Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

TRẦN KHẢI: TQ Hán Hóa Cam Bốt

-TRUNG QUỐC MUỐN GÌ KHI ĐẦU TƯ VÀO CAMPUCHIA basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAMTTXVN (Phnôm Pênh 1/3)
 Với đu đ trên, tác giả Laura J.Snook trong một bài viết đăng trên tạp chí “Kinh tế Campuchia ngày nay”, số ra từ 27/2-4/3/2012, cho rằng cái gọi là “thiện chí” và “lòng tốt” của Trung Quốc khi đầu tư vào Campuchia chỉ hoàn toàn là sự “che đậy nhằm trục lợi chính trị”; và chừng nào Hun Sen còn ở thế thượng phong thì quyền lợi của Trung Quốc sẽ còn gia tăng và được bảo vệ Sau đây là nội dung chính của bài viết:
“Chúng tôi sẽ trở lại”. Đó là lời thề sinh tử của cựu Đại sứ Trung Quốc Khang Mâu Triệu vào ngày 25/3/1970, khi ông này lên chuyến bay của hãng hàng không Thụy Sĩ để thoát khỏi chế độ Lon Nol khi họ chiếm được Phnôm Pênh với sự bảo trợ của Mỹ.

Lời thề của ông ta đã trờ thành lời tiên tri khi bốn thập kỷ sau Trung Quốc đã củng cố sự có mặt của họ ở Campuchia với tư cách là một đồng minh quan trọng nhất của vương quốc nhỏ bé này. Với việc Bắc Kinh ủng hộ thái quá tư cách Chủ tịch (luân phiên) ASEAN của Campuchia, “mối quan hệ đặc biệt” này được bảo đảm bằng một mối quan hệ đối tác vượt quá những vấn đề thuần túy kinh tế.
Mối quan hệ này cũng không phải là mới mẻ! Vào năm 1296, Sứ thần Trung Quốc Chu Đạt Quan đã đến các ngôi đền Angkor và dành một năm sau đó để viết một khảo cứu về phong tục của Campuchia trong triều đại Indravarman III. Tài liệu của ông cho đến nay vẫn còn là một nguồn quan trọng để chúng ta hiểu biết về đế quốc Khơme và tính phức tạp của nó, giống như những hậu duệ của các nhà buôn Trung Hoa, những người nhập cư đến đây từ hàng nghìn năm trước, giờ vẫn là những trụ cột của kinh tế Campuchia.
Sáu thế kỷ sau, Trung Quốc đã vơ được mọi thứ trên sòng bài, kể ca tiền đặt cọc. Kể từ năm 1953, khi Campuchia giành được độc lập, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mỹ, Thái Lan và Việt Nam bằng cách liên tục bảo hộ những người hùng của Campuchia, như nhận định của Tiến sĩ Ian Storey thuộc Học viện nghiên cứu Đông Nam Á của Xinhgapo trong cuốn “Trung Quốc đang thắt chặt mối quan hệ với Campuchia”.
Trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đó là Quốc vương Norodom Sihanouk; từ 1975 đến 1978 là thủ lĩnh khét tiếng Pol Pot của Khơme Đỏ; kể từ năm 1997 là Thủ tướng Hun Sen (với nhiều khả năng nhờ sự bảo trợ ngầm của Trung Quốc, đã lật đổ quyền lực của đồng Thủ tướng, Hoàng thân Norodom Ranariddh, trong cuộc đảo chính đẫm máu vào năm 1997 và nay là một Thủ tướng bám trụ quyền lực lâu nhất châu Á). Đổi lại, Trung Quốc tiếp tục chiến lược vung tiền để thu lại những lợi ích chính trị.
Một trong những may mắn bất ngờ đến vào những năm 1960 khi Sihanouk tiến hành chiến dịch tại Liên hợp quốc nhằm trục xuất Đài Loan để giành ghế này cho Trung Hoa Đại lục. Sự can thiệp này đã giúp Trung Quốc thoát được thế bị cô lập, một sự ủng hộ không thể nào quên. Sau khi Sihanouk bị Lon Nol lật đổ, Bắc Kinh ngay lập tức khôi phục lại quyền tự quyết của người Campuchia. Mao Trạch Đông nói với vị Vua lưu vong: “Ngài phải nói với chúng tôi những gì ngài cần. Nếu chúng tôi biết những gì ngài cần, ngài sẽ có chúng. Bất kỳ điều gì chúng tôi cho ngài cũng không thể so sánh được với những gì ngài đưa đến cho chúng tôi bằng cách lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia”. Mao kết luận: ủng hộ cho Campuchia “…cũng giống như ủng hộ chính chúng tôi”. Trong một diễn văn nảy lửa tại Quảng trường Thiên An Môn, Mao đã tái khẳng định sự ủng hộ này. Phản ứng lại những đe dọa đang rình rập về một cuộc thế chiến mới Mao nói, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh của thế giới thứ ba từ lý tưởng của người Palextin cho đến những người Campuchia, và ông khẩn thiết kêu gọi các quốc gia khác đang chống lại chủ nghĩa thực dân hãy theo gương họ.
