Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Việt Nam nhất định có cách mạng sớm nếu...

- Nguyễn Ngọc Già - Việt Nam nhất định có cách mạng sớm nếu... (phần 3)

Trong 2 phần trước, chúng ta thấy rõ giai tầng công nhân, nông dân, người nghèo là chiếm đa số với những bất công nặng nề mà họ đang gánh chịu hàng ngày, do đó, khả năng họ đứng lên làm cuộc cách mạng là điều hoàn toàn khả thi. Vậy tầng lớp nào sẽ làm công việc hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo họ cho cuộc cách mạng? Không tầng lớp nào khác hơn là trí thức yêu nước và dám dấn thân.
* * *
Bài viết này không có ý định đi tìm một định nghĩa "thế nào là trí thức" nữa, vì đã có rất nhiều bài viết phân tích, tranh luận về đề tài này (nếu bạn quan tâm xin vào google và search). Ở đây muốn nói đến việc làm sao để thu hút lực lượng trí thức tham gia vào cuộc cách mạng với vai trò là lực lượng hướng dẫn và lãnh đạo các giai tầng khác.
Theo một báo cáo có thể tạm chấp nhận mức độ khả tín như sau:

Số lượng công nhân Việt Nam hiện nay là 9,5 triệu người. - Số lượng nông dân là 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước.
- Số lượng đội ngũ trí thức (tính từ tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên), hiện cả nước có 2,5 triệu người (lấy số chẵn), trong đó có gần 20 nghìn thạc sĩ, 17 nghìn tiến sĩ, 7 nghìn giáo sư và phó giáo sư.
Tất nhiên, còn quá nhiều điều để tranh cãi quanh các bằng cấp, học hàm, học vị của trí thức đang sống tại Việt Nam, khi mà bằng cấp tại Việt Nam có thể mua bán, ban phát dễ dàng, nếu chúng ta muốn, thậm chí giá nào, thủ đoạn nào cũng có, mà người dân vẫn đầy hoài nghi về "cử nhân luật" Nguyễn Tấn Dũng hay "cử nhân Luật" Trần Đại Quang v.v... Tuy nhiên, ở góc độ khiêm tốn nhất, chúng ta có thể tạm chấp nhận con số 20% trong số 2,5 triệu người trí thức, theo số liệu trên để thấy "tệ tệ" cũng có 500.000 trí thức, chưa tính các trí thức là Việt kiều, một nguồn quan trọng nữa (1).
Vậy, các tổ chức chính trị trong và ngoài nước đã bao giờ có một đường lối, bước đi cụ thể để vận động, thu hút lực lượng này quan tâm và từ đó tham gia vào các tổ chức chính trị? Đã bao giờ các tổ chức chính trị làm một cái gì đó cụ thể ngoài những lời kêu gọi để cho lực lượng trí thức có thể tin tưởng vào mục tiêu mà các tổ chức đặt ra là vì dân, vì nước?
Dường như mảnh đất màu mỡ này, vẫn thuộc về ĐCSVN với quá nhiều lợi thế mà sự săn đón GS. Ngô Bảo Châu là một ví dụ sinh động, bất chấp việc nhận nhà của Ngô Giáo sư được một số cảnh báo về khái niệm "một cái bẫy". Câu chuyện vẫn còn khá xa để nói về một cái kết nào đấy. Không ai nghi ngờ về lòng yêu nước của Ngô Bảo Châu (vì nếu anh không yêu nước, đã không 2 lần ký vào kiến nghị yêu cầu dừng khai thác bauxite), tuy nhiên, giả sử có kiến nghị lần 3, điều này còn phải cân nhắc khi lòng yêu nước được đặt lên bàn cân với lợi ích cá nhân mà người ta nghiễm nhiên cho rằng mình hoàn toàn xứng đáng được hưởng? Ở đây xin nói riêng với anh Châu rằng: dù sao đi nữa, người viết bài này không hề có ý gì "tị hiềm", chỉ xin nhắc, căn hộ đó vẫn là tiền của dân.
Những cái hay về người trí thức đã có nhiều người phân tích, vậy hãy nói về cái dở của người trí thức? Theo thiển ý, cái yếu lớn nhất của người trí thức là: lòng yêu nước kết hợp với sự dấn thân. Trong khi người công nhân, nông dân, dân nghèo sẵn sàng cho cuộc cách mạng, bởi lẽ họ đã mất quá nhiều thì người trí thức, đa số đều có một cuộc sống có thể không giàu sang, phú quý nhưng an ổn (nếu đừng dính vào những cái gọi là "chống nhà nước"), liệu đa số họ có sẵn sàng đánh đổi những cái đang có để lấy một cái còn khá mông lung cho người dân? Đó phải chăng là câu hỏi lớn cho không chỉ trí thức Việt Nam mà còn cho các tổ chức chính trị?
Khi đăt câu hỏi này, chúng ta vừa khâm phục vừa thẹn thùng với các trí thức đã và vẫn đang miệt mài dấn thân cho cuộc cách mạng như: Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Lê Nguyên Sang, Vi Đức Hồi, Lê Trần Luật, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, Đỗ Nam Hải, Đặng Vũ Bình, Lê Thăng Long, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Xuân Nghĩa (và còn khá nhiều mà ngay lập tức không thể nhớ ra hết)...
Thuyết phục trí thức khó bằng trăm lần thuyết phục công nhân, nông dân, bởi lẽ, người trí thức chân chính nào cũng có suy nghĩ độc lập, hành động chín chắn, lập trường vững chắc với lòng yêu nước, nhưng để kết hợp lòng yêu nước cùng với hành động dấn thân không hề là chuyện giản đơn.
Làm sao để trí thức chấp nhận dấn thân?
Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne có nói:
"Khi thấy thằng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nói láo với người khác."
Và riêng tôi, tôi đã tiếp theo bước nhà văn Nga bằng việc: "nói cho những người thân quanh mình rằng: thằng CS là thằng nói láo". Dù cho đến nay, tôi chỉ mới "nói" được với 23 người thân.
Nhân đây, xin kể câu chuyện nhỏ của tôi với một trí thức và cũng là bạn thân.
Mỗi lần chúng tôi gặp nhau hàn huyên, tôi và anh ấy luôn nói về tình hình chính trị - xã hội, tôi cũng hay chia sẻ những bài viết của mình với anh ấy. Ban đầu anh ấy ngại ngùng và có vẻ lảng tránh, dần dần (sau cả năm trời) anh ấy bớt thái độ né tránh và quan tâm hơn. Tôi dấn thêm bước nữa, đề nghị anh ấy đọc bài của tôi, anh ấy bảo: "tôi yêu đất nước này, và cũng rất đau đáu với những bất công đầy rẫy trong xã hội, nhưng có lẽ tôi không có lý tưởng như anh", tôi trả lời: "không, đó không phải là lý tưởng, đó là trách nhiệm của chúng ta. Anh cứ coi như, trách nhiệm của tôi là viết, trách nhiệm của anh là đọc và truyền bá cho những người chung quanh. Hãy bắt đầu từ trách nhiệm nhỏ nhất", và anh ấy đồng ý.
Nhẫn nại, bền chí trong cách tiếp cận, thuyết phục người trí thức từ quan tâm đến hành động là điều phải nghĩ tới? Bạn tôi chỉ là một trí thức bình thường, để thuyết phục anh ấy đọc (còn anh ấy có lan truyền hay không chưa biết), tôi đã mất cả năm trời. Vậy còn những trí thức nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng nào đó, mà lòng yêu nước của họ cũng thật rõ ràng thì sao? Có bao giờ các tổ chức chính trị đặt vấn đề thuyết phục được cỡ như GS. TS Võ Tòng Xuân? Thuyết phục vị giáo sư này chính bằng thuyết phục (nói không quá, ít nhất) 50.000 nông dân. Nếu bạn đi về đồng bằng Nam Bộ (mệnh danh là vựa lúa VN), hầu như rất nhiều người biết về vị Giáo sư khả kính này, họ gọi ông bằng cái "danh" trìu mến "Giáo sư nông dân", vì cả đời nghiên cứu, giảng dạy, ông đều dành cho người nông dân.
Câu chuyện 110 nông dân Nông trường Sông Hậu đòi đi tù thay bà Trần Ngọc Sương có làm cho các tổ chức chính trị suy nghĩ về sự dấn thân thật sự cho người dân?
Còn nhiều trí thức khác được nhiều tầng lớp nhân dân biết đến và ngưỡng mộ, mà dường như các tổ chức chính trị chưa có một đường lối cụ thể để cuốn hút? Khái niệm "dân vận" của người CS có vẻ chưa được các tổ chức chính trị cho là bài học đáng học? Áp dụng thử vào khái niệm "trí thức vận" có là điều các tổ chức suy nghĩ? Tất nhiên cách thức, đường lối, nội dung để "trí thức vận" khó hơn nhiều so với "dân vận".
* * *
Một bộ phận - theo thiển ý người viết - RẤT quan trọng, nhưng có vẻ các tổ chức chính trị lãng quên, đó là (tạm gọi) Người của công chúng (NCCC). Nhắc đến bộ phận này, có lẽ chúng ta không quên câu chuyện Cựu Không quân VNCH Lý Tống xịt hơi cay vào nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hồi năm ngoái.
Tò mò tôi vào thử đây và thấy nhận định của mình hoàn toàn xác đáng! Theo trang web của ca sĩ này, cho thấy có trên 7.000 thành viên.
Khi Lý Tống hành xử với Đàm Vĩnh Hưng, có lẽ ông ấy và những người ủng hộ ông ấy thỏa mãn cơn giận tức thời, nhưng họ đã vô tình "tống một đạp" vào phong trào đấu tranh dân chủ của ngay những bà con hải ngoại và làm cho giới trẻ trong nước (chưa dám nói các fan hâm mộ ĐVH) nhìn những người đấu tranh dân chủ méo mó ngay lập tức, vì thế đừng trách giới trẻ trước khi chúng ta tự trách mình - những người không còn trẻ! Giá như cái bình xịt của ông Tống được thay thật sự bằng một bó hoa cùng với cái bắt tay thân ái đối với anh Hưng, thì những người yêu tự do dân chủ đã có thêm ít nhất cảm tình của 7.000 người rồi! Và... hãy nghĩ về Mỹ Tâm, Lam Trường, Đan Trường, Phương Thanh, Hồ Ngọc Hà, hoặc những ca sĩ hải ngoại đang rất hút khách như: Minh Tuyết (em ca sĩ Cẩm Ly ở trong nước), Bằng Kiều, Thu Phương, Nguyễn Hồng Nhung, Lâm Nhật Tiến... cũng như các danh hài Hoài Linh, Chí Tài, Thúy Nga... Trong cả mấy trăm ngàn fan hâm mộ NCCC, chắc hẳn có không ít bạn trẻ mà, cha mẹ nói họ chưa chắc nghe, nhưng thần tượng nói thì họ sẽ nghe ngay?!
Dường như chúng ta quá xem thường NCCC trong việc tìm kiếm những cảm tình viên, những ủng hộ viên, chưa dám nói đến việc họ gia nhập vào tổ chức chính trị nào cả. Nếu NCCC có cảm tình với những người yêu tự do dân chủ, là các tổ chức chính trị đã ghi điểm rõ rệt trước ĐCSVN.
Trong khi biết bao ca sĩ hải ngoại về nước biểu diễn được người dân đón nhận (chưa biết nồng nhiệt hay không) nhưng mới đây ca sĩ Quang Lê thực hiện tour lưu diễn tại VN, xem ra cũng quy mô và hứa hẹn một thành công khá lớn, thì các ca sĩ VN bay sô ra hải ngoại lại không được đón chào tương tự như thế, dù họ bay đến Mỹ - một xứ sở văn minh và tự do bậc nhất, hẳn nhiên, tại đó cũng sẽ dung chứa những con người văn hóa và nhân ái? Một bộ phận người Việt hải ngoại có cần suy nghĩ về điều này? Phải chăng ca sĩ Việt hải ngoại thì "mặc nhiên" phải được đón tiếp và trọng thị như vậy? Người Việt chúng ta đã bao giờ tự soi xét một cách công tâm ở góc độ "hòa giải hòa hợp dân tộc" khi thấp thoáng đó đây vẫn còn có người phân biệt đối xử giữa "Việt kiều" và "dân trong nước" ?
Câu hỏi thiết nghĩ cũng cần đặt ra: tại sao hầu như các ca sĩ hải ngoại không bị người dân trong nước (thường bị phàn nàn là dân trí thấp) hành xử xấu xí như Đàm Vĩnh Hưng bị bởi một số người tự nhận sống tại xứ sở văn minh và tự do?
Có bao giờ các tổ chức chính trị nghĩ về NCCC trong vai trò trách nhiệm đối với xã hội khi mà những gì NCCC đang có từ vật chất cho đến tinh thần cũng là do người dân nuôi nấng? Hãy khơi gợi cho NCCC trách nhiệm của họ trước đất nước lâm nguy, kinh tế bi đát thay vì đả phá, công kích hay tâng bốc thái quá họ như những trang báo vẫn hay làm?
* * *

