QĐND - Thứ Bẩy, 05/03/2011, 22:14 (GMT+7)
QĐND - Từ đầu năm 2011, các cuộc biểu tình đã liên tiếp bùng phát tại Trung Đông và Bắc Phi, nơi có các quốc gia được cho là ổn định và giàu có. Sự bất ổn của khu vực này có nhiều nguyên nhân, cả bên trong lẫn bên ngoài. Xin giới thiệu cùng bạn đọc góc nhìn của tác giả Nguyễn Đình Thuận, một chuyên gia về Quan hệ quốc tế.
Điều gì khiến cho các chính phủ Tuy-ni-di và Ai Cập sụp đổ nhanh chóng và một số chính phủ khác tại An-giê-ri, Li-bi, hay xa hơn về phía đông là Y-ê-men, I-ran hay Ba-ranh đang chật vật tìm giải pháp ổn định giữa những biển người nổi dậy? Liệu đây có phải là biểu hiện của sự “khao khát về dân chủ” như truyền thông của phương Tây tuyên truyền hay đó chính là sự cạn kiệt niềm tin và kiên nhẫn của người dân đang phải sống trong những xã hội mà bất bình đẳng đang ngự trị?
Trong hai tháng vừa qua, các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới ngày đêm trưng lên những hình ảnh bạo lực tại Tuy-ni-di, Ai Cập kèm theo con số thương vong không ngừng được cập nhật, sự hỗn loạn liên tục lan rộng và sau đó là sự ra đi của những nhà lãnh đạo sau hàng chục năm nắm quyền. Đó dường như là sự lựa chọn ưa thích của truyền thông phương Tây về điều được gọi là “làn sóng dân chủ” hay mỹ miều hơn là “cách mạng hoa nhài”, những thứ không khác mấy so với những gì họ mô tả về bất ổn chính trị tại In-đô-nê-xi-a năm 1997 hay tại U-crai-na năm 2004.
Người biểu tình đốt phá tại Ai Cập. Ảnh: AFP |
Chắc chắn rằng đó không phải là cốt lõi của vấn đề ở Trung Đông và Bắc Phi. Đấu tranh vì dân chủ không có chỗ cho sự đập phá và hôi của tại các cửa hàng và thậm chí là cướp bóc những hiện vật quý báu trong Bảo tàng Ai Cập. Những biến cố chính trị này có thể được ví như việc bộc phát của khối u ác tính trong một cơ thể tưởng như bình thường. Trong hơn hai thập niên qua, Tuy-ni-di, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc hoặc An-giê-ri là những quốc gia phát triển tương đối ổn định và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ GDP trên đầu người ở mức 9.300USD tại Tuy-ni-di hay hơn 6000 USD tại Ai Cập hoặc thấp hơn một chút ở các nước khác không có nghĩa là mọi người dân đều có phần trong đó.
Có thể thấy, quốc gia lâm nguy là kết quả cuối cùng của các chính sách kinh tế đi chệch mục tiêu. Những quyết sách kinh tế của chính quyền Tuy-ni-di hay Ai Cập cộng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu dường như đã khiến xã hội các nước Bắc Phi này đi vào rối ren hơn. Tình trạng thất nghiệp gia tăng tỷ lệ thuận với giá tiêu dùng sinh hoạt, đặc biệt tỷ lệ sản xuất lương thực theo đầu người ngày một giảm sút, nguồn ngũ cốc, bột mì ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, phần lớn dân số Tuy-ni-di và Ai Cập sống với khoản thu nhập trung bình mỗi ngày dưới 2USD. Khi những bất cập và bế tắc trong cuộc sống hằng ngày không được giải quyết và bị kìm nén lâu ngày trong dân chúng sẽ giống như búi cỏ khô, chỉ cần một mồi lửa nhỏ là có thể bùng cháy. Đây chính là căn nguyên sâu xa dẫn đến các biến cố chính trị tại các nước Trung Đông và Bắc Phi.
Nếu coi các cuộc nổi dậy chỉ là những đám đông bị kích động chống chính phủ và thành công nhờ sử dụng các mạng xã hội trên internet thì có thể chưa đánh giá hết vấn đề. Dù cách thức tổ chức có thể khác nhau, số lượng người tham gia nơi ít nơi nhiều, song mục tiêu rõ ràng của những người dân xuống đường là buộc người đứng đầu quốc gia tại vị quá lâu năm, đồng thời là các tỷ phú phải rời bỏ quyền lực. Ông Ben A-li (Ben Ali), cựu Tổng thống Tuy-ni-di, và ông Hô-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak), cựu Tổng thống Ai Cập nằm trong số những nhà lãnh đạo nắm quyền lâu nhất tại châu Phi. Quyền lực lớn, tự cho phép thay đổi hiến pháp nhiều lần nhằm bảo đảm cho họ vị trí lãnh đạo gần như là suốt đời chắc chắn bị nhìn nhận là tham quyền cố vị và độc đoán. Quyền lực đó cũng có nguy cơ tạo ra sự lãnh đạo kế thừa, thế tập. Chính vì vậy, việc ra đi của những nhà lãnh đạo quốc gia được tin tưởng sẽ là bước khởi đầu thuận lợi về việc phân chia lại quyền lợi kinh tế.
