Nguyễn-Xuân Nghĩa Người Việt Ngày 20120312
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Dám Liều Thì Được, Nhu Nhược Thì Thua - Nhưng Liều Quá Hoá Dại....
* Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào - Bắt tay trước khi vào cuộc? *
Bài này xin hành hạ độc giả mà nói về... "đấu trí luận"....
Chúng ta đều nhớ đoạn cuối "Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa", khi Lưu Huyền Đức ký thác con côi cho Gia Cát Lượng rồi thở hắt. Lập tức, họ Tào đưa năm đạo quân Bắc Ngụy vào đòi nuốt chửng Tây Xuyên, làm triều Hán rung chuyển, các quan thất kinh. Đấy là lúc Thừa tướng lại cáo bệnh!
Ba anh em Lưu Quan Trương vừa chết, vua còn nhỏ và nhược. Ngoài biên thùy, năm đạo quân - mỗi đạo mười vạn, tổng cộng là... nửa triệu - đổ xuống như thác lũ mà chẳng thấy Thừa tướng ra phủ coi công vụ gì cả. Hậu chúa Lưu Thiện đến tận Tướng phủ hỏi han thì được ông trả lời rằng đã... đẩy lui được bốn đạo rồi. Mấy ngày qua, Gia Cát Lượng đóng cửa suy nghĩ cách đối phó với đạo thứ năm. Rồi tìm ra!
Lúc đó, ta lờ mờ đoán là Khổng Minh đang khai triển "game plan" trong đầu. Đấy là truyện dã sử hấp dẫn của văn hoá Trung Hoa.
Ngày nay, Hoa Kỳ đem khoa học vào trò đấu trí.
***
"Đấu trí luận" là một cách gọi chữ "game theory", lý thuyết về trò chơi, nước cờ hay sách lược. Ở cấp quốc gia, mục đích tối thượng là bảo vệ được quyền lợi mà ít nhọc công – khỏi dụng binh.
Từ môn toán học ứng dụng người ta đem lối tính toán ấy vào chính trị, rồi kinh tế. Đến nay có tám người đoạt Nobel Kinh tế nhờ những khám phá về trò đấu trí. Trong số này, có John Nash và John Harsanyi là hai nhà toán học Mỹ đoạt giải năm 1994 (cùng Rheinhard Selten, một kinh tế gia người Đức).
Họ được coi là cha đẻ của "mô thức Nash-Harsanyi."
Từ hai giác độ khác nhau, hai nhà toán học cùng đi tới một kết luận: trong trò đấu trí - hoặc trả giá, mặc cả - giữa nhiều người, tập thể, quốc gia hay nhóm quốc gia, người ta đi tới "điểm quân bình", là điểm thoả thuận, có khi ký thành thoả ước. Nhưng là một sự bất cân xứng theo kiểu tứ/lục, chứ không là tình trạng 50/50, mỗi bên nhượng bộ một nửa để được một nửa. Thường thì có kẻ đoạt lợi nhiều hơn.
Người viết xin có vài chữ về lý thuyết quái gở ấy, hẳn là cũng có cơ sở nên hai tác giả mới lãnh Nobel! Mà không phải là Nobel Hoà bình kiểu Henry Kissinger và Lê Đức Thọ.
***
Xin hãy tưởng tượng ra cuộc cờ giả định và năm sáu nước cờ.
Bước vào cuộc chơi, hai bên điểm quân tính số, hư hay thực thì còn tùy khả năng tình báo để che giấu và tuyên truyền để khoe khoang. Hãy nghĩ quân là sức mạnh quân sự, số là số liệu kinh tế. Rồi họ thử dùng uy. Là dọa sử dụng thế lực của mình để đòi phần hơn. Hoặc dùng ân, là quyền lợi kinh tế, ngoại giao hay an ninh để chiêu dụ đối phương, để kéo bè kéo đảng, lập ra liên minh chẳng hạn. Chuyện ân-uy song phương lại thành cục diện đa phương với nhiều nước đứng sau hai kỳ thủ vì có quyền lợi hay an ninh dính dáng tới cuộc cờ.
Khi ấy, yếu tố quyết định là người trong cuộc chấp nhận rủi ro đến cỡ nào để đạt mục tiêu.
Theo lý luận Nash-Harsanyi, kẻ chiến thắng và chiếm phần hơn trong trận đấu trí rắc rối đó là kẻ có cái gan của... Khương Duy. Diễn nôm là "sợ nhiều sẽ được ít - mà sợ ít thì được nhiều". Được vì liều hơn thiên hạ!
Nhưng chuyện ấy ăn chung gì đến chủ đề của mục này là "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"?
Xin hãy tưởng tượng đến cuộc cờ Mỹ-Hoa. Mọi việc bỗng sáng trưng!
***
Hãy nói về bước điểm quân tính số.
Hoa Kỳ có sản lượng kinh tế cỡ 15.000 đô la một năm, Trung Quốc bằng hơn một phần ba. Nếu đếm tài sản – quy ước là 3,4 lần sản lượng – thì tài sản của Mỹ bằng 51 ngàn tỷ (Ngân hàng Trung ương Mỹ ước lượng là 58 ngàn), Trung Quốc thì cỡ hai chục – lại phải chia cho một dân số đông hơn gấp bốn.
Với diện tích lãnh thổ ngang ngửa, chừng 10 triệu km2, Trung Quốc đói ăn vì diện tích khả canh chỉ bằng một phần ba trung bình thế giới - và phải nhập cảng lương thực. Hoa Kỳ là siêu cường về nông sản, còn phải kềm hãm canh nông để giữ giá. Với đà tăng trưởng cao của nước đi sau, Trung Quốc sẽ có kinh tế lớn bằng kinh tế Mỹ trong vài chục năm tới.
Nhưng giàu bằng thì... còn khuya vì dân số quá cao, đa số còn quá nghèo. Dân Tầu thì chưa kịp giàu đã già, với hiện tượng lão hóa dân số xảy ra quá nhanh, nhanh chưa từng thấy ở mọi nơi.
Dù mắc nợ - đề tài thời sự - Mỹ vẫn có cái thế quái đản của khách nợ lớn nhất, và còn có thể trả nợ bằng cách... in bạc nhờ vị trí ngoại tệ dự trữ của Mỹ kim. Trên bàn cờ, cái thế đó cũng là sức mạnh. Trung Quốc bắt đầu mắc nợ, mà số nợ của chính quyền địa phương là bao nhiêu thi chưa ai biết, kể cả Bắc Kinh. Cả thế giới nói đến việc Mỹ mắc nợ chừng 100% Tổng sản lượng GDP, ít ai nói đến gánh công trái của Trung Quốc, có thể đã lên tới 150% GDP.
