Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Thế giới Anglo-Saxon hợp lực triệt hạ Trung Quốc

Thế giới Anglo-Saxon hợp lực triệt hạ Trung Quốc
VietnamDefence - Nhiều tác giả kể lể về những thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng quân đội, những thành tựu chinh phục khoảng không vũ trụ, nhưng ít nói đến sự dễ bị tổn thương chiến lược của Trung Quốc.
Bài viết trình bày quan điểm của tác giả Nga, có tính tham khảo, không nhất thiết là quan điểm của VietnamDefence.
Trung Quốc rất giống với đế quốc Đức thời Đệ nhị và Đệ tam đế chế - kinh tế và sức mạnh quân sự cất cánh nhanh chóng, đi kèm đồng thời với tính dễ bị tổn thương. Kẻ thù tiềm tàng của Bắc Kinh là những quốc gia Anglo-Saxon - họ đã thiết lập xung quanh Trung Quốc một vành đai bao vây thật sự.


“Vòng vây” đối với Trung Quốc

- Từ hướng Tây, một “lò lửa” bất ổn được tạo ra - đó là sự hỗn loạn ở Afghanistan mà nay đang lan sang cả Pakistan. Giáp giới với vùng này là những khu vực bất ổn nhất của Trung Quốc là khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ của người Hồi giáo và Tây Tạng.

Kirgyzya cũng không bình yên, mới chỉ trong năm 2010 đã xảy ra một cuộc cách mạng và cuộc tàn sát giữa người Uzbek và người Kirgiz.

Với Ấn Độ, Trung Quốc có những tranh chấp biên giới, từng 2 lần leo thang thành những cuộc chiến tranh cục bộ, ngoài ra Delhi còn là kẻ thù của Islamabad, đồng minh của Bắc Kinh. Cả hai nước đang tăng cường lực lượng quân sự và hạ tầng ở biên giới.

Tình hình ở biên giới phía Tây của Trung Quốc còn thêm phần tồi tệ do sự hiện diện của các lực lượng tiến công của NATO và Mỹ ở Afghanistan, và Washington rõ ràng chẳng định rời khỏi đây.

- Biên giới phía Bắc Trung Quốc hiện thời là yên bình nhất. Trung Quốc thực hiện thành công quá trình bành trướng kinh tế ở Kazakhstan, Mông Cổ và Liên bang Nga. Giới tinh hoa chính trị của các nước này dù có lo ngại sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc, nhưng lại không muốn cắt đứt sự quan hệ hợp tác kinh tế cùng có lợi. Trung Quốc là thị trường lớn nhất đối với nguyên liệu từ các nước này - Con rồng vàng đang nuốt một số lượng lớn gỗ, nguồn năng lượng, kim loại...

Khối Anglo-Saxon cũng chẳng phản đối những chuyện làm phức tạp tình hình ở phía Bắc Trung Quốc - một cuộc cách mạng ở Kazakhstan, Liên bang Nga sẽ rất có lợi cho họ. Ngoài ra, họ còn muốn biến Moskva thành “sức mạnh xung kích” chống Trung Quốc, giống như chống Đức trong Thế chiến I và Thế chiến II.

Bắc Kinh hiểu rất rõ rằng, người ta muốn biến Moskva thành kẻ thù của họ, hơn nữa họ cũng không muốn đối đầu với Nga vì chẳng cần chiến tranh họ vẫn đang nhật được tất cả những nguồn tài nguyên từ Nga, cộng thêm là họ trút bỏ được một phần dân số “thừa”. Trung Quốc cần một “hậu phương” bình yên.

- Biên giới phía Đông: Nhật Bản, Hàn Quốc là những đồng minh quân sự của Mỹ, ở đó bố trí những căn cứ quân sự lớn của quân đội Mỹ.

Ngoài ra, người Anglo-Saxon đang nỗ lực thổi bùng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên (Bắc Triều Tiên là đồng minh của Trung Quốc), điều sẽ gây khó khăn rất lớn cho vị thế của Trung Quốc. Thậm chí, họ có thể bị lôi cuốn vào cuộc chiến và chiếm đóng phía Bắc bán đảo Triều Tiên để ngăn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân ở ngay sát biên giới của họ.

Xung đột Nhật-Nga do quần đảo Kurils có khả năng nhỏ biến thành cuộc chiến tranh, điều cũng làm Washington vui mừng, nhưng sẽ không có lợi cho Trung Quốc, quốc gia đang cần sự bình yên ở miền Đông của Liên bang Nga, nơi cung cấp các nguồn tài nguyên.

Với Nhật, Trung Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Senkaky (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) mà Nhật Bản chiếm từ tay Trung Quốc năm 1895.