Sự sụp đổ chính quyền của ông Ben A-li và ông Mu-ba-rắc được giới phân tích phương Tây coi là “mốc son” báo hiệu cuộc “cách mạng dân chủ” đã thành công, khơi mào cho những phong trào tương tự tại các quốc gia lân cận, nơi cũng có những tương đồng về cấu trúc xã hội. Song rõ ràng là quá vội vàng nếu như gọi đó là “cách mạng”. Cụm từ “cách mạng” đã được sử dụng một cách dễ dàng và trong tâm trạng hỉ hả của những thế lực muốn quảng bá cho dân chủ kiểu phương Tây.
Người ta từng sôi nổi nói về “Cách mạng Cam” tại U-crai-na năm 2004, rồi một thời gian ngắn sau đó lại tự kết luận “giấc mộng cam” đã nhạt màu vì “những nhà cách mạng” đã không giảm được nạn tham nhũng, không vãn hồi được công lý và niềm tin. Chính vì vậy, để nhận biết về một cuộc cách mạng, chắc chắn phải xem xét hạ tầng đó sẽ thay đổi gì, thể chế chuyển biến như thế nào hay cuộc sống của người dân sẽ thay đổi theo hướng tích cực ra sao chứ không phải đơn thuần là sự sụp đổ của một chính phủ. Hiện nay, tại Tuy-ni-di, hệ thống chính trị chưa xác định được hướng đi rõ ràng; tại Ai Cập, sự ra đi của ông Mu-ba-rắc mở đường cho quân đội thiết lập quyền lãnh đạo với cam kết trả lại quyền dân chủ sau 6 tháng. Thời gian đó liệu sẽ giúp hình thành nên một chế độ dân chủ thực sự hay người dân lại một lần nữa xuống đường để chống lại chế độ quân sự vốn “bỗng dưng” được trao quyền và không muốn rời bỏ?
Nhưng có lẽ, bất cứ sự thành hay suy của một chính quyền hợp pháp nào cũng sẽ để lại những bài học sâu sắc. Nếu có rút ra những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chính quyền từ những biến cố chính trị nêu trên, thì đó hẳn phải là sự điều hành chính sách hiệu quả, việc chẩn đoán, nắm bắt được những thay đổi trong mỗi giai tầng xã hội và những cam kết từ cấp cao nhất để bảo đảm chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt theo lộ trình định sẵn. Gạt bỏ sang một bên quan điểm cho rằng các cuộc biểu tình, nổi dậy, thậm chí là bạo loạn từng xảy ra trên đường phố ở Tuy-ni-di, Ai Cập và hiện nay là Li-bi là phong trào đòi tự do, dân chủ vốn đang là “mốt” của báo chí phương Tây, có thể thấy rằng một khi người dân không nhận đủ nhu cầu hằng ngày trong cuộc sống, một khi các lợi ích kinh tế không được chia sẻ công bằng trong thời gian dài, thì khó tránh được biến cố sẽ xảy ra.
Nguyễn Đình Thuận
Chính biến ở Bắc Phi - Trung Đông, hãy cảnh giác! (CAND) 09:03:00 06/03/2011
Có thể nói, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới thảm kịch ở Libye và một số nước khác, chính là do truyền thông phương Tây. Họ thêu dệt đủ điều về sự tệ hại của các chính thể và những người đứng đầu các nước Bắc Phi, nhưng lại tảng lờ câu hỏi: Vì sao suốt thời gian qua, các nước phương Tây vẫn bắt tay với các chính thể này?
>> Libya: Quân chính phủ và quân nổi dậy tranh giành kiểm soát khu vực dầu mỏ và hải cảng
Không chỉ có nguyên nhân nội tại
Vậy là chỉ sau rất ít ngày, hành động bột phát tự thiêu của Mohamed Bouazizi, người Tunisie, đã khởi động cho một cuộc nổi dậy của dân chúng khiến Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisie phải chạy trốn. "Tàn lửa" của vụ tự thiêu "bắn" sang các nước láng giềng, khiến Hosni Moubarak của Ai Cập phải thoái vị, còn đất nước Libye đang bên bờ một cuộc nội chiến, hàng nghìn người thiệt mạng, nguy cơ một thảm họa nhân đạo đã nhãn tiền...