Câu chuyện "hoa Lài" sẽ trở thành hiện thực khi ngay trong từng chúng ta hãy nhớ, dù muốn dù không, người nông dân vẫn đang chiếm đa số trong cơ cấu dân số, cũng như đừng nhìn thấy người VN hôm nay với: quần tây, áo sơ mi, trang phục công sở, giày gót nhọn (nữ), giày thắt dây (nam), tóc tai hiện đại (chưa nói nhuộm màu), thế hệ trẻ VN hôm nay với mode này, style kia mà nghĩ VN đang tiến về phía "công nghiệp", phía "đường phố". Tôi cam đoan với bạn, với tư cách mấy chục năm qua tôi đã và đang sống trong nước, tôi nhìn thấy: lấp ló và (rất nhiều lúc là lồ lộ) sau những cái hiện đại đó, họ vẫn là những NÔNG DÂN của cách đây 40 - 50 năm về trước, đó là "phần hồn", phần nội tâm rất tinh tế mà chúng ta có thể thấy được trong từng hành xử, lời nói, quan điểm, cách giải quyết công việc, tác phong, vóc đứng dáng đi... Phải chăng dù là những năm đầu của thế kỷ 21, các tổ chức chính trị và những ai yêu tự do dân chủ vẫn cần bắt đầu từ người NÔNG DÂN?
Thay vì nghĩ về "hoa Sen", "hoa Mai", "hoa Đào", phải chăng, các tổ chức chính trị và những ai yêu tự do dân chủ cần phải suy nghĩ về "BÔNG LÚA"?
(còn tiếp)
Nguyễn Ngọc Già

Tham khảo:

http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/giaoduc/baitoan1000trithucvk.htm (1)
http://vn.360plus.yahoo.com/vypr_sara/article?mid=117
http://www.nhantainhanluc.com/Themes/nhantainhanluccom/Common/contents.aspx?lang=vn&tid=401&iid=3379&AspxAutoDetectCookieSupport=1




- Nguyễn Ngọc Già - Việt Nam nhất định có cách mạng sớm nếu... (phần 2)