Hoa Kỳ tiêu thụ và mắc nợ ngập đầu mà có bạn hàng năm châu: xứ nào cũng muốn xuất cảng vào Mỹ. Trung Quốc thì ngược lại, xứ nào cũng e ngại hàng xuất cảng của Hoa lục! Trên trận địa kinh tế toàn cầu, thật ra Hoa Kỳ có nhiều đồng minh và bạn hàng hơn đối thủ. Và dù bị suy trầm, ba khối Âu-Mỹ-Nhật với sản lượng bằng 58% toàn cầu đều có chung một triết lý: dân chủ chính trị, kinh tế tự do, xã hội cởi mở. Khi hợp tác, họ là đồng minh.
Đó là về "văn".
Về võ, với đà gia tăng quân phí chừng 15% một năm, may lắm đến 2035 thì Trung Quốc mới có ngân sách quốc phòng lớn bằng Mỹ. Nhưng kinh nghiệm và tổ chức hiện đại thì thua cỡ trăm năm.
Hoa Kỳ là "hải đảo" giữa hai đại dương lớn nhất với hải quân có khả năng can thiệp mọi nơi. Trung Quốc bị khoá tại châu Á, chỉ có ngả ra biển ở hướng Đông, nay mới mon men vùng biển cận duyên xanh lục, vài chục năm tới mới hy vọng ra biển xanh dương để góp mặt với đời và bảo vệ chén cơm, khi Hoa Kỳ đã có mặt từ lâu.
Nếu hữu sự hoặc cần dọa nạt, Trung Quốc có thể áp dụng binh pháp bất cân xứng, đánh du kích bằng hoả tiễn chống chiến hạm để thu hẹp khoảng cách về hải quân với Hoa Kỳ. Nhưng khi ấy lại gặp hệ thống phòng thủ siêu hạng từ không gian của Mỹ. Không dễ tháu cáy...
Từ sau Thế chiến II, Trung Quốc đã ra quân hai lần, đều là đơn phương, tại Cao Ly năm 1950 và Việt Nam năm. Từ cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử năm 1898 - với Tây Ban Nha - Hoa Kỳ lâm chiến 40 lần, đủ loại lớn nhỏ dài ngắn. Mà hầu hết đều... có bạn. Kể cả ở Việt Nam, Bosnia, Kosovo, Iraq, Afghanistan, rồi lại Iraq - hay Lybia năm ngoái.
Thế giới có thể chửi Mỹ là ngang ngược, dù là dưới chính quyền Cộng Hoà hay Dân Chủ, nhưng khi đụng chuyện sinh tử, nhiều nước lại đứng bên chiến binh Mỹ, nay vẫn có mặt chính đáng tại Nam Hàn, Nhật và Đức. Dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc, lá chắn NATO và sự chấp thuận của Quốc hội dân cử!
Trung Quốc mới là "vạn lý độc hành". Mà họ vừa thè cái lưỡi bò ra Đông hải là các nước Đông Á đều vẫy tay gọi Mỹ, từ Nhật Bản, Úc đến Ấn Độ, Phi Luật Tân, Singapore, v.v...
Với tài nguyên kinh tế và quân sự đó, khi cần dọa hay dụ, Hoa Kỳ đều chiếm thế thượng phong, trong khi Trung Quốc đang trở thành vấn đề của các nước vây quanh.
***
Nhưng cho đến nay, chính Bắc Kinh mới chiếm thế thượng phong!
Từ việc lũng đoạn hối đoái đến tước đoạt sở hữu trí tuệ, từ việc hối lộ chế độ hung đồ đến chiếm đóng đặc khu kinh tế ngoài thềm lục địa, từ bao che độc tài đến hủy hoại môi sinh trên đầu nguồn các con sông lớn của châu Á là Hy Mạ Lạp Sơn và Cao nguyên Thanh Tạng, v.v... Trung Quốc liều lĩnh hơn Hoa Kỳ và gieo họa cho xứ khác mà không bị cản trở.
Lại còn hù dọa khiến liên minh doanh gia và phản chiến Mỹ phải can chính quyền: dụng binh bất lợi!
CHINA: The Pig, the Wolf, and the Dragon Political mayhem has broken out in Hong Kong over the election of the territory's next Chief Executive. China’s government, already in the midst of a delicate political transition of its own, has been caught completely unprepared.
- Biển Đông : Diều hâu Trung Quốc lại khiêu khích với đề nghị thành lập Đặc khu Nam Hải – (RFI).
Trung Quốc và Mỹ đang leo thang ở Châu Á – Thái Bình Dương
US to challenge China over rare earths (Financial Times)- The US is preparing to launch a case at the WTO against China’s export controls on rare earths - a move backed by Japan and the EU
- Hàn Quốc ‘sẽ có chủ quyền với đá Ieodo’ – (BBC). - Hàn – Trung căng thẳng vì đảo tranh chấp (TN).CÁI GAI PAKIXTAN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ẤN ĐỘ-MỸ basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM CÁI GAI PAKIXTAN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ẤN ĐỘ-MỸ Tài liệu Tham khảo đặc biệt Chủ nhật, ngày 11/03/2012 (Tạp chí Washington Quarterly — Số 1/2012) Vào thời điểm khi Pakixtan bị xem xét chặt chẽ về vai trò của mình trong việc chiến đấu chống lại chủ nghĩa cực Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD vào Triều Tiên
Trung Quốc đã đồng ý đầu tư khoảng 3 tỷ USD cho kế hoạch phát triển khu phi thương mại ở đông bắc CHDCND Triều Tiên thành một cơ sở xuất khẩu, hãng tin AFP dẫn nguồn tin Yonhap cho hay.
- Biểu tình yêu cầu TQ không buộc người Bắc Triều Tiên đào tị hồi hương – (VOA). –Tổng thống Mỹ có thể tới thăm vùng giới tuyến hai miền Triều Tiên – (RFI). – TT Obama có thể đến thăm khu phi quân sự chia cắt 2 miền Triều Tiên – (VOA).
