Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

David Koh - Việt Nam: một chính quyền kém năng lực

-Vietnam's poor government (ISEAS 14-3-11) -- Bài David Koh ◄-Việt Nam: một chính quyền kém năng lực--Institute of Southest Asia Studies

-Ngày 14-3-2011
Hãy quan sát những số liệu do BBC thu thập, đơn vị tính bằng đôla Mỹ. Nợ nước ngoài của chính phủ Việt Nam vào đầu tháng 3/2011 là 29 tỷ, chiếm hơn 42% tổng sản phẩm quốc nội hằng năm. Quốc gia này đang trải qua thâm hụt kép, trong cả thương mại lẫn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, rút từ các số liệu, sẽ thấy chính phủ Việt Nam có thể bị phá sản (vỡ nợ).
Dự trữ của chính phủ, tức tiết kiệm của họ, chiếm không đầy 50% trị giá khoản nợ. Nếu bắt buộc phải thanh toàn bộ 29 tỷ USD nợ này ngay ngày mai, chính phủ Việt Nam sẽ không có đủ tiền để trả. Nếu tất cả các chủ nợ đòi tiền một lúc, ngân sách của chính phủ không đủ tính thanh khoản để chi trả. Điều này có thể không xảy ra, nhưng tồn tại một khả năng như thế, chẳng hạn khi đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị như ở Ai Cập vừa qua, hay một thảm họa tầm cỡ quốc gia như động đất tại Nhật Bản tuần vừa rồi, hoặc một cơn hoảng loạn đột ngột của các nhà đầu tư và người cho vay ngoại quốc.
Tình hình ít có cơ tiến triển trong ngắn hạn. Thâm hụt ngân sách vẫn tiếp tục và chính phủ lại đang dự liệu thâm hụt 5% trong tài khóa này. Thâm hụt mậu dịch cũng không có dấu hiệu sớm dịu đi, số liệu tháng 2 cho thấy thâm hụt tới gần 1 tỷ USD. Chính phủ có kế hoạch giới hạn thâm hụt mậu dịch năm nay ở mức 18% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 14,2 tỷ USD. Nhưng như thế vẫn là tăng nhẹ so với năm 2010.
Do đó, trong bối cảnh thâm hụt kép gia tăng, việc vay nợ thêm có lẽ sẽ là cần thiết, có tính đến yếu tố FDI và kiều hối từ Việt kiều gửi về. Tuy nhiên, kiều hối lại đi thẳng vào túi người dân chứ không vào ví của chính phủ. Dân chúng có tài sản trị giá vài tỷ đôla Mỹ, nằm dưới các dạng thức tiết kiệm khác nhau mà chủ yếu là đôla Mỹ và vàng. Lý do chủ yếu của việc này tất nhiên là sự thiếu tin tưởng vào đồng nội tệ Việt Nam, cũng như không tin vào khả năng chống lạm phát của chính phủ.
Năm 2011, cần 4 tỷ USD để trả lãi suất tiền chính phủ nợ nước ngoài. Khoản này chiếm chừng 12% ngân sách Nhà nước. Càng ngày, những người cho chính phủ Việt Nam vay tiền càng phải tính đến thu nhập tương lai và khả năng chính phủ thu được thuế, coi đó như những yếu tố quan trọng quyết định có cho vay nữa không. Ở khía cạnh này, những người đi vay nào nắm quyền tối thượng (tức là Nhà nước – ND) thì đều có xu hướng có lợi thế trước những người cho vay là tư nhân; và người ta tự hỏi phải chăng đó là một rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính quốc tế?
Nếu dự trữ ngoại tệ của chính quyền Việt Nam rớt xuống dưới mức 4 tỷ USD cần có hằng năm để trả lãi suất đi vay, thì khi ấy điều gì xảy ra? Dự trữ ngoại tệ của Nhà nước đã và đang theo khuynh hướng đi xuống, kể từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Việt Nam vào năm 2008, trước cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Phản ứng của khu vực sẽ thế nào nếu Việt Nam trở thành một Iceland hay Hy Lạp của Đông Nam Á?
Giờ đây, đã có một động lực buộc phải hạn chế thâm hụt ngân sách, bằng cách cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Việc cắt giảm đã được lên kế hoạch, tuy nhiên chỉ là giảm 0,5% so với năm 2010. Cần phải giảm nhiều hơn nữa, và chính phủ cùng các nhà lãnh đạo đảng phải tự làm gương, cũng như các cơ quan của họ phải đi đầu trong vấn đề này. Vài năm trước đây, người dân Việt Nam đã từng rất ấn tượng khi một nguyên thủ nước ngoài rời Hà Nội bằng hàng không giá rẻ. Đối nghịch với đó, trong các chuyến đi cấp nhà nước, các vị lãnh đạo của Việt Nam thường mang theo hàng đoàn nhân viên, sử dụng chuyên cơ của hàng không quốc gia. Đi lại ít “phong cách” hơn có thể là một biện pháp giúp cắt giảm ngân sách. Các ví dụ khác về sự lãng phí thì có đầy rẫy.
Điều mà chính phủ cần phải làm là thiết chế hóa công tác điều hành vĩ mô và ngăn ngừa nạn lạm chi. Trên tổng thể, cần ấn định một mức thâm hụt mà không chính phủ nào được phép thay đổi hoặc chi tiêu vượt quá nếu không được 80% đại biểu Quốc hội chuẩn y, và Chủ tịch Nước cũng phải được phép nghiên cứu ngân sách nhà nước, phải có quyền yêu cầu chính phủ thực thi những thay đổi mang tính cưỡng chế, theo luật định. Chủ tịch Nước cũng phải được phép phủ quyết thâm hụt ngân sách nếu ông ta thấy rằng tỷ lệ 80% đại biểu Quốc hội phê chuẩn kia đã không phải vì lợi ích của quốc gia. Việc bắt buộc tiết kiệm chi tiêu ngân sách hàng năm của chính phủ nên trở thành một thông lệ.
Cần thể chế hóa cả kiểm soát đối với những lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, trong khi lĩnh vực quốc phòng, y tế và giáo dục không cần thiết phải bị ấn định quá chặt, thì ngân sách dành cho các bộ ngành khác và các doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ và đặt vào một lộ trình giảm dần trong vòng 5 năm tới, cho đến chừng nào tình hình tài chính đã được cải thiện đáng kể. Trừ phi các doanh nghiệp nhà nước có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia, còn nếu chúng không thể tồn tại mà không có ngân sách nhà nước bơm vào, thì nên thu gọn hết chúng lại.
Điều nghịch lý là, đây cũng là thời điểm các nước tài trợ cho Việt Nam nên xem xét giảm viện trợ, dù chỉ là dần dần, để buộc chính phủ nước này phải đưa ra những lựa chọn quyết liệt hơn đối với vấn đề ngân sách của họ, cũng như để đảm bảo Việt Nam chi tiêu có chừng mực. Với tình trạng tài chính hiện nay thì câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam rất không bền vững và có thể còn đi giật lùi.
David Koh là nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011