Vào lúc Phnôm Pênh rơi vào tay Khơme Đỏ 5 năm sau đó, các mối quan hệ Trung Quốc-Campuchia lôi cuốn như sự lãng mạn của phim Hollywood. Bất kỳ lúc nào Sihanouk đến Trung Quốc, Thủ tướng Chu An Lai cũng đều đích thân đón vị khách Hoàng gia, đưa tiễn ông ở sân bay và các ga xe lửa, đến thăm ông tại nơi ở riêng, mời ông đến nhà ăn trưa và tối. Sihanok và vợ, bà Hoàng Monique, trở thành những người rất được mến chuộng của bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ được công chúng biết đến như thể họ là những minh tinh màn bạc.
Sự trình diễn về tình đoàn kết của Bắc Kinh chưa dừng lại ở đó. Nền kinh tế èo uột của Campuchia khiến nước này phải chào đón sự bảo trợ của Bắc Kinh; và năm 2004 Trung Quốc trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Campuchia. Việc khánh thành nhà sách tiếng Hoa đầu tiên ở Campuchia vào tháng Mười năm ngoái là một sự chứng thực cho mối quan hệ của Trung Quốc với Vương quốc Campuchia. Trên các kệ của nhà sách Xinzhi Book này có tới 80.000 đầu sách bao gồm đủ các loại từ giáo dục, khoa học xã hội, văn học, lối sống, trẻ em, kinh tế, khoa học, kỹ thuật đến lịch sử cổ đại. Khi nhà sách này được khai trương, đại diện Hội người Hoa ở Campuchia nói với Tân Hoa Xã rằng hiện có hơn 700.000 hậu duệ của người Hoa đang sinh sống tại nước này, trong đó có 30.000 học sinh đang học tại 56 trường tiếng Hoa.
Vào tháng 12 năm ngoái, Campuchia khánh thành đập thủy điện lớn nhất nước với 280 triệu USD do Trung Quốc đầu tư. Thủy điện Khamchay tinh Kampot đã bị những người mà Hun Sen gọi là “các nhà môi trường cực đoan” lên án do nó đã không đánh giá đúng hậu quả của tác động môi trường từ việc xây đập. Ngoài ra, trong 9 đập thủy điện Campuchia đang xây thì đã có ít nhất 4 đập do Trung Quốc đầu tư và đã bắt đầu tiến hành từ năm 2009. Tháng Sáu năm ngoái, 257 xe vận tải quân sự Trung Quốc đã được đưa đến Phnôm Pênh. Một tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã gặp nhau để thảo luận việc tăng cường hợp tác quân sự. Vài tuân sau Hun Sen và Đại sứ Trung Quốc Phan Quảng Học khánh thành cầu hữu nghị Campuchia-Trung Quốc ở Prek Kdam (trên Biển Hồ). Có lẽ, một trong thí dụ tiêu biểu nhất cho sự thân thiện đầm ấm này là những sụ kiện ngoài lề của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào năm 2002. Như đã được thuật lại trong tạp chí Nhà ngoại giao (The Diplomat), Hun Sen đã phàn nàn về sự nóng nực và xin lỗi về việc cái máy lạnh bị trục trặc khi ông ngồi cùng với Chu Dung Cơ, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó. Và nhà lãnh đạo đứng hàng thứ hai của Trung Quốc đã khôn khéo trả lời “tôi thích nóng’ . Sau đó ông ta lặng lẽ ký giấy xóa toàn bộ nợ cho Campuchia, trị giá khoảng 2 tỷ USD.
Bắc Kinh được Hun Sen coi là “người bạn tin cậy nhất của Campuchia” khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Campuchia vào tháng 12/2009 và tự nhận họ là “láng giềng tốt”; đồng thời khẳng định sự giúp đỡ của họ không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Hun Sen từng nhiều lần nhấn mạnh: “Trung Quốc tôn trọng các quyết định chính trị của Campuchia. Họ lặng lẽ nhưng đồng thời xây dựng cầu đường (cho Campuchia) và không kèm theo điều kiện rắc rối naò!”. Trên thực tế, những tuyên bố này (của ông Hun Sen) ám chỉ đến những khoản vay với lãi suất thấp của quốc tế được đặt điều kiện liên quan đến nhân quyền và việc quản trị tốt. Tại sao Trung Quốc tiếp tục rót hàng tỉ USD vào một nước nhỏ thời hậu chiến mà không tính đến sự may rủi trong việc chọc giận Washington? “Trung Quốc có mặt ở đây không phải với tư cách của một nhà từ thiện lớn”, phản ứng của Joel Brinkley, tác giả của cuốn “Tai họa của Campuchia”. Ông viết: Họ muốn được lại quả!
