The Christian Science Monitor
Donald Kirk
Ngày 10 tháng 3 năm 2011
Bắc Triều Tiên đã khiến giới quan sát sửng sốt khi họ có tài biến báo vụ việc Hàn Quốc cứu hộ một chiếc thuyền chở đầy người Bắc Triều Tiên thành một vụ tuyên truyền.
Từ vụ việc 31 người Bắc Triều Tiên trôi giạt trên một chiếc thuyền vào vùng biển Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên đã phản công lại bằng một cú tuyên truyền khiến cho Hàn Quốc bị đặt trong một tình huống cực kỳ khó xử và đồng thời làm mất tiêu luôn những vấn đề trọng đại liên quan đến hai miền.
Chi tiết rắc rối của vụ này nằm ở chỗ bốn trong số 31 người vì cảm kích trước những gì họ chứng kiến tại Hàn Quốc nên đã đề đạt nguyện vọng là họ chẳng muốn đi đâu nữa, tức là họ muốn ở lại luôn Hàn Quốc. Ấy thế nhưng chính quyền Bắc Triều Tiên lại tuyên bố, về thì về cả nếu không thì đừng có ai về nữa.
Để chứng tỏ thông điệp này là dứt khoát mà lại lâm ly nữa, Bắc Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc đưa bốn con người bướng bỉnh kia tới ngôi làng Panmunjom ở vùng khu phi quân sự để họ gặp những người bà con đang buồn rầu ai oán của họ. Đoán biết Hàn Quốc bác bỏ đề nghị này, Bắc Triều Tiên ngay lập tức đã tung lên Internet hình ảnh những người bà con kia đang nài nỉ bốn người trở về nhà.
Đoạn băng video này được đưa lên một trang web của Bắc Triều Tiên nhưng ở Bắc Triều Tiên thì không xem được dù chỉ có rất ít người ở đó có máy tính còn ở Hàn Quốc thì cảnh sát ngăn chặn không cho đoạn băng hiển thị. Nhưng các trang web ở Hàn Quốc đã tình cờ có được đoạn băng đó từ những trang web ở nước khác và thế là thông điệp kia của Bắc Triều Tiên rút cục cũng tìm được cách để lách vào hệ thống thông tin đại chúng của đất nước này.
Có thể biết chắc chắn rằng không một ai trong số 31 con người trên chiếc thuyền kia nhìn hoặc nghe phong phanh về đoạn băng, thế nhưng các nhà phân tích đồng ý rằng toàn bộ cái cách dùng số phận của người thân để tuyên truyền đúng là tỏ ra hiệu quả hơn những lời lẽ hoa mỹ vẫn thường thấy trong mối quan hệ đối đầu hai miền Bắc-Nam.
“Kiểu gì đi nữa, nếu bốn người đó quay về Bắc Triều Tiên, tôi không nghĩ họ sẽ cứu được gia đình của họ,” Dan Bielefeld nói với Mạng lưới vì Dân chủ và Nhân quyền cho Bắc Triều Tiên (Netword for North Korean Democrary and Human Rights). “Chỉ nguyên cái việc trước đó họ tuyên bố không quay về nữa đã khiến cho bốn gia đình gặp rắc rối to rồi.”
Một điều trớ trêu đặc biệt của sự việc xảy ra vào tháng trước ấy là chiếc thuyền lúc đó đang đánh bắt tôm ở vùng biển Hoàng Hải rồi bị hỏng máy và được Hàn Quốc cứu tại một nơi gần chính hòn đảo mà pháo của Bắc Triều Tiên đã nã đạn hồi tháng 11 [năm 2010]. Chiếc thuyền mỏng manh đó hiện vẫn đang neo đậu ở một nơi gần hòn đảo đó cách bờ biển của Bắc Triều Tiên khoảng tám dặm.
Hàn Quốc đã đưa 31 người đi thăm thú một chút và cung cấp chỗ ở đầy đủ tiện nghi và đồ ăn thức uống ngon lành, một thứ bị coi là xa xỉ mà hầu hết người dân Bắc Triều Tiên đều không được hưởng.
