Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

BA TRỌNG ĐIỂM TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC SỰ KIỆN TẬP THỂ Ở TRUNG QUỐC

- BA TRỌNG ĐIỂM TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC SỰ KIỆN TẬP THỂ Ở TRUNG QUỐC
 Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 15/03/2011 TTXVN (Bắc Kinh 12/3)
Gần đây tình hình phát triển ở Trung Quốc kéo theo những thay đổi ảnh hưởng đến ổn định xã hội qua các sự kiện mang tính tập thể. Báo “Công an nhân dân” Trung Quốc gần đây cho hay các sự kiện mang tính tập thể phát sinh là một hiện thực không cần tranh cãi trong thời kỳ chuyển đổi mô hình xã hội ở Trung Quốc hiện nay. Mỗi khi xảy ra sự kiện như vậy, luôn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, gây tổn hại cho tình hình phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Có ba vấn đề trọng tâm mà cơ quan công an Trung Quốc cần phải chú trọng trong việc phòng ngừa và xử lý ôn thoả các sự kiện tập thể.
I – Chuẩn bị tốt công tác phòng ngừa mang tính cơ sở vững chắc
- Xây dựng và triển khai một cách khoa học “cơ chế đánh giá ổn định xã hội”:
“Cơ chế đánh giá ổn định xã hội” là thông qua thu thập các tư liệu từ các ngành hữu quan, tiến hành điều tra nghiên cứu đối với các ngành nhạy cảm, các khu vực nhạy cảm, so sánh đối chiếu các số liệu liên quan đến việc xảy ra vụ án, phá án, tỉ lệ gia tăng, tỉ lệ hạ giảm… ở các khu vực quản lý, phân tích các nhân tố ban đầu liên quan đến mâu thuẫn, rủi ro tiềm tàng giữa giữa các ngành và các tầng lớp, lập biểu bảng, biểu đồ tương ứng, thể hiện một cách trực quan, toàn diện các điểm nhạy cảm, điểm gây ấn hoạn, rủi ro, tổng hợp tình hình trị an, đánh giá xu thế trị an ở khu vực quản lý, tập hợp các điểm thành tuyến, tập hợp các tuyến thành diện, tập hợp các diện thành chỉnh thể bao trùm, hình thành cơ chế đánh giá ổn định xã hội từ phạm vi nhỏ đến các bình diện lớn, các cấp độ, bao gồm toàn bộ các khu vực quản lý.
-         Xây dựng cơ chế huy động cảnh sát, nắm quyền chủ động:
Nhiệm vụ của cảnh sát đi liền với việc huy động cảnh sát, phải tổ chức lực lượng cảnh sát ở các đồn triển khai công tác kiểm tra loại bỏ tranh chấp mâu thuẫn, cố gắng nắm bắt tình hình tâm lý và tình hình xã hội cơ bản ở khu vực quản lý, đăng ký vào sổ, lập hồ sơ những nhân vật trọng điểm, những vấn đề trọng điểm trong các lĩnh vực trọng điểm, ngành nghề trọng điểm và những sự kiện mang tính chất tập thể có thể xảy ra, những người làm công tác chuyên trách theo dõi động thái của những đối tượng này, làm rõ triệt để tình hình, tính chất manh nha ở các sự kiện tập thể, đồng thời chú trọng bồi dưỡng các phần từ trị an tích cực tham gia công tác phòng ngừa. Trên cơ sở đó, những người làm công tác về mạng Internet áp dụng biện pháp thiết thực, kịp thời phát hiện và thông báo các luồng dư luận, tình hình dân ý trong xã hội.
-         Phổ biến, giáo dục pháp luật, giải toả mâu thuẫn xã hội:
Triển khai công tác giáo dục pháp luật có mục tiêu rõ ràng là phép màu để phòng ngừa sự kiện tập thể xảy ra. Ở các khu vực, ngành nghề nhạy cảm, cảnh sát ở những khu vực có trách nhiệm có thể triển khai nhiều hình thức hoạt động giáo dục, tuyên truyền pháp luật đa dạng như thông qua công việc, qua các vụ án, qua thảo luận quần chúng…, ngăn ngừa hữu hiệu các hình thức suy nghĩ mơ hồ của quần chúng, ràng buộc, kiểm soát ngôn từ và hành động của những quần chúng cấp tiến, từ đó có tác dụng răn đe các hiện tượng chống lại pháp luật, loại bỏ các hành động mù quáng.