Tiến sỹ Storey viết: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rõ ràng để mắt đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Campuchia, dầu khí ngoài khơi nói riêng nhưng lợi lộc lớn nhất mà Bắc Kinh muốn được hưởng khi là trở thành kẻ thao túng nền kinh tế nước này, là ảnh hưởng chính trị. Hun Sen đã thể hiện lòng trung thành của một người ủng hộ khi phụ họa về sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc với chính sách một Trung Hoa duy nhất. Năm 1999, Phnôm Pênh lên án sự kiện NATO ném bom vào Đại sứ quán Trung Quốc ớ Bêôgrát. Bắc Kinh đồng thời có thể khuyến khích các cố gắng của Phnôm Pênh ngăn cản tòa án xét xử Khơme Đỏ, do họ đã có vai trò trong việc ủng hộ chế độ diệt chủng. Đặc quyền được ra vào cảng biển sâu ở thành phố Sihanoukville và Quân cảng Ream để tiến về phía Nam càng chứng tỏ chiến lược tạo lợi thế khi Trung Quốc xác nhận lại sự có mặt của mình ở Biển Đông.
Một số người khác tranh cãi điều này không phải là sự cân bằng tự nhiên để xâm chiếm. Khi Mao Trạch Đông nhấn mạnh với đám đông ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1970, ông đã cân bằng sự ủng hộ đối với Campuchia bằng việc thực hiện 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình lần đầu tiên được ghi nhận trong hiệp ước ký giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 1954. Các nguyên tắc này tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình – đã được ghi nhận trong các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnôm Pênh kể từ đó.
Vì vậy cũng có những người bênh vực Trung Quốc, chẳng hạn như tác giá Sophie Richardson, trong cuốn “Trung Quốc, Campuchia và 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, đã biện luận rằng Trung Quốc là một ân nhân khả kính.
Tuy nhiên, kết luận này còn lâu mới được nhất trí! Yutaka Aoi một quan chức cấp cao thuộc Đại sứ quán Nhật Bản ở Phnôm Pênh đã coi Trung Quốc là “Một kẻ đáng sợ! Các thành viên ASEAN lo ngại rằng Tung Quốc có thể nắm hết các cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ coi Trung Quốc là một kẻ cạnh tranh lớn hơn là một đối tác”. Tuy nhiên đến nay chỉ mới có một thí dụ rõ ràng về việc Bắc Kinh khai thác lợi thế từ sự hiện diện kinh tế để đổi lấy lợi ích chính trị. Nhưng điều này đã rõ hơn khi Trung Quốc có thể đòi sự trao đổi trong những trường hợp đặc biệt Vào năm 2009, với yêu cầu của Trung Quốc, và phớt lờ những sự phản đối lan rộng, nhà cầm quyền Campuchia đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ đang trên đường tị nạn chính trị về Trung Hoa đại lục, nơi họ sẽ đối mặt với những bản án nặng nề do đã tham gia cuộc nổi dậy ở vùng Tân Cương (Trung Quốc). Chỉ trong vòng 48 giờ, Trung Quốc đã thưởng cho Phnôm Pênh một khoản viện trợ trị giá 1,2 tý USD!
Ngoại trưởng Hor Namhong đã thề rằng với tư cách là chủ tịch ASEAN, Campuchia sẽ làm bất kỳ điều gì trong khả năng của mình để làm dịu mối quan hệ giữa các nước trong hiệp hội với Trung Quôc. Như Lý Quang Diệu của Xinhgapo đã viết trong một công điện ngoại giao, được WikiLeak công bổ gần đây, ba thành viên nghèo nhất trong ASEAN là những tai mắt của Trung Quốc trong khu vực. Chỉ trong vòng vài giờ, tất cả những gì được thảo luận trong các cuộc họp của ASEAN, đã được Bắc Kinh tỏ tường, bởi vì họ có quan hệ chặt chẽ với Campuchia, Mianma và Lào!
Tiến sĩ Stoney viết có thể các nhà quan sát, đã bày tỏ lo ngại rằng dân chủ đã bị thỏa hiệp ở Campuchia khi mà Hun Sen còn lãnh đạo một chính phủ được Trung Quốc hỗ trợ. “Không nghi ngờ gì nữa, chừng nào Hun Sen còn tại vị, các quyền lợi của Trung Quốc sẽ hoàn toàn được gia tăng và bảo vệ”./.


