Việt Nam và Ấn Độ hôm 12/10/2011 đã ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông
--Trung Quốc lại đe Ấn Ðộ đừng tìm dầu biển Ðông
BẮC KINH 25-3 (NV) - Lấy cớ khu vực biển Ðông đang là nơi có tranh chấp chủ quyền, Bắc Kinh lại cảnh cáo Ấn Ðộ nên tự chế và đừng chen vào dò tìm hay khai thác dầu khí tại các lô thỏa thuận với Việt Nam hầu bảo đảm “hòa bình và ổn định” cho khu vực.
“Khu vực đó đang là khu vực tranh chấp. Chúng tôi không nghĩ là tốt cho Ấn Ðộ đến đó (mà dò tìm dầu khí)”. Tôn Vệ Ðông, vụ phó Á Châu Vụ của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, lên tiếng đe dọa.
Bản đồ các lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam có đường vạch đứt đoạn là đường vẽ “lưỡi bò” của Trung Quốc. Hai lô 127 và 128 đối diện hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận mà Việt Nam thỏa thuận cho Ấn Ðộ dò tìm. (Hình: Internet) |
Tôn Vệ Ðông phát biểu như trên với báo chí ấn được các tờ The Hindu và India Times tường thuật hôm Chủ Nhật 25 tháng 3 năm 2012, một tuần lễ trước khi có cuộc họp thượng đỉnh của tổ chức BRICS (gồm 5 nước Ấn, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Brazil).
Ðược hỏi tại sao Ấn lại không nên tới đó, Tôn Vệ Ðông nói chủ quyền của các hòn đảo trong khu vực là vấn đề nghiêm trọng và Ấn không nên dò tìm dầu khí cho tới khi vấn đề tranh chấp được giải quyết.
Khi được hỏi tại sao Trung Quốc không muốn Ấn dò tìm dầu khí trên Biển Ðông ký với Việt Nam trong khi Bắc Kinh lại chen vào thực hiện các dự án phát triển hạ tầng ở Kashmir (đang có sự tranh chấp giữa Ấn Ðộ và Pakistan), Tôn Vệ Ðông cãi cối đó là “hai vấn đề hoàn toàn khác nhau”.
Những tuần lễ gần đây, Việt Nam phải liên tiếp phản đối Bắc Kinh nhiều chuyện từ bắt giữ tàu đánh cá và ngư dân đến loan báo mở thầu dò tìm dầu khí, tập trận bắn đạn thật, ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Trong thế yếu nước nhỏ, Hà Nội chỉ đưa ra những lời phản đối suông trong khi Bắc Kinh loan báo điều gì, tiến hành điều đó, coi các lời phản đối của Hà Nội không có tác dụng gì.
Khi tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh hồi tháng 10 năm ngoái, hai bên đã ký một bản thỏa hiệp “nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” gồm 6 điểm “lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tối, đối tác tốt’”, nhưng những gì diễn ra trong thực tế cho thấy Bắc Kinh nói một đàng làm một nẻo.
Bản thỏa thuận 6 điểm có vẻ làm dịu xuống những tức giận của phía Hà Nội đối với vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam 4 tháng trước đó. Bây giờ, vài tháng sau, một mặt đe dọa Ấn đừng chen vào khu vực tranh chấp, một mặt Bắc Kinh vẫn tuyên bố mở thầu ở Hoàng Sa, vẫn bắt giữ ngư dân Việt Nam rồi đòi tiền chuộc.
Ngày 12 tháng 10 năm 2011, tập đoàn đầu khí Ấn ONGC ký thỏa thuận với tổng công ty dầu khí Petro Vietnam dò tìm dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa. Các lô này nằm hoàn toàn trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên thềm lục địa theo công ước quốc tế UNCLOS mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Tuy nhiên, Trung Quốc lại ngang nhiên vẽ đường “Lưỡi Bò” chiếm gần hết biển Ðông rồi tuyên bố là của mình tất cả. Hai lô vừa nói một nửa nằm trong cái “Lưỡi Bò” quái ác kia nên Bắc Kinh lên tiếng đe dọa.