TRUNG QUỐC MUỐN GÌ KHI ĐẦU TƯ VÀO CAMPUCHIA basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TRUNG QUỐC MUỐN GÌ KHI ĐẦU TƯ VÀO CAMPUCHIA Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ hai, ngày 12/3/2012 TTXVN (Phnôm Pênh 1/3) Với đầu đề trên, tác giả Laura J.Snook trong một bài viết đăng trên tạp chí “Kinh tế Campuchia ngày nay”, số ra từ 27/2-4/3/2012, cho rằng
- Ký kết 4 văn kiện hợp tác Việt – Bỉ (TN). - Tôn tạo 115 mốc quốc giới Việt – Lào (SGGP). – Nhộn nhịp ngoại giao Miến Điện – VN – (BBC). – Chiến hạm Myanmar thăm Đà Nẵng (Đất Việt).
-Một Thế Giới Đang Thay Đổi -Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày Nay 20120301
Trật Tự Mới Lộn Đầu....
Âu Châu chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng của đồng Euro, Hoa Kỳ chưa hồi phục sau vụ suy trầm 2008 lại còn chúi mũi vào cuộc tranh cử tổng thống giữa những ngổn ngang về an ninh tại Trung Đông. Trong khi ấy Trung Quốc lên tới đỉnh điểm của 30 năm tăng trưởng và bắt đầu gặp khó khăn ngay trước Đại hội 18 để chọn lãnh đạo cho mười năm tới. Và tại Liên bang Nga, người ta cũng nói đến thời kỳ "hậu Putin" dù rằng ông sẽ đắc cử Tổng thống vào mùng bốn tới.... Hình như thế giới đang ở giữa buổi giao thời với nhiều thay đổi ngôi vị của các đại cường. Bỉnh bút Nguyễn-Xuân Nghĩa được yêu cầu phân tách chuyện đó cho độc giả Ngày Nay...
Chúng ta có thể đoán chắc được rằng tương lai sẽ còn nhiều bất ngờ vào những năm tới. Nghĩa là mình có thể đoán trật!
Cái gọi là "trật tự mới" của thế giới – chữ của Tổng thống George H. W. Bush trong bài Diễn văn về Tình hình Liên bang vào đầu năm 1991, do ông Brent Scowcroft nặn ra – từ hai chục năm trước, đã bắt đầu bị đảo lộn.
Đúng 20 năm trước, Liên bang Xô viết tan rã sau 70 năm chiếm ngôi vị đại cường số một của đại lục Âu Á, là siêu cường ngang ngửa với Hoa Kỳ trong suốt thời chiến tranh lạnh. Từ năm 1992, Hoa Kỳ trở thành siêu cường độc bá toàn cầu không có đối thủ và bắt đầu hưởng "cổ tức hòa bình" trong niềm lạc quan là "lịch sử cáo chung".
Bên kia Đại tây dương, các nước Âu châu cũng lạc quan với viễn ảnh độc lập - hết sợ Nga mà cũng chẳng cần Mỹ - nên hội nhập Âu Châu vào một tập thể thống nhất. Thỏa ước Maastricht năm 1992 khai sinh ra Liên hiệp Âu châu và dẫn tới sự xuất hiện của đồng Euro, một lực đối trọng với vị trí độc bá của đồng Mỹ kim.
Một thế giới ổn định phải là một thế giới đa cực chứ không thể do một siêu cường có toàn quyền quyết định từ kinh tế tới an ninh! Quan niệm thận trọng – và thật ra đầy "mặc cảm Âu Châu" – cũng có cơ sở vì sau năm 1991, Hoa Kỳ quả là có can thiệp nhiều hơn vào thiên hạ sự, bằng quân sự. Đạo lý của việc đó có đúng hai sai thì cũng không quan trọng bằng sự thể khách quan là Mỹ có ra quân ở rất nhiều nơi!
Từ Á Châu, cuộc khủng hoảng và sự sụp đổ của Liên Xô, bắt đầu với biến cố Bá Linh năm 1989 và vụ đột biến Thiên an môn – một vụ tàn sát ghê người – cũng khiến lãnh đạo Bắc Kinh rà lại chiến lược phát triển, với vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước để khai thác kinh tế thị trường nhưng trong tầm quản lý của đảng. Và đạt mức tăng trưởng rồng cọp để đưa Trung Quốc vượt qua Đức rồi Nhật, lên ngôi vị kinh tế thứ nhì của thế giới.
Trong khi Nhật Bản sa sút dần cũng kể từ năm 1991 trở đi – mà thiên hạ không mấy để ý. Phép lạ Nhật Bản đã cáo chung từ đó.
Nhưng trong niềm hoan lạc chung của thiên hạ - và của riêng dân Mỹ - người ta cũng không nhìn thấy sự lớn mạnh của xu hướng cực đoan trong thế giới Hồi giáo, cho đến khi Mỹ bị khủng bố Hồi giáo đánh cho thấu phổi với vụ 9-11 vào Tháng Chín năm 2001. Đâm ra 20 năm độc bá của Hoa Kỳ bị chia đôi, và 10 năm qua, nước Mỹ vẫn còn xoay trở với thực tế Hồi giáo. Từ Trung Á đến Trung Đông, từ Afghanistan đến Iraq, Iran và biến động trong khu vực Bắc Phi – Trung Đông MENA mà người ta lạc quan gọi là "Mùa Xuân Á Rập"....
Thật ra, thời điểm đánh dấu những chuyển động lớn của thế giới ngày nay đã khởi sự từ bốn năm trước, năm 2008 – là khi Hoa Kỳ cũng có bầu cử tổng thống như năm nay. Vụ khủng hoảng tài chánh bùng nổ giữa một vụ suy trầm kinh tế dẫn tới nạn Tổng suy trầm 2008-2009.
Khi ấy, người ta lầm tưởng rằng đây chỉ là hiện tượng chu kỳ, cần một sự điều chỉnh nhất thời bằng các biện pháp kích thích kinh tế cố hữu. Thật ra, biến cố kinh tế 2008 là điểm lật tất yếu của một hiện tượng lưu cữu từ sáu chục năm: trào lưu vay mượn tích lũy của các nước công nghiệp hoá, Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản. Tích lũy thành một kỷ lục chưa từng thấy từ vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933.
Khi đã hồ hởi đi vay, và thổi lên bong bóng, thì có ngày phải trả, thường thì vào lúc bóng bể, kinh tế suy trầm. Mà nếu phải trả thì tiền đâu ra để kích thích kinh tế đang nằm ngang như trái bóng bị xì?
