Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

47 tỷ đồng đền bù cho “khu đất vàng” Hà Nội



Khu vực dự án đã rào kín, nhưng các hộ dân ở số 22 Hàng Bài chưa di chuyển - Ảnh L.Q.P
-47 tỷ đồng đền bù cho “khu đất vàng” Hà Nội
 (Tamnhin.net) - Hôm nay, 12/7, 5 hộ dân sống tại số nhà 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã nhận mức đền bù 47 tỷ đồng và chính thức bàn giao lại mặt bằng cho Công ty Cổ phần Thời đại mới (T&T).

Hai bên đã thống nhất thỏa thuận mức tiền bồi thường hỗ trợ để các hộ dân tự lo nhà tái định cư với số tiền 47 tỷ đồng. Trong ngày 12/7, các hộ di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực giải phóng mặt bằng để bàn giao diện tích nhà đất mà các hộ đang sử dụng cho chủ đầu tư.

Theo ông Trần Hồng Sơn, Phó chủ tịch HĐQT CTCP T&T, trong 47 tỷ đồng, có 37,8 tỷ dành cho việc đền bù với diện tích nhà, đất của 5 hộ còn lại tại khu đất này (chỉ 2 hộ có sổ đỏ). Phương án đền bù được tính theo 3 mức: diện tích đất có mặt tiền ở tầng 1 được thỏa thuận với giá 500 triệu mỗi m2; ở tầng 1 không có mặt tiền giá 300 triệu mỗi m2; tầng 2 giá 200 triệu mỗi m2.
Theo sơ đồ mặt bằng đền bù được chủ đầu tư công bố, tổng diện tích đất tầng 1 có mặt tiền là 21,7 m2; tầng 1 không có mặt tiền là 34,8 m2.
Riêng đối với Cụ Hoàng Đình Trung 93 tuổi, thuộc diện gia đình chính sách, có con trai là liệt sỹ, CTCP T&T đã quyết định hỗ trợ thêm 9,2 tỷ đồng. Đây cũng là hộ duy nhất có diện tích mặt bằng ở mặt tiền tầng 1 tại số 22 Hàng Bài.
Với 47 tỷ đồng, mức đền bù cho "khu đất vàng", đây được coi là mức kỷ lục ở Hà Nội.
Phóng viên tamnhin.net đã ghi lại một số hình ảnh giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương và các hộ dân tại đây.
 
Ban chỉ huy cưỡng chế giải phóng mặt bằng dự án 22-25 Hàng Bài, Hoàn Kiếm đã chuẩn bị chu đáo, không đểxảy ra sai sót nào trong quá trình làm việc. Ảnh Nguyên Hương.
 
Xe tải phục vụ di dời
 
 Cụ Hoàng Đình Trung 93 tuổi, thuộc diện gia đình chính sách được hỗ trợ thêm sổ tiết kiệm 9,2 tỷ đồng. Ảnh Nguyên Hương.
 



 Các hộ dân đang chuẩn bị thu dọn đồ đạc di rời đến nơi ở mới.

Nguyên Hương - Cưỡng chế di dời hộ dân khu đất vàng 1 tỷ/m2(VEF).  -Sắp cưỡng chế thu hồi khu đất 'vàng' ở Hà Nội (QĐND) - Theo UBND quận Hoàn Kiếm, việc cưỡng chế khu đất "vàng" tại số 22-24 Hàng Bài sẽ được thực hiện vào ngày 12-7 tới nếu các hộ dân tại đây không bàn giao mặt bằng...

- Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ “1 tỷ đồng/m2 đất” (Nguoiduatin) Trong đó “Chỉ đạo UBND phường Tràng Tiền, UBND phường Hàng Bài và chủ đầu tư kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc đã tự thỏa thuận phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ dân, không báo cáo UBND Thành phố và không có chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Đòi bồi thường 1 tỷ đồng/m2 đất: Chiều quá sinh hưVnMedia
- Dừng cưỡng chế khu nhà đòi 1 tỷ đồng/m2

(VEF.VN) - Văn phòng Chính phủ vừa có công văn đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra lại khiếu nại của các hộ dân ở khu đất “vàng” đòi đền bù 1 tỷ đồng/m2 và tạm dừng cưỡng chế đối với các hộ này.
Cuối tháng 3, ông Lâm Quốc Hùng, phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã ký văn bản gửi UBND phường Hàng Bài về việc tổ chức cưỡng chế di dời các hộ dân tại số nhà 22 Hàng Bài trong thuộc khu đất giải tỏa cho dự án xây dựng hơn 4.000 m2 của Công ty Cổ phần Thời đại mới T&T.
Theo thông tin trước đó, các hộ dân sẽ được bố trí tạm cư tại khu nhà Thanh Lương và được đền bù tổng số tiền 5,1 tỷ đồng, chưa kể căn hộ tái định cư.


Vụ việc là sự "giằng co" giữa chủ đầu tư và hai hộ dân cuối cùng trên khu đất vàng này sau nhiều thương lượng và "ngã giá" bất thành.
Sau khi có quyết định cưỡng chế của UBND quận Hoàn Kiếm, gia đình cụ Hoàng Đình Trung đã có "đơn kêu cứu" gửi một số cơ quan báo chí và cơ quan chức năng, cho rằng quyền lợi hợp pháp của gia đình cụ đang bị xâm hại nghiêm trọng và đề nghị hủy bỏ các quyết định cưỡng chế của UBND quận Hoàn Kiếm.

Khu "đất vàng" 1 tỷ đồng/m2. Ảnh: Thái Hiền
Báo Hà Nội Mới dẫn lời Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP T&T Trần Hồng Sơn khẳng định, công ty đã nhiều lần cử đại diện đến gặp gia đình và đã đưa ra mức bồi thường lên tới 60 tỷ đồng, nhưng phía gia đình đề nghị mức đền bù là 67 tỷ đồng, nên công ty không thể chấp nhận được.
Còn cụ Hoàng Đình Trung lại cho biết quá trình triển khai dự án, CTCP T&T chỉ có hai lần bàn bạc chính thức với gia đình với mức đền bù công ty đưa ra là 49 tỷ đồng. Còn mức đền bù 60 tỷ đồng chỉ là "thỏa thuận miệng".
Tờ Financial Times trích số liệu từ cuộc điều tra gần đây của cơ quan địa ốc Knight Frank cho thấy mức giá 60.000 USD/m2 mà các gia đình ở 22 Hàng Bài yêu cầu cao hơn  so hơn mức giá trung bình cho các căn hộ cao cấp ở London, Hồng Kông và Tokyo.
Tờ này cũng nhận định rằng giá trị nhà đất đang không ngừng tăng lên ở trung tâm Hà Nội, mặc dù các quận ngoại thành Hà Nội đang dần thay đổi qua làn sóng xây dựng không ngừng, Chính phủ cấp một số ít giấy phép xây dựng ở khu vực đông dân cư - trung tâm thành phố đầy quyến rũ. Đây là lợi thế lớn cho những vị trí đất còn trống.
Trước sau như một, các nhà kinh tế học liên tục cảnh báo rằng giá cả đang nằm ngoài tầm kiểm soát với lợi nhuận cho thuê hàng năm khá thấp, vào khoảng 1% hay 2%. Nhưng dòng người mua vào với hy vọng nâng giá trị đồng vốn vẫn không giảm.
-Đằng sau dự án khu đất 'vàng' một tỷ đồng/m2
TP - Chấp nhận đền bù kỷ lục 1 tỷ đồng/m2 nhà- đất, tuy nhiên dự án khu đất 'vàng' xây trung tâm thương mại ở góc phố Hàng Bài- Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn chưa thể giải phóng xong mặt bằng. Vì sao lại như vậy?

Dự án khu đất vàng nằm ngay góc đường Hai Bà Trưng và Hàng Bài
Dự án khu đất vàng nằm ngay góc đường Hai Bà Trưng và Hàng Bài.