Mới mấy ngày trước đây, Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh loan tin các tàu tuần của Trung quốc đã đi kiểm tra, chụp hình, quay phim các hoạt động khai thác dầu khí mà họ gọi là “bất hợp pháp” trên biển Ðông.
Báo chí Trung Quốc, nhiều hơn một lần, đe dọa cả Việt Nam và Philippines “chuẩn bị tinh thần nghe tiếng đại bác” khi muốn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh.-Báo Trung Quốc: Dự án thăm dò dầu khí Việt-Ấn có động cơ chính trị - VOA -Một ngày sau khi công ty dầu khí quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Độ và Tập đoàn dầu khí PetroVietnam ký kết thỏa thuận bao gồm dự án khai thác dầu khí ở Biển Đông, báo chí Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích kịch liệt.
Hôm thứ Năm, một bài Xã luận đăng trên Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định rằng cả hai nước Ấn Độ và Việt Nam đều biết rõ rằng thỏa thuận này có nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc.
Bài Xã luận viết tiếp rằng Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc hành động để chứng tỏ lập trường của mình và ngăn chặn mọi nỗ lực liều lĩnh trong việc đối đầu với Trung Quốc ở khu vực này.
Báo này chỉ trích Việt Nam rằng chỉ mới một ngày sau khi ký một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, Hà Nội đã ký thỏa thuận với Ấn Độ về hoạt động thăm dò dầu khí chung và rằng thật khó để có thể hiểu được điều đó cho thấy đây là một tinh thần hai mặt của Hà Nội hay là một sự bất đồng trong đội ngũ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.
Bài xã luận viết rằng các dự án thăm dò dầu khí này có động cơ chính trị mạnh mẽ, và việc phản đối bằng miệng của Trung Quốc có thể sẽ không được để ý tới, mà Trung Quốc phải có hành động mạnh mẽ và thực tế để khiến cho những dự án này thất bại.
Vài tuần trước đây, khi thỏa thuận chính thức giữa công ty ONGC Videsh của Ấn Độ và Tập đoàn dầu khí PetroVietnam chưa được ký kết Trung Quốc cũng đã gửi công điện ngoại giao cho Ấn Độ nhấn mạnh bất kỳ hoạt động thăm dò-khai thác nào ở lô 127 và 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam mà không xin phép là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, phía Ấn Độ nói rằng sự phản đối của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý vì các lô này thuộc chủ quyền của Việt Nam.Nguồn: Global Times.
--Báo Trung Quốc đòi ngăn chặn hợp tác dầu khí Ấn Độ-Việt Nam RFI Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ( Global Times ), một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay (14/10/2011) đã có một bài xã luận phản ứng về việc Việt Nam và Ấn Độ hôm thứ tư vừa qua ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông. Tờ báo này lưu ý là hiệp định nói trên được ký kết chỉ một ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc, nhân chuyến đi Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, đạt thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông.
Xin nhắc lại là vào cuối tháng 7 vừa qua, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã từng có va chạm trên Biển Đông. Cụ thể, một tàu của Hải quân Ấn Độ sau khi ghé thăm cảng Việt Nam trên đường trở về ở khu vực Biển Đông đã bị tàu Trung Quốc nhắc nhở qua làn sóng vô tuyến rằng đây là vùng hải phận của Trung Quốc.- Theo RFI
TQ lại phản đối dự án dầu Việt-Ấn BBC
- Trung Quốc lên án Việt Nam vì hợp tác dầu khí với Ấn Độ -Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lên án Việt Nam vì đã thỏa thuận hợp tác với Ấn Độ hồi tháng trước để cùng phát triển các mỏ dầu ở biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Ông Hồ Cẩm Đào đã gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh hôm thứ Ba, 11/10.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin rằng, ông Hồ Cẩm Đào nói với ông Nguyễn Phú Trọng rằng, cả hai bên không nên có bất cứ hành động nào khiến cho tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa lớn thêm và phức tạp thêm.
