ đã học được và vượt lên trên cái ràng buộc và hạn chế của nền giáo dục thuộc địa.
Nền giáo dục và văn hóa Pháp, bên cạnh mục tiêu thực dân, là cả một nền văn minh. Chính nền văn minh ấy kích thích tinh thần dân tộc của họ vì họ nhận ra chân giá trị của nền văn hóa Pháp lại phục vụ cho chính sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái rất thu hút. Chính thực dân Pháp cũng nói: con đường đi sang nước Pháp là con đường chống lại nước Pháp. Vì thế, bản chất nền văn minh lại trái ngược với mục tiêu thực dân”.
Nói cách vắn tắt thì giai đoạn lịch sử ấy là điểm giao thoa, là sự cộng hưởng của những giá trị Việt Nam cổ truyền kết tinh từ phương Đông và sự du nhập quý như vàng của yếu tố mới là văn minh Tây phương.
Sau đỉnh cực đại đó là một đoạn chuyển mà ông Dương Trung Quốc diễn tả: “Hai tố chất ấy lại được tồn tại trong một môi trường thúc giục của tinh thần yêu nước, tinh thần giải phóng dân tộc. Nó rơi vào thời điểm lịch sử là cuộc vận động giải phóng dân tộc VN, và đương nhiên ta phải nói tới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nói khác đi, sau điểm cực đại của “thế hệ vàng” là điểm bắt đầu của một thời kỳ mới, là “kỷ nguyên” của Cách mạng Vô sản, của chủ nghĩa Cộng sản mà khởi đầu chỉ bằng phong trào giành Độc lập dân tộc (điều oái oăm chính là ở sự biến thái, lồng ghép, đánh tráo lịch sử này).
Chính phẩm chất đỉnh cao mà Dương Trung Quốc gọi là “thế hệ vàng” ấy đã cung cấp sức mạnh, đã giải thích vì sao Đảng Cộng sản từ tay trắng mà giành được thắng lợi trước những đối thủ mạnh hơn mình nhiều lần. Về nguyên nhân của những thắng lợi ấy, tất nhiên còn phải kể đến trào lưu Cộng sản quốc tế và mục tiêu ban đầu là chỉ Độc lập dân tộc (còn cái đuôi xã hội chủ nghĩa mãi sau này mới hiện ra), nhưng yếu tố quyết định thắng lợi chủ yếu là do Đảng Cộng sản đã sử dụng được sức mạnh vô địch của “thế hệ vàng” của phẩm chất con người Việt Nam.
Đến đây, một câu hỏi mới được đặt ra. Theo luận điểm chính thống thì đỉnh cao phẩm chất Việt Nam ấy được (bị) đồng hoá vào một hệ văn hoá, một hệ văn minh mới lạ là “Văn hoá Vô sản” (rồi kết tinh thành “Văn hoá Đảng”) được mô tả là tiên tiến, là tiên phong, là đưa những “con người mới xã hội chủ nghĩa” đến một thiên đường hạnh phúc, nên làm cho phẩm chất Việt Nam truyền thống kia được vun xới, được chắp cánh, được nhân lên nhiều lần, hơn hẳn tổ tiên. Nếu luận điểm này đúng thì “thế hệ vàng” mà ông Dương Trung Quốc nói kia không thể là đỉnh, là vàng gì hết vì sau đó nó còn tiếp tục cao hơn và quý giá hơn vàng nhiều lần kia mà? Đáng lẽ như vậy thì hiện nay đang là đỉnh mới đúng! Thế nhưng đùng một cái, hôm nay người ta buộc phải công nhận điều ngược lại: thế hệ chúng ta (bây giờ) đã mất gốc, mà mất hoàn toàn! Vậy cái gốc “vàng “ khi xưa đã được vun xới hay đã bị “đào tận gốc”?
Thực tế “mất gốc” như ông Dương Trung Quốc công nhận (và chắc đa số trí thức tán thành) khiến cho toàn bộ luận điểm Mác-xít nói trên hoàn toàn bị phá sản! Nói cách khác, nền Văn hoá Vô sản mà chủ nghĩa Mác đem lại không hề cộng hưởng và nâng cấp cho Văn hoá dân tộc Việt như được tuyên truyền và ngộ nhận, mà trái lại nó làm triệt tiêu những tinh túy của phẩm chất Việt Nam.