-David Koh - Chính phủ nghèo nàn của Việt Nam Hãy cân nhắc những số liệu theo trị giá đồng đô la Mỹ, dựa theo đài BBC. Các khoản nợ nước ngoài của chính phủ Việt Nam vào đầu tháng Ba năm 2011 là 29 tỷ đồng, chỉ hơn 42% sản phẩm quốc nội hàng năm. Đất nước này điều hành một thâm hụt kép cả trong thương mại và trong ngân sách chính phủ. Tuy nhiên, suy luận từ những con số như dưới đây, dường như chính phủ Việt Nam có thể bị phá sản.
Nguồn: Học viện Nghiên cứu Đông nam Á

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ 14.03.2011
Hãy cân nhắc những số liệu theo trị giá đồng đô la Mỹ, dựa theo đài BBC. Các khoản nợ nước ngoài của chính phủ Việt Nam vào đầu tháng Ba năm 2011 là 29 tỷ đồng, chỉ hơn 42% sản phẩm quốc nội hàng năm. Đất nước này điều hành một thâm hụt kép cả trong thương mại và trong ngân sách chính phủ. Tuy nhiên, suy luận từ những con số như dưới đây, dường như chính phủ Việt Nam có thể bị phá sản.
Quỹ tiết kiệm, nguồn dự trữ của chính phủ, ít hơn 50% số nợ. Nếu ngày mai, tất cả khoản nợ 29 tỷ USD phải được thanh toán, chính phủ Việt Nam sẽ không có đủ tiền để trả. Nếu tất cả các chủ nợ cùng lên tiếng đòi nợ một lúc, nên tài chính của chính phủ sẽ không xoay chuyển được. Điều này có thể không xảy ra, nhưng khả năng vẫn còn ở đó, nếu như xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị như ở Ai Cập năm 2011 hoặc một thảm họa quốc gia nghiêm trọng như trận động đất ở Nhật Bản trong tháng này, hoặc nỗi hoảng sợ bất ngờ từ các nhà đầu tư vốn và các chủ nợ ở nước ngoài.
Trong một tương lai gần, hoàn cảnh này không hề có khả năng được cải thiện. Thâm hụt ngân sách đang tiếp tục và chính phủ laị dự toán ngân sách cho một khoãn thâm hụt 5% một lần nữa cho năm tài chính này. Thâm hụt thương mại cho thấy cũng không có dấu hiệu giảm bớt nhanh chóng, với con số vào tháng hai vừa dưới 1 tỷ. Chính phủ có kế hoạch để hạn chế thâm hụt thương mại năm 2011 đến 18% doanh thu xuất khẩu hay 14.2 tỉ. Nhưng con số này vẫn là nhiều hơn so với năm 2010.
Do đó, với thâm hụt kép đang tiếp diễn, sau khi tính toán đến nguồn kiều hối từ Việt Kiều và việc trả lại tiền cho FDI, cứ tiếp tục đi vay có thể là điều cần thiết. Tuy nhiên, kiều hối đi thẳng vào túi người dân hơn là vào hầu bao chính phủ. Người dân Việt Nam có nhiều tỷ đô la tài sản được giữ trong các phưong pháp tiết kiệm khác nhau, chủ yếu bằng đô la Mỹ và vàng. Tất nhiên nguyên nhân chính của việc này là sự thiếu niềm tin vào tiền đồng Việt Nam và từ cuộc chiến đấu chống nạn lạm phát của chính quyền.
Trong năm 2011, phải cần 4 tỷ USD để trả lãi trên các khoản nợ nước ngoài của chính phủ. Con số này là khoảng 12% ngân sách. Ngày càng nhiều các nhà vay nợ cho chính phủ Việt nam vay sẽ phải nhận về các khoản thu nhập trong tương lai và phải cân nhắc đến khả năng thu được thuế của chính phủ về các khoản vay trong tương lai. Trong ý nghĩa này, những khách hàng mượn nợ có chủ quyền thường có khuynh hướng hưởng được thuận lợi từ các khoản vay trong khu vực tư nhân và người ta tự hỏi liệu có phải đây là một rủi ro về đạo đức trong hệ thống tài chính quốc tế ?