Ông nói, cả hai nước cần tiến hành các bước cụ thể càng sớm càng tốt, đồng thời truyền đạt quan điểm của Trung Quốc là mâu thuẫn cần được giải quyết thông qua đối thoại song phương.
Một số nước, trong đó có Việt Nam và Philippines đang cố gắng hợp tác để đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề trên biển.
Phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào dường như là nhằm kiềm chế các nước trong tầm kiểm soát, trong bối cảnh sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Indonesia trong tháng tới.
Báo động tình trạng tàu Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ (DT 13-10-11) – Doanh nghiệp Huế “góp đá” hơn 1,1 tỉ đồng (TT).
- Tư liệu dài kỳ: Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tầm nhìn). – –Tăng cường bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo (NLĐ). – “Tình yêu Trường Sa” xuyên Việt (Thanh Tra). – “Sóng vọng Biển Đông” với nhiều giọng ca nổi tiếng (VNN).-Trọng Tấn, Khánh Linh hát về tình yêu biển Đông (Lao động). – Lê Minh Sơn chơi nhạc về biển Đông ở Nhà hát Lớn (VNE).
China, Vietnam sign deal to try to resolve dispute over South China Sea (AP WP 12-10-11) -- China and Vietnam Move to Reduce Tensions in South China Sea (NYT 12-10-11)
- Video: Lễ đón TBT Nguyễn Phú Trọng ở Trung Quốc – ngày 1 (VTV). – Toàn cảnh ngày 1 ở TQ của Nguyễn Phú Trọng (HN1). Bản tin video HN1 có nhiều thông tin liên quan tới chủ quyền biên giới, biển đảo, không bị cắt như tin trên VTV. – Video Nguyễn Phú Trọng gặp Ôn Gia Bảo (HN1). – Video TBT Nguyễn Phú Trọng ở Trung Quốc ngày 2 (HN1). – Video Lễ ký kết các dự thảo giữa hai nước Việt – Trung (VTV1) – (MrVinh20/ Youtube).
- Tổng Bí thư hội kiến với Thủ tướng Ôn Gia Bảo – Tổng bí thư hội kiến Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc (TTXVN). – Tăng cường sự tin cậy chính trị Việt Nam – Trung Quốc (ANTĐ). – Lãnh đạo Việt Trung ký thỏa thuận về biển đảo – (BBC). – Việt-Trung ký thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển (VOA). – Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận nguyên tắc về Biển Đông – (RFI). – China, Vietnam Agree to ‘Friendly Accord’ in South China Sea (IBT). – Thỏa thuận Việt Trung về Biển Đông : Một bước tiến bị hoài nghi – (RFI). – Thôi rồi lượm ơi: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng! – (DLB).
Việt - Ấn: Cần đảm bảo an ninh Biển Đông
India, Vietnam Trying to Clear Tata Project, President Sang Says (BusinessWeek 12-10-11)
- Lễ đón chính thức Chủ tịch nước thăm CH Ấn Độ (TTXVN). – Video: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ (HN1/ MrVinh20). – Video:Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Thủ tướng và Tổng thống Ấn Độ (VTC/ MrVinh20). – Chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:Việt Nam ký nhiều thỏa thuận hợp tác với Ấn Ðộ (VOA). – Ấn Độ ký thỏa thuận khai thác dầu với VN – (BBC). – Việt – Ấn: Cần đảm bảo an ninh Biển Đông (VNN). – ‘Quan hệ Việt – Ấn là nhân tố đảm bảo ổn định khu vực’ (VNE). - Vietnam, India Stand Firm on China Row (WSJ). – India, Vietnam Trying to Clear Tata Project, President Sang Says (BusinessWeek). – Ấn Độ ủng hộ Việt Nam khai thác dầu khí trên biển Đông(PLTP/VTV, TTXVN). – Hai tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ và Việt Nam quyết định hợp tác lâu dài – (RFI).