Trong phần trước, chúng ta đã thấy (qua số liệu cụ thể, mặc dù chưa đầy đủ) bộ phận đông nhất, thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội, có thể nói bộ phận này gắn liền một cách chắn chắc với cuộc cách mạng khi xảy ra, bởi lẽ đơn giản, họ đã mất quá nhiều, thậm chí mất tất cả, kể cả mạng sống, vậy cớ gì họ không tham gia cuộc cách mạng khi có những tổ chức chính trị khả tín và làm chỗ dựa vững chắc cho họ? Đó là câu hỏi cần nhắc lại cho các tổ chức chính trị trong và ngoài nước với lời nhắn gởi: DẤN THÂN - ĐƯỢC LÒNG DÂN LÀ ĐƯỢC TẤT CẢ.
I. Thực trạng (tiếp theo):
Mỗi người đều có góc nhìn riêng, có quan điểm riêng dù chung một mục đích là TỰ DO - DÂN CHỦ cho Quê hương chúng ta. Vậy tại sao không từ cái mục đích chung này mà điều chỉnh các quan điểm, phương pháp để có thể cùng nhau đi chung một đại lộ rộng lớn thênh thang mang tên DÂN CHỦ - TỰ DO?
Có tác giả cho rằng: "Một cuộc cách mạng màu sắc nhằm thay đổi chế độ hiện tại ở Việt nam chưa là nhu cầu bức thiết của đa số dân chúng", hoặc cũng có tác giả nói rằng: "Tầng lớp công nhân, nông dân, người nghèo là tầng lớp chủ yếu, nòng cốt quan trọng nhất của mọi cuộc cách mạng. Hơn nữa, tầng lớp này chiếm tới 80 % dân số Việt Nam, bởi thế nên vai trò của họ đối với 1 cuộc cách mạng Dân Chủ là cực kì quan trọng. Tầng lớp này, tuy hiện tại đã và đang sống dưới đáy tận cùng nghèo khổ của xã hội. Nhưng kì lạ thay, họ không hề tính tới việc làm cách mạng. Hay nói đúng hơn, khả năng chịu khổ, tự thỏa mãn với hiện tại đã tới mức phi thường (đến mức quốc tế phải xếp VN là dân tộc lạc quan nhất thế giới (*))", cũng như một blogger nổi tiếng về sự cương trực và lòng yêu nước tha thiết đã nhận định chắc chắn: "Chừng nào Trung Quốc chưa thay đổi thì Việt Nam cũng chưa có thay đổi”, và một Người yêu nước khả kính đã chứng kiến và tham gia trong một mức độ cuộc chính biến của Liên Xô vào năm 1991 bức xúc: "tôi chỉ muốn thét lên vào tai những cái đầu quá nóng của một số người ở hải ngoại: các người có cái quyền gì mà dám đưa dân ta, các chiến sĩ dân chủ của chúng ta vào một trận "thao dượt", một lần "thử lửa" để làm tiêu vong biết bao sinh mạng của dân chúng và các chiến sĩ dân chủ, để tạo điều kiện cho kẻ thù của dân chủ tận diệt phong trào yêu nước và tự do dân chủ", theo thiển ý, cần phải xem lại nhiều điều.
Trước hết, những nhận định trên đều xuất phát từ cái tâm của người viết. Các nhận định trên đều được hoàn toàn tin rằng, các tác giả không muốn dân ta lại lao đầu vào trong biển lửa như những con thiêu thân vừa nhìn thấy một đốm sáng thật hấp dẫn. Đúng vậy. Tuy nhiên, những nhận định như trên có chủ quan chăng khi không đưa ra được một con số, một tài liệu nghiêm túc và xác đáng nào đó để dẫn chứng cho lập luận tưởng rằng của đại đa số dân chúng, mà dường như chỉ là cảm nhận của một bộ phận thuộc tầng lớp trung lưu và trí thức nào đó cộng với nỗi niềm bất đắc chí và thấp thoáng sự mệt mỏi (vì đã cố gắng đóng góp trí tuệ và mong ngóng nhìn thấy dân chủ đã khá lâu) của những sĩ phu yêu nước nồng nàn này chăng? Hơn nữa, có tác giả còn sợ dân ta nóng quá, manh động để làm mồi cho kẻ độc tài, phải chăng nỗi sợ đó trở nên mâu thuẫn với khá nhiều nhận định dân ta ngày nay dường như thờ ơ, vô cảm đối với đất nước, chỉ "bo bo" lo cho thân và gia đình? Lo xa quá chăng?
Sau nữa, dù xuất phát từ cái tâm và nỗi niềm đau đáu với Dân Tộc, tuy nhiên các tác giả nói trên có vẻ đang áp đặt ý chí chủ quan theo nhận định cá nhân mà thiếu "thuộc tính vận động" khi viết những bài chính luận quan trọng? Đấu tranh dân chủ không thể là một tờ giấy trắng để ta viết chỉ bằng cảm xúc của một con tim, dù cho là trái tim yêu nước. Tư tưởng, Triết học lại càng không coi cảm xúc là chân lý, mà cho biết cảm xúc dễ dẫn đến sai lầm, cho nên phải "duy lý", tức có suy xét theo logic. Tình cảm (dù sao đi nữa) chỉ là một trong các bộ phận cấu thành quan trọng để giúp con người có bản lĩnh chánh trị.
Vẫn rất cần một điều tra xã hội học nghiêm túc, khoa học với mẫu chọn hợp lý trước khi phán xét như đã phán xét. Điều tra khoa học, cẩn trọng sẽ thuyết phục các tổ chức chính trị, những người quan tâm đến đất nước suy ngẫm thay vì đã có nhiều phê phán như vừa qua? Cuộc thăm dò bỏ túi mà trang báo Dân Luận hiện đang làm, dù với con số tham gia cho đến hiện nay chỉ là 747 lượt bình chọn, kèm với điều kiện "chẳng chịu trách nhiệm, chẳng mất an toàn" có vẻ khả tín hơn so với những cuộc thăm dò quy mô (dân ta lạc quan, dân ta hạnh phúc, dân ta ăn chơi là chủ yếu...) mà không đảm bảo sự tự do tư tưởng được ghi nhận thật nhất?