Suốt thời gian qua, truyền thông phương Tây miệt mài đưa tin và phân tích nguyên nhân của các cuộc chính biến, mà theo họ chủ yếu là nguyên nhân nội tại: thể chế chính trị mất dân chủ, độc tài, quân phiệt, tham nhũng, gia đình trị; kinh tế kém phát triển, phụ thuộc nước ngoài và chủ yếu nằm trong tay các tập đoàn kinh tế gia đình, chênh lệch giàu nghèo quá lớn, đời sống người dân gặp khốn khó, khiến người dân căm ghét thế lực cầm quyền…
Nhưng nếu xem xét các sự kiện như là kết quả tổng hòa của một tập hợp các nguyên nhân, sẽ không khó để nhận ra, nguyên nhân nội tại chỉ là một mặt của vấn đề, bởi còn có cả các nguyên nhân tác động từ bên ngoài.
Tới hôm nay, hẳn chưa ai quên vụ bê bối thông tin của giới ngoại giao Hoa Kỳ đã bị WikiLeaks phơi bày. Và trong hàng nghìn bức điện do WikiLeaks công bố, có cả các bức điện được gửi ngày 10/9/2007 từ Đại sứ quán Mỹ ở Cairo về Bộ Ngoại giao Mỹ. Các bức điện cho thấy Mỹ đã chuẩn bị điều kiện cho những cuộc "cách mạng sắc màu" ở Ai Cập.
Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cũng như Đại sứ quán Mỹ ở Cairo đã có các hoạt động "thúc đẩy dân chủ" như viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ các hoạt động nhằm cải cách chính trị và bầu cử, thúc đẩy phát triển xã hội dân sự, giáo dục, nhân quyền; thúc đẩy quyền tự do của các hiệp hội và cải cách đối với liên đoàn lao động; phát triển các phương tiện truyền thông độc lập, thúc đẩy cải tiến phương thức quản lý đối với các phương tiện truyền thông.
Từ năm tài chính 2008, Mỹ đã chi 65 - 75 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động dân chủ ở Ai Cập; tới năm 2009 là 75 triệu USD, trong đó 25 triệu USD cho các hoạt động ngoài lãnh thổ Ai Cập, 50 triệu USD cho các hoạt động trên lãnh thổ Ai Cập.
Có thể nói, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới thảm kịch ở Libye và một số nước khác, chính là do truyền thông phương Tây. Họ thêu dệt đủ điều về sự tệ hại của các chính thể và những người đứng đầu các nước Bắc Phi, nhưng lại tảng lờ câu hỏi: Vì sao suốt thời gian qua, các nước phương Tây vẫn bắt tay với các chính thể này? Bởi, nếu nói chính thể các nước Bắc Phi và Trung Đông là "độc tài, mất dân chủ", thì lẽ nào chính Mỹ, Anh và các đồng minh phương Tây của họ suốt hàng thập kỷ qua đã hậu thuẫn cho nhiều "thể chế độc tài, mất dân chủ" để đổi lấy dầu mỏ, tiến hành các chiến dịch chống khủng bố và ngăn không cho người dân từ nơi này tràn vào châu Âu?
Thêm nữa, nếu biết tiền bạc của Mubarak, của Kadhafi có được (theo truyền thông phương Tây là hàng chục tỷ đô la. Đúng vậy không, làm sao có thể xác minh!?) là do tham nhũng, thì tại sao các ngân hàng ở Thụy Sỹ, Hoa Kỳ vẫn nhận tiền gửi? Chẳng hóa ra, các ngân hàng đó lại tiếp tay cho tham nhũng, hoặc cố tình phạm tội "tiêu thụ của gian"? Nếu thật sự hành động để chống "độc tài, tham nhũng" thì tại sao Mỹ và một số nước phương Tây lại phải chờ tới khi những chế độ "độc tài, tham nhũng" thất thế thì mới tiến hành phong tỏa tài sản? Phải chăng lợi nhuận và cơn khát dầu lửa làm cho họ mờ mắt?!
Người phương Tây ai cũng biết rất rõ câu nói: "Hãy cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào", vận dụng câu nói này để phân tích quan hệ của Mỹ và một số nước phương Tây với một số nước ở Bắc Phi và Trung Đông, có thể sẽ nhận biết được nhiều điều!