Đền bù kỷ lục, dân vẫn không nhận
Trao đổi với phóng viên, ông Lâm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, dù đã qua thời hạn các hộ dân còn lại thuộc dự án Trung tâm thương mại 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng phải bàn giao nhà đất cho dự án, song Quận vẫn chưa thể thực hiện cưỡng chế vì các hộ dân tiếp tục có đơn thư khiếu nại.
Trong khi đó, được biết, hiện các ban ngành và Thanh tra TP Hà Nội đang tiến hành kiểm tra nội dung đơn thư của các hộ dân tại dự án theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Nhìn lại việc giải phóng mặt bằng tại dự án này, ngay từ đầu, chủ đầu tư đã áp dụng hình thức bồi thường kỷ lục. Cụ thể, bồi thường hỗ trợ cho phần diện tích tầng 1 (thông tầng) là 500 triệu đồng/m2; tầng 1 không có nóc: 300 triệu đồng/m2 và tầng 2 là 200 triệu đồng/m2.
Theo đại diện chủ đầu tư, ông Trần Hồng Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Thời đại mới T&T, nhiều hộ đã nhận tiền, đủ mua được cả biệt thự ở nơi khác, vẫn còn dư tiền tỷ gửi tiết kiệm dưỡng già. Có hộ còn gửi thư cảm ơn, nhờ có dự án mà đổi đời.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn hai hộ chưa đồng ý di dời, dù chủ đầu tư đã chấp nhận tăng giá bồi thường tới 1 tỷ đồng/m2. Nhìn ở góc độ nhà đầu tư, ông Sơn nói: "Chúng tôi không thể xuống thang nữa, đó là giá chịu không nổi rồi. Chúng tôi quá mệt mỏi vì dự án này rồi. Kiểu này làm sao thành phố chỉnh trang được bộ mặt đô thị".
Ông Hoàng Quốc Định, con trai cụ Hoàng Đình Trung (đại diện của hai hộ dân cuối cùng) cho biết, chúng tôi chưa chấp nhận mức bồi thường này, chưa hẳn là vì tham tiền, mà vì dự án còn nhiều ẩn khúc chưa được làm rõ.
Theo Quyết định 7774 của UBND TP Hà Nội thì hơn 4.000m2 đất của dự án được giao cho Cty Kinh doanh & Xây dựng nhà (thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội), đây là doanh nghiệp nhà nước. Sau đó, doanh nghiệp này thực hiện cổ phần hóa, đổi tên thành Cty cổ phần Kinh doanh và Xây dựng nhà.
Đến thời điểm này, đơn vị triển khai thực hiện dự án lại là Cty cổ phần Thời đại mới T&T. Công ty này có đến 96% là vốn của các thể nhân và pháp nhân khác, trong khi đó Cty cổ phần Kinh doanh và Xây dựng Nhà chỉ có 4% vốn.
"Trong trường hợp này thì Nhà nước không áp dụng việc thu hồi đất để thực hiện các dự án không thuộc nhóm A (phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, công cộng...) thì nhà đầu tư phải thỏa thuận đền bù giải phóng mặt bằng với dân. Họ tung hô rằng đền bù mức kỷ lục 1 tỷ đồng/m2 nhưng thực ra diện tích đất phải thỏa thuận với dân rất ít, chủ yếu là đất của Nhà nước được thuê với giá bèo ở vị trí đắc địa" - Ông Định phân tích.
Với mức giá này, không chỉ người dân mà lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cũng cho rằng: "Dự án có diện tích đất bị thu hồi nằm ở vị trí đẹp, có khả năng sinh lời rất cao, địa tô chênh lệch giữa giá đất thực tế theo thị trường và giá đất quy định của TP là rất lớn".
Những dấu hỏi?
Có được cưỡng chế giải phóng mặt bằng?
Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN &MT, luật pháp hiện nay quy định thẩm quyền quyết định giá đất đền bù do UBND tỉnh, thành phố quyết định. "Nếu dự án thuộc khung phải thỏa thuận thì không thể cưỡng chế được".
Ông Võ cũng phân tích, Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ những trường hợp nào thì nhà nước mới thu hồi, cụ thể nhà nước chỉ thu hồi đất khi thực hiện các dự án đầu tư có vốn 100% của nước ngoài; các dự án xây dựng hạ tầng chung; các dự án phục vụ cho quốc phòng, an ninh, phục vụ mục đích công cộng.
Qua tìm hiểu PV được biết, tháng 11-2004, khu đất vàng này được UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi và giao cho Công ty Kinh doanh Xây dựng nhà (trực thuộc Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội lúc này vẫn là doanh nghiệp nhà nước) thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại - văn phòng cao 7 tầng, với thời hạn thuê đất là 20 năm.