* * *
Những số liệu mà người viết đã dẫn ra trong phần trước cho thấy: chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2010 có 200 cuộc đình công, lên đến 65%, SO VỚI CẢ 5 năm (từ 1995 - 1999) cộng lại, bất chấp ông Nguyễn Tấn Dũng đã đặt bút ký nghị định 12, 2008 về việc hoãn hoặc ngừng những cuộc đình công bị coi là “bất hợp pháp” tức là đình công bộc phát. Tại đây, chứng tỏ công nhân chẳng quan tâm đến cái lệnh đầy oai quyền của ông Dũng(!). Uy quyền của ĐCSVN, (qua nghị định này) càng chứng tỏ người dân ngày càng khinh thường, cũng như chẳng mảy may làm người công nhân khiếp sợ, khi cái bụng của họ và gia đình họ kêu réo???!!! Từ việc chẳng xem cái "nghị quyết, nghị quéo" của ông Dũng ra cái đinh gì dẫn tới việc làm cách mạng, phải chăng là bước ngắn? Ai dám bảo công nhân CÒN SỢ cái chính thể này? Phải chăng vì chưa có những tổ chức uy tín, mạnh mẽ nên người công nhân chưa xốc lại hành trang trên con đường cách mạng?
Tiếp theo, ông Ba Dũng đã ký quyết định ban hành:
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.0000 - 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2011
Liệu cái quyết định này có được coi là "căn cứ khoa học" để giải quyết "cái an sinh xã hội" mà ĐCSVN mong muốn, hay càng làm dấy lên nỗi bất bình tột độ của người nghèo khi người dân phẫn nộ nhớ lại những trọc phú "dám" ăn một tô phở có giá 750.000 đồng cách đây không lâu?
Tổ chức nào, người nào sẽ phổ biến những thực trạng đau lòng, bất công ghê người này cho công nhân, nông dân, tiểu thương nghèo... để họ biết hết và hiểu đủ ai đã tạo ra nghịch cảnh, nhằm cung cấp cho họ thêm quyết tâm làm một cuộc đổi đời?
Vậy vai trò truyền thông trong cuộc vận động dân chủ trở thành vô cùng quan trọng trong việc phổ biến những tin tức như thế này? Do đó, có tác giả viết: "Sai lầm chung về truyền thông khi nghĩ rằng nếu có tự do thông tin là đủ và sẽ có cách mạng", có nên sửa lại rằng: "Thông tin trung thực là điều kiện tiên quyết để người dân hiểu được chính do ĐCSVN đã gây ra bất công từ những điều nhỏ nhặt nhất nhưng quan trọng nhất, đó là cái bao tử chủ yếu "chỉ cơm + rau" của người nghèo"?
Quận Bình Tân, Tp.HCM - một địa bàn có nhiều khu công nghiệp với hàng trăm ngàn công nhân đang làm việc - đã "hoang mang cao độ, lo lắng thật sự" trước tình hình công nhân đình công đòi quyền sống, đã có đoạn viết trong "Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho CNVC-LĐ quận Bình Tân nhân Tết Tân Mẹo năm 2011"
Trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phải thường xuyên theo dõi giám sát, đồng thời giải thích kịp thời các thắc mắc khiếu nại của công nhân lao động về chế độ chính sách, tiền lương, thưởng, điều chỉnh tiền lương tối thiểu mới, nếu xảy ra tranh chấp lao động tập thể phải chủ động phối hợp với doanh nghiệp giải quyết và báo cáo nhanh về Liên đoàn Lao động quận Bình Tân (điện thoại: 37501246- 37510247- 38750900) để phối hợp giải quyết kịp thời nhằm ổn định quan hệ lao động tại doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Quận.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tính đến đầu năm 2010, Việt Nam có 57 triệu người trong độ tuổi lao động trong đó 43 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và một trang báo khác cho biết năm 2010 tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao cũng như người thất nghiệp tăng đột biến trong những tháng cuối năm 2010 và tỉ lệ người thất nghiệp (tạm chấp nhận) là 4,65%. Con số này, chắc chắn sẽ tăng nhanh trong năm 2011 với tình hình kinh tế tồi tệ cộng với số lao động tại nước ngoài trở về do các cuộc đấu tranh của nhân dân nước sở tại.
Mới nhất, tháng 2/2011, CHỈ RIÊNG tại Tp.HCM có trên 19.000 doanh nghiệp nợ BHXH của trên 687.000 lao động với tổng số tiền trên 373 tỷ đồng., vị chi mỗi công nhân bị nợ 542.000 đồng. Vậy, có thể ước đoán, trên cả nước, số nợ này có thể gấp 10 lần, tức trên 3.000 tỉ đồng tiền nợ công nhân từ phía các doanh nghiệp! Qủa đáng để suy nghĩ về đời sống chênh vênh và chực chờ bùng bổ trong uất ức của công nhân Việt Nam!
Thực trạng công nhân lương thấp buộc phải bỏ việc, đình công, nông dân mất đất, mất việc, cho đến nay vẫn là bài toán hóc búa với ĐCSVN, cộng thêm tình hình lao động Việt Nam tại nước ngoài gia nhập đội ngũ này (như tại Lybia với hơn 10.000 người) có làm cho ĐCSVN lo lắng hơn không trong bối cảnh kinh tế bi đát như hiện nay?
Người CS vẫn tỏ ra kém cỏi đến mức độ buộc các chủ nhà trọ không được tăng giá cho thuê. Riêng tại Quận Thủ Đức, tổng cộng có hơn 1.000 công nhân "được thuê nhà trọ theo giá cũ" từ nay đến cuối năm (?!) Liệu các địa phương khác có áp dụng "cái sáng kiến" này không? Việc ép buộc người dân kinh doanh kiểu XHCN như thế này có tạo ra mối xung đột mới giữa ĐCSVN và người dân? Thêm một mối nguy bất ổn cho xã hội trong việc cướp quyền tự do kinh doanh của người dân với bối cảnh "giá gì cũng leo thang" mà giá thuê nhà trọ buộc phải giữ nguyên mức (!!!).
II. Giải pháp (tiếp theo):
- Chỉ tiếc về quy mô, danh tiếng còn khá nhỏ bé của Dân Luận! Sao các trang báo khác không bắt tay cùng với Dân Luận thực hiện cuộc thăm dò này ở mức độ quy mô hơn? (chẳng hạn: THTNDC, Nguoiviet, danchimviet, danlambao, danlentieng, doithoai, thongluan, viettan, thangtien, khoi8406,...).
- Các tổ chức chính trị hải ngoại với nhân lực giỏi, tài lực cao, có thể tiến hành một cuộc điều tra xã hội học rộng lớn với chất lượng tốt thông qua một công ty uy tín tại Việt Nam, nhằm cung cấp các con số và dựa vào đó có bài phân tích khả tín cho tất cả các tổ chức chính trị trong và ngoài nước về thực trạng xã hội Việt Nam? (nạn thất nghiệp, bất công, người dân nghèo đang muốn gì... bằng những bảng câu hỏi đảm bảo khoa học nhưng giản dị và khéo léo với việc chọn mẫu hài hòa, đúng, đủ, để tránh việc bị ĐCSVN quy chụp là xuyên tạc, bóp méo...). Chỉ khi có cuộc điều tra quy mô và khả tín như thế, chúng ta mới có thể kết luận "dân ta thờ ơ", "dân ta hạnh phúc nhất nhì thế giới", 'dân ta bàng quan"... là như thế nào.
- Thành lập một mặt trận liên minh, không có nghĩa như hình thức một đảng phái nào đó "nắm đầu", "thao túng" tất cả các đảng phái khác, mà chính xác hơn đó là một sự bắt tay, đồng thuận trong hành động, phối hợp. Mỗi tổ chức vẫn hoạt động độc lập, bí mật của riêng đảng mình phải giữ chặt (ví dụ số cá nhân tham gia, số liệu tài chánh quan trọng, các cơ sở tại hải ngoại và quốc nội...), nhưng chung một hành động để phối hợp tạo sức mạnh đoàn kết, ví dụ khi một người của đảng nào đó bị bắt, thì các nơi đồng loạt lên tiếng, một nhân vật cao cấp của CSVN ra nước ngoài, khi vận động biểu tình thì có kết hợp người của lực lượng mình và lực lượng các tổ chức khác, một chủ trương mới nào đó cho một mục tiêu nào đó, các đảng phái cùng chia sẻ, trao đổi nhau để cùng nhau thực hiện với nhiều sáng tạo, nhiều cách khác nhau... vừa qua, nhân vật Phạm Thị Phượng bị bắt (hình như của đảng Vì Dân), chỉ có đảng Vì Dân lên tiếng một cách yếu ớt và sau đó thấy lặng thinh. Chỉ riêng việc đó thôi, cũng cho thấy sự èo uột và rời rã trong tinh thần "cùng nắm tay nhau" của các tổ chức chính trị.
- Đối với các cây viết có ít tiếng tăm, đề nghị nên cẩn trọng khi viết những bài chính luận dễ gây ngộ nhận và tranh cãi không đáng vì những hiểu lầm. Đặc biệt, nếu đã xác định "dân ta còn thế này, thế kia..." thì khi viết bài, nên có chứng cứ, số liệu cụ thể để thuyết phục, hơn là viết theo cảm nhận cá nhân mà có ý kiến cho rằng "hai mang", "cố tình làm xẹp phong trào"..., không thể đem những suy nghĩ của quá khứ cách đây 10 - 20 năm áp vào suy nghĩ của ngày nay, vô hình chung, chính chúng ta đã không giữ lửa cho chính chúng ta, nói gì đến truyền lửa cho người công nhân, nông dân... Tất nhiên, tôi không có ý định nói các tác giả trên: làm cho mọi người shock, buồn, bi quan, nản lòng hay trốn tránh sự thật... nhưng đã viết những bài chính luận có vẻ "làm lợi" cho đối phương thì cần cẩn trọng và có số liệu, chứng cứ xác đáng, lúc đó sẽ thuyết phục.
Thành công dân chủ tại Việt Nam có thể xem như kết quả của một phản ứng hóa học được tổ hợp từ nhiều loại hóa chất đã dường như đủ mặt? Tuy nhiên khó có thể xảy ra nếu như người dân thiếu chất xúc tác đúng và đủ?
(còn tiếp)
Nguyễn Ngọc Già
__________________________________
(*) Điều tra của Tổ chức News Economics Foundation (NEF) có trụ sở ở Anh cho rằng VN ở "top 5 các nước hạnh phúc nhất thế giới", điều ngạc nhiên là trong Top 10 quốc gia có chỉ số HPI cao nhất, có đến 9 nước Mỹ Latinh. Sau Costa Rica là Dominica, Jamaica, Guatemala, Colombia, Cuba, El Salvador, Brazil và Honduras. Lưu ý, (có cả Cuba), trong khi Mỹ đứng hạng 114/143 Quốc gia xếp hạng (?!). Vậy liệu đấy là số liệu khả tín với những câu hỏi, mẫu chọn đúng và nghiêm túc cho cuộc điều tra hay một sự bông đùa, an ủi hoặc giả một dạng "tuổi trẻ cười" một khi mà cỡ Singapore (hạng 49) Hàn Quốc (68) Nhật Bản (75)? Hề hết chỗ!
http://dantri.com.vn/c36/s36-335367/viet-nam-vao-top-5-nuoc-hanh-phuc-nhat-the-gioi.htm
http://tintuc.xalo.vn/00156114255/Hon_100000_nguoi_mat_viec.html
www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro.../wcms_142175.pdf (Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam - tài liệu quan trọng)