Trước hết, vụ khủng hoảng 2008 mở bung những mâu thuẫn trong hệ thống kinh tế và chính trị Âu Châu, dẫn tới nguy cơ vỡ nợ của nhiều quốc gia, nhiều ngân hàng và sự toàn vẹn của đồng Euro. Vụ khủng hoảng đó cũng dẫn đến cuộc tranh luận ngày nay tại Hoa Kỳ về chuyện chi thu, giảm chi hay tăng thuế, giảm thuế hay tăng chi? Phát triển kinh tế hay bảo vệ công bằng xã hội? Mà nhu cầu nào cũng khởi sự bằng câu đầu tiên là "tiền đâu"?
Chỉ chú ý vào các vấn đề ở nhà, dân Mỹ cũng không thấy rằng câu hỏi đó đang ám ảnh lãnh đạo Trung Quốc vào đúng thời điểm chuyển giao quyền lực từ thế hệ thứ tư qua thế hệ thứ năm, là Đại hội khóa 18 vào Tháng 10 tới đây.
Là nước tân tòng theo kinh tế thị trường – có chọn lọc – Trung Quốc cũng học chiến lược Đông Á của Nhật và các rồng cọp Á Châu: lấy xuất cảng làm lực đẩy kinh tế. Chiến lược ấy đã đi hết sự vận hành của nó tại Nhật Bản vào năm 1991 và tại Đông Á vào năm 1997 - vụ khủng hoảng Đông Á khởi đi từ một xứ cứ tưởng là vô can, Thái Lan vào mùng hai Tháng Bảy 1997.
Khi ấy, người ta chỉ nhìn thấy chuyện Hong Kong hồi giao cố quốc một ngày trước đó! Khi vụ khủng hoảng bùng nổ năm 2008, người ta cũng chỉ nhìn thấy biểu hiệu của thời "Quang diện Trung Hoa" với Thế vận hội Bắc Kinh vào ngày "bát bát" – mùng tám Tháng Tám 2008.
Thật ra, đấy là ngày thất bát, mất mùa.
Vì vẫn quá lệ thuộc vào xuất cảng qua các nước tiên tiến nay đang tiết kiệm để trả nợ, Trung Quốc bị hiệu ứng nặng từ nạn Tổng suy trầm. Và lãnh đạo phải bơm tiền kích thích kinh tế, với kích thước vĩ đại – khoảng 40% Tổng sản lượng. Tức là lại tăng chi, bơm tín dụng và cho vay thả giàn, cũng với hậu quả tương tự là lạm phát, bong bóng đầu cơ và ngân hàng mất nợ.
Biện pháp kích thích ấy có tăng cường vai trò và thế lực của khu vực tư bản nhà nước, cùng đứa trẻ song sinh của chế độ là hệ thống "tư bản thân tộc" – crony capitalism – của những kẻ có quan hệ với đảng viên cán bộ. Trong khi cả thế giới bị choáng ngợp bởi thành tích biểu kiến này, đến độ dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ trong mươi năm tới, thì thực tế vẫn là mức sống nghèo khổ của đa số người dân. Họ chưa kiểm nổi ba đồng sóng đánh một ngày. Và bất mãn về những bất công, tham ô và thối nát của chế độ.
Chuyện biểu tình khiếu kiện về nạn cướp đất bùng nổ dây chuyền, ngày một bạo hơn. Trong khi bất ổn về sắc tộc, với người Hồi giáo và nhất là dân Tây Tạng, cũng đe dọa quyền lực thống nhất của nhà nước ở trung ương.
Lãnh đạo Bắc Kinh có thấy ra điều ấy, như phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo: một nền kinh tế bất ổn, bất công, không phối hợp và không bền vững. Từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương năm kia đến Kế hoạch Ngũ niên thứ 12 (2011-2016) ban hành năm ngoái, Bắc Kinh đã muốn điều chỉnh: chú ý nhiều hơn đến tiêu thụ, thu hẹp nạn bất công xã hội, và nâng đỡ thành phần thiểu số. Nói như người Hà Nội, "không cải cách thì chết!"
Nhưng cải cách cũng lại xâm phạm vào quyền lợi và quyền lực của thiểu số trên chóp bu – ngay trong thời kỳ chuyển giao lãnh đạo. Trung Quốc đang ở vào khúc quanh mà những tranh giành nội bộ để kiểm soát được bộ Chính trị và Thường vụ của cơ chế tối cao này là cơ hội đấu đá tưng bừng. Trong khi ấy, các ngân hàng và địa phương đã lại mắc nợ ngập trời và sẽ phải điều chỉnh - một chữ lịch sự hiền lành của chuyện vỡ nợ, xoá nợ, chuộc nợ - hay khủng hoảng....
Từ hai chục năm qua, nền kinh tế của một xứ đói ăn và khát dầu như Trung Quốc đã là lực đẩy cho nhiều quốc gia xuất cảng thương phẩm – nguyên nhiên vật liệu và nông sản. Khi xứ này điều chỉnh, thế giới sẽ bị ảnh hưởng như đã bị trước đó với Nhật Bản, Âu Châu và Hoa Kỳ. Mà khác với Nhật Bản, khủng hoảng kinh tế Trung Quốc sẽ lây lan qua chính trị.
Nếu lại kể thêm tình trạng bất ổn của Liên bang Nga, do những khó khăn chính Vladimir Putin gây ra để tập trung quyền lực trong khi xã hội cũng thay đổi, người ta thấy ra một thời kỳ bất trắc trước mặt. Trong khi ấy, những biến động tại Trung Đông đang tạo ra thế mạnh cho một xứ độc đoán và cực đoan nhất khu vực, là Iran.
Những bất trắc nơi đó khiến dầu thô lên giá – và sẽ còn lên. Hậu quả là giá xăng đang thành điểm tranh luận bầu cử tại Hoa Kỳ.
Điều mà cả thế giới đang tự hỏi, trong khi dân Mỹ chưa nghĩ tới, và với tình huống quốc tế đó, Hoa Kỳ sẽ làm gì?
Sẽ đi hết chu kỳ thoái trào đã khởi sự từ năm 2008, như nhiều người tiên báo? Khi ấy, thế giới sẽ thành đa cực với nhiều cường quốc đang nhân cơ hội Hoa Kỳ mải nhìn vào trong mà tăng cường thế lực của mình? Nhưng, ngần ấy cường quốc đều đang có những vấn đề nội tại, từ Nga, Đức, Nhật, đến Trung Quốc hoặc cả Iran....