Mặc dù vậy, nhà chức trách Hàn Quốc thừa nhận họ hoàn toàn không thể lường trước được việc Bắc Triều Tiên từ chối tiếp nhận 27 người muốn trở về nhà khi họ được đưa đến làng Panmunjom ở khu vực đường giới tuyến.
Ha Tae-keung, giám đốc đài phát thanh North Korea Open Radio được phát bằng sóng ngắn vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên, tin rằng “Bắc Triều Tiên đang dùng chiến thuật làm cho vấn đề này trở thành vấn đề quan trọng số một đối với Hàn Quốc.” Mục đích, ông Ha Tae-keung nói, là làm cho Hàn Quốc sao lãng việc đề nghị Bắc Triều Tiên phải xin lỗi vì đã bắn chìm tàu hộ tống Cheonan tại vùng biển Hoàng Hải cách đây gần một năm khiến 46 thủy thủ bị thiệt mạng và sau đó là nã pháo vào đảo Yeonpyeong giết chết hai thủy thủ và hai dân thường.
“Đây là một cơ hội tuyệt vời để họ thay đổi chương trình nghị sự,” ông Hae Tae-keung nói. Và nếu Hàn Quốc từ chối đáp ứng yêu cầu này, ông Hae Tae-keung dự đoán Bắc Triều Tiên thể nào cũng tìm ra cớ để bắt giữ một người Hàn Quốc ở Tổ Hợp Kinh tế Kaesong nằm gần làng Panmunjom nơi Hàn Quốc đang quản lý 50 nhà máy nhỏ tuyển dụng 46.000 người Bắc Triều Tiên.
Một cách lý giải khác tại sao Bắc Triều Tiên đang làm to chuyện vụ thuyền nhân này ấy là họ đang muốn ngăn chặn những người muốn đào thoát. Trong tháng 1 và tháng 2, 354 người Bắc Triều Tiên đã đào thoát qua đường Trung Quốc rồi sau đó đi qua Mông Cổ, Việt Nam và Thái Lan, đưa tổng số người đào thoát sang Hàn Quốc là 20.761.
“Họ lo sợ sẽ có thêm những người đào thoát,” Park Jin-keol làm việc tại Mạng lưới vì Dân chủ và Nhân quyền cho Bắc Triều Tiên nói. “Họ muốn ngăn chặn những người muốn đào thoát. Họ muốn dùng những thuyền nhân này làm phương tiện tuyên truyền.”
Một số người đã chỉ trích rất mạnh cái cách mà Hàn Quốc xử lý vụ này. Kim Sang-hun, người đang điều hành Trung tâm Cơ sở Dữ liệu Nhân Quyền Bắc Triều Tiên (the North Korea Human Rights Database Center) cho rằng lẽ ra nhà chức trách Hàn Quốc phải trả lại tất cả những thuyền nhân đó mà không cần thiết phải tuyên truyền chuyện này hoặc cho phép họ lựa chọn ở lại Hàn Quốc.
“Họ nói rằng họ đã đi lạc” ông Kim nói. “Bây giờ thì họ đã được ăn ngon, đã được đi thăm thú.” Chuyện được đối xử nhã nhặn như vậy đã được phơi ra rồi nên nhiều người ở Hàn Quốc tin rằng Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ bỏ tù những ai quay về.
Trong lúc rắc rối đang diễn ra âm ỉ thì hình ảnh những người thân và tiếng cầu xin ai oán của họ làm động lòng người dân Bắc Triều Tiên. “Con nhớ bố quá, bố ơi,” con gái của một trong bốn người lựa chọn ở lại Hàn Quốc đã kêu gào. “Bố mau mau về nhà đi.”
Người dịch: Phạm Anh Tuấn
Donald Kirk
Ngày 10 tháng 3 năm 2011
Bắc Triều Tiên đã khiến giới quan sát sửng sốt khi họ có tài biến báo vụ việc Hàn Quốc cứu hộ một chiếc thuyền chở đầy người Bắc Triều Tiên thành một vụ tuyên truyền.