Như là những đòi hỏi nội tại, sự bức xúc của người dân ở các nước Bắc Phi, Trung Đông có thể là có thật, nhưng căn cứ vào diễn biến của các sự kiện đã xảy ra, thì dường như động lực chính thúc đẩy họ xuống đường không phải là "tự do, dân chủ" mà trước hết và quan trọng nhất đối với họ là giải quyết vấn đề nghèo đói. Trong khi đó, truyền thông phương Tây lại hàng ngày thi nhau đưa tin quần chúng nổi dậy đòi "tự do, dân chủ, chống độc tài", rồi thêu dệt về một "phong trào dân chủ" đã trưởng thành, thậm chí vẽ nên viễn cảnh một xã hội tương lai có khả năng giải quyết mọi bức xúc của xã hội!
Thiết nghĩ, đến hiện tại, các khái niệm "tự do, dân chủ" rồi cách thức thực hiện "tự do, dân chủ" như thế nào... còn có một số nội dung và cách hiểu khác nhau, tùy thuộc nhãn quan chính trị của người tiếp cận những khái niệm này (nếu không nói là đôi khi rất mù mờ, trừu tượng). Vì thế không có gì bảo đảm rằng giới trí thức ở cả Đông và Tây (trong đó có các nhà chính trị) đã thống nhất và hiểu một cách thấu đáo.
Có một sự thật là, dù một xã hội đã trưởng thành đến mức nào thì "tâm lý đám đông" vẫn rất dễ chi phối hành vi của một cộng đồng, không ngẫu nhiên lại thấy ngay cả tại các nước phát triển, nhiều người dân hễ thấy có đám đông tụ tập là xúm vào, đi theo hò reo và cổ vũ, cho dù chưa biết mục đích, ý nghĩa sự kiện.
Nắm được trạng thái tâm lý cảm tính này, truyền thông phương Tây và các trang như Facebook, Twitter trên internet tập trung khai thác, kích động, dẫn dắt, tập hợp lực lượng xuống đường biểu tình chống chính quyền. Nhiều báo chí nước ngoài nói rằng, phóng viên phương Tây và nhân viên một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã luồn lách trong các đoàn biểu tình để kích động, hỗ trợ, tâng bốc một số thanh niên, sinh viên làm cho họ ngộ nhận, ngỡ mình tuổi trẻ tài cao, có tinh thần ái quốc, đang đi làm cách mạng, sắp thành lãnh tụ khiến cho họ càng hăng hái hơn!
Thực tế đó cho thấy, tình hình Bắc Phi và Trung Đông sẽ tiếp tục phức tạp, nếu người dân ở đây tiếp tục tin vào truyền thông phương Tây! Và nói như người Việt Nam thì, cứ tin truyền thông phương Tây, sẽ có ngày "đổ thóc giống ra mà ăn"!
Coi chừng "đục nước béo cò"?!
Vì một số bức xúc cụ thể và ngắn hạn, nhân dân các nước Bắc Phi và Trung Đông đã "làm cách mạng" nhưng liệu rồi đây họ có tìm được cơm no, áo ấm hay không? Chưa ai có thể trả lời vào lúc này. Song cho tới nay, những ai quan tâm tới tình hình ở khu vực này đã có thể hình dung ra cái "kịch bản" 3 màn do phương Tây đạo diễn.
Màn 1: Kích động các cuộc nổi dậy chống chính quyền mà truyền thông phương Tây gọi là "cách mạng sắc màu đòi tự do, dân chủ" và họ đã đạo diễn khá thành công. Màn 2 có 2 hồi: Hồi 1, trước áp lực của dân chúng và sức ép từ bên ngoài, Tổng thống chạy trốn hoặc từ chức; nhưng bước đi tiếp theo của đất nước như thế nào, thì chưa ai biết được. Như ở Tunisie và Ai Cập, các lực lượng "dân chủ quốc nội" đang dàn xếp để tìm "minh quân" (và không có gì đảm bảo các thế lực ngoại bang cũng nhân cơ hội này "đục nước béo cò", đưa người của họ lên nắm quyền để trục lợi). Rồi, rất có thể người dân đói vẫn hoàn đói ăn, còn "tự do, dân chủ" vẫn là khái niệm trừu tượng ở tận đẩu tận đâu.
Hồi 2, Tổng thống không chịu nhượng bộ, người biểu tình bị đàn áp, từ biểu tình ôn hòa đến bạo động và nội chiến cách nhau chỉ gang tấc, như ở Libya hiện nay. Hồi 2 kết thúc sẽ chuyển sang Màn 3 là mở đường cho sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vì lý do "nhân quyền" hay "nhân đạo" gì đó. Mà bằng chứng là mấy ngày vừa qua, Mỹ, Anh và đồng minh của họ tuyên bố sử dụng mọi giải pháp kể cả quân sự để can thiệp vào Libya. (Trên thực tế, một toán biệt kích của Hà Lan đã bí mật nhảy dù xuống miền Đông Libya hỗ trợ lực lượng nổi dậy đã bị lực lượng của Tổng thống Kadhafi bắt giữ).