Hay là Hoa Kỳ sẽ còn bị khủng hoảng nặng hơn trong một hai năm tới, trước khi bừng tỉnh sau một cuộc bầu cử tổng thống khác vào năm 2016? Một sự chờ đợi nhức tim, nghẹt thở.... Chúng ta đang sống lại những năm hồi hộp thời 1989-1991.
Hay là Hoa Kỳ sẽ còn bị khủng hoảng nặng hơn trong một hai năm tới, trước khi bừng tỉnh sau một cuộc bầu cử tổng thống khác vào năm 2016? Một sự chờ đợi nhức tim, nghẹt thở.... Chúng ta đang sống lại những năm hồi hộp thời 1989-1991.
-- Hồ Hởi Sảng rồi Hốt Hoảng Bậy!--
Sự mù lòa của trí tuệ
"Các chú mà không chặn được thì cứ ném ngược bóng vào khung thành của mình!"
Năm 1975, khi Việt Nam đã đổi vận và "tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa", Paris đã có một hội nghị của "Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa" – International Socialisme. Biểu hiệu hội nghị là đoá hồng đỏ, tham dự hội nghị là nhiều khuôn mặt sáng của chính trường và giới hàn lâm thiên tả, từ lãnh tụ Francois Mitterrand của Pháp đến các giáo sư Đại học Anh, Pháp, Mỹ, Đức....
Đây là tổ chức của các đảng Xã hội hay Lao động, theo khuynh hướng "Đệ nhị Xã hội", khác xu hướng "Đệ tam" của Cộng sản. Tại Hội nghị năm đó, biến cố Việt Nam là nguồn cổ võ lớn.
Khi đã chứng kiến "cách mạng" tại Việt Nam trong hiện thực mà lại theo dõi những phát biểu tại hội nghị trên, chúng ta có cảm giác... siêu hiện thực.
Tham dự hội nghị có một khuôn mặt lớn là giáo sư Paul Sweezy (1910-2004), kinh tế gia Mác xít, tốt nghiệp Harvard và London School of Economics, giảng dạy tại Harvard từ 1938 trở về sau. Ông hoạt động trong các phong trào thân cộng tại Mỹ và triệt để chống lại chiến tranh Việt Nam. Thế rồi, sau khi ngợi ca việc "giải phóng Việt Nam", Paul Sweezy hừng chí phát biểu tiếp: "tôi là chuyên gia về Trung Quốc vì đã thăm nước Tầu trong năm ngày, và có thể xác nhận với quý vị rằng đấy là lý tưởng xã hội chủ nghĩa của chúng ta!"
Nghĩ lại thì vẫn rùng mình.
Vì vào năm 1975, "Cách mạng Văn hoá Vô sản Vĩ đại" của Mao Trạch Đông còn hoành hành sau hàng loạt chiến dịch hoang tưởng khiến mấy chục triệu thường dân bị tàn sát, chết oan, kể cả chết "cơ hoang": có gặt hái mà vẫn chết đói, vì "Bước nhảy vọt vĩ đại". Vậy mà một đại trí thức "cấp tiến" của Hoa Kỳ vẫn khơi khơi khoác áo chuyên gia mà nói nhảm. May là nhiều người Việt đang bị "cải tạo" lại không được đọc những lời phát biểu ấy để thêm một ngậm ngùi về sự lầm than của trí tuệ.
Chuyện ấy ăn nhậu gì đến mục "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài" mà quý độc giả đang đọc ở đây?
***
Thưa rằng có.
Mùng một Tháng 12, trang xã luận của tờ Wall Street Journal có đăng một bài của Andy Stern với tựa đề rất nổi: "Ưu điểm của Mô hình Trung Quốc". Tác giả là lãnh tụ nghiệp đoàn, nguyên Chủ tịch Nghiệp đoàn Công nhân ngành Dịch vụ Quốc tế, SEIU, một người tích cực ủng hộ và yểm trợ tài chánh cho chính quyền Barack Obama và đảng Dân Chủ.
Nhắc lại bài viết trên tờ Business Week năm ngoái của Andy Grove, sáng lập viên và nguyên Tổng quản trị hãng Intel, Andy này ngợi ca Andy kia, là sáng suốt nhìn ra ưu thế nổi bật của kinh tế thị trường so với kinh tế kế hoạch mà "cũng thấy nhiều hiển nhiên của thực tế là mình còn có thể cải tiến được kinh tế thị trường."
Không ai phủ nhận được sự thể khách quan này: kinh tế thị trường hay chủ nghĩa tư bản là một tiến trình cải cách thường xuyên nên vẫn tồn tại mà cũng biến đổi theo không gian, ở từng nước, và thời gian, vào từng giai đoạn.... Nhưng Andy Stern lại mắc vào "hừng khí Paul Sweezy" mà ngợi ca mô hình kinh tế Trung Quốc.
Trong khi dư luận Hoa Kỳ hoài nghi về giá trị của kinh tế tự do và những ác tắc của chính trị dân chủ, một nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội Mỹ lại đề cao chiến lược chủ động phát triển hiện nay của Trung Quốc, với nhiều minh chứng hời hợt.
Mà không chỉ có Andy Stern.
Bỉnh bút Thomas Friedman của tờ New York Times cũng là người sốt ruột về tiến trình quyết định nhiêu khê của xã hội Mỹ và nhiều lần ngợi ca giải pháp tích cực và chủ động của Trung Quốc. Một thí dụ được nhắc đến không chỉ một lần là việc bảo vệ môi sinh, hoặc phát động cuộc "cách mạng xanh". Kinh hoàng nhất, tác giả này còn phê phán nhược điểm của chế độ dân chủ!
Trước khi có Andy Stern hay Tom Friedman, một người thuộc thế hệ Paul Sweezy cũng lý luận tương tự, đó là nhà nhân khẩu học Alfred Sauvy của Pháp. Hơn nửa thế kỷ trước, ông ngợi ca mô hình Xô viết khi khẳng định rằng Liên Xô có tổ chức kinh tế khả dĩ sản xuất thừa bánh mì để... phát không cho mọi người!
Một sinh viên kinh tế nhập môn cũng có thể biết khi sản lượng bánh mì tăng thì giá sẽ giảm và nếu thừa bánh mì thì người ta sẽ... lấy mì nuôi thịt: làm thức ăn cho gia súc để cải tiến bữa ăn của con người. Làm sao có chuyện phát bánh miễn phí?