Hãy nhìn vào thực tiễn xã hội: Có bao giờ người Việt Nam lại thờ ơ trước nguy cơ vong quốc, nguy cơ bị đồng hoá như bây giờ? Có bao giờ sự thờ ơ trước đau khổ của đồng loại, sự đâm chém, băm chặt nhau dễ dàng như cơm bữa, sự nhố nhăng mất gốc, sự phô bày thú tính, sự vênh vác rởm đời, sự hành hạ người yêu nước một cách ngang nhiên, sự nịnh bợ kẻ nội xâm và ngoại xâm… lại được tôn vinh trước thanh thiên bạch nhật như bây giờ? Có bao giờ sự thành thật lại thua sự giả dối, người lương thiện lại sợ kẻ gian manh, người yêu nước lại bị lép vế, bậc thức giả lại bị cười khinh, công lý lại bị nhạo báng một cách thảm hại như bây giờ? Tất cả được bọc trong một bong bóng xà phòng khổng lồ ảo thuật, trông thấy hết nhưng để mà cười thôi!
Ông Dương Trung Quốc nói “mất gốc hoàn toàn” tức là vong bản tuyệt đối! “Bản” ở đây là Dân bản, Quốc bản và Nhân bản. Mất hết những gốc ấy chẳng những không còn là người Việt mà cũng chẳng xứng làm người nói chung. Chỉ còn một thứ “bản” ngự trị là “tư bản” hoang dại, mà ông tổ Mác-xít đã đem nó chôn đi nhưng nó không chết, trái lại nó hiện về với một thân hình tật nguyền, nó quay lại báo oán, trả thù cái hệ thống đã vác cuốc xẻng đem chôn nó.
Như vậy ta hiểu vì sao một cái gốc quý như vàng thế lại để bị “mất gốc hoàn toàn”. Cũng ý này, nhưng nhà sử học Dương Trung Quốc diễn tả kín đáo hơn: “Chúng ta đang khủng hoảng vì tiếp nhận quá nhiều giá trị ảo” (vâng, tiếp nhận một chủ nghĩa ảo tưởng thì toàn là giá trị ảo chứ gì nữa).
Những ai càng tin vào “những giá trị ảo” thì khi vỡ mộng chính họ chứ không ai khác lại “thực dụng quá” (vẫn chữ của ông Dương Trung Quốc)! Từ chủ nghĩa ảo tưởng chạy sang chủ nghĩa thực dụng là điều dễ hiểu, cũng như một nền “Đức trị” mà bị phá sản thì sẽ vô “đạo đức” hơn ai hết. Đọc bài của ông Dương Trung Quốc, nếu hỏi ai là những người có “tư tưởng ấu trĩ, nhận thức thì hạn hẹp, lại bị chi phối bởi lợi ích” mà cứ làm “lãnh đạo” thì câu trả lời đã rõ như ban ngày.
Dân tộc Việt Nam đã có một cái gốc quý như vàng, nhưng nay “mất gốc hoàn toàn” chính bởi sự ngộ nhận, coi cái gốc quý giá đó là di tích của thực dân phong kiến, bèn vừa muốn sử dụng sức mạnh quý giá có thật của nó để khởi nghiệp cho mình, lại vừa muốn diệt nó đi để nhập một cái gốc khác vào, đến khi biết cái gốc “ảo” này chỉ ăn hết chất màu của đất lại sinh ra toàn quả đắng, thì cái gốc cũ đã trốc hết rễ rồi, khó mà tái sinh.
Thử hỏi chủ nghĩa nào đã chủ trương “đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những giá trị truyền thống”, chủ nghĩa nào đã hăm hở “đào mồ chôn”, chủ nghĩa nào đã gây cho Tố Hữu cảm hứng “thuở Anh chưa ra đời, trái đất còn nức nở, nhân loại chưa thành người”? Kẻ dám phủ nhận cả Nhân loại trước khi mình ra đời ắt là kẻ mất gốc tuyệt đối, ắt không thể thành người, tự nhiên thành quỷ, muốn hồi sinh kiếp người thật không đơn giản.