Từ vụ việc 31 người Bắc Triều Tiên trôi giạt trên một chiếc thuyền vào vùng biển Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên đã phản công lại bằng một cú tuyên truyền khiến cho Hàn Quốc bị đặt trong một tình huống cực kỳ khó xử và đồng thời làm mất tiêu luôn những vấn đề trọng đại liên quan đến hai miền.
Chi tiết rắc rối của vụ này nằm ở chỗ bốn trong số 31 người vì cảm kích trước những gì họ chứng kiến tại Hàn Quốc nên đã đề đạt nguyện vọng là họ chẳng muốn đi đâu nữa, tức là họ muốn ở lại luôn Hàn Quốc. Ấy thế nhưng chính quyền Bắc Triều Tiên lại tuyên bố, về thì về cả nếu không thì đừng có ai về nữa.
Để chứng tỏ thông điệp này là dứt khoát mà lại lâm ly nữa, Bắc Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc đưa bốn con người bướng bỉnh kia tới ngôi làng Panmunjom ở vùng khu phi quân sự để họ gặp những người bà con đang buồn rầu ai oán của họ. Đoán biết Hàn Quốc bác bỏ đề nghị này, Bắc Triều Tiên ngay lập tức đã tung lên Internet hình ảnh những người bà con kia đang nài nỉ bốn người trở về nhà.
Đoạn băng video này được đưa lên một trang web của Bắc Triều Tiên nhưng ở Bắc Triều Tiên thì không xem được dù chỉ có rất ít người ở đó có máy tính còn ở Hàn Quốc thì cảnh sát ngăn chặn không cho đoạn băng hiển thị. Nhưng các trang web ở Hàn Quốc đã tình cờ có được đoạn băng đó từ những trang web ở nước khác và thế là thông điệp kia của Bắc Triều Tiên rút cục cũng tìm được cách để lách vào hệ thống thông tin đại chúng của đất nước này.
Có thể biết chắc chắn rằng không một ai trong số 31 con người trên chiếc thuyền kia nhìn hoặc nghe phong phanh về đoạn băng, thế nhưng các nhà phân tích đồng ý rằng toàn bộ cái cách dùng số phận của người thân để tuyên truyền đúng là tỏ ra hiệu quả hơn những lời lẽ hoa mỹ vẫn thường thấy trong mối quan hệ đối đầu hai miền Bắc-Nam.
“Kiểu gì đi nữa, nếu bốn người đó quay về Bắc Triều Tiên, tôi không nghĩ họ sẽ cứu được gia đình của họ,” Dan Bielefeld nói với Mạng lưới vì Dân chủ và Nhân quyền cho Bắc Triều Tiên (Netword for North Korean Democrary and Human Rights). “Chỉ nguyên cái việc trước đó họ tuyên bố không quay về nữa đã khiến cho bốn gia đình gặp rắc rối to rồi.”
Tuyên truyền của Bắc Triều Tiên chống lại nghĩa cử nhân hậu của đất nước Hàn Quốc
Nhưng trong chuyện này điều gây sửng sốt thực sự không hẳn nằm ở số phận tàn nhẫn được cho là đang chờ đợi những người thân ở Bắc Triều Tiên mà nằm ở sự thành thạo đến tàn nhẫn được Bắc Triều Tiên sử dụng khi khai thác toàn bộ tình tiết này.Một điều trớ trêu đặc biệt của sự việc xảy ra vào tháng trước ấy là chiếc thuyền lúc đó đang đánh bắt tôm ở vùng biển Hoàng Hải rồi bị hỏng máy và được Hàn Quốc cứu tại một nơi gần chính hòn đảo mà pháo của Bắc Triều Tiên đã nã đạn hồi tháng 11 [năm 2010]. Chiếc thuyền mỏng manh đó hiện vẫn đang neo đậu ở một nơi gần hòn đảo đó cách bờ biển của Bắc Triều Tiên khoảng tám dặm.
Hàn Quốc đã đưa 31 người đi thăm thú một chút và cung cấp chỗ ở đầy đủ tiện nghi và đồ ăn thức uống ngon lành, một thứ bị coi là xa xỉ mà hầu hết người dân Bắc Triều Tiên đều không được hưởng.