-         Tăng cường giáo dục cảm hoá đối với bộ phận dân số trọng điểm:
Những người đã qua đấu tranh và xử lý của pháp luật và những người đang bị giam giữ cải tạo thường là những nhân tố mất ổn định trong xã hội, là người biết rõ tình hình liên quan đến quá trình phạm tội. Giáo dục, cảm hoá những người này sẽ giúp họ chuyển hoá, giảm bớt tính tiêu cực trong xã hội, trở thành nhân tố tích cực ổn định trong trật tự trị an, công tác này hết sức quan trọng.
II – Làm tốt công tác phòng ngừa có mục tiêu rõ ràng, kịp thời loại bỏ nguy cơ
-         Tạo dựng cơ sở quần chúng vững chắc, thống nhất cao độ giữa quản lý và phục vụ:
Cơ quan công an một mặt phải quản lý các nhóm xã hội, mặt khác phải thông qua công tác phục vụ thật sự có chất lượng để thể hiện chính sách thân dân của Đảng, cả hai đều phải chú trọng, không được thiên lệch bên nào. Chỉ có thông qua liên hệ mật thiết với quần chúng, giải quyết những điểm nóng, điểm khó được quần chúng phản ánh mạnh mẽ, loại bỏ các loại mâu thuẫn tranh chấp, đặt nền tảng quần chúng vững chắc mới có thể ngăn chặn một cách hữu hiệu các sự kiện mang tính tập thể phát sinh.
-         Quan tâm nhóm người yếu thế, xây dựng quan hệ cảnh sát – nhân dân hài hoà.
Nói chung những người tham gia các vụ việc mang tính tập thể phần lớn là các công nhân, nông dân làm thuê… liên quan đến lợi ích thiết thân của họ, đều thuộc nhóm người yếu thế theo đúng ý nghĩa của từ này. Nhóm người yếu thế là thành phần quan trọng trong xã hội, cơ quan công an phải cố gắng quan tâm đến họ, tìm hiểu tình cảnh của họ, tích cực giúp họ giải quyết vấn đề sinh sống, như vậy sẽ có thể phòng ngừa và giải toả được rất nhiều sự kiện mang tính tập thể.
-         Trấn giữ một phương bình an, Trưởng công an có trách nhiệm lớn:
Trong truyền thống trị nước từ xưa có câu danh ngôn “trị được quận huyện sẽ trị cả thiên hạ”, với tư cách là cơ quan công an cấp huyện, phải phấn đấu theo cách “trị được khu vực quản lý sẽ trị được cả huyện”, có như vậy cơ quan công an huyện mới có thể thực sự đảm bảo cho một phương bình yên. Dưới sự chỉ huy, điều động của Trưởng đồn, các nhân viên cảnh sát nhân dân ở các đồn đó dốc toàn lực làm tốt công tác ở khu vực quản lý của mình, không đẩy mâu thuẫn lên cao, đặt cơ sở vững chắc đảm bảo cho một phương bình yên.
III – Tăng cường phòng ngừa mang tính chất xử trí, đặt nền tảng bình yên vững chắc
Nếu xảy ra các sự kiện bột phát mang tính tập thể, cảnh sát nhân dân phải phát huy tác dụng đặc biệt, tỉnh táo đối phó, nghiêm túc phân tích, nghiên cứu, nhận định, xử lý thoả đáng, cố gắng đến mức cao nhất làm giảm tổn thất, sau sự việc kết thúc phải kịp thời tổng kết bài học kinh nghiệm, làm giáo trình cả về mặt tích cực và tiêu cực cho các lần sau.