Nếu không bị các thầy loà như Sweezy hay Sauvy dẫn vào lầm lạc thì sinh viên môn kinh tế sử đều biết rằng nông nghiệp Xô viết đạt thành tích kỳ diệu là gieo hạt tại Ukraine mà gặt lúa tại Canada hay Hoa Kỳ. Và "mùa gặt thảm khốc", nạn đói trong các nước xã hội chủ nghĩa, không là độc quyền của Liên Xô mà còn là thành tích của Mao, chuyện "cơ hoang" đã nói ở trên....
(Thành thật khai báo: chữ "mùa gặt thảm khốc" là mượn từ cuốn "Harvest of Sorrow" của sử gia người Anh Robert Conquest viết năm 1986 về trận đói gọi là Holodomor làm cho từ hai triệu đến gần chục triệu dân Ukraine thiệt mạng do vụ cải cách ruộng đất có chủ đích khủng bố của Stalin vào các năm 1929-1931. Thời đó cả thế giới chỉ nói đến vụ Tổng khủng hoảng kinh tế 1929-1933.)
***
Trở lại "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài", chúng ta đều có thể biết rằng người dân của quốc gia rất trẻ này thường có phản ứng dễ hiểu là cứ lạc quan tếu rồi hốt hoảng bậy.
Lạc quan vì tin rằng cái gì cũng có thể làm được, kể cả đưa người lên cung trăng. Hốt hoảng vì sau khi hồ hởi sảng lại bàng hoàng phát giác loại vấn đề quá mới mà lịch sử quá mỏng của họ chưa từng gặp. Càng khó gặp và khó hiểu khi xã hội lại tập trung chú ý vào chuyện bên trong của một thế giới quá lớn và quá phức tạp là nước Mỹ.
Trong hoàn cảnh đó, giới trí thức có hiểu biết sâu rộng hoặc các "lò trí tuệ" think tank, có thể chỉ dẫn cho những khiếm khuyết hay lẽ tương đối của từng loại vấn đề. Khốn nỗi, và đây là vấn đề, khi thành phần ưu tú này lại chỉ mở có một mắt, con mắt bị cận thị, mà diễn giải sai về thực tế ở nơi khác, quần chúng sẽ là nạn nhân.
Năm 1979, một giáo sư cũng từ Harvard, là Ezra Vogel đã viết sách ngợi ca mô hình phát triển Nhật Bản ("Nhật Bản là Số Một: Những bài học cho Hoa Kỳ").
Sau đó, quả là doanh nghiệp Nhật bỏ tiền mua các tài sản đầu tư có thế giá cho uy tín Hoa Kỳ, từ phim trường ở miền Tây đến trung tâm Rockefeller tại miền Đông. Dân Mỹ lại hốt hoảng, có kẻ ngợi ca tư bản chủ nghĩa kiểu Nhật với vai trò chủ động can thiệp của nhà nước. Thời ấy, người ta tiên báo là Nhật sẽ vượt Mỹ thành bá chủ. Y như thời nay, người ta tiên báo rằng Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ, chính xác vào năm 2016 này!
Vì vậy, Mỹ nên học theo Tầu....
Các đại trí thức này quên hẳn phó sản của chủ nghĩa tư bản này là hiện tượng "tư bản thân tộc" crony capitalism, là nạn tham nhũng, hay bong bóng đầu cơ, làm nhiều người không hiểu vì sao sau đó Nhật Bản bị khủng hoảng. Năm 1995, tổ hợp Mitsubishi đã từng mua Rockefeller Center đành khai báo vỡ nợ - mất toi hai tỷ đô la trong vụ đầu tư đầy khí thể biểu kiến đó.
Nhưng khủng hoảng Nhật khởi sự từ năm 1990, và còn tiếp diễn, lại bị khỏa lấp trong sự sụp đổ của Đế quốc Xô viết. Khi ấy lại một học giả khác, Francis Fukuyama đã hồ hởi tiên đoán theo kiểu Hegel "sự cáo chung của lịch sử" và lẽ tất thắng của chủ nghĩa tư bản và dân chủ chính trị. Cho đến sự hốt hoảng gần đây khiến người ta lại đi tìm gương sáng tại Trung Quốc! Hay là để nhà nước chủ động can thiệp và cải tiến sự vận hành hoang dại của thị trường?
MỸ ĐANG “BẤM HUYỆT ” CON “HỔ DỮ” TRUNG HOA NHƯ THẾ NÀO ?
© Nguyễn Hoàng Hà
Blog Khai trí
-Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố “Washington không lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế” nhưng người ta đặt ra câu hỏi một khi chiến sự xẩy ra giữa Mỹ và Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm gì?
-Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố “Washington không lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế” nhưng người ta đặt ra câu hỏi một khi chiến sự xẩy ra giữa Mỹ và Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm gì?
Những nhà quan sát quân sự quốc tế rất chú ý đến hội nghị hội nghị các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thành phố Honolulu, không phải chỉ với các kết quả về kinh tế được thảo luận ở đây mà phần lớn họ nhìn về một tương lai của sự đối đầu không thể tránh được nếu Trung Quốc cứ hung hăng như hiện nay và Mỹ không thể nhịn được nữa vì quá giới hạn. Vậy kịch bản Trung Quốc đối đầu với Mỹ họ sẽ diễn ra như thế nào?
Người ta ai cũng biết, trước đây Trung Quốc thông qua viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một cách hòa hiệp để chống Mỹ không phải xuất phát từ tình hữu nghị mà đó chỉ là cái cớ và khẩu hiệu đẹp lúc đó là “bẩy trăm triệu nhân dân Trung quốc là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam, môi hở rang lạnh v.v…” nó cũng giống như khẩu hiệu bốn tốt và 16 chữ vàng hiện nay nhưng cái lý do chủ yếu vẫn là họ muốn biến một Việt Nam thiện chiến do bị đẩy vào cuộc chiến tranh ái quốc và đương nhiên trở thành người lính xung kích để bảo vệ sườn phía Nam của mình. Cho nên, các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc đó thừa hiểu điều này nhưng trong thế không thể cưỡng lại, không có sự chọn lựa nào khác hơn nên đã phải chấp nhận sự hy sinh to lớn về sinh mạng của những người lính, về xương máu để đổi lấy các viện trợ như nói ở trên.