Dân Đà Nẵng còn khổ đến bao giờ -Việt Hùng, thông tín viên RFA-2011-03-04
Vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn trước Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng để phản đối trước những oan trái, “phẫn uất” khi diện tích nhà ở bị nằm trong diện giải tỏa, hiện vẫn được sự quan tâm của đông đảo cư dân tại Đà Nẵng, cho dù các cấp chính quyền và công an luôn “kèm tỏa” người dân khi nói về việc này.


Trưa ngày 17/02, trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng) bất ngờ xuất hiện một chiếc xe máy bốc cháy dữ dội, bên cạnh là thi thể nạn nhân đã cháy đen.

Do đâu mà các cấp chính quyền quan ngại? Phải chăng việc anh Phạm Thành Sơn tự thiêu phản đối vào hôm (17-02-2011) vừa qua là lời cảnh báo về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong khi “đảng phải là đầy tớ của nhân dân”.  Việt Hùng của Ban Việt Ngữ có bài ghi nhận.
Lên tiếng thay cho nhiều người dân trước sự “khiếp sợ” với chính quyền, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn

Đảng viện liệt sĩ cũng chẳng tha

Ông Đỗ Xuân Hiền: Gia đình anh Phạm Thành Sơn là gia đình có công với cách mạng, mẹ anh ấy là bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong gia đình có mấy liệt sĩ. Bản thân anh Sơn là kỹ sư. Gia đình cách mạng đóng góp rất nhiều công lao nhưng cuối cùng chính quyền đối xử với gia đình anh ấy không ra gì…
Anh Thành Sơn có gặp tôi trước đó mấy ngày, anh ấy nói với tôi một câu “ kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi, đất đai thì nó lấy hết rồi…”.
Trường hợp đất mất trắng còn nhiều lắm, nhiều người oan ức lắm. Hiện nay cũng có nhiều người cũng nghĩ làm chuyện như
Sau này được biết nạn nhân tự thiêu là anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi.
Sau này được biết nạn nhân tự thiêu là anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi.
thế nữa. Họ cũng nghĩ cách làm như anh Sơn vì họ cho rằng, chỉ có cách làm như anh Sơn thì mới phơi bày được bộ mặt thật…
Gia đình anh Phạm Thành Sơn là gia đình có công với cách mạng, mẹ anh ấy là bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong gia đình có mấy liệt sĩ. Bản thân anh Sơn là kỹ sư. Gia đình cách mạng đóng góp rất nhiều công lao nhưng cuối cùng chính quyền đối xử với gia đình anh ấy không ra gì
Khi được hỏi, bằng sự trải nghiệm trong thời gian còn là huyện ủy viên, Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, ghi nhận phản ứng của những cán bộ lão thành, ông Đỗ Xuân Hiền cho biết.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Mấy ngày nay các cụ lão thành đến nhà tôi rất nhiều, các cụ phản ứng và bức xúc chuyện đó. Phản ứng thì có, nhưng ở đây họ sợ không dám nói ra. Nói thẳng ra thì bị chụp mũ, họ cho là nói không đúng sự thật, họ chụp là vu khống rồi gây chuyện.
Các cụ đến nhà tôi trao đổi việc đó rất nhiều. Nhưng khó ở đây là bản thân gia đình họ không chịu làm đơn tố cáo. Lúc đầu khi chuyện xảy ra, gia đình anh Sơn phản ứng rất mạnh, họ lên án là chính quyền ăn cướp đất của gia đình họ, khiến con họ phải làm như thế. Họ không chịu chôn anh Sơn, họ để trước sân nhà, nhưng sau đó, chính quyền và công an dùng biện pháp không cho ai liên hệ với gia đình và họ dàn xếp với gia đình bằng cách bồi thường tiền (?) nên gia đình im lặng rồi tổ chức chôn anh Sơn.
Dân kéo đến đông, nhưng công an đến đàn áp, bao vây không cho dân tiếp cận. Nói chung việc đã rõ như ban ngày rồi, nhưng giờ thì có ai là người đứng ra tố cáo việc này, hoặc là có ai đến để mà điều tra? Chuyện này giờ chúng tôi đang định ra Hà Nội để…
Điển hình là trường hợp nguyên GĐ công an Đà Nẵng, nguyên CVP Bộ Công An, tướng công an Trần Văn Thanh khi còn ở Đà Nẵng đã cho điều tra, phát giác những sai phạm.... Kết quả là tướng công an Trần Văn Thanh và nhà báo, trung tá Dương Tiến, trưởng VP đại diện báo CA thành phố HCM tại Hà Nội bị khởi tố, khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước
Chuyện khiếu kiện của người dân vì mất nhà, mất đất ở Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”, nhưng với Đà Nẵng thì chuyện giải tỏa, thu hồi đất của người dân luôn là điểm nóng cho dù trong quá khứ báo chí trong nước đã viết nhiều đến những vụ tham nhũng đất đai ở Đà Nẵng.
Điển hình là trường hợp nguyên giám đốc công an Đà Nẵng, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An, tướng công an Trần Văn Thanh khi còn ở Đà Nẵng đã cho điều tra, phát giác những sai phạm có hệ thống về tham nhũng đất đai, liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh, hiện là Bí thư tỉnh ủy Đà Nẵng. Kết quả là tướng công an Trần Văn Thanh và nhà báo, trung tá Dương Tiến, trưởng Văn phòng đại diện báo Công An thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội bị khởi tố, khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước”.
Câu hỏi đặt ra, nguyên do nào mà Đà Nẵng luôn là điểm nóng về những vụ thu hồi, giải tỏa và khiếu kiện của người dân. Ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng nhận định.

Ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ

Ông Đỗ Xuân Hiền: Chính bản thân tôi đây cũng bị trù dập, bị công an triệu tập đến cả gần 70 lần. Họ đến nhà tra hỏi tôi,
Tướng công an Trần Văn Thanh nằm bệnh viện còn thở oxy vẫn bị khiêng ra tòa.
Hình ông Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trên băng ca được đăng tải trên trang web của vnexpress.(Tướng công an Trần Văn Thanh nằm bệnh viện còn thở oxy vẫn bị khiêng ra tòa.)
hạch sách đủ mọi đường, tịch thu điện thoại di động. Họ đến nhà tôi họ khám, tất cả mọi giấy tờ khiếu nại họ lập biên bản tịch thu hết.
Đến hiện nay có ý kiến từ Quốc Hội yêu cầu họ trả nhưng họ không trả. Ý kiến của Uỷ ban Tư pháp Quốc Hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Công An, đề nghị Chánh án Tòa án Tối cao phải đền bù danh dự cho tôi, trả lại hết những gì đã tịch thu của tôi, nhưng họ vẫn làm ngơ. Văn bản của bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội ký gởi về cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, gởi về cho Bộ trưởng Bộ Công an, gởi cho Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị giải quyết vụ khiếu nại của tôi nhưng họ vẫn làm ngơ.
Ý kiến chỉ đạo của Trung ương về nhưng họ không giải quyết.
Liên quan từ Trung ương và thành phố Đà Nẵng, theo ghi nhận, trước Đại hội XI đảng Cộng sản Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao là ông Trần Quốc Vượng đề nghị vô tội, miễn truy tố với tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An bị khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ xâm hại đến lợi ích quốc gia”.
tôi chỉ có quen biết ông Trần Văn Thanh thế mà họ đến nhà tôi họ lục soát, họ quy chụp tôi liên quan đến vụ án đó. Họ xét nhà tôi, nói xin lỗi, họ lục không còn mảnh rẻ rách, họ lục nát nhà tôi hết. Họ bắt gia đình tôi đứng im hết, lục đã đời rồi họ chở hết đồ của tôi về công an thành phố.
Điều gì khiến “động thái” này được đưa ra vào thời điểm trước khi Đại hội XI đảng CSVN (tháng Giêng 2011) diễn ra. Phải chăng, vào thời điểm đó vấn đề nhân sự được dư luận biết đến khi ông Nguyễn Bá Thanh không có tên trong danh sách Bộ Chính trị? Nói về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong vụ án tướng công an Trần Văn Thanh, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên huyện uỷ viên Đà Nẵng kể lại.
Ông Đỗ Xuân Hiền:  Về vụ án đó tôi rất khổ sở, tôi chỉ có quen biết ông Trần Văn Thanh thế mà họ đến nhà tôi họ lục soát, họ quy chụp tôi liên quan đến vụ án đó. Họ xét nhà tôi, nói xin lỗi, họ lục không còn mảnh rẻ rách, họ lục nát nhà tôi hết. Họ bắt gia đình tôi đứng im hết, lục đã đời rồi họ chở hết đồ của tôi về công an thành phố. Tôi đến đó tôi viết đơn gởi cho Quốc Hội, gởi cho Bộ Công An.
sự bức xúc của người dân Đà Nẵng rất đông, có những người bây giờ đang ngậm bồ hòn làm ngọt, có người phải chịu đói, chịu khát vì nhà cửa của họ bị tịch thu hết, nhưng họ sợ bị trù dập nên không dám đi khiếu nại. Họ sợ đi khiếu nại rồi bị chính quyền đối xử như tôi thì người dân sợ lắm.
Phiên tòa xử Trần Văn Thanh, họ không cho tôi nói một tiếng. Họ đem xe đến tịch thu đồ của tôi, tôi yêu cầu họ trả, nhưng đến nay họ vẫn chưa trả cho tôi, họ làm ngơ đi, vậy ông nghĩ giờ thì làm sao bây giờ. Người dân kêu tới ai bây giờ? Kêu đến Quốc Hội rồi, kêu đến Bộ Công an rồi, kêu đến Viện Kiểm sát Tối cao rồi, đến Chủ tịch nước rồi. Ở trên bảo họ giải quyết nhưng Đà Nẵng họ không giải quyết.
Trở lại vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn, câu hỏi mà dư luận tại Đà Nẵng đặt ra, không biết do đâu mà dưới thời của ông
Ông Nguyễn Bá Thanh vừa tái đắc cử chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Ông Nguyễn Bá Thanh vừa tái đắc cử chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trong phiên đại hội bầu trực tiếp bí thư, nhiệm kỳ 2010-2015 với số phiếu bầu 298/299, tức chỉ thiếu một phiếu là 100%
Bí thư thành uỷ Đà Nẵng bây giờ lại xảy ra nhiều chuyện khiến người dân ở đây bức xúc, ông Đỗ Xuân Hiền cho rằng.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Nói chung sự bức xúc của người dân Đà Nẵng rất đông, có những người bây giờ đang ngậm bồ hòn làm ngọt, có người phải chịu đói, chịu khát vì nhà cửa của họ bị tịch thu hết, nhưng họ sợ bị trù dập nên không dám đi khiếu nại. Họ sợ đi khiếu nại rồi bị chính quyền đối xử như tôi thì người dân sợ lắm. Những người dám ra khiếu nại tố cáo thì bị trù dập đến cùng, họ dùng công an đến nhà bao vây, bắt đi, nên dân người ta sợ. Người dân bị oan ức lắm nhưng họ không dám nói. Biết bao người mất đất, mất nhà, nên họ đâu có dám nói đâu. Chính quyền Đà Nẵng hành xử rất mạnh tay.
nói thật với ông hơn 30 năm đi theo cuộc kháng chiến này, nhưng do đi khiếu nại tố cáo nên họ cắt sạch không cho hưởng cái gì hết. Phải xin bạn bè mà sống, đất đai họ cũng tịch thu, tài sản cũng tịch thu, quyền lợi cũng tịch thu
Nếu nhìn vào những gì hiện đang diễn ra Đà Nẵng mà người dân đang phải gánh chịu từ những người đầy tớ của nhân dân thì thật là  luật vua thua lệ làng. Ông Đỗ Xuân Hiền đưa ra lời kết.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Đúng rồi, “trên bảo dưới không nghe” như việc của tôi đó. Trung ương nói, Uỷ ban Tư Pháp Quốc Hội nói mà họ có nghe đâu? Như tôi, nói thật với ông hơn 30 năm đi theo cuộc kháng chiến này, nhưng do đi khiếu nại tố cáo nên họ cắt sạch không cho hưởng cái gì hết. Phải xin bạn bè mà sống, đất đai họ cũng tịch thu, tài sản cũng tịch thu, quyền lợi cũng tịch thu. Bản thân gia đình tôi, mẹ tôi là Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, gia đình có 4 người tham gia cuộc kháng chiến.
Nhưng do đấu tranh đi tố cáo tham nhũng nên họ cắt hết. Tôi bị chính quyền gạt hết, ăn cướp hết, ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ. Nhiều văn bản họ nói nghe ngon lành lắm, họ bảo tôi muốn giải quyết thì đừng khiếu nại tố cáo nữa thì họ giải quyết cho. Nhưng tôi không thể ngồi yên được, có gì nói đấy, nói trung thực, nói cho lẽ phải, nói vì mục đích bảo vệ dân, bảo vệ cho lẽ phải.  --------