-         Ổn định trước kiểm soát sau, làm gọn sự việ đợi tình huống mới:
Ở giai đoạn đầu xung đột trong các sự kiện tập thể, một bên thường phẫn nộ quá khích, manh động mất kiểm soát, biểu lộ bất mãn thông qua phương thức chủ động bao vây tấn công và biện pháp thô bạo. Trước tình huống như vậy, cảnh sát nhân dân trước tiên phải thể hiện ý chí lâm nguy không sợ, vững vàng, linh hoạt tiếp xúc, gần gũi với đương sự, khơi gợi tình cảm lý trí của họ. Trong khi tiếp xúc với cảnh sát, ở mức độ nào đó tình cảm phẫn nộ của dân chúng được xả ra ngoài, qua đó cảnh sát có thể ổn định tình hình trước và tiếp tục kiểm soát tình hình, đợi tình huống xử lý tiếp theo, vừa xử lý theo đúng pháp luật, vừa trù tính dự phòng cho tất cả mọi khả năng.
- Nắm bắt thời cơ, giải quyết từ gốc:
Khi thời cơ đến cần có thái độ kiên quyết, tiến hành kiểm soát một cách hữu hiệu đối với những kẻ vạch kế hoạch và những người kích động bên ngoài, thu hẹp phạm vi ảnh hưởng; Áp dụng biện pháp quyết đoán đối với những kẻ chủ mưu ở hiện trường và những kẻ ngoan cố, cưỡng chế cách biệt khỏi vụ việc; Đối với những quần chúng mơ hồ đi theo cần giải thích rõ đạo lý ngọn nguồn, khuyến cáo giả tán, làm giảm các nhân tố mất ổn định từ tận gốc, đảm bảo cho tình hình sớm trở lại bình thường.
-         Phân hoá làm tan rã, tấn công các mũi, xử lý quyết đoán:
Khi có đông người tập trung sẽ tạo thành sự kiện quy mô lớn, một người hô nhiều người hưởng ứng. Theo nguyên tắc xử lý “chỉ tan chứ không được kết”, phải tạo nên được hiệu quả uy nghiêm của thế trận cảnh sát, tạo cục diện đối phó bằng sức mạnh và thế mạnh, phá tan tuyến phòng thủ tâm lý của đối phương. Đồng thời tập trung lực lượng phân tán đám đông, cô lập số ít kẻ chủ mưu để sự việc mất đi nguồn trợ lực.
-         Cần nhịn phải nhịn, lấy lui làm tiến, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật:
Trong các sự kiện tập thể, khi mâu thuẫn xung đột quyết liệt, tình cảm nóng nảy, bộc trực của dân chúng thường lan truyền, ảnh hưởng đến các nhân viên cảnh sát tham gia vụ việc, lúc đó phải lấy lui làm tiến, kiên trì kiềm chế, đợi khi đối phương bình tĩnh trở lại bắt đầu xử trí, tiếp tục giải thích đạo lý, pháp lý, chính sách, làm cho đối phương áy náy, cân nhắc chấp nhận xử lý. Như vậy vừa giải quyết được vấn đề, vừa bảo vệ được tính uy nghiêm của pháp luật, có tác dụng cảnh báo, giáo dục đối với các sự kiện tương tự khác trong xã hội.
-         Chọn đúng thời cơ, dũng cảm đương đầu rủi ro
Các sự kiện tập thể từ lúc nảy sinh đến lúc bùng nổ, từ lúc tập hợp phi pháp đến đối đầu chống lại pháp luật, từ chỗ vi phạm nhẹ đến khi bùng nổ bạo lực phạm tội là không có điểm ngoặt chuyển tiếp, có lúc do có tình thế là bùng phát, có lúc do sự kiện mở rộng phạm vi, có lúc được kích hoạt bởi các nhân tố tự nhiên. Bởi thế cơ quan công an nhất định phải nắm bắt được thời điểm can thiệp, giải quyết một cách ổn thoả và tích cực:
-         Tấn công hữu hiệu, đề phòng tái diễn:
Trong xử lý các sự kiện mang tính tập thể, đối với những người cấp tiến phạm tội phải xử lý nghiêm khắc, chú trọng hiệu quả xử lý, đồng thời phải phát huy triệt để vai trò của các tổ chức cơ sở, tích cực tranh thủ sự ủng hộ, đồng lòng của quần chúng. Cố gắng hết sức không để sinh ra hậu quả thù địch mới, tránh kích hoạt mâu thuẫn để dẫn đến sự kiện mới./.
-Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo lại kêu gọi cải cách
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bác bỏ những so sánh giữa Trung Quốc và các nước Trung Đông từng bị rung chuyển bởi biến động chính trị, nhưng ông vẫn tiếp tục kêu gọi những cải cách từng bước về chính trị, tuyên bố rằng các công dân cần phải được tự do để phê bình và kiểm soát chính phủ của mình.
Nguồn: Jeremy Page, Wall Street Journal

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
14.03.2011
Tin từ Bắc Kinh-Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bác bỏ những so sánh giữa Trung Quốc và các nước Trung Đông từng bị rung chuyển bởi biến động chính trị, nhưng ông vẫn tiếp tục kêu gọi những cải cách từng bước về chính trị, tuyên bố rằng các công dân cần phải được tự do để phê bình và kiểm soát chính phủ của mình.
Phát biểu của ông hôm thứ Hai vào ngày cuối phiên họp thường niên của Quốc Hội nhân dân Nhà nước, diễn ra chỉ bốn ngày sau khi chủ tịch Quốc Hội Ngô Bang Quốc, nhân vật số hai trong Đảng Cộng sản cam kết không bao giờ chấp nhận một mô hình chính trị kiểu Tây phương.
Các tuyên bố của hai nhà lãnh đạo đã nêu bật những thách thức đối diện với Đảng khi họ đang nỗ lực tự chuẩn bị để đáp ứng với một loạt bất mãn xã hội ngày càng cấp thiết và phức tạp, trong khi vẫn cố gắng để duy trì độc quyền về quyền lực và đàn áp các tổ chức đối lập chính trị.
Trong những tuần gần đây, chính phủ đã bị ám ảnh bởi những lời nặc danh trên mạng kêu gọi mọi người bắt chuớc cuộc "cách mạng hoa Nhài" của Tunisia bằng các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố lớn.
"Không có gì bất di bất dịch trong thế giới này" ông Ôn Gia Bảo đã phát biểu như thế trong một cuộc họp báo. "Nếu không thay đổi về chính trị, kinh tế thì công cuộc cải cách không thể thành công và những thành tựu của chúng ta đã có thể bị mất".
Trái ngược với một số nước ở Trung Đông và Bắc Phi, ông Ôn Gia Bảo cho biết rằng người dân Trung Quốc đã nhìn thấy chính phủ của mình có đáp ứng với những bất công xã hội. Tuy nhiên, ông bày tỏ sự quan tâm đặc biệt về nạn lạm phát và tham nhũng là hai vấn đề đã thúc đẩy đến tình trạng bất ổn trong thế giới Ả Rập.
"Mối nguy hiểm lớn nhất hiện nay là nạn tham nhũng" ông nói. "Nếu muốn giải quyết những bất mãn của nhân dân và thực hiện các mong muốn của họ, chúng ta phải tạo điều kiện cho người dân được chỉ trích và giám sát chính phủ".
Tuy nhiên, ông nói thêm, cải cách chính trị "đòi hỏi một môi trường ổn định, hài hòa xã hội và cần phải được đưa ra trong một phương cách có trật tự dưới sự lãnh đạo của Đảng".
Nhận định của ông đã lặp lại một lời kêu gọi tương tự mà ông đưa ra hồi năm ngoái, lần đầu tiên trong bài phát biểu vào tháng Tám ở thành phố phía nam Thẩm Quyến, cái nôi của cải cách kinh tế của Trung Quốc và sau đó lập lại một lần nữa trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho đài truyền hình CNN vào tháng Chín.
Những nhận xét trên chỉ được loan tải qua các phương tiện truyền thông chọn lọc của nhà nước Trung Quốc, làm tăng thêm dự đoán cho rằng các nhận xét của thủ tướng đã bị chính các cơ quan tuyên truyền của nhà nước kiểm duyệt vì đã chủ trương một lập trường không được thành phần còn lại của hàng lãnh đạo Trung Quốc đồng tình, bao gồm chủ tịch nước và tổng bí thư Hồ Cẩm Đào.