Quyết định này cũng ghi rõ, sau 12 tháng kể từ ngày giao nhận đất, nếu Cty không triển khai xây dựng thì Sở Tài nguyên & Môi trường lập hồ sơ trình UBND TP thu hồi quyết định cho thuê đất.
Đến tháng 5-2009, UBND TP Hà Nội lại có quyết định điều chỉnh tên chủ đầu tư sử dụng đất từ Cty Kinh doanh và Xây dựng nhà thành Cty cổ phần Kinh doanh và Xây dựng nhà (do doanh nghiệp này thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước), đồng thời yêu cầu doanh nghiệp này ký lại hợp đồng thuê đất. Thời hạn thuê đất cũng được nâng từ 20 năm lên thành 50 năm.
Đáng ra, quá thời hạn, chủ đầu tư không thực hiện được dự án, khu đất phải được thu hồi. Tuy nhiên, thay vì thu hồi, tháng 9-2009, dự án được chuyển giao cho một pháp nhân mới, Công ty cổ phần Thời đại mới T&T làm chủ đầu tư.
Pháp nhân mới này được thành lập bởi các cổ đông sáng lập: Cty Cổ phần Kinh doanh và Xây dựng nhà Hà Nội (góp vốn 80%); Cty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (góp vốn 14%) và 2 cá nhân khác góp 4% và 2%.
Tuy nhiên sau đó, tỷ lệ góp vốn của các bên trong Cty Cổ phần Thời đại mới T&T có sự thay đổi: Cty Cổ phần Kinh doanh và Xây dựng nhà Hà Nội chỉ còn giữ 4% vốn, hai cá nhân khác giữ 4% và 2% vốn, còn Cty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh nắm giữ 90% vốn.
Theo Bộ Xây dựng, hồ sơ dự án đã thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư nhưng lại thành lập pháp nhân mới (Cty Cổ phần Thời đại mới T&T) là không phù hợp với Luật Đầu tư.
Xuất xứ mảnh đất, được thành phố giao cho Cty Kinh doanh Xây dựng nhà, một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (sau đó doanh nghiệp này được cổ phần hóa). Theo quy định, trường hợp này không được chuyển nhượng, bán dự án. "Suốt quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, chúng tôi hỏi nhưng chủ đầu tư và chính quyền quận Hoàn Kiếm không chứng minh được việc chuyển giao dự án là hợp pháp", ông Hoàng Quốc Định nói.
Theo ông Định chủ đầu tư hiện tại đã nhận được món hời lớn, khi có được khu đất vàng giữa Thủ đô mà không phải đấu thầu dự án? Giá thuê đất (do Cty Cổ phần Thời Đại mới T&T được kế thừa dự án của Cty Kinh doanh - Xây dựng nhà HN) thì áp theo khung giá UBND TP quy định - tức rất thấp so với giá thị trường.
Lý do của món hời này, đơn giản là, giá trị quyền sử dụng đất dự án này không hề được tính vào giá trị doanh nghiệp khi Cty Kinh doanh & Xây dựng nhà Hà Nội thực hiện cổ phần hóa).
Trả lời câu hỏi này, ông Trần Hồng Sơn, nói: "Nhiều người cứ tưởng bở, chứ để thực hiện dự án này chủ đầu tư phải làm vô vàn công việc. Đến nay, chúng tôi đã chi ra hơn trăm tỷ đồng cho bồi thường, giải phóng mặt bằng, trải qua cả trăm cuộc họp mà nay chưa đâu vào đâu. Còn việc thủ tục chuyển nhượng sang một pháp nhân mới nếu không đúng pháp luật thì ai dám cho mình làm. Đúng hay sai, phải hỏi cơ quan chức năng của thành phố".
Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà tái định cư tại 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng, gồm khu văn phòng và nhà ở tái định cư 7 tầng; khu thương mại và văn phòng cho thuê cao 4-7 tầng, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 221 tỷ đồng.
Trong tổng số hơn 4.000m2 đất tại khu đất vàng này, thì Xí nghiệp nhựa Hà Nội chiếm 3.776m2 (đã di dời, bàn giao mặt bằng), số còn lại là 296,9m2 đất do 17 chủ sử dụng đất là các hộ gia đình và 1 tổ chức sinh sống, kinh doanh.
Đến nay, đã có 15/17 chủ sử dụng đất bàn giao mặt bằng, còn lại 2 chủ sử dụng đất (gồm 5 hộ gia đình) tại phường Hàng Bài chưa chấp nhận phương án đền bù của chủ đầu tư gồm: Hộ gia đình cụ Hoàng Đình Trung và vợ là Nguyễn Thị Hoán (gia đình có 4 hộ khẩu) và gia đình ông Hoàng Quốc Cường. 
Nhóm PV
-Sẽ cưỡng chế các hộ ở 22 Hàng Bài