Về lối ra, ông Dương Trung Quốc nói “Tôi không tán thành phải quay về cái cũ…”. Đúng như vậy, dù có quý cái “thế hệ vàng” trước đây đến đâu cũng chẳng có cách nào phi thực tế để kéo lịch sử giật lui. Trong lý luận tôi thường nói phải “đằng sau quay” là nói về nhận thức, phải truy nguyên về cái gốc xuất phát của sai lầm, ở chỗ rẽ đã qua, để thiết kế lại từ chỗ sai lầm ấy, trong hoàn cảnh mới hôm nay. Chúng ta biết trọng và tiếc cái vốn quý mà ta đã tự đánh mất là để có bài học khôn ngoan cho hôm nay, chứ nhất định chúng ta không biến mình thành những anh chàng bó tay hoài cổ, nhấm nháp quá khứ.
Nhân loại chắc chắn trường tồn nên NHÂN BẢN không thể bị chôn vùi, DÂN BẢN -VIỆT BẢN là bất khả diệt nên còn một tế bào Việt cũng sẽ hồi sinh. Từ lời cảnh báo “mất gốc hoàn toàn” vô cùng bổ ích mà ta đã dũng cảm nói ra hôm nay nhất định sẽ đánh thức những tế bào đang bị ức chế, vùi sâu. Xin đừng tránh né. Sự dũng cảm là liều thuốc hồi sinh bắt buộc, để nước non này lại nẩy sinh muôn ngàn những chồi xanh lá biếc, sau một quãng dài ngủ đông.
H. S. P.
10-2-2011
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
------------
Mừng năm mới, xin nói chuyện cũ... ngàn năm
Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Long RFA ngày 20091021
Cách đây một năm, khi khủng hoảnh tài chính bùng nổ tại Hoa Kỳ và lan khắp nơi khiến kinh tế toàn cầu suy trầm nặng thì nhiều người nói đến khủng hoảng của kinh tế trị trường hay tư bản chủ nghĩa. Một năm sau, các khối kinh tế lớn trên thế giới đều đụng đáy và đang hồi phục với mức độ nhanh chậm khác nhau, nhưng dường như không còn ai nói đến khủng hoảng của kinh tế thị trường nữa.
Khi tổng kết lại kinh nghiệm của cơn chấn động vừa qua, người ta có thể chú ý tới một khía cạnh mơ hồ mà cá biệt của các nền kinh tế, là yếu tố văn hoá. Diễn đàn Kinh tế sẽ làm một tổng kết sơ khởi về yếu tố văn hoá ấy trong tiến trình phát triển của các nước.
Cuộc trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á Châu Tự Do về đề tài này sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.
Văn hoá ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh tế?
Việt Long: Thưa ông, sau một năm hốt hoảng và suy trầm kinh tế, thế giới đang bước qua giai đoạn hồi phục với tốc độ khác biệt của từng quốc gia. Một câu hỏi có vẻ mơ hồ là yếu tố chung khả dĩ giải thích khả năng ứng phó và phục hồi đó có thể là nét văn hóa của từng nhóm quốc gia không? Nhìn sâu xa hơn, ông thấy là yếu tố văn hoá ảnh hưởng thế nào đến tiến trình phát triển trong trường kỳ và đến khả năng đối phó với các biến động nhất thời của kinh tế?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng câu hỏi này không mơ hồ mà lại rất cần thiết để ta thấy ra nhiều ngộ nhận quá phổ biến về tương quan giữa văn hoá và phát triển, lồng trong đó là khả năng ứng phó với các biến động kinh tế.
Ta có thể hiểu văn hoá theo lối đơn giản nhất "là những tập quán bất thành văn - cụ thể là không viết thành luật lệ - mà một cộng đồng nào đó cùng chia sẻ, cùng tôn trọng vì các lý do lịch sử hay tôn giáo tích lũy từ nhiều thế hệ".
- Muốn tìm hiểu vấn đề, trước hết, tôi xin đề nghị là ta có thể hiểu văn hoá theo lối đơn giản nhất "là những tập quán bất thành văn - cụ thể là không viết thành luật lệ - mà một cộng đồng nào đó cùng chia sẻ, cùng tôn trọng vì các lý do lịch sử hay tôn giáo tích lũy từ nhiều thế hệ". Chúng ta chọn một định nghĩa đơn giản như vậy để biết là cùng nói về chuyện gì.