Mặc dù vậy, nhà chức trách Hàn Quốc thừa nhận họ hoàn toàn không thể lường trước được việc Bắc Triều Tiên từ chối tiếp nhận 27 người muốn trở về nhà khi họ được đưa đến làng Panmunjom ở khu vực đường giới tuyến.
Liệu có khả năng Bắc Triều Tiên đang chơi trò nghi binh?
Tình huống bế tắc vì “những thuyền nhân này”, như họ đã đến lúc phải được gọi bằng đúng cái danh từ như vậy, đang đặt ra một hướng mới trong hàng loạt những vấn đề mà Hàn Quốc muốn thảo luận với Bắc Triều Tiên. Nhưng tạm thời thì Bắc Triều Tiên từ chối đàm phán về bất cứ điều gì cho tới khi 31 người của họ xuất hiện tại làng Panmunjom.Ha Tae-keung, giám đốc đài phát thanh North Korea Open Radio được phát bằng sóng ngắn vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên, tin rằng “Bắc Triều Tiên đang dùng chiến thuật làm cho vấn đề này trở thành vấn đề quan trọng số một đối với Hàn Quốc.” Mục đích, ông Ha Tae-keung nói, là làm cho Hàn Quốc sao lãng việc đề nghị Bắc Triều Tiên phải xin lỗi vì đã bắn chìm tàu hộ tống Cheonan tại vùng biển Hoàng Hải cách đây gần một năm khiến 46 thủy thủ bị thiệt mạng và sau đó là nã pháo vào đảo Yeonpyeong giết chết hai thủy thủ và hai dân thường.
“Đây là một cơ hội tuyệt vời để họ thay đổi chương trình nghị sự,” ông Hae Tae-keung nói. Và nếu Hàn Quốc từ chối đáp ứng yêu cầu này, ông Hae Tae-keung dự đoán Bắc Triều Tiên thể nào cũng tìm ra cớ để bắt giữ một người Hàn Quốc ở Tổ Hợp Kinh tế Kaesong nằm gần làng Panmunjom nơi Hàn Quốc đang quản lý 50 nhà máy nhỏ tuyển dụng 46.000 người Bắc Triều Tiên.
Một cách lý giải khác tại sao Bắc Triều Tiên đang làm to chuyện vụ thuyền nhân này ấy là họ đang muốn ngăn chặn những người muốn đào thoát. Trong tháng 1 và tháng 2, 354 người Bắc Triều Tiên đã đào thoát qua đường Trung Quốc rồi sau đó đi qua Mông Cổ, Việt Nam và Thái Lan, đưa tổng số người đào thoát sang Hàn Quốc là 20.761.
“Họ lo sợ sẽ có thêm những người đào thoát,” Park Jin-keol làm việc tại Mạng lưới vì Dân chủ và Nhân quyền cho Bắc Triều Tiên nói. “Họ muốn ngăn chặn những người muốn đào thoát. Họ muốn dùng những thuyền nhân này làm phương tiện tuyên truyền.”
Một số người đã chỉ trích rất mạnh cái cách mà Hàn Quốc xử lý vụ này. Kim Sang-hun, người đang điều hành Trung tâm Cơ sở Dữ liệu Nhân Quyền Bắc Triều Tiên (the North Korea Human Rights Database Center) cho rằng lẽ ra nhà chức trách Hàn Quốc phải trả lại tất cả những thuyền nhân đó mà không cần thiết phải tuyên truyền chuyện này hoặc cho phép họ lựa chọn ở lại Hàn Quốc.
“Họ nói rằng họ đã đi lạc” ông Kim nói. “Bây giờ thì họ đã được ăn ngon, đã được đi thăm thú.” Chuyện được đối xử nhã nhặn như vậy đã được phơi ra rồi nên nhiều người ở Hàn Quốc tin rằng Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ bỏ tù những ai quay về.
Trong lúc rắc rối đang diễn ra âm ỉ thì hình ảnh những người thân và tiếng cầu xin ai oán của họ làm động lòng người dân Bắc Triều Tiên. “Con nhớ bố quá, bố ơi,” con gái của một trong bốn người lựa chọn ở lại Hàn Quốc đã kêu gào. “Bố mau mau về nhà đi.”
Người dịch: Phạm Anh Tuấn