- TQ Hán Hóa Cam Bốt TRẦN KHẢI
Đó là chuyện đang xảy ra: trong khi Hải Quân Trung Quốc ầm ĩ ngoaì Biển Đông, một mặt trận khác đang áp sát bên hông Việt Nam, nơi những cánh rừng biên giới Cam Bốt và Lào.
Với tiền tung ra như mưa, các công ty tư bản đỏ Bắc Kinh đang mua quyền khai thác nhiều ngàn hecta rừng Cam Bốt. Và không có gì bảo đảm là, sau khi mãn hạn 99 năm khai thác, các công ty TQ sẽ trả lại đất này cho Cam Bốt, và sau nhiều thế hệ tuổi trẻ trong các vùng sẽ nói hai thứ tiếng Hoa và tiếng Khmer, không có gì để bảo đảm căn cước các thế hệ tương lai không phải là dòng máu TQ.
Thông tin này do Reuters đưa ra hôm 7-3-2012. Lược dịch như sau.

Một thời là những rừng già, nơi cư ngụ của cọp, voi, gấu... nhưng bây giờ rừng quốc gia Botum Sakor National Park ở tây nam Cam Bốt đang bị xóa sổ nhanh chóng để nhường chỗ cho các tay đánh bạc Trung Quốc.
Chut Wutty, giám đốc của hội bênh vực môi trường Natural Resource Protection Group bản doanh ở Nam Vang, nói rằng một thời nơi này là rừng, bây giờ chính phủ bán đất cho tư bản đỏ TQ rồi. Ông nói đó là Tianjin Union Development Group, một công ty điạ ốc từ bắc TQ, hiện đang biến 340 kilomét vuông rừng Botum Sakor trở thành khu giaỉ trí sòng bài khổng lồ.
Một xa lộ dài 64 km gần hoàn tất sẽ cắt xuyên rừng với 4 lằn chạy qua nơi hầu hết là rừng nguyên sinh. Các khu rừng và nơi trú ẩn cho thú rừng ở Cam Bốt đang biến mất nhanh chóng trước làn sóng đầu tư của tư bản TQ, theo lời Chut Wutty và các nhà hoạt động khác.
Năm ngoái, chính phủ Cam Bốt nhượng quyền khai thác đất cho nhiều công ty TQ để phát triển 7,631 kilômét vuông đất, hầu hết là rừng quốc gia, theo khảo sát của Tổ Chức Phát Triển và Nhân Quyền Cam Bốt (ADHOC).
Vùng đất nhượng quyền này tăng gấp 6 lần từ năm 2010 tới 2011, phần lớn vì tư bản TQ tập trung bơm tiền vào đầu tư.
Các gia đình ngư dân ở Botum Sakor nói rằng công ty Union Group dùng kỹ thuật bạo lực để đẩy họ vào sâu hơn. Srey Khmao, 68 tuổi, từ Thmar Sar, nói, “Đây là đất của ông nội tôi để lại. Tôi sống bình yên cho tới khi Union Group tới đe dọa dân làng, buộc phải dọn đi.”
Viện trợ Trung Quốc thường mang hình thức các dự án xây hạ tầng với không ràng buộc điều kiện, nên đã giúp Thủ Tướng Hun Sen bớt lệ thuộc các nước cấp viện Tây Phương, nơi thường đòi minh bạch hồ sơ và đòi tôn trọng nhân quyền.
Chiếm đất, khai thác gỗ rừng lậu và cưỡng chế trục xuất là bình thường ở Cam Bốt. Nhưng với nhượng quyền khai thác đất, chính phủ Cam Bốt đã hợp pháp hóa các hành vi trên ở diện rộng trên các khu rừng hoang dã  cuối cùng, theo lời các  nhà hoạt động.
Hội nhân quyền Cambodian Center for Human Rights nói, các công ty từ Cam Bốt, từ Việt Nam và nhiều nước khác đang túa vào mua quyền khai thác đất, chủ yếu trồng cao su và các cây nông nghiệp. Nhưng các dự án lắm tiền nhất là khai thác mỏ vàng và các khoáng sản khác thì hầu hết là trao cho các công ty Trung Quốc.