Một số nhà phân tích người Trung Quốc và nước ngoài cho rằng mối xung đột rõ ràng này sẽ tác động đến cuộc thay đổi lãnh đạo mười năm một lần sắp tới, khi ông Hồ Cẩm Đào và ít nhất là sáu nhà lãnh đạo hàng đầu khác sẽ nghỉ hưu khỏi các chức vụ trong Đảng của họ.
Tuy nhiên, từ đó, hầu hết các nhà phân tích đã kết luận rằng ông Ôn chỉ muốn đề cập đến sự cải cách chính trị hạn chế, có được sự ủng hộ từ hầu hết các đồng nghiệp của ông trong đảng, được hình thành nhằm tăng cường hơn là làm giảm bớt sức kềm kẹp của Đảng về quyền lực.
Ông Ngô, chủ tịch Quốc Hội, nhân vật rõ ràng là cấp dưới so với ông Ôn - đã tung ra một âm điệu nhấn mạnh nữa trong bài phát biểu với Quốc Hội TQ hôm Thứ năm, trong đó ông cự tuyệt không bao giờ chấp nhận một hệ thống chính trị kiểu Tây phương dựa trên sự phân quyền và bầu cử đa đảng.
"Nếu chúng ta từ bỏ ... những thành quả của phát triển mà chúng ta từng đạt được sẽ bị mất và thậm chí đất nước có thể rơi vào vực thẳm của cuộc xung đột dân sự" ông nói.
Các nhà phân tích nói rằng dường như giới lãnh đạo Trung Quốc đang đóng băng các kế hoạch mở rộng việc bầu cử trực tiếp đến cấp chức cao hơn cho hàng trưởng thôn, xã của chính phủ từng được giới thiệu vào năm 1988 và hiện đang tiến hành trên toàn quốc. Tuy nhiên họ đang ngày càng tìm cách làm cho Đảng thêm minh bạch, trách nhiệm và đáp ứng được các vấn đề xã hội, đặc biệt bằng cách cố gắng kiểm soát sức mạnh của Internet.
Ông Ôn Gia Bảo cũng bày tỏ nỗi lo ngại về nạn lạm phát, vẫn tương đối cao ở mức 4,9% trong cả hai tháng giêng và tháng hai bất chấp một loạt các biện pháp của chính phủ bao gồm cả ba lần tăng lãi suất gần đây. "Lạm phát cũng giống như một con hổ, một khi thả ra sẽ rất khó để bắt lại vào trong chuồng" ông nói.
Ông đổ lỗi nhiều cho yếu tố quốc tế về sự việc này, đặc biệt là "một số quốc gia đã thực hiện các chính sách gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng - một nhận xét đa phần là nhắm vào Hoa Kỳ - khiến tạo tạo nên các biến động quy mô lớn" trong tỷ lệ trao đổi toàn cầu và giá cả hàng hoá.
Một yếu tố khác, ông trích dẫn, là tình trạng bất ổn gần đây trong thế giới Ả Rập, mà ông nói đã khiến đẩy giá dầu lên hơn 100 USD / thùng.
Ông Ôn Gia Bảo khẳng định rằng trong năm nay Trung Quốc sẽ ưu tiên tập trung chống nạn lạm phát. Nhưng khi được hỏi liệu phản ứng của chính phủ có bao gồm việc tăng giá đồng Nhân dân tệ đánh giá nhanh hơn hay không, ông nhấn mạnh là sẽ tăng từ từ. Mỹ cho rằng một đồng nhân dân tệ mạnh hơn sẽ có lợi ích nhất co riêng Trung Quốc vì sẽ giúp chống được lạm phát từ việc giảm chi phí nhập khẩu bằng tiền tệ địa phương.
"Chúng tôi cũng sẽ tăng thêm tính linh hoạt của [đồng nhân dân tệ] cho phù hợp với nhu cầu thị trường" ông nói. "Nhưng đồng thời chúng ta phải nhớ rằng hình thức tăng giá này là từng bước, vì nó liên quan đến công ăn việc làm và những gì má các công ty kinh doanh có thể kham được. Chúng ta phải duy trì ổn định xã hội".

Tổng số lượt xem trang