Nếu nguồn dự trữ ngoại hối của chính phủ Việt Nam thấp hơn so với 4 tỉ cần thiết hàng năm để trả lãi, thì điều gì có thể xảy ra ? Dự trữ ngoại hối của chính phủ đang có xu hướng giảm đi kể từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Việt Nam vào năm 2008, trước cả lúc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu.
Sẽ có các ý nghĩa khu vực nào nếu Việt Nam trở thành một loại Iceland hoặc Greece của khu vực Đông Nam Á ?
Hiện nay, có một nỗ lực để cắt thâm hụt ngân sách bằng cách cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Việc cắt giảm đã được dự kiến tuy nhiên chỉ giảm được 0,5% so với năm 2010. Một cắt giảm hơn nữa cần phải được thực hiện và hàng chính phủ, lãnh đạo đảng phải nêu gương cá nhân cũng như phải để cho các văn phòng của họ đi đầu. Người dân Việt Nam đã từng rất ấn tượng khi vài năm trước đây, một nhân vật cầm đầu về đối ngoại của chính phủ đã bay ra khỏi Hà Nội bằng vé hàng không giá rẻ. Ngược lại, trong những chuyến đi thăm cấp nhà nước, các lãnh đạo Việt Nam thường mang theo đoàn tháp tùng đông đảo trong một chiếc máy bay đặc biệt của hàng không nhà nước. Đi công du ít kiểu cách hơn sẽ giúp ích phần nào. Và còn rất nhiều những ví dụ khác về sự lãng phí.
Điều mà chính phủ cần làm là phải thể chế hóa các kiểm soát vĩ mô và ngăn chặn chi tiêu quá trớn. Nói chung là cần phải có một giới hạn trên mức thâm hụt mà không chính phủ nào được phép thay đổi hoặc vượt quá mà không được sự chấp thuận của 80% thành viên Quốc hội, và Chủ tịch nước cũng nên được cho phép để xem xét ngân sách của chính phủ kỹ lưỡng hơn và được quyền yêu cầu chính phủ phải thực hiện những thay đổi bắt buộc theo quy định của luật pháp. Chủ tịch nước cũng nên phải được phép phủ quyết thâm hụt ngân sách nếu ông cảm thấy rằng sự chấp thuận của 80% trong Quốc hội vẫn không phải vì lợi ích của dân tộc. Các khoản cưỡng bức tiết kiệm hàng năm cho ngân sách phải trở thành một thực hành thường xuyên.
Các kiểm soát khu vực cụ thể cũng có thể phải được thiết lập. Ví dụ, trong khi các lĩnh vực quốc phòng, y tế, giáo dục không cần phải là đối tượng có lời nhiều, ngân sách của các Bộ khác và các doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ và phải được đặt trên một lộ trình đưa đến việc giảm ngân sách đều dặn trong 5 năm tới, cho đến khi tình hình tài chính được cải thiện mạnh mẽ. Nếu các doanh nghiệp nhà nước, trừ các doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh của đất nước, không thể tồn tại khi không có ngân sách chính phủ rót vào thì nên thu nhỏ hoặc giải tán đi.
Nghịch lý thay, đây cũng là thời gian các nước tài trợ nên xem xét tiết giảm sự giúp đỡ của mình, dẫu phải là từng bước, để chính phủ sẽ buộc phải có những lựa chọn khó khăn về ngân sách của mình và để chắc chắn rằng Việt Nam có thể tồn tại trong chính khả năng của mình. Với tình trạng tài chính hiện nay, câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam là không bền vững và có thể vỡ lở ra.

Tổng số lượt xem trang