Luật về tài nguyên đất của Cam Bốt năm 2001 cấm việc nhượng quyền khai thác đất rộng hơn 10,000 hectares (tức 24,700 acres). Nhưng hãng TQ Union Group đã ký được hợp đồng 99 năm nhờ một sắc lệnh hoàng gia năm 2008 để cho khai thác 36,000 hectares đất từ Botum Sakor.
Trong cùng năm, một hợp đồng ký bởi Bộ Trưởng môi Trường Mok Mareth và chủ tịch hội đồng quản trị Li Zhi Xuan của Union Group: công ty năm ngoái được trao thêm 9,100 hectares giáp giới đất đã ký để xây một đập thủy điện.
Union Group có tham vọng lớn cho khu vực này, sẽ làm một mạng lưới đường lộ, một phi trường quốc tế, một hải cảng cho các tàu du thuyền lớn, 2 hồ trữ nước, các khu nhà condo, các khách sạn, các bệnh viện, các sân golf và một sòng bài có tên là “Angkor Wat on Sea,” theo bản hợp đồng và theo thông tin từ trang web công ty.
Như thế sẽ bơm 3.8 tỷ đôla vào khu nghỉ dưỡng Botum Sakor, theo con số đưa ra bởi Bun Leut, tỉnh trưởng tỉnh ven biển Kok Kong, được các hội nhân quyền dẫn ra.  Vùng khai thác này rộng gần phân nửa diện tích Singapore. Dân chúng trong vùng nói rằng nơi này đã được các kỹ sư TQ đặt tên là “Rồng 7 Đầu” (Thất Đầu Long), hay là “Hong kong II.”
Cheang Sivling, quản đốc người Cam Bốt biết tiếng TQ làm về phân xưởng xây đường của Union Group, nói nơi naỳ chưa có tên gọi, chỉ là tin đồn thôi.
Xa lộ có 4 lằn đường, xây với chi phí 1.1 triệu đô/dặm, một  phần trong mạng lưới đường sẽ do Union Group xây cho cả Botum Sakor, theo lời Cheang.
Mathieu Pellerin, nhà nghiên cứu trong hội nhân quyền Licadho của Cam Bốt, ghi nhận rằng xây mạng lưới đường này sẽ cho dân khai thác gỗ lậu có lối xe lớn vào, và sẽ tăng tốc xóa sổ rừng.
Ông nói, “Botum Sakor đang tan chaỷ rồi.” Nơi làm việc dọc xa lộ đã dựng lên nhiêù căn nhà cho kỹ sư TQ, và được canh gác bởi chiến binh Cam Bốt.
Chey Pheap, 42 tuổi, chủ 1 tiệm tạp hóa, nói, “Tôi bất mãn, nhưng không làm gì được.” Ông và các dân làng còn lại sẽ phải dọn sang các căn nhà xa 10 kilômét cách đó.
Khi được hỏi về nơi sắp dọn tới, một ngươì hàng xóm của Chey là Nhorn Saroen, 52 tuổi, trong nhóm hàng trăm gia đình sắp phải dọn nhà để chỗ cho tư bản TQ lấy đất, nói, “Nơi sẽ tới thì không có việc làm, không có nước, không trường học, không chùa. Chỉ có sốt rét. Chúng tôi được lệnh chỉ thị rằng đó là đất TQ, nên chúng tôi không có quyền chặt 1 cây nào cả. Có vài người phản đốâi, nói sẽ không đi rồi. Thế là họ bị lấy đất và bây giờ họ khôngcó gì hết.”
Pellerin nói hợp đồng nhượng đất của Cam Bốt với Union Group thật là chấn động, khó hiểu, vì “Cam Bốt đang trao 36,000 hectares đất cho 1 công ty ngoại quốc mà không giám sát gì bao nhiêu mà cũng không có lợi ích hiển nhiên gì cho dân chúng.”
Một phần hợp đồng: Union Group ký thác 1 triệu đô vào Hội Đồng Phát Triển Cam Bốt, nhưng không trả lệ phí nào trong thập niên đầu tiên của hợp đồng.
Nhà hoạt động Chut Wutty nói, “Bạn tin rằng sau 99 năm đất này sẽ được trả lại cho Cam Bốt sao? Bạn nghĩ là người ta sẽ đá văng mấy ông TQ ra chăng? Không đâu. Mất vĩnh viễn rồi.”