Liên hợp quốc đã truất quyền thành viên Hội đồng Nhân quyền của Libye. Điều này có thể tạo "cơ sở pháp lý" để Mỹ và đồng minh can thiệp bằng vũ lực vào Libya nhân danh cái gọi là "bảo vệ nhân quyền". Cả thế giới đang theo dõi sát sao màn 3 của vở kịch ở Libya do phương Tây viết kịch bản và đạo diễn!
Chưa nói tới một cảnh diễn khác còn thú vị hơn. Chẳng là, trong bối cảnh thế giới Arab chưa tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị đang lan rộng, thì Thủ tướng Anh David Cameron lại có chuyến thăm Ai Cập và Kuwait trong bốn ngày. Nhân sự kiện này, tờ Daily Mail (Anh) ra ngày 22/ giật tít lớn: Đạo đức giả lại diễn ra: Cameron dẫn các nhà thầu quân sự theo cùng trong chuyến thăm Ai Cập để thúc đẩy dân chủ, bài báo cho biết dư luận ở Anh phê phán Thủ tướng Cameron lợi dụng tình hình rối ren ở Trung Đông và Bắc Phi để tìm kiếm các hợp đồng bán vũ khí.
Dư luận lo ngại vũ khí của nước họ có thể bị sử dụng vào mục đích trấn áp, bắn giết người biểu tình như đang xảy ra ở Libya, nơi mà một phần các loại súng đạn và dụng cụ trấn áp được nhập khẩu từ London! Có thể coi sự kiện này là một bằng chứng cho thấy giới chính trị quốc tế chỉ chăm chắm cho quyền lợi của nước mình, và họ ứng xử theo nguyên tắc: "Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi"!
Phương Tây quan ngại, "gậy ông đập lưng ông"
Trong lúc nhân dân các nước Bắc Phi và Trung Đông chưa tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra thì một số nhà cầm quyền ở phương Tây lại có toan tính riêng cho lợi ích của nước họ. Khi bạo loạn xảy ra, chính giới Hoa Kỳ và phương Tây chẳng những không cứu nguy những "người bạn độc tài, mất dân chủ", đồng minh một thời của mình ở Tunisie và Ai Cập mà còn yêu cầu chuyển giao quyền lực, đáp ứng nguyện vọng của dân chúng.
Giờ đây, lúc những "người bạn độc tài" đó đã ra đi, họ lại chẳng thèm đếm xỉa đến động lực chính thúc đẩy quần chúng nổi dậy mà quan tâm tới các vấn đề khác như làm sao kiếm được những hợp đồng béo bở như nói ở trên và tìm cách giải quyết những mối lo nhãn tiền của chính họ. Khi mà các cơ quan tình báo của Mỹ và phương Tây còn thiếu thông tin dự báo về các cuộc chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, thì hệ quả của hành động cũng ở thế khả năng nhiều hơn là xác thực. Do đó, hoàn toàn có thể sẽ xảy ra tình huống khi chính phủ mới được thành lập ở Ai Cập hay Tunisie, người đứng đầu lại có tư tưởng "chống Mỹ và phương Tây" như từng xảy ra trước đây.
Giáo sư Mark Dean, nhà Arab học (Đại học Lodz - Ba lan) đã nói rằng: "Vào thời điểm này nếu cho phép một cái gì đó mà chúng ta gọi là dân chủ, sẽ tồn tại một nguy cơ, chẳng hạn như năm 1991 tại Algeria, lực lượng tôn giáo đã thắng trong cuộc tranh giành quyền lực. Đây là cái điều phương Tây lo sợ". Liệu rồi đây, một Ai Cập từng là đồng minh của Hoa Kỳ trong suốt 30 năm vẫn tiếp tục được chính thể mới duy trì hay sẽ trở thành một đối trọng mới, ai mà biết được. Và giả dụ, người đứng đầu của chính quyền mới ở Ai Cập lại là người của tổ chức "Huynh đệ Hồi giáo" (Muslim Brotherhood-MB) thì quan hệ giữa Ai Cập với Mỹ và phương Tây sẽ ra sao?