--
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, khó có thể nói là việc này chứng tỏ thái độ nước đôi của Hà Nội hay nó phản ánh bất đồng trong nội bộ giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Theo nhận định của Hoàn Cầu Thời Báo, qua việc ký hiệp định với Việt Nam, Ấn Độ có lẽ có những suy tính sâu xa hơn về chiến lược khu vực, chứ không đơn thuần là tìm nguồn cung cấp dầu khí.
Tờ báo này cũng cho rằng đằng sau các dự án thăm dò dầu khí là mưu đồ chính trị rất rõ của Ấn Độ. Cho nên, không chỉ lên tiếng phản đối, Trung Quốc cần phải có « những hành động kiên quyết » để phá hỏng những dự án đó. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề nghị, một khi Ấn Độ và Việt Nam khởi động dự án thăm dò dầu khí chung, Trung Quốc có thể gửi các lực lượng phi quân sự đến phá rối và gây bất hòa giữa hai nước để ngăn chặn việc thăm dò này.
Căng thẳng giữa Trung Quốc với Ấn Độ do vấn đề Biển Đông có thể sẽ gia tăng thêm sau khi hôm thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony tuyên bố rằng các cuộc tập trận chung giữa Hải quân Ấn Độ với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam trên Biển Đông, biển Hoa Đông và vùng Tây Thái Bình Dương « có thể mang lại những lợi ích. ». Ông A.K. Antony tuyên bố như trên nhân một hội nghị với các tư lệnh Hải quân Ấn Độ.
Tờ báo này cũng cho rằng đằng sau các dự án thăm dò dầu khí là mưu đồ chính trị rất rõ của Ấn Độ. Cho nên, không chỉ lên tiếng phản đối, Trung Quốc cần phải có « những hành động kiên quyết » để phá hỏng những dự án đó. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề nghị, một khi Ấn Độ và Việt Nam khởi động dự án thăm dò dầu khí chung, Trung Quốc có thể gửi các lực lượng phi quân sự đến phá rối và gây bất hòa giữa hai nước để ngăn chặn việc thăm dò này.
Căng thẳng giữa Trung Quốc với Ấn Độ do vấn đề Biển Đông có thể sẽ gia tăng thêm sau khi hôm thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony tuyên bố rằng các cuộc tập trận chung giữa Hải quân Ấn Độ với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam trên Biển Đông, biển Hoa Đông và vùng Tây Thái Bình Dương « có thể mang lại những lợi ích. ». Ông A.K. Antony tuyên bố như trên nhân một hội nghị với các tư lệnh Hải quân Ấn Độ.
TQ lại phản đối dự án dầu Việt-Ấn BBC
- Trung Quốc lên án Việt Nam vì hợp tác dầu khí với Ấn Độ -Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lên án Việt Nam vì đã thỏa thuận hợp tác với Ấn Độ hồi tháng trước để cùng phát triển các mỏ dầu ở biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Ông Hồ Cẩm Đào đã gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh hôm thứ Ba, 11/10.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin rằng, ông Hồ Cẩm Đào nói với ông Nguyễn Phú Trọng rằng, cả hai bên không nên có bất cứ hành động nào khiến cho tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa lớn thêm và phức tạp thêm.
Ông nói, cả hai nước cần tiến hành các bước cụ thể càng sớm càng tốt, đồng thời truyền đạt quan điểm của Trung Quốc là mâu thuẫn cần được giải quyết thông qua đối thoại song phương.
Một số nước, trong đó có Việt Nam và Philippines đang cố gắng hợp tác để đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề trên biển.
Phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào dường như là nhằm kiềm chế các nước trong tầm kiểm soát, trong bối cảnh sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Indonesia trong tháng tới.
-----------------
Báo động tình trạng tàu Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ (DT 13-10-11) – Doanh nghiệp Huế “góp đá” hơn 1,1 tỉ đồng (TT).
- Tư liệu dài kỳ: Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tầm nhìn). – –Tăng cường bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo (NLĐ). – “Tình yêu Trường Sa” xuyên Việt (Thanh Tra). – “Sóng vọng Biển Đông” với nhiều giọng ca nổi tiếng (VNN).-Trọng Tấn, Khánh Linh hát về tình yêu biển Đông (Lao động). – Lê Minh Sơn chơi nhạc về biển Đông ở Nhà hát Lớn (VNE).