-Công ty Trung Quốc hối lộ hàng triệu USD ở Campuchia (Bee)-
- Báo chí Campuchia ngày 16/3 đưa tin Phó Thủ tướng nước này Nhek Bun Chhay đã bị kiện vì nhận hối lộ 5,8 triệu USD của một công ty viễn thông Trung Quốc.

Ông Nhek Bun Chhay hiện cũng là Tổng thư ký đảng FUNCINPEC. Đơn kiện cáo buộc ông Nhek Bun Chhay về tội danh nhận hối lộ nhằm giúp một công ty viễn thông Trung Quốc mở mạng 3G tại đất nước chùa tháp.

Nguyên đơn là Bun Tha, một cựu thành viên Đảng FUNCINPEC, hiện là chủ bút tờ “Khmer Amatak” và là ủy viên trung ương Đảng Norodom Ranariddh (NRP). Đơn kiện của ông Bun Tha gửi Cơ quan chống tham nhũng Campuchia dựa trên các tài liệu hợp đồng được phát tán hồi đầu năm về vụ giao dịch được cho là giữa TTK Nhek Bun Chhay và một công ty Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Campuchia Nhek Bun Chhay
Phó Thủ tướng Campuchia Nhek Bun Chhay
Tài liệu này ghi rõ rằng Nhek Bun Chhay và một doanh nghiệp nhân danh ông đã xin giấy phép mở mạng viễn thông 3G tại Campuchia và chuyển cho một công ty có trụ sở tại Hongkong, Trung Quốc. Một tài liệu khác là hóa đơn (đề ngày 12/8/2008), được cho là có chữ ký của TTK Nhek Bun Chhay, cho biết FUNCINPEC đã nhận 5,8 triệu USD trong giao dịch này.

Phó Thủ tướng Nhek Bun Chhay tuyên bố các tài liệu này là giả mạo, đồng thời phủ nhận việc nhận hối lộ, nhưng thừa nhận đã ký vào hóa đơn nói trên.

Bảo Minh (Tổng hợp)

Tổng số lượt xem trang