Người lãnh đạo Việt Nam yêu nước lúc đó tuy không giám nói ra sự thật này nhưng trong suy nghĩ thẩm sâu ai cũng hiểu rằng Trung Quốc đã lợi dụng mình và Việt Nam buộc phải chấp nhận để chờ cơ hội khác lớn hơn quyết định cuộc chiến và mối tình đó cũng đã phải chấm dứt thì đó chính là lúc Việt Nam vào những giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, khi thấy xu hướng Mỹ sẽ thua trận, phải rút quân về nước. Năm 1973 Trung quốc bắt đầu tính chuyện lợi dụng Việt Nam để mặc cả với Mỹ. Họ cam đoan với với Mỹ là sẽ thuyết phục Việt Nam phải để đại sứ quán của mình tại Sài gòn và sẽ có một sự hiệp thương với chính thể Việt Nam Cộng hòa dù là danh nghĩa để vớt vát uy tín của Mỹ sau hơn 30 năm dính sâu vào đây. Nhưng đến phút các xe tăng quân giải phóng tiến vào Sài gòn, các kênh liên hệ của Trung Quốc với Việt Nam về vấn đề này không thành và phía Việt Nam đã không nghe, họ đã hiểu rất rõ dã tâm của Trung Quốc nên quyết không dừng và vì thế sau cuộc chiến 1975 thì Trung quốc đã ra mặt đi đêm mặc cả với Mỹ là họ tấn công Việt Nam, dạy Việt Nam một bài học và đổi lại là: Mỹ cho họ quyền ưu đãi tối huệ quốc buôn bán vào Mỹ miễn thuế. Đây là duyên khởi để có Thông cáo chung Thượng hải ngay sau đó giữa Richat Nixon và Chu Ân Lai được ký kết và dẫn cuộc chiến 1979 sau đó.
Trung Quốc phát động tấn công trên khắp tuyến biên giới phía Nam vào Việt Nam và cuối cùng để chịu hủy hoại hơn 600000 thanh niên trẻ Trung Quốc vô tội phải đổ máu trên chiến trường và đổi lại Việt Nam cũng mất đi một số lượng sinh mạng gần tương tự, nghĩa là 550000 những người con yêu quý còn trẻ măng phải hy sinh trên chiến trường. Cái cuối cùng đạt được chính là Trung Quốc được tự do buôn bán vào Mỹ và đây là thời kỳ “lên đồng” của nên kinh tế nước này mà nay Hoa Kỳ không thể ngăn cản nổi. Kinh tế mạnh không có nghĩa là Trung Quốc chỉ lo tích lũy tiền trong kho mà cái quan trọng là họ đã tung ra những khoản tài chính khổng lồ để cho thế giới biết nước cờ chiến lược ngàn xưa cuả cha ông họ là: “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”. Người ta đã thấy họ đang miệt mài mài dao thật sắc trảm ai đây? Đó là một câu hỏi nghiệt ngã mà tự mỗi người có thể giải đáp.
Thực ra người ta tự đặt câu hỏi: nếu Mỹ không ân hận và ngạo mạn, họ không tiến hành cấm vận Việt Nam thì chắn chắn có đủ cơ hội lớn để thể thương thuyết trực tiếp với Việt Nam để ngay sau đó hai nước thiết lập bang giao như hiện nay thì làm gì có cơ hội cho Trung Quốc vươn mình lớn mạnh như hôm nay. Và bài học mượn tay Trung Quốc đánh Việt Nam của Hoa kỳ đã không thành công, mà trái lại càng đưa vị thế của Mỹ xuống thấp chưa từng có; như vậy tự Mỹ đã là người dọn đường, làm thang đưa Trung Quốc lên đỉnh cao vũ đài thế giới như hiện nay.
Người ta cũng đánh giá cao tầm nhìn sâu sắc, các nước cờ đang đi đúng hướng, sáng suốt và vai trò to lớn của ông chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa qua liên tục công du các nước như Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Philipine và các ký kết sau đó với các nước này cũng như chuyến đi của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay tại hội nghi cấp cao ASIAN. Các cuộc thương thuyết của các vị này đã phủ mờ hoàn toàn giá trị chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Bắc kinh vừa qua. Người ta cho rằng những ai ở Việt Nam có tư tưởng thân Trung Quốc nay đang tự thấy đơn độc, uy tín giảm sút nghiêm trọng và như trò chơi dao sắc trong tay vậy.
Mỹ không sợ Trung Quốc nhưng Trung quốc sẽ chơi bài gì với Mỹ?
Người ta ai cũng thấy cũng giống như việc đại nhẩy vọt về sản xuất tạp phế lù hàng hóa đủ loại để tung ra thị trường thế giới làm giầu nhanh chóng thì về quân sự Trung Quốc cũng lại sản xuất đủ các loại vũ khí từ hỏa tiễn xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, phóng vệ tinh quân sự liên miên ra khoảng không để theo dõi các cường quốc hoạt động quân sự cho đến mua máy bay, tầu chiến, tầu ngầm hiện đại nhất nhưng cái chính là họ đã lấy cắp những khoa học hiện đại nhất của Nga, Mỹ và các nước bằng đủ mọi mánh khóe, mọi cách thức để trang bị cho quân đội mình.
Một mặt họ chìa tiền cho Mỹ vay hay đầu tư sâu hơn vào thị trường béo bở này nhưng lại là để nuôi các tham vọng lớn hơn là một ngày không xa vượt Mỹ và nếu cần không thương tiếc mà trảm Mỹ. Nhưng trảm bằng cách nào? Họ định lập lại bài học không thành khi xưa đó là lấy Bắc Triều Tiên làm người lính tiên phong đối chọi với Mỹ và khi hai kẻ đụng đầu liêu xiêu họ ra mới ra tay trảm Mỹ. Trung Quốc rất chú ý đến những động thái hiện nay của Hoa Kỳ. Cụ thể là họ rất chú ý tới việcTổng thống Mỹ bay sang Australia hôm qua để gặp Thủ tướng Julia Gillard và hai nhà lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận an ninh mới với Australia tại thành phố Canberra hôm qua. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ đưa thêm nhân lực và thiết bị tới Australia, đồng thời Washington cũng được phép thuê thêm nhiều căn cứ quân sự của Canberra, AP đưa tin. Ông Ôn Gia Bảo đã nói thẳng thừng là họ theo dõi các diễn biến đáng lo ngại này của việc Mỹ thực sự muốn quay lại Đông Năm Á Thái Bình Dương.