China, Vietnam sign deal to try to resolve dispute over South China Sea (AP WP 12-10-11) -- China and Vietnam Move to Reduce Tensions in South China Sea (NYT 12-10-11)
-Quân đội Việt-Trung kiềm chế, không để xung đột trên biển
Nhân chuyến thăm của Tổng bí thư đến Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã gặp gỡ tại Bắc Kinh.
- – Chuyện hai ông lớn Hoa du và Ấn du cùng lúc – (RFA). – Đại tướng Phùng Quang Thanh gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (QĐND). – -
12/10/2011 - BIỂN ĐÔNG
- Tổng Bí thư hội kiến với Thủ tướng Ôn Gia Bảo – Tổng bí thư hội kiến Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc (TTXVN). – Tăng cường sự tin cậy chính trị Việt Nam – Trung Quốc (ANTĐ). – Lãnh đạo Việt Trung ký thỏa thuận về biển đảo – (BBC). – Việt-Trung ký thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển (VOA). – Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận nguyên tắc về Biển Đông – (RFI). – China, Vietnam Agree to ‘Friendly Accord’ in South China Sea (IBT). – Thỏa thuận Việt Trung về Biển Đông : Một bước tiến bị hoài nghi – (RFI). – Thôi rồi lượm ơi: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng! – (DLB).
-
Vietnam, India Stand Firm on China Row (WSJ 12-10-11) -- Có hình chị Tư!India, Vietnam Trying to Clear Tata Project, President Sang Says (BusinessWeek 12-10-11)
Hai tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ và Việt Nam quyết định hợp tác lâu dài
Ấn Độ ký thỏa thuận khai thác dầu với VN(Tamnhin.net) - Tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã ký kết một thỏa thuận khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam với thời hạn ba năm.
Chính phủ Việt Nam-Ấn Độ ký 6 văn kiện hợp tác TTXVNDưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Việt Nam và Thủ tướng Ấn Độ, đại diện hai nước đã ký 6 văn kiện hợp tác giữa chính phủ hai nước.
- Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel – (RFA). – Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm TPHCM – Hợp tác để nhân dân hai nước cùng có lợi (SGGP). –Ký kết Hiệp định hợp tác tài chính Đức – Việt (TT). – VN – Đức tăng cường quan hệ kinh tế (TN). – Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Ðức-Đối tác chiến lược vì tương lai (VTV). – Cơ hội thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ Đức (TBKTSG). – Thủ tướng Đức dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Đức (DT).
–
- Căng thẳng Biển Đông gia tăng ẩn số tái nhiệm của Mã Anh Cửu (NCBĐ). – Lý do Nhật Bản đẩy nhanh ý tưởng thành lập Diễn đàn An ninh biển (NCBĐ/Nickkei).
--Trung, Mỹ 'thì thầm' chuyện biển Đông
Clinton’s Sweet & Sour China Soup (Diplomat 12-10-11) -- Minxin Pei bình luận bài của Hillary Clinton vừa đăng -- Và của McGregor: Clinton walks tightrope to forge new role in Asia-Pacific (FT 12-10-11)
- Biển Đông không phải là Biển Đen basam –Clinton walks tightrope to forge new role in Asia-Pacific (Financial Times). Nói về bài đã điểm hôm qua, của bà Clinton, Ngoại trưởng Mỹ – Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ:America’s Pacific Century (Foreign Policy). – Mỹ Vào Biển Đông – (Việt Báo). - TT Obama bổ nhiệm BS gốc Việt vào ‘Ủy Ban Cố Vấn AAPI’ – (NV). -
- Mỹ lại kêu gọi TQ tôn trọng quyền các sắc tộc thiểu số (VOA).- Chủ tịch Trung Quốc hội kiến Thủ tướng Nga Putin (TTXVN). – Thủ tướng Putin hoàn tất chuyến thăm TQ – (BBC). - Nga, Trung Quốc sắp sửa giải quyết tranh chấp về giá khí đốt (VOA).