- Thứ hai, từ khi loài người chọn hình thái kinh tế thị trường, là lấy quy luật cung cầu làm yếu tố chính trong các quyết định kinh tế - một hình thái thật ra mới chỉ xuất hiện và phổ biến từ vài thế kỷ thôi - thì người ta nghiệm thấy một hiện tượng là sinh hoạt kinh tế có bị chi phối bởi những chu kỳ thăng giáng, lên xuống. Ta không đi sâu vào việc giải thích các chu kỳ ấy mà chỉ tìm hiểu xem yếu tố văn hoá mình vừa nói ở trên ảnh hưởng thế nào đến cách đối phó với chu kỳ ấy về mặt kinh tế. Nói cho nôm na thì mỗi nền văn hoá có thể chỉ ra một cách xử trí với nghịch cảnh và xuyên qua đó, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển trong trường kỳ. Như vậy có được không?
Việt Long: Chúng tôi hiểu rằng ta sẽ đề cập đến nhiều phạm trù khá trừu tượng thuộc về lý luận nên ông muốn minh định nền tảng vấn đề một cách đơn giản và dễ tiếp nhận. Nếu đồng ý ở các định nghĩa đó, mình có thể nào tìm ra giải đáp về tương quan giữa văn hoá và phát triển không? Cụ thể thì tập quán văn hóa của một dân tộc có là yếu tố thuận lợi hoặc tiêu cực cho phát triển kinh tế?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Câu hỏi ấy rất xác đáng và có khi sẽ giải tỏa được nhiều ngộ nhận lưu cữu từ cả trăm năm nay.
- Khởi đầu của ngộ nhận là lý luận của nhà xã hội học nổi tiếng của Đức là Max Weber. Ông là một nhà tư tưởng lớn và từ đầu thế kỷ 20 đã giải thích chủ nghĩa tư bản từ đạo tắc - là quy tắc đạo đức - của đạo Tin Lành, với hàm ý là tinh thần khổ hạnh cần kiệm của người theo đạo Tin Lành đã giúp cho việc tích lũy tư bản đề đầu tư. Do lý luận có ý giải thích sự phát triền của chủ nghĩa tư bản từ một tập quán văn hoá, người ta tin là một nền văn hoá này có lợi thế cao hơn một nền văn hoá khác chẳng hạn.
Max Weber là nhà tư tưởng lớn, từ đầu thế kỷ 20 đã giải thích chủ nghĩa tư bản từ đạo tắc - là quy tắc đạo đức - của đạo Tin Lành, với hàm ý là tinh thần khổ hạnh cần kiệm của người theo đạo Tin Lành đã giúp cho việc tích lũy tư bản đề đầu tư. Do lý luận có ý giải thích sự phát triền của chủ nghĩa tư bản từ một tập quán văn hoá.
- Sở dĩ người ta tin như vậy vì đối chiếu trong hệ thống Tây phương hai nếp văn hóa xuất phát từ tôn giáo là Công Giáo và Tin Lành thì các nước phát triển sớm đều theo đạo Tin Lành của hệ phái Calvin. Nhưng đây là một ngộ nhận vì sau đó xứ nào của Âu Châu hay Bắc Mỹ cũng đều phát triển mạnh. Trong thất hùng kinh tế là nhóm G-7 của bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới ngày nay, có bốn nước Âu Châu, có Hoa Kỳ, Canada và có cả Nhật Bản là quốc gia không nằm trong hệ thống Thiên chúa giáo hay văn hoá Âu châu như Weber có thể nghĩ tới.
Việt Long: Và nếu kể thêm trường hợp Trung Quốc là cường quốc kinh tế mới nổi nay đang bắt kịp Nhật Bản thì đúng là văn hoá Tin Lành, Công Giáo hay Thiên Chúa Giáo không giải thích được tất cả. Nhân chuyện Nhật Bản hay Trung Quốc đang là cường quốc kinh tế thì mình có thể kết luận rằng nếp văn hoá Khổng Mạnh có là yếu tố thuận lợi cho phát triển không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trung Quốc và Nhật Bản là hai trường hợp gọi chung là Đông Á trong khu vực rất đa diện và phức tạp của Á châu.
- Trong thế kỷ 20, vốn hướng dẫn dư luận toàn cầu từ khá lâu, các nước Âu châu vẫn lý luận rằng Á châu không có tương lai và văn hoá Á Châu có những đặc tính không thuận lợi cho kinh tế thị trường và phát triển. Đấy cũng là một ngộ nhận theo lối suy nghĩ của Max Weber, rằng dân châu Á không có tinh thần kinh doanh như dân Âu châu. Trong lịch sử mấy ngàn năm thì Á châu đã dẫn đầu thế giới rất sớm và rất lâu và thật ra Nhật Bản đã công nghiệp hoá rất sớm. Trên doanh trường quốc tế ngày nay, dân Á châu chẳng thua kém gì ai. Lồng trong sự ngộ nhận ấy lại có vài huyền thoại khác ly kỳ không kém.