Lịch sử loài người đã có nhiều trải nghiệm về các cuộc chính biến diễn ra ở nhiều quốc gia. Đứng về phía lương tri của nhân loại, chúng ta hy vọng và cầu mong một sự ổn định, một tương lai tương sáng cho nhân dân Bắc Phi, nhân dân Trung Đông nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Tuy nhiên, vì chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó có sự đan xen phức tạp giữa tiến bộ và phản tiến bộ, giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa tham vọng về lợi ích ích kỷ với ước mơ được có một cuộc sống lành mạnh... do đó, chúng ta không thể nào lãng quên câu nói của Phu-xích: "Hỡi loài người, hãy (tiếp tục) cảnh giác!"
Vậy là chỉ sau rất ít ngày, hành động bột phát tự thiêu của Mohamed Bouazizi, người Tunisie, đã khởi động cho một cuộc nổi dậy của dân chúng khiến Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisie phải chạy trốn. "Tàn lửa" của vụ tự thiêu "bắn" sang các nước láng giềng, khiến Hosni Moubarak của Ai Cập phải thoái vị, còn đất nước Libye đang bên bờ một cuộc nội chiến, hàng nghìn người thiệt mạng, nguy cơ một thảm họa nhân đạo đã nhãn tiền...
Suốt thời gian qua, truyền thông phương Tây miệt mài đưa tin và phân tích nguyên nhân của các cuộc chính biến, mà theo họ chủ yếu là nguyên nhân nội tại: thể chế chính trị mất dân chủ, độc tài, quân phiệt, tham nhũng, gia đình trị; kinh tế kém phát triển, phụ thuộc nước ngoài và chủ yếu nằm trong tay các tập đoàn kinh tế gia đình, chênh lệch giàu nghèo quá lớn, đời sống người dân gặp khốn khó, khiến người dân căm ghét thế lực cầm quyền…
Nhưng nếu xem xét các sự kiện như là kết quả tổng hòa của một tập hợp các nguyên nhân, sẽ không khó để nhận ra, nguyên nhân nội tại chỉ là một mặt của vấn đề, bởi còn có cả các nguyên nhân tác động từ bên ngoài.
Thủ tướng Anh David Cameron (trái) gặp người đứng đầu chính quyền quân sự Ai Cập Field Marshall Hussein Tantawi ngày 21/2. |
Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cũng như Đại sứ quán Mỹ ở Cairo đã có các hoạt động "thúc đẩy dân chủ" như viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ các hoạt động nhằm cải cách chính trị và bầu cử, thúc đẩy phát triển xã hội dân sự, giáo dục, nhân quyền; thúc đẩy quyền tự do của các hiệp hội và cải cách đối với liên đoàn lao động; phát triển các phương tiện truyền thông độc lập, thúc đẩy cải tiến phương thức quản lý đối với các phương tiện truyền thông.
Từ năm tài chính 2008, Mỹ đã chi 65 - 75 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động dân chủ ở Ai Cập; tới năm 2009 là 75 triệu USD, trong đó 25 triệu USD cho các hoạt động ngoài lãnh thổ Ai Cập, 50 triệu USD cho các hoạt động trên lãnh thổ Ai Cập.
Có thể nói, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới thảm kịch ở Libye và một số nước khác, chính là do truyền thông phương Tây. Họ thêu dệt đủ điều về sự tệ hại của các chính thể và những người đứng đầu các nước Bắc Phi, nhưng lại tảng lờ câu hỏi: Vì sao suốt thời gian qua, các nước phương Tây vẫn bắt tay với các chính thể này? Bởi, nếu nói chính thể các nước Bắc Phi và Trung Đông là "độc tài, mất dân chủ", thì lẽ nào chính Mỹ, Anh và các đồng minh phương Tây của họ suốt hàng thập kỷ qua đã hậu thuẫn cho nhiều "thể chế độc tài, mất dân chủ" để đổi lấy dầu mỏ, tiến hành các chiến dịch chống khủng bố và ngăn không cho người dân từ nơi này tràn vào châu Âu?
Obama và Mubarack tại Cairo 2009. |
Người phương Tây ai cũng biết rất rõ câu nói: "Hãy cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào", vận dụng câu nói này để phân tích quan hệ của Mỹ và một số nước phương Tây với một số nước ở Bắc Phi và Trung Đông, có thể sẽ nhận biết được nhiều điều!
Như là những đòi hỏi nội tại, sự bức xúc của người dân ở các nước Bắc Phi, Trung Đông có thể là có thật, nhưng căn cứ vào diễn biến của các sự kiện đã xảy ra, thì dường như động lực chính thúc đẩy họ xuống đường không phải là "tự do, dân chủ" mà trước hết và quan trọng nhất đối với họ là giải quyết vấn đề nghèo đói. Trong khi đó, truyền thông phương Tây lại hàng ngày thi nhau đưa tin quần chúng nổi dậy đòi "tự do, dân chủ, chống độc tài", rồi thêu dệt về một "phong trào dân chủ" đã trưởng thành, thậm chí vẽ nên viễn cảnh một xã hội tương lai có khả năng giải quyết mọi bức xúc của xã hội!
