Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Cách mạng Ảrập không mang lại dân chủ?

-Cách mạng Ảrập không mang lại dân chủ? BBC-Sử gia Anh Niall Ferguson nói không nên trông đợi dân chủ từ các cuộc cách mạng ở thế giới Ảrập.
Niall Ferguson (bên phải) trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero
Ông Niall Ferguson là sử gia
có tiếng và cũng gây tranh cãi
Nhiều nhà bình luận trong thời gian gần đây nhìn vào các cuộc biểu tình ở thế giới Ảrập, từ Tunisia, Ai Cập, Bahrain cho tới Yemen và Libya và ngả theo hướng dân chủ sẽ phát triển ở những nước này.
Tuy nhiên sử gia có tiếng người Anh Niall Ferguson, người hiện đang làm việc tại Đại học Harvard của Hoa Kỳ, nhận định điều này khó có khả năng xảy ra vì thế giới Hồi giáo thiếu một số yếu tố trong sáu ý tưởng lớn mà ông nói đã giúp phương Tây thống trị thế giới trong hàng trăm năm qua.

Những ý tưởng lớn mà ông Ferguson nói có thể gọi là "ứng dụng tuyệt hảo" theo ngôn ngữ máy tính là: cạnh tranh, khoa học, quyền sở hữu bất động sản, y khoa, xã hội tiêu dùng và tác phong làm việc.
Sử gia Anh nói một số xã hội Hồi giáo đã 'tải xuống' các ứng dụng này và thể hiện ra ở nền kinh tế rất cạnh tranh và năng động ở Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, khả năng tinh luyện Uranium của các khoa học gia Iran và các bệnh viện cao cấp và siêu thị long lanh ở Dubai.
Nhưng tại thế giới Hồi giáo, ông Ferguson nhận định, vẫn thiếu ứng dụng số ba và số sáu: quyền sở hữu bất động sản và tác phong làm việc.
Ngay cả với sự can thiệp quân sự toàn diện của Hoa Kỳ cộng với hàng tỷ đô la đầu tư trong vòng tám năm qua nhưng chính phủ được bầu lên ở Iraq còn rất mong manh.
Sử gia Niall Ferguson
Niall Ferguson nói sự kém phát huy của quyền sở hữu bất động sản là một trong những lý do khiến kinh tế và nền dân chủ ở các nước Ảrập kém phát triển.
Ông nói:
"Dân chủ thường chỉ phát triển trong những xã hội có những nền móng cần thiết: một số lượng lớn người trung lưu sở hữu đất đai, một xã hội dân sự phát triển với quyền tự do hội họp, tự do đảng phái và tự do báo chí...
"Ngay cả với sự can thiệp quân sự toàn diện của Hoa Kỳ cộng với hàng tỷ đôla đầu tư trong vòng tám năm qua nhưng chính phủ được bầu lên ở Iraq còn rất mong manh."
Quá khứ huy hoàng
Vị sử gia Anh nói trong lịch sử có những lúc thế giới Hồi giáo huy hoàng và sáng láng hơn nhiều so với phương Tây.
Theo Niall Ferguson, các hậu duệ của Tiên tri Mohammed đã có thể xây dựng được một trong những đế chế ấn tượng nhất: Đế chế Ottoman.
Kim tự tháp Ai Cập
Ông Ferguson nói thế giới Hồi giáo đã từng huy hoàng hơn phương Tây
Họ cũng đi tiên phong trong các vấn đề khoa học từ hàng trăm năm trước, Nhà Trí tuệ (Bayt al-Hikma) được lập ra tại Baghdad vào thế kỷ thứ chín.
Ông Ferguson nói những cơ sở được coi là những bệnh viện thật sự đầu tiên xuất hiện tại Damascus nhờ công của Caliph al-Waleed bin Abdel Malek hồi năm 707.
Và ngay cả Đại học Al-Karaouine lập ra tại Fez hồi năm 859 được một số chuyên gia coi là đại học đầu tiên của thế giới.
Nhưng thế cờ thay đổi từ thế kỷ 16 khi phương Tây trỗi dậy và từ chỗ lúc đầu chỉ chiếm 10 phần trăm dân diện tích đất đai và 16 phần trăm dân số đã vươn lên thành 11 đế chế cai quản 3/5 lãnh thổ và dân số cũng như 3/4 sản lượng kinh thế thế giới vào năm 1913.
Niall Ferguson nói phương Tây nhờ những kiến thức từ thời Hồi giáo trung cổ mà có được nhiều thành tựu ngày nay.
Một số độc giả đã có ý kiến sau khi ông Niall Ferguson đăng cả bài trên báo Evening Standard của Anh trong ngày hôm qua để trình bày những nhận định của ông.
Một độc giả của Evening Standard nói sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dựa trên cái mà độc giả này gọi là sự tham lam chỉ là nhất thời và sự phục hưng thực sự đang bắt đầu ở phương Đông và cả trong thế giới Hồi giáo.

-Đối thoại Mỹ - Việt về tự do thông tinBBC-Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Baer khẳng định quan điểm ủng hộ tự do Internet nhưng muốn Việt Nam là đối tác lâu dài.

Tổng số lượt xem trang