(TNO) Không chấp nhận 60 tỉ tiền đền bù, hỗ trợ cho 51 m2 mặt bằng giải tỏa để nhường chỗ cho một dự án trung tâm thương mại, hai gia đình ở phố Hàng Bài (Hà Nội) sẽ bị cưỡng chế trong thời gian tới.
Theo quyết định 7774/QĐ-UB ngày 17.11.2004 của UBND TP, khu đất 4.072,9 m2 tại số 22-24 Hàng Bài và số 25-27 phố Hai Bà Trưng, Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội) được giao cho Công ty Kinh doanh Xây dựng nhà, sau được chuyển giao cho Công ty cổ phần Thời đại mới (Công ty T&T) làm chủ đầu tư cho một dự án trung tâm thương mại. Thực hiện quyết định này, từ năm 2005, UBND Q.Hoàn Kiếm và Công ty T&T đã lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ giải tỏa và tái định cư cho 17 hộ dân trong diện phải di dời, nhường đất cho dự án.


Theo báo cáo của UBND Q.Hoàn Kiếm, chủ đầu tư đã chấp nhận mức đền bù 500 triệu đồng/m2 đất tầng 1 thông tầng, 300 triệu/m2 đất tầng 1 không nóc, 200 triệu/m2 đất tầng 2 và đã có 15 hộ dân nhận tiền đền bù và chuyển đến nơi ở mới. Hai chủ sở hữu còn lại, ông Hoàng Đình Trung và Hoàng Quốc Cường (là bố con), không chấp nhận đền bù như các gia đình khác. Sở hữu diện tích ở 142,16 m2, trên mặt bằng 51 m2 tại số nhà 22 Hàng Bài, hai ông Trung, Cường yêu cầu số tiền đền bù, hỗ trợ cao hơn.
Theo bà Vi Thu Hà, Giám đốc Công ty T&T, công ty này đã đề nghị tổng số tiền đền bù, hỗ trợ lên đến 60 tỉ đồng, gồm cả giá trị các căn hộ tái định cư tại chỗ. Tuy nhiên, hai gia đình nói trên yêu cầu số tiền 67 tỉ đồng. Dự án “Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở tái định cư” như tên trên giấy phép vì thế hiện nay vẫn là một khu đất rào kín, bên trong bỏ không.
Ngày 2.3, UBND Q.Hoàn Kiếm đã ra quyết định số 425/QĐ-UBND thông báo áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi diện tích đất nói trên. Ngày 25.3 UBND Q. Hoàn Kiếm có công văn chỉ đạo UBND P.Hàng Bài triển khai việc cưỡng chế. Theo quyết định 425 nói trên, các hộ dân còn ở lại số nhà 22 Hàng Bài phải đến văn phòng Công ty T&T để nhận tiền đền bù, hỗ trợ theo phương án của UBND quận và chuyển đến ở tại một khu nhà tạm cư thuộc P.Thanh Lương, Q.Hai Bà Trưng do UBND Q.Hoàn Kiếm và chủ đầu tư bố trí.
Trao đổi với Thanh Niên chiều 31.3, Chủ tịch UBND Q.Hoàn Kiếm, ông Vũ Văn Viện khẳng định, việc thương lượng, hòa giải giữa chủ đầu tư và các hộ gia đình đã không đạt kết quả và chính quyền cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. “Tinh thần của quận chúng tôi là nếu các bên không tự giải quyết được với nhau thì chính quyền sẽ phải làm cương quyết. UBND quận đã triển khai công tác chuẩn bị chặt chẽ và đúng nguyên tắc, còn cưỡng chế vào thời điểm nào thì sẽ chờ ý kiến của UBND TP”, ông Vũ Văn Viện cho biết.
Còn theo bà Vi Thu Hà, Công ty T&T vẫn mong muốn sự việc được giải quyết theo hướng có lý, có tình và hy vọng nhận được sự chia sẻ của các hộ gia đình. Tuy nhiên, “khi chúng tôi đã rất thiện chí mà không được các gia đình hợp tác và chính quyền phải ra tay thì các bên đều phải chấp nhận”, bà Hà nói.
Trần Lê