Thiết nghĩ, đến hiện tại, các khái niệm "tự do, dân chủ" rồi cách thức thực hiện "tự do, dân chủ" như thế nào... còn có một số nội dung và cách hiểu khác nhau, tùy thuộc nhãn quan chính trị của người tiếp cận những khái niệm này (nếu không nói là đôi khi rất mù mờ, trừu tượng). Vì thế không có gì bảo đảm rằng giới trí thức ở cả Đông và Tây (trong đó có các nhà chính trị) đã thống nhất và hiểu một cách thấu đáo.
Có một sự thật là, dù một xã hội đã trưởng thành đến mức nào thì "tâm lý đám đông" vẫn rất dễ chi phối hành vi của một cộng đồng, không ngẫu nhiên lại thấy ngay cả tại các nước phát triển, nhiều người dân hễ thấy có đám đông tụ tập là xúm vào, đi theo hò reo và cổ vũ, cho dù chưa biết mục đích, ý nghĩa sự kiện.
Nắm được trạng thái tâm lý cảm tính này, truyền thông phương Tây và các trang như Facebook, Twitter trên internet tập trung khai thác, kích động, dẫn dắt, tập hợp lực lượng xuống đường biểu tình chống chính quyền. Nhiều báo chí nước ngoài nói rằng, phóng viên phương Tây và nhân viên một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã luồn lách trong các đoàn biểu tình để kích động, hỗ trợ, tâng bốc một số thanh niên, sinh viên làm cho họ ngộ nhận, ngỡ mình tuổi trẻ tài cao, có tinh thần ái quốc, đang đi làm cách mạng, sắp thành lãnh tụ khiến cho họ càng hăng hái hơn!
Thực tế đó cho thấy, tình hình Bắc Phi và Trung Đông sẽ tiếp tục phức tạp, nếu người dân ở đây tiếp tục tin vào truyền thông phương Tây! Và nói như người Việt Nam thì, cứ tin truyền thông phương Tây, sẽ có ngày "đổ thóc giống ra mà ăn"!
Coi chừng "đục nước béo cò"?!
Vì một số bức xúc cụ thể và ngắn hạn, nhân dân các nước Bắc Phi và Trung Đông đã "làm cách mạng" nhưng liệu rồi đây họ có tìm được cơm no, áo ấm hay không? Chưa ai có thể trả lời vào lúc này. Song cho tới nay, những ai quan tâm tới tình hình ở khu vực này đã có thể hình dung ra cái "kịch bản" 3 màn do phương Tây đạo diễn.
Màn 1: Kích động các cuộc nổi dậy chống chính quyền mà truyền thông phương Tây gọi là "cách mạng sắc màu đòi tự do, dân chủ" và họ đã đạo diễn khá thành công. Màn 2 có 2 hồi: Hồi 1, trước áp lực của dân chúng và sức ép từ bên ngoài, Tổng thống chạy trốn hoặc từ chức; nhưng bước đi tiếp theo của đất nước như thế nào, thì chưa ai biết được. Như ở Tunisie và Ai Cập, các lực lượng "dân chủ quốc nội" đang dàn xếp để tìm "minh quân" (và không có gì đảm bảo các thế lực ngoại bang cũng nhân cơ hội này "đục nước béo cò", đưa người của họ lên nắm quyền để trục lợi). Rồi, rất có thể người dân đói vẫn hoàn đói ăn, còn "tự do, dân chủ" vẫn là khái niệm trừu tượng ở tận đẩu tận đâu.
Hồi 2, Tổng thống không chịu nhượng bộ, người biểu tình bị đàn áp, từ biểu tình ôn hòa đến bạo động và nội chiến cách nhau chỉ gang tấc, như ở Libya hiện nay. Hồi 2 kết thúc sẽ chuyển sang Màn 3 là mở đường cho sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vì lý do "nhân quyền" hay "nhân đạo" gì đó. Mà bằng chứng là mấy ngày vừa qua, Mỹ, Anh và đồng minh của họ tuyên bố sử dụng mọi giải pháp kể cả quân sự để can thiệp vào Libya. (Trên thực tế, một toán biệt kích của Hà Lan đã bí mật nhảy dù xuống miền Đông Libya hỗ trợ lực lượng nổi dậy đã bị lực lượng của Tổng thống Kadhafi bắt giữ).