- Qua nhiều thập niên, người ta cho rằng văn hoá Khổng Mạnh quá coi trọng vai trò của tập thể và không phát huy sáng kiến hay quyền lực cá nhân như tại Âu Châu, nên cũng gây trở ngại cho phát triển. Sau đó, người ta lại nói ngược, rằng tinh thần tập thể của văn hoá Á châu là yếu tố có lợi cho công nghiệp khi tập thể đều tham gia với kỷ luật cao vào tiến trình sản xuất trong nhà máy.
- Cực đoan hơn thế, người ta còn phát triển một lý luận sai lầm về cái gọi là "giá trị Á châu" trong tiến trình phát triển, tức là gián tiếp đề cao kỷ cương thậm chí quyền lực nhà nước châu Á như yếu tố phát triển có ưu thế ổn định hơn sự phóng túng của cá nhân hay rối loạn của thị trường. Lý luận này còn hàm ý bênh vực sự chuyên quyền và độc đoán sử dụng tài nguyên của một nhà nước anh minh sáng suốt nên cổ võ ngầm cho chế độ độc tài. Nó bị phủ nhận bởi vụ khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 1997-1998. Chế độ tập quyền dẫn tới nạn tham nhũng, tư bản thân tộc, sai lầm trong phân phối tài nguyên đầu tư và trong đối phó với chu kỳ suy trầm, nên không thể là động lực tốt cho phát triển.
Đấy cũng là một ngộ nhận theo lối suy nghĩ của Max Weber, rằng dân châu Á không có tinh thần kinh doanh như dân Âu châu. Thật ra, Nhật Bản đã công nghiệp hoá rất sớm và trên doanh trường quốc tế ngày nay, dân Á châu chẳng thua kém gì ai.
Việt Long: Như ông vừa trình bày thì đạo tắc của Tin Lành, văn hoá đề cao tự do cá nhân của châu Âu hoặc tư tưởng Khổng Mạnh của châu Á không nhất thiết là một ưu điểm hoặc là một trở ngại tự nhiên và tiên khởi của công cuộc phát triển?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy và ta nên vượt qua những nghịch lý ấy thì mới hiểu ra yếu tố quyết định của công cuộc phát triển.
- Một thí dụ khác cũng rất đáng chú ý cho người Việt là sự khác biệt giữa Hàn Quốc và Đài Loan. Đại Hàn nói chung là một bán đảo đã bị Nhật Bản cưỡng bách công nghiệp hoá từ đầu thế kỷ 20. Sau khi bị chia đôi thì Bắc Hàn vốn đã có nền công nghiệp nặng lại bị lụn bại dưới chế độ cộng sản. Trong khi miền Nam,chủ yếu là chỉ có canh nông lại phát triển mạnh về kỹ nghệ để bắt kịp Nhật Bản trên nhiều địa hạt siêu kỹ thuật. Nhưng dân Đại Hàn nói chung đều nghi ngờ và thật ra không ưa Nhật Bản.
- Ngược lại, là một thuộc địa của Nhật từ xưa, Đài Loan không có tinh thần tỵ hiềm đó với Nhật và cũng không phát triển bằng công nghiệp nặng hay kỹ nghệ chế biến như Nam Hàn. Họ chọn đường khác, với một số ngành công nghệ tin học, thương mại và dịch vụ. Đa số dân Đài Loan vẫn theo đạo Phật nhưng kinh doanh rất giỏi chứ không vì Phật giáo mà quay lưng với phát triển. Yếu tố khác biệt giữa bốn nước ấy - là Nhật Bản, Nam Hàn, Bắc Hàn và Đài Loan - không phải là văn hoá Á Châu mà là sự chọn lựa về chế độ chính trị.
Không phải văn hoá mà là chính trị và chính sách vĩ mô
Việt Long: Và nói về chế độ chính trị, chúng ta không quên trường hợp Ấn Độ, một cường quốc đang lên mà đã có lần ông nhắc tới trong một chương trình về Trung Quốc vào tháng trước?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy, khi mình nói đến cách so sánh của giáo sư kinh tế Milton Friedman giữa chế độ tập thể chính trị và tự do kinh tế của Trung Quốc với chế độ tự do chính trị mà kinh tế tập thể của Ấn Độ. Ông Friedman dự báo là Trung Quốc sẽ có xung đột trong khi Ấn sẽ phát triển mạnh sau khi từ bỏ chế độ kinh tế tập thể từ gần hai chục năm trước.