Di chuyển 2 căn hộ đòi bồi thường 1 tỷ/m2
(VEF.VN) - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Lâm Quốc Hùng ngày 25/3 đã giao UBND phường Hàng Bài phối hợp với Công ty CP Thời đại mới T&T lập phương án thực hiện cưỡng chế di dời các hộ gia đình ở 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Phương án này cần được hoàn thành sớm, báo cáo UBND quận phê duyệt, nhằm giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng Trung tâm Thương mại văn phòng - nhà ở - văn bản số 215/UBND-BBTGPMB về việc tổ chức cưỡng chế di dời các hộ dân tại số nhà 22 Hàng Bài, phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, nêu rõ.


Ngoài ra, UBND phường Hàng Bài cũng cần lập kế hoạch cụ thể, với các phòng ban có liên quan, chuẩn bị đủ điều kiện để di chuyển 2 chủ sở dụng đất là hộ gia đình ông Hoàng Đình Trung (gồm 4 hộ khẩu) và hộ gia đình ông Hoàng Quốc Cường (tổng cộng 18 nhân khẩu), tại tầng 1,2 và 3 số nhà 22-24 Hàng Bài đến khu nhà tạm cư Thanh Lương, tổ 28, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Số nhà 22 Hàng Bài, phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm (ảnh DDDN)
Trước đó, UBND quận Hoàn Kiếm cũng đã yêu cầu cưỡng chế di dời hai hộ dân trên. Thời hạn thu hồi là sau ngày 18/3/2011, vì 2 hộ dân không tự nguyện nên sẽ cưỡng chế thực hiện.
Quyết định cưỡng chế các hộ dân tại hai địa chỉ trên “cởi trói” cho dự án bị đình trệ 7 năm chỉ vì 51m2 đất. Các hộ dân này lâu nay không chấp nhận mức giá bồi thường 500-600 triệu đồng/m2 mà yêu cầu khoảng trên 1 tỷ đồng/m2, do việc bồi thường được lập luận rằng dựa trên nguyên tắc tự thỏa thuận theo giá thị trường.
Tháng 11/2004, khu đất trên được UBND TP Hà Nội quyết định thu hồi để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại - văn phòng - nhà ở. Trong tổng diện tích hơn 4.000 m2 của khu đất, có 3.776 m2 do Công ty nhựa Hà Nội thuê của thành phố (đã được giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp di dời đi nơi khác) và gần 300 m2 là diện tích của 17 hộ dân sinh sống tại đây.

Tổng số lượt xem trang