Vấn đề Đài Loan - Trung Quốc hoàn toàn có cơ sở để coi Đài Loan là đất của Trung Quốc, và muốn tái thống nhất lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng Đài Bắc là đồng minh quân sự của Mỹ và Nhật Bản, nên Trung Quốc hiện chưa thể giải quyết vấn đề bằng con đường quân sự. Giới tinh hoa Đài Loan là kẻ thù từ lâu của Bắc Kinh.

Việt Nam là địch thủ lâu đời của Trung Quốc mà họ từng giao chiến nhiều lần. Hiện nay, giới tinh hoa Việt Nam, sau khi mất đi đồng minh Liên Xô, đang xây dựng liên minh chiến lược với Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ và Việt Nam từ năm 2000 tiến hành tập trân chung thường niên ở Biển Đông. Với sự giúp đỡ của Ấn Độ, Việt Nam đã khởi động chương trình hạt nhân.

Vì mục đích thực tế, người Việt Nam đã quên đi thù hận cũ để tìm kiếm liên minh với Mỹ, thậm chí đề nghị Mỹ hay các lực lượng quốc tế sử dụng căn cứ Cam Ranh, căn cứ cũ của Hải quân Liên Xô/Nga. Ngoài ra, Việt Nam cũng có tranh chấp lãnh thổ liên quan đến chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dính líu đến tranh chấp lãnh thổ này không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mà cả Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei.
Nghĩa là ở phía Đông, Trung Quốc hầu như không có bạn bè tin cậy, còn kẻ thù thì lùa đi không hết. Thậm chí, đồng minh của Bắc Kinh là CHDCND Triều Tiên cũng gây khó khăn cho Trung Quốc, vì Trung Quốc không cần một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Washington đã thiết lập cả một mặt trận ở phía Đông Trung Quốc - gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam - hơn nữa tất cả các cường quốc này đều đang tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang thực sự.

- Biên giới phía Nam cũng có thể đem đến cho Bắc Kinh cả đống vấn đề. Từ giữa thế kỷ XX, không hề có ổn định ở Myanmar, các bộ lạc thượng võ của người Karen đã lập ra ở phía Đông nước này “quốc gia” của mình (không được chính phủ trung ương Myanmar và cộng đồng thế giới công nhận), ở biên giới phía Bắc (với Trung Quốc) thêm 2 bộ tộc nữa là Shan và Kachin cũng đã lập ra các “quốc gia” của mình. Hiện nay, đang có sự trung lập giữa các “quốc gia” tự phong này và chính phủ trung ương, nhưng nếu khôn khéo kích động (Người Anglo-Saxon là bậc thầy có tiếng trong việc này với nhiều thế kỷ kinh nghiệm) có thể gây ra một đám cháy “ngon lành”.
Đang có nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh lớn giữa Thái Lan và Campuchia, mới trong tháng 2.2011, đã xảy ra đụng độ vũ trang vì tổ hợp đền thờ Preah Vihear. Ngoài ra, ở tỉnh miền Nam Thái Lan Pattani cũng tồn tại nguy cơ ly khai Hồi giáo và chiến tranh du kích. Mà vùng này nằm ngay sát eo biển Malacca, nơi có tới 70% lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.

Indonesia, quần đảo gồm khoảng 17.000 hòn đảo, hàng chục dân tộc, nhưng toàn bộ quyền lực nắm trong tay “đảng Java” cũng ó nguy cơ mất ổn định. Indonesia có nguy cơ tan vỡ: ở tỉnh Aceh, Phong trào Tự do cho Aceh đòi hỏi chính quyền trung ương để lại cho tỉnh này 95% nguồn thu từ khai thác dầu lửa và khí đốt (hiện họ để lại 70%) hay là nền độc lập; các phần tử ly khai ở Tây Papua đòi sự độc lập lớn hơn - đi qua hải phận Indonesia là cả eo biển Malacca và tuyến đường biển từ Australia (than, quặng sắt) sang Trung Quốc.

Vì thế, Indonesia có nguy cơ phân rã thành hàng chục “quốc gia” nữa với cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn mà nó sẽ làm tê liệt giao thông đường biển tại khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc này.

Nguy cơ của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo đụng chạm không chỉ Thái Lan, Indonesia, mà cả Malaysia (hận thù dân tộc giữa người Hoa và người Malay ở Malaysia cũng làm tình hình trầm trọng thêm), Philippines. Thậm chí còn có cả kịch bản thành lập một “Tân Khaliphat Hồi giáo” trên lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, miền Nam Philippines, Thái Lan và Myanmar.
Tất cả những điều đó đang tạo ra mối đe dọa đối với Trung Quốc từ các đường biên giới phía Nam, tạo ra nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và thế giới Hồi giáo.