Mỹ đúng phải trở lại vì các chính sách sai lầm đưa quân vào Afganitan, I-rắc nhưng đổi lại là sự tổn thất kinh khủng về sinh mạng và kinh tế trong khi Đông Nam Á là cả một tương lai lớn của Mỹ họ lại bỏ qua. Vì thế, chính quyền hiện nay ở Mỹ đã nhìn nhận thấy điều này và việc ông Obama đã đưa quân trở lại Úc và trong các hội nghị lớn hiện nay là một bước đi rất quan trọng và rất cần thiết. Ông Obama bình luận rằng thỏa thuận mới là “quan trọng” bởi nó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Giới chức Mỹ tỏ ra thận trọng khi nói rằng thỏa thuận không phải là nỗ lực duy trì sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Australia.Trong cuộc họp báo chung với bà Gillard, ông Obama không đưa ra câu trả lời cụ thể khi các phóng viên hỏi rằng thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Australia có phải là công cụ để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc hay không. Nhưng ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc cần phải gánh vác những trách nhiệm của một cường quốc trên thế giới.“Điều quan trọng là Trung Quốc phải hành xử theo luật”, ông nói.Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng Mỹ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.“Tôi nghĩ nhiều người đã mắc sai lầm khi quan niệm rằng Mỹ sợ Trung Quốc và muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông phát biểu. Phải chăng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã hiểu thấu tim gan đường đi nước bước của Bắc Kinh? Người ta cho rằng Hoa Kỳ đã nhìn thấy nhưng trong thế giới quan của người Mỹ, cách nhìn Mỹ mà điều này từ xưa đến nay và vẫn có nhiều lệch lạc nhiều khi còn sai nữa như bài học từ chiến tranh Việt nam và cuộc chiến đầy mất mát hiện nay ở I-rắc và Afganitan v.v…
Về Trung quốc thì sao? Họ đang mài dao sắc để sau lưng và hầy người khác ra đối đầu với Mỹ.
Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận an ninh với Australia. Ông Lưu Vi Dân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Washington và Canberra nên thảo luận xem thỏa thuận có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không mặc dù ông Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đáp lại rằng thỏa thuận không những hợp lý, mà còn đáp ứng yêu cầu của nhiều nước trong khu vực. Những nước này muốn Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương.
Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận an ninh với Australia. Ông Lưu Vi Dân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Washington và Canberra nên thảo luận xem thỏa thuận có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không mặc dù ông Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đáp lại rằng thỏa thuận không những hợp lý, mà còn đáp ứng yêu cầu của nhiều nước trong khu vực. Những nước này muốn Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng điều mà người Việt Nam đã nhìn thấy đó là nếu cuộc chiến xẩy ra giữa Mỹ và Trung quốc thì Trung quốc sẽ đẩy Bắc Triều tiên vào vị trí xung trận để tấn công Mỹ mà họ ngồi đó khoanh tay nhìnvà khi Mỹ liêu xiêu, đến lúc đó Trung Quốc sẽ đưa nhát dao quyết định mà trảm thầu Mỹ, đó là điều chắc chắn.
Trung Quốc biết rất rõ người Bắc Triều tiên rất tài giỏi trong phát minh khoa học nhất là về kỹ nghệ quân sự và họ phản ứng rất kinh khủng khi bị đưa vào đường cùng nên các thứ vũ khí đang có trong tay như hỏa tiễn, pháo các tầm, thậm chí nếu như họ thực sự có hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân tầm xa như người ta vẫn đàm tiếu thì nhất định khi cần thiết họ chẳng tiếc mà đem sử dụng không khoan nhượng, chẳng hề chùn tay. Bài học cho thấy mấy chục năm qua Mỹ và Nam Triều tiên, Nhật không thể chặn tay họ trong các phát minh khoa học quân sự hiện đại mà trái lại, trong gian khó, bị cấm vận tới nghiệt ngã thì lại càng thối thúc họ phát minh ra các thứ vũ khí nguy hiểm hơn, hiện đại hơn mà lần nào họ đem chơi thì Mỹ và Nam hàn đều đau điếng. Vụ đánh tầu chiến hiện đại nhất của Nam hàn vừa qua và vụ thử thủy lôi chống ngầm hôm qua đã chứng minh điều này. Bắc Triều Tiên không phải không biết họ đang bị Trung Quốc lợi dụng họ nhưng cái khó là chính Mỹ và Nam Hàn đã không biết tách họ ra khỏi ảnh hưởng này đề hòa hoãn đi đến hòa bình hai miền Nam Bắc Triều tiên và tập trung vào con hổ sám Trung quốc đang lớn mạnh hàng ngày này. Vì thế, người ta cho rằng hơn lúc nào hết, Mỹ nên khôn ngoan hòa giải với Bắc Triều tiên để cô lập Trung Quốc. Đó là thượng sách trong bàn cờ hiện nay. Đúng là các cường quốc đang nhìn và giơ tay để ấn huyệt nhau. Hãy chờ xem.
Ngày 10 tháng 11 năm 2011.---- - Một tấc đường, một giải khăn tang. Bình Long máu đỏ, nhuộm cờ vàng – (ĐCV). – Lấy tro tàn An Lộc… viết chiến sử Bình Long.
- Bước lỡ đầu tiên trong bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ (TVN). - - Việt Nam ở vị trí nào trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ? (phần 1) – (RFA). – Phần 2. -
- Campuchia tiếp tục xét xử ba thủ lĩnh Khmer Đỏ – (RFA). – Lãnh đạo Khmer Đỏ đổ lỗi cho Việt Nam — (BBC). – Cựu thủ lãnh Khmer Đỏ đổ lỗi Việt Nam gây ra các tội ác chiến tranh — (VOA). – Can phạm Noun Chea: Khmer Đỏ không phải là kẻ xấu — (RFI). --Phiên tòa xử lãnh đạo Khmer Đỏ - (BBC)-Nuon Chea, người phó của Pol Pot nói Khmer Đỏ không xấu và Việt Nam phải chịu trách nhiệm về cái chết của người Campuchia.- – Bị phạt vì đưa tin Giang Trạch Dân từ trần — (BBC). – Tưởng Năng Tiến: Sắc tình trong ảnh khoả thân của Ngải Vị Vị (1)(RFA’s blog). – QUAN CHỨC TRUNG QUỐC XẤU TỆ (Nguyễn Quang Vinh).-- Cảnh sát Hàn điều tra du lịch ghép tạng đến Trung Quốc (VietSOH). - Bloody Harvest – Cắt xén nội tạng của học viên Pháp Luân Công(NTDTV).
-- TÌNH HÌNH ĐẠI VIỆT KHI QUÂN TÂY SƠN RA BẮC (Việt sử ký).----