- Về trường hợp Ấn Độ, ta chú ý tới một đặc điểm của họ là đa nguyên về văn hoá và tôn giáo nhờ tinh thần cởi mở và dân chủ về chính trị. Sau khi theo đuổi đường lối kinh tế nhuốm mùi xã hội chủ nghĩa bao cấp khá lâu, từ năm 1991, đảng Quốc Đại thuộc cánh tả đã từ bỏ đường lối ấy để ngả theo kinh tế thị trường. Sau đó, đảng bảo thủ Bharatiya Janata tiếp tục tự do hoá kinh tế, rồi năm 2005, liên minh cánh tả - trong đó có cả đảng Cộng sản - lên cầm quyền mà vẫn theo đuổi con đường cải cách kinh tế cho thông thoáng hơn. Dư luận quá chú ý tới Trung Quốc nên chưa nhìn thấy sự lớn mạnh đáng kể của Ấn Độ. Thành thử, yếu tố quyết định cho công cuộc phát triển không tùy thuộc vào văn hoá Khổng Mạnh, Ấn Độ giáo, Hồi giáo hay Phật giáo mà có lẽ phải tìm thấy ở nơi khác.
Việt Long: Chúng ta đi tới kết luận và câu hỏi cuối của chúng tôi ở đây là nếu không là văn hoá thì động lực nào mới quyết định về tiến trình phát triển trong lâu dài?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng động lực chính cho công cuộc phát triển một quốc gia đi theo kinh tế thị trường là "khả năng định chế hóa tinh thần cởi mở để hệ thống chính trị lấy được những quyết định đúng đắn về kinh tế và xã hội". Tôi xin giải thích từng yếu tố trong này.
Tổng kết lại thì không phải văn hoá mà là chính trị và chính sách vĩ mô mới có ảnh hưởng mạnh nhất tới sinh hoạt kinh tế và công cuộc phát triển trong trường kỳ. Xứ nào cũng có thể bị suy trầm hay suy thoái kinh tế, nhưng xã hội càng tự do thì càng sớm tìm ra giải pháp thích đáng cho đa số.
- Thứ nhất, "tinh thần cởi mở" có nghĩa là không ai trong xã hội lại có độc quyền chân lý, tức là phán rằng chỉ tư tưởng của mình mới duy nhất có lý. Chủ quan như vậy là dễ quyết định sai về kinh tế khi thị trường hoạt động ngày càng phức tạp và mở ra toàn cầu mà thời gian quyết định để ứng phó lại thu hẹp, trễ một ngày hay một giờ là bị lỗ bạc tỷ.
- Thứ hai, "định chế hóa tinh thần cởi mở" ấy có nghĩa là phải cho xã hội có những quyền hiến định về tự do thông tin và trao đổi tư tưởng hầu ai ai cũng có thể hiểu rõ sự vận hành của thị trường nội địa và quốc tế mà tìm ra giải pháp có lợi, và có quyền phê phán những quyết định sai để còn kịp sửa.
- Thứ ba, hệ thống chính trị phải phân quyền để thiểu số lãnh đạo không có độc quyền quyết định về kinh tế vì lẽ tất yếu là nếu có toàn quyền thì sẽ lấy loại quyết định có lợi cho thiểu số ở trên mà hy sinh quyền lợi của đa số còn lại, thí dụ như về đầu tư, thuế khóa, tín dụng, lương bổng. Làm như vậy là cản trở phát triển và thu hẹp khả năng ứng phó cấp thời với các chu kỳ suy trầm kinh tế.
- Tổng kết lại thì không phải văn hoá mà là chính trị và chính sách vĩ mô mới có ảnh hưởng mạnh nhất tới sinh hoạt kinh tế và công cuộc phát triển trong trường kỳ. Xứ nào cũng có thể bị suy trầm hay suy thoái kinh tế, nhưng xã hội càng tự do thì càng sớm tìm ra giải pháp thích đáng cho đa số.
Ăn Tết rồi, xin trở lại chuyện đời thường và những yếu tố cản trở phát triển trong cái đầu.... NXN