Xung đột của Trung Quốc với thế giới Hồi giáo sẽ buộc Trung Quốc phải chiến đấu trên cả 2 mặt trận phía Tây và phía Nam.
Australia cũng là chư hầu trung thành của London và Washington.
Sự tương đồng tình thế của đế quốc Đức và Trung Quốc

Trung Quốc, giống như nước Đức, bị bao vây và buộc phải chuẩn bị cho chiến tranh trên mấy mặt trận.

Từ hướng biển, hải quân của Trung Quốc, cũng như của đế chế Đức, có thể bị phong tỏa. Nếu như hạm đội đế chế Đức đã bị phong tỏa ở biển Baltic và biển Bắc, thì hạm đội Trung Quốc bị hạn chế ở “phòng tuyến thứ nhất” của Washington: Hàn Quốc - quần đảo Nhật Bản - Đài Loan - Philippines - Việt Nam.
Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung nguyên liệu và lương thực giống như đế chế Đức. Trung Quốc nhập gần 1/2 nhu cầu dầu mỏ, là nước đứng thứ 4 trên thế giới về khối lượng lương thực nhập khẩu - người Trung Quốc nay không còn hài lòng chỉ với một bát cơm và một cốc nước nữa, họ đang chuyển sang ăn uống thịt, sữa. Trung Quốc đang nhập khoảng 20% lương thực và nhập khẩu đang tăng nhanh, sau vài năm nữa, họ sẽ nhập 1/3 lương thực.

Trung Quốc cũng phụ thuộc vào nhập khẩu quặng sắt, kim loại màu và gỗ. Nếu cắt đứt các kênh cung cấp lương thực và nguồn năng lượng, người Trung Quốc sẽ phải quay về với chế độ khẩu phần chết đói, điện năng sẽ chỉ có cho các xí nghiệp chiến lược và quân đội, người Trung Quốc bình thường sẽ phải quên đi điện chiếu sáng. Điều đó sẽ gây ra sự bùng nổ xã hội: cả đống những vấn đề xã hội chưa được giải quyết là mối đe dọa nữa đối với Trung Quốc.

Một điểm yếu chiến lược nữa là mối đe dọa đối với các tuyến đường biển. Washington có thể khóa chặt eo biển Malacca cực kỳ trọng yếu và con đường đi qua hải phận Indonesia sang Australia (lương thực, quặng sắt, than), bằng cách “làm nổ tung” từ bên trong Indonesia, Malaysia, Thái Lan, còn nếu như xung đột chuyển lên giai đoạn đối đầu trực tiếp thì bằng Hải quân Mỹ. Cũng có thể “tạo ra” vấn đề hải tặc “Indonesia”.

Sự phụ thuộc về kỹ thuật của Trung Quốc vào phương Tây và Nga - Bắc Kinh đang có những nỗ lực to lớn để xây dựng nền khoa học cơ bản của họ không phụ thuộc vào những vay mượn từ bên ngoài. Người Trung Quốc vẫn còn xa mới là “thiên tài hoang tưởng”, hiện thời họ chỉ học được cách làm nhái, chẳng hạn máy bay Nga nhưng với chất lượng rất tồi tệ.

Lập trường của Moskva

Nga không được trở thành “đồ chơi” của phương  Tây khi mà họ đang mong biến người Nga thành “bia thịt” trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc và thế giới Hồi giáo. Nga cần phải tiến hành Trò chơi của riêng mình.

Trung Quốc có lợi cho Nga với tư cách một quốc gia toàn vẹn và một đối tác kinh tế-thương mại, Bắc Kinh phải thấy ở Nga một “hậu phương” vững chắc. Nga có thể hỗ trợ Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan.

Không được nghĩ rằng, Bắc Kinh không manh tâm toan tính chiến lược đánh chiếm vùng Viễn Đông và Siberia của Nga một khi xảy ra tình hình bất ổn ở Nga hoặc khi cần cho sự sống còn của họ. Bởi vậy, cần phải duy trì quân đội  Nga ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu để đẩy lùi cuộc tiến công của con rồng “đang giãy chết”. Nhưng chủ yếu là không tạo ra cho Bắc Kinh ấn tượng là Nga (và phía Băcs) là mặt trận chính của cuộc chiến tranh tương lai.

Về phương diện dự án toàn cầu hóa của Nga, một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và phe Anglo-Saxon là có lợi cho Nga: đối với phương Tây, cần giữ thế trung lập; còn đối với Trung Quốc, cần giữ thế trung lập hữu hảo: vẫn cung cấp nguyên liệu, lương thực, và nếu cần thì bán cả vũ khí.
  • Nguồn: Thế giới Anglo-Saxon chống lại con rồng vàng / Aleksandr Samsonov // TW, 9.3.2011.

Tổng số lượt xem trang