- Căng thẳng Biển Đông gia tăng ẩn số tái nhiệm của Mã Anh Cửu (NCBĐ). – Lý do Nhật Bản đẩy nhanh ý tưởng thành lập Diễn đàn An ninh biển (NCBĐ/Nickkei).
--Trung, Mỹ 'thì thầm' chuyện biển Đông
Clinton’s Sweet & Sour China Soup (Diplomat 12-10-11) -- Minxin Pei bình luận bài của Hillary Clinton vừa đăng -- Và của McGregor: Clinton walks tightrope to forge new role in Asia-Pacific (FT 12-10-11)
- Biển Đông không phải là Biển Đen basam –Clinton walks tightrope to forge new role in Asia-Pacific (Financial Times). Nói về bài đã điểm hôm qua, của bà Clinton, Ngoại trưởng Mỹ – Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ:America’s Pacific Century (Foreign Policy). – Mỹ Vào Biển Đông – (Việt Báo). - TT Obama bổ nhiệm BS gốc Việt vào ‘Ủy Ban Cố Vấn AAPI’ – (NV). -
- Mỹ lại kêu gọi TQ tôn trọng quyền các sắc tộc thiểu số (VOA).- Chủ tịch Trung Quốc hội kiến Thủ tướng Nga Putin (TTXVN). – Thủ tướng Putin hoàn tất chuyến thăm TQ – (BBC). - Nga, Trung Quốc sắp sửa giải quyết tranh chấp về giá khí đốt (VOA).
---Ấn Độ ký thỏa thuận khai thác dầu với VN
Tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã ký kết một thỏa thuận khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam với thời hạn ba năm.
Thỏa thuận này cùng một loạt các thỏa thuận khác được ký hôm thứ Tư ngày 12/10 sau các cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ở New Delhi.
ONGC và PetroVietnam tập trung hướng đến phát triển sự hợp tác lâu dài trong lĩnh vực dầu khí, theo thông cáo báo chí từ ONGC.
Thỏa thuận bao gồm các dự án đầu tư mới cũng như thăm dò, khai thác dầu và khí đốt để cung cấp cho hai nước.
ONGC dự định sẽ bắt đầu thăm dò dầu khí vào năm tới trong hai lô ngoài khơi Việt Nam, mà Trung Quốc nói là thuộc chủ quyền của họ.
Trước đó New Delhi đã bác bỏ phản đối của Trung Quốc về việc ONGC thăm dò dầu khí, nói đây vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và tuyên bố thêm rằng Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải.
Trung Quốc đang nhìn sự can dự của Ấn Độ vào Biển Đông với ánh mắt đầy nghi ngờ.
Trong một thông điệp tinh tế nhằm vào Bắc Kinh, Thủ tướng Singh nói trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Việt Nam rằng mối quan hệ đối tác chiến lược của Ấn Độ với Việt Nam là ‘một nhân tố hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương’.
“Chúng tôi phải cùng nhau hợp tác để đảm bảo an toàn và an ninh của các tuyến đường biển quan trọng và tiếp tục các trao đổi trong lĩnh vực này trong tương lai,” ông nói, ngụ ý nhắc đến sự phản đối của Trung Quốc đối với các thỏa thuận khai thác dầu mỏ trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
An ninh hàng hải
Mặc dù Thủ tướng Singh không đề cập trực tiếp đến sự phản đối của Trung Quốc với việc Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông, việc ông nhắc đến an ninh hàng hải chính là nhắc lại lập trường của Ấn Độ về việc cần phải duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông.
Thủ tướng Singh gọi Việt Nam là ‘láng giềng trên biển’ và nói hai nước cùng đối diện với những thách thức chung như là khủng bố, cướp biển, thảm họa và đồng ý hợp tác chặt chẽ với nhau để đương đầu với các thách thức này qua các hiệp định về hợp tác chống khủng bố và dẫn độ.
Trữ lượng dầu thô và khí đốt của Việt Nam đang có sức hút đối với Ấn Độ, nước đang tìm kiếm thêm các nguồn năng lượng phục vụ cho sự bùng nổ kinh tế của họ.