 -Nguyễn Ngọc Già - Việt Nam nhất định có cách mạng sớm nếu... Dân Luận
I. THỰC TRẠNG:
Nhìn vào bảng thống kê các cuộc đình công của công nhân Việt Nam trong hơn 15 năm qua (1995 - 2010) ta thấy có 2. 697 cuộc đình công gồm:
Giai đoạn 1995 – 1999 xảy ra 307 cuộc,
Giai đoạn 2000 – 2004 xảy ra 525 cuộc,
Giai đoạn 2005 – 2009 xảy ra 1.865 cuộc.
Số cuộc đình công giai đoạn 2005 - 2009 tăng gấp 6,07 lần so với giai đoạn 1995 – 1999 và gấp 3,55 lần so với giai đoạn 2000 – 2004.
Trong 6 tháng đầu năm 2010 đã có trên 200 cuộc đình công, lưu ý rằng, theo thống kê cho thấy, đa số các cuộc đình công diễn ra vào nửa cuối năm đông áp đảo so với nửa đầu năm.
Trong bối cảnh giá cả leo thang, chỉ riêng tại TPHCM, số lượng cuộc đình công đang gia tăng mạnh mẽ. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, đã có 21 cuộc đình công nổ ra do chủ sử dụng lao động không tăng lương cho công nhân. Con số này bằng gần 1/3 so với cả năm 2010.
Mức độ xảy ra đình công có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vô cùng khó khăn từ cuối năm ngoái đến nay. Báo Lao Động cho biết, chỉ riêng tỉnh Bình Dương, đã có hơn 20.000 lao động không trở lại làm việc sau tết và hiện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này cần đến 35.000 - 40.000 công nhân mà vẫn chưa tuyển đủ. Trước đó, vào dịp tết Nguyên đán đã có 50.000 công nhân không đủ tiền về quê ăn tết
Mới nhất, trang RFA cho biết, lúc 9 giờ sáng ngày 01/3/2011 công nhân kéo đến rất đông trước cổng công an huyện Trảng Bom - Đồng Nai để biểu tình phản đối phía công quyền đã bắt một số người biểu tình thuộc phe công nhân, tuy chưa có số liệu chính xác nhưng những tấm ảnh cho thấy con số có thể lên đơn vị ngàn người.
Cách đây không lâu, chúng ta cũng không quên Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh phải nhận lãnh tổng cộng 23 năm tù oan khuất vì tội "núp bóng đấu tranh ví quyền công nhân để phá rối an ninh".
Làm sao giải quyết việc làm cho 10.000 lao động tại Lybia trở về trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang vô cùng khó khăn?
Chùm bài 11 kỳ về việc "Nông dân mất đất" đã được các nhà báo kỳ công thực hiện khá lâu để cho thấy nguy cơ bất ổn xã hội trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đẩy người nông dân vào con đường cùng. Ông Bình, Phó Chủ tịch UBND Huyện Quốc Oai, cho biết diện tích canh tác bình quân của huyện chỉ vào khoảng 12 - 13 thước/khẩu. Toàn huyện có 88.600 người trong độ tuổi lao động, trong số đó số người có việc làm khoảng 42.000, chủ yếu làm việc trong các làng nghề. Còn lại 40.000 lao động thuần nông, thiếu việc làm khi nông nhàn và khoảng 5.000 không có việc làm. Trước thực trạng bị thu hồi đất canh tác, nông dân chưa biết sinh sống bằng cách nào?
Xét tổng thể, Hải Phòng vẫn có khoảng 70% dân số là nông dân, bởi vậy hệ luỵ đó là số lượng nông dân mất đất ngày càng tăng, ước tính mỗi năm khoảng 1% diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đương 1000 ha gắn với gần 11.000 lao động mất việc làm. Từ đó cũng dẫn đến tình hình đơn thư khiếu kiện năm 2009 tăng nhanh trong đó 80 % là vụ việc liên quan đến đất đai. Tại Hải Phòng, giải quyết số lao động thất nghiệp tiếp tục là câu hỏi bỏ ngỏ...
Tại Bắc Ninh có 10.600 hộ nông dân mất đất làm cho 21.000 lao động không có việc làm. Làm sao giải quyết?
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, năm 2011, địa phương này cố gắng giải quyết đến 137.000 lao động đang thất nghiệp . Vẫn là câu hỏi: giải quyết làm sao?
Mới đây các trang báo cho biết, Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến nông nghiệp cũng như tất cả các sinh hoạt khác.
Điện tăng giá. Xăng dầu tăng giá. Lạm phát tăng. Tất cả ảnh hưởng đến từng ngóc ngách mỗi gia đình.
Dự trữ ngoại hối thấp kỷ lục cộng với tình trạng tham nhũng không có dấu hiệu dừng lại mà mới đây, các trang báo tự do lên tiếng ầm ĩ vụ án "tiền Polymer" trong khi đó ĐCSVN vẫn lặng lẽ như tờ.
... tất cả những thực trạng ê chề nói trên có đủ gọi là "biến cố", "vận hội", "thời cơ" cho một cuộc cách mạng?
Cho đến nay chưa có số liệu chính thức số lượng công nhân tham gia các cuộc đình công trên CẢ NƯỚC tính đến 2010, số nông dân mất đất, số lao động thất nghiệp, số sinh viên ra trường không kiếm được việc làm... tuy nhiên nhìn tổng thể ước đoán qua các số liệu cụ thể dẫn ra như trên, có thể nói số lượng công nhân, nông dân, sinh viên, tầng lớp dân nghèo... sẵn sàng đứng lên làm cách mạng có lẽ không dưới 1.000.000 người. Một con số khá ấn tượng cho những ai đăm chiêu, suy nghĩ về "cách mạng".
Cuộc cách mạng tại Tunisia, Ai Cập vừa qua cho thấy, chỉ cần khoảng 200.000 người đồng lòng xuống đường kết hợp với việc quân đội không tiếp tay những kẻ độc tài đàn áp nhân dân là cách mạng chiến thắng với rất ít máu đổ, ngược lại cũng với số người tương đương đó nhưng Lybia đang có nguy cơ rơi vào nội chiến sâu sắc do yếu tố quân đội chia rẽ làm hai phe, mà Liên Hiệp Quốc, Mỹ và các đồng minh có vẻ phản ứng khá chậm trước diễn biến tình hình làm cho người dân cảm thấy các thế lực yêu chuộng tự do dân chủ có vẻ chủ quan? "Nước tới trôn mới nhảy"? Dường như họ cứ ngỡ Lybia có thể nối bước theo Ai Cập để có dân chủ với máu đổ rất ít, nên họ đứng im quan sát để rồi sự thể như ngày hôm nay, Mỹ vẫn còn cân nhắc dù đã đưa quân vào Địa Trung Hải?
II. GIẢI PHÁP:
Vấn đề còn lại đối với Việt Nam, các tổ chức chính trị trong và ngoài nước, cho đến nay chưa cho thấy tổ chức nào sẽ trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào?
Cách đây không lâu, một số người đã đề nghị các tổ chức: Thăng Tiến, Việt Tân, THDCĐN, Đảng Vì Dân, Khối 8406... hãy ngồi lại với nhau trên tinh thần gạt bỏ hết mọi nghi kỵ, hiềm khích (nếu có) để cùng thành lập một mặt trận liên minh làm đối trọng với ĐCSVN, nhưng những ý kiến này vẫn không được các đảng phái quan tâm, có một vài đảng phái viện dẫn lý do chưa thể ngồi lại cùng nhau vì nhiều nguyên nhân nhưng không có nguyên nhân nào thuyết phục.
Các tổ chức chính trị trong và ngoài nước dường như vẫn loay hoay đi tìm những gì xa xôi hoặc hoạt động theo cái mình nghĩ là phù hợp thay vì đã phải chuẩn bị lực lượng từ rất lâu với các hình thức cụ thể:
- Đưa những thành phần cốt cán, có sức ăn nói, thuyết phục từ nhiều năm qua, tham gia một cách lặng lẽ, ẩn thân chờ thời, cùng ăn cùng ở, cùng chịu đựng những khó khăn với hàng triệu công nhân. Làm cách mạng phải kiên trì, dài lâu, các cá nhân trong đảng phái có đủ sự nhẫn nại, bền chí làm việc này không? Tại sao chúng ta không nhìn thẳng vào một thực tế của 2 chữ "DẤN THÂN"??? Hãy cùng cầm chén cơm lạt, cùng uống ngụm nước lã với công nhân thử xem, từ đó những người dám dân thân sẽ đủ sức thuyết phục từng ngưới công nhân.