Liên hợp quốc đã truất quyền thành viên Hội đồng Nhân quyền của Libye. Điều này có thể tạo "cơ sở pháp lý" để Mỹ và đồng minh can thiệp bằng vũ lực vào Libya nhân danh cái gọi là "bảo vệ nhân quyền". Cả thế giới đang theo dõi sát sao màn 3 của vở kịch ở Libya do phương Tây viết kịch bản và đạo diễn!
Chưa nói tới một cảnh diễn khác còn thú vị hơn. Chẳng là, trong bối cảnh thế giới Arab chưa tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị đang lan rộng, thì Thủ tướng Anh David Cameron lại có chuyến thăm Ai Cập và Kuwait trong bốn ngày. Nhân sự kiện này, tờ Daily Mail (Anh) ra ngày 22/ giật tít lớn: Đạo đức giả lại diễn ra: Cameron dẫn các nhà thầu quân sự theo cùng trong chuyến thăm Ai Cập để thúc đẩy dân chủ, bài báo cho biết dư luận ở Anh phê phán Thủ tướng Cameron lợi dụng tình hình rối ren ở Trung Đông và Bắc Phi để tìm kiếm các hợp đồng bán vũ khí.
Dư luận lo ngại vũ khí của nước họ có thể bị sử dụng vào mục đích trấn áp, bắn giết người biểu tình như đang xảy ra ở Libya, nơi mà một phần các loại súng đạn và dụng cụ trấn áp được nhập khẩu từ London! Có thể coi sự kiện này là một bằng chứng cho thấy giới chính trị quốc tế chỉ chăm chắm cho quyền lợi của nước mình, và họ ứng xử theo nguyên tắc: "Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi"!
Phương Tây quan ngại, "gậy ông đập lưng ông"
Trong lúc nhân dân các nước Bắc Phi và Trung Đông chưa tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra thì một số nhà cầm quyền ở phương Tây lại có toan tính riêng cho lợi ích của nước họ. Khi bạo loạn xảy ra, chính giới Hoa Kỳ và phương Tây chẳng những không cứu nguy những "người bạn độc tài, mất dân chủ", đồng minh một thời của mình ở Tunisie và Ai Cập mà còn yêu cầu chuyển giao quyền lực, đáp ứng nguyện vọng của dân chúng.
Giờ đây, lúc những "người bạn độc tài" đó đã ra đi, họ lại chẳng thèm đếm xỉa đến động lực chính thúc đẩy quần chúng nổi dậy mà quan tâm tới các vấn đề khác như làm sao kiếm được những hợp đồng béo bở như nói ở trên và tìm cách giải quyết những mối lo nhãn tiền của chính họ. Khi mà các cơ quan tình báo của Mỹ và phương Tây còn thiếu thông tin dự báo về các cuộc chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, thì hệ quả của hành động cũng ở thế khả năng nhiều hơn là xác thực. Do đó, hoàn toàn có thể sẽ xảy ra tình huống khi chính phủ mới được thành lập ở Ai Cập hay Tunisie, người đứng đầu lại có tư tưởng "chống Mỹ và phương Tây" như từng xảy ra trước đây.
Giáo sư Mark Dean, nhà Arab học (Đại học Lodz - Ba lan) đã nói rằng: "Vào thời điểm này nếu cho phép một cái gì đó mà chúng ta gọi là dân chủ, sẽ tồn tại một nguy cơ, chẳng hạn như năm 1991 tại Algeria, lực lượng tôn giáo đã thắng trong cuộc tranh giành quyền lực. Đây là cái điều phương Tây lo sợ". Liệu rồi đây, một Ai Cập từng là đồng minh của Hoa Kỳ trong suốt 30 năm vẫn tiếp tục được chính thể mới duy trì hay sẽ trở thành một đối trọng mới, ai mà biết được. Và giả dụ, người đứng đầu của chính quyền mới ở Ai Cập lại là người của tổ chức "Huynh đệ Hồi giáo" (Muslim Brotherhood-MB) thì quan hệ giữa Ai Cập với Mỹ và phương Tây sẽ ra sao?
Lịch sử loài người đã có nhiều trải nghiệm về các cuộc chính biến diễn ra ở nhiều quốc gia. Đứng về phía lương tri của nhân loại, chúng ta hy vọng và cầu mong một sự ổn định, một tương lai tương sáng cho nhân dân Bắc Phi, nhân dân Trung Đông nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Tuy nhiên, vì chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó có sự đan xen phức tạp giữa tiến bộ và phản tiến bộ, giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa tham vọng về lợi ích ích kỷ với ước mơ được có một cuộc sống lành mạnh... do đó, chúng ta không thể nào lãng quên câu nói của Phu-xích: "Hỡi loài người, hãy (tiếp tục) cảnh giác!"
Phạm Văn