Thủ tướng Manmohan Singh nói Ấn Độ quyết tâm thúc đẩy đầu tư giữa hai nước.
“Một số công ty Ấn Độ hiện đang làm ăn ở Việt Nam, và chúng tôi cũng chào đón các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ấn Độ,” ông nói.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được một khối lượng đầu tư đáng kể từ các công ty Ấn Độ.
Chủ tịch Trương Tấn Sang nói hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước, hiện đang xấp xỉ ba tỷ đô la, lên mức bảy tỷ đô la trong vòng bốn năm tới.
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Sang, hai nước cũng đồng ý thúc đẩy hợp tác trên một loạt các lĩnh vực bao gồm thương mại, năng lượng, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và bảo tồn các di tích văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam.
“Chúng tôi cũng thiết lập một cơ chế đối thoại hai năm một lần về các vấn đề an ninh giữa Bộ Nội vụ của chúng tôi và những người đồng cấp Việt Nam,” Thủ tướng Singh phát biểu.
Trước đó, trong lễ đón chính thức tại Phủ Tổng thống, Ấn Độ đã dành những nghi thức trọng thể nhất để đón tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang với đội kỵ binh danh dự hộ tống và 21 phát đại bác chào mừng.
Tổng thống Ấn Độ, bà Pratibha Patil, và phu quân cùng Thủ tướng Manmohan Singh đều có mặt trong lễ đón ông Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Phát biểu tại lễ đón, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã gọi Ấn Độ là ‘người bạn lớn, chí tình của nhân dân Việt Nam’.
Ông cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng củng cố và không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược với Ấn Độ
Liên minh chiến lược
Trong bản tin của mình, nhật báo Wall Street Journal của Mỹ đã bình luận rằng ông Trương Tấn Sang đang sử dụng một trong những chuyến thăm viếng nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị Chủ tịch nước để bác bỏ cáo buộc trước đó của Trung Quốc rằng các kế hoạch thăm dò của Ấn Độ xâm phạm chủ quyền của họ.
Wall Street Journal nhắc lại tuyên bố trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Sang rằng ‘mọi dự án hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác khác trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có ONGC, đều nằm trong phạm vi thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán.’
Wall Street Journal nhận xét tuyên bố này cùng quyết định của ông Sang đi thăm Ấn Độ sau khi ông lên làm Chủ tịch nước vào tháng Bảy năm 2011 là nhằm để đẩy mạnh liên minh giữa New Delhi và Hà Nội.
“Hà Nội xem Ấn Độ là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc và hai nước đang tăng cường mối quan hệ quân sự,” bài báo viết.
Còn đối với New Delhi, việc tăng cường quan hệ với Việt Nam là cách để nước này thể hiện vai trò chiến lược ngày càng tăng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Wall Street Journal cũng đánh giá là cả New Delhi và Hà Nội đều không thể mạo hiểm đánh mất quan hệ với Trung Quốc khi mà quan hệ kinh tế giữa họ với nước này đang ngày một tăng trưởng.
Mặc dù giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang có những tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Himalaya, quan hệ thương mại giữa hai nước vốn không ngừng phát triển và hiện đạt 60 tỷ đô la.
Trung Quốc cũng đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch lên tới 27 tỷ đô la trong năm 2010.
Hồi tháng Chín năm 2011, Trung Quốc đã khẳng định trên trang web của tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, rằng Ấn Độ và Việt Nam không nên phá hoại mối quan hệ kinh tế và chính trị của mình với Trung Quốc ‘chỉ vì những lợi ích nhỏ ở Biển Nam Trung Hoa’.
India And Vietnam Just Signed An Oil Exploration Deal That Will Infuriate China-NEW DELHI (AP) — India and Vietnam on Wednesday signed an accord to promote oil exploration in Vietnamese waters, despite Hanoi's long-standing dispute with China over sovereignty of islands in the South China Sea.
India And Vietnam Just Signed An Oil Exploration Deal That Will Infuriate China