- Đối với nông dân mất đất, sao các đảng phái không thử âm thầm mua vài hecta đất (tất nhiên những cá nhân đang hoạt động âm thầm trong nước sẽ đảm trách việc này), nơi mà những người nông dân đang bị chiếm đoạt, lặng lẽ hòa vào trong dòng người thử một lần với đúng nghĩa tư cách dân oan để tìm hiểu, thâm nhập, chia sẻ, hỗ trợ như những nông dân thứ thiệt mất đất? Gợi mở cho người nông dân đó những điều giản dị nhất về một cuộc đổi đời không xa lắm? Đất đối với nông dân như nước đối với cá. Người của các đảng phái nên sắm vai là những nông dân thứ thiệt, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng chịu đựng chung số phận như nông dân để hòa quyện vào với họ làm một.
- Tủa ra, chia nhau, âm thầm, lặng lẽ hòa lẫn vào với vai trò là những công nhân thực thụ, nông dân thứ thiệt, tiểu thương hẳn hòi, giáo sư, bác sĩ, trí thức đúng nghĩa... để đi vào bám sát từng nhóm người, từng con người rồi từ đó lan tỏa dần dần ngày một ngày hai, hơn là ở đâu đó, ấm êm để đưa ra những tư tưởng "từ dưới lên" hay "từ trên xuống". Về lý thuyết nghe khá khoa học, tuy nhiên chúng ta tự hỏi, lý thuyết có vẻ khoa học đó tại sao mãi chưa thành công. Vâng, vì nguyên nhân này, nguyên nhân kia, chưa có đủ sức người sức của, dân ta hèn, dân ta quen chịu đựng, chưa có cá nhân xuất chúng, ĐCSVN còn được ĐCSTQ chống lưng mạnh mẽ v.v... và v.v...
- Đôi khi tôi tự hỏi, tại sao mỗi năm có cả tỉ đô la Mỹ được người hải ngoại đưa về trong nước, nhưng cả triệu công nhân kể trên khi họ cùng đồng lòng xuống đường đình công để đòi quyền sống thì các tổ chức chính trị ở đâu? Đây có thể nói về thời cơ chưa? Ai chưa nắm thời cơ? Làm gì cũng phải có tiền. Đặc biệt dân ta có câu "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", người cần được giúp đỡ ngay lúc khó khăn sẽ không bao giờ quên nghĩa tình đó. Dường như các tổ chức chính trị chưa chú ý đến điểm này? Hãy từ "cái miếng đói" đó mà lay động lòng người, giảng giải cho họ hiểu về thân phận nô lệ của người Việt Nam. Đó không hề là việc đóng kịch mà đúng hơn là sự hòa quyện, đồng cam cộng khổ để đi vào lòng dân mà có được chân lý (ai cũng biết): "Được lòng dân là được tất cả".
- Các tổ chức chức chính trị hải ngoại đưa người của mình hòa vào đời sống của nông dân, công nhân, trí thức, tầng lớp lao động nghèo... Hãy giúp đỡ họ ngay bàng những hành động thiết thân, giản dị nhất để từ đó khơi gợi ở họ ý niệm về một cuộc đổi đời. Có vẻ như các tổ chức chính trị hải ngoại rất chịu khó suy nghĩ, nhưng hành động thì chưa đủ thiết thực bởi sự thiếu dấn thân như nói trên. Đừng nghĩ dấn thân là phải hy sinh mạng sống. Không, hãy tự coi mình chính là những công nhân, nông dân, trí thức, thành phần nghèo trong xã hội, đó đã là sự dấn thân rồi.
- Những cá nhân hoạt động kín này phải đủ khôn khéo, thầm lặng, không phô trương, phải bí mật tuyệt đối để giữ thân phận và dần len lõi vào cuộc sống người công nhân, nông dân... nhằm gầy dựng lực lượng.
- Đặt ra kế hoạch trong 5 năm, 8 năm v.v... thì phải có một lực lượng nào đó, ví dụ đảng Việt Tân sau 8 năm có lực lượng 10.000 người, THDCĐN sau 8 năm có lực lượng 10.000 người... và quan trọng không manh động, luôn ghi nhớ sự ẩn thân và bình thản.
- Khi đã tập hợp một cách thầm lặng như thế phải luôn nghĩ đến bảo toàn lực lượng, tiến hành các hoạt động thăm dò, liên kết chặt chẽ và tuyệt đối kín đáo, tìm hiểu tình hình chính trị xã hội chặt chẽ có hệ thống khoa học. Ngay đây xin nói thêm, cứ như thầy Phạm Minh Hoàng (đảng VT) ẩn thân chờ thời khá lâu mà cuối cùng bị lộ quả là khó thuyết phục (như các đảng viên VT trước đó đã từng bị lộ rất sớm). Khi đã lộ là mất tác dụng, chỉ có hoạt động tại hải ngoại (như ông Quân, bà Võ Hồng...)
- Đã dấn thân thì cần nhớ, trong trường hợp xấu nhất là bị lộ thì dẫu có nhận tội hay không nhận tội cũng thế thôi, đó là bài học mà chúng ta thấy rõ trong lịch sử. Đối phương có thể xử nhẹ vài năm tù đi chăng nữa, thì người đó vẫn trở nên vô hiệu quả đối với phong trào cách mạng, như anh Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung... Vì khi tự do, các anh ấy vẫn không bao giờ và mãi mãi không bao giờ được đối phương buông tha (trừ phi xuất ngoại). Những tình tiết nhỏ mà lớn này lẽ ra từng đảng phái đã phải xác định kiên trì ngay từ đầu cho những ai tham gia. Tôi không dám nói về "giữ khí tiết" gì cả, thực tế đã chứng minh, những người bị lộ, bị tù, mãi mãi CSVN không bao giờ buông tha. Đó chính là sự hy sinh như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Nguyên Sang... Làm cách mạng không phải trò chơi, "thích thì tham gia, chán thì đi ra". Lẽ ra các đảng phái phải nhấn mạnh điều này khi ai đó quyết định dấn thân cho Quê hương, cho Dân tộc.
- Dù có 100 người như BS. Nguyễn Đan Quế, TS. Cù Huy Hà Vũ, Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Nhà dân chủ Nguyễn Gia Kiểng... ĐCSVN cũng chẳng e ngại mảy may. Nhưng nếu có 200.000 người dân nghèo ĐỒNG LOẠT đứng lên, họ sẽ lẩy bẩy và chỉ cần một cú hích từ các nước tự do là họ sập ngay lập tức. Cần nhớ, cái dở của CSVN đó chính là "HÈN". Có thể Ben Ali, Mubarak, Gaddafi, Kim Chính Nhật rất độc tài, rất ác nhưng về "cái khoản hèn" họ dường như thua xa các ông CS nhà mình (trừ một số ít sắc máu thôi, còn đa số đều hèn và nhát). Đó là một lợi thế lớn mà các đảng phái chưa chú ý. Tôi nhớ có một phản hồi bên bài "Bạn có muốn nhìn thấy một cuộc cách mạng hoa lài tai Việt Nam" do Dân Luận khởi xướng, có một độc giả tự nhận là nhân viên an ninh (PA 24) cho biết một trong các nguyên tắc đàn áp của CSVN là "mềm nắn, rắn buông, mạnh hòa, yếu hiếp". Sao các đảng phái không quan tâm điều này?
(còn tiếp)
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://sgtt.vn/Thoi-su/125401/Sau-thang-gan-200-cuoc-dinh-cong.html
http://haylentieng.org/ArticleDetial-42.htm
http://www.vntrades.com/Nguy-co-dinh-cong-con-rat-cao.sid-5313.htm
http://phannghiemlawyer.groupsite.com/post/nguy-n-nh-n-nh-c-ng-m-t-s-doanh-nghi-p-trong-th-i-gian-qua
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/11/22/nguyn-nhn-dnh-cng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-doanh-nghi%E1%BB%87p-trong-th%E1%BB%9Di-gian-qua/


-------

Tổng số lượt xem trang