Vũ Trọng Khanh/Wall Street Journal Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Tin từ Hà Nội: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã tăng tốc và thâm hụt thương mại nở rộng trong tháng Ba, cho thấy sự mất cân đối đang tiếp tục cản trở nền kinh tế và sẽ tiếp tục tăng áp lực vào vào đồng tiền chưa đủ mạnh của đất nước này.
Theo Tổng cục Thống kê cho biết hôm thứ Năm, trong tháng Ba, giá cả tiêu dùng tăng 13,89% so với một năm trước đó, tốc độ nhanh nhất trong năm kể từ tháng Hai năm 200 đã khiến các cấp chính quyền ngày càng khó khăn hơn để hạn chế tỷ lệ lạm phát năm nay ở mức 7% mặc dù gần đây đã chuyển đổi tập chú khỏi việc thúc đẩy tăng trưởng để chế ngự các áp lực về giá cả.
Đồng thời, thứ trưởng bộ Công Nghiệp Nguyễn thành Biên cho biết, thâm hụt thương mại của Việt Nam liên tục nở rộng đến 1.15 tỉ trong tháng ba từ mức cải biến 1.11 tỉ vào tháng trước.
Ông cho biết, xuất khẩu trong tháng ba tăng từ 4.85 tỉ trong tháng Hai lên đến 7.05 tỉ trong khi nhập khẩu tăng từ 5.96 tỉ lên đến 8,2 tỷ USD. Ông còn nói thêm rằng trong quý đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 34% so với năm trước đến 19.25 tỉ trong khi nhập khẩu tăng 24 % lên đến 22.27 tỉ.
Thâm hụt thương mại trong quý này đã là 3.029 tỉ, ít hơn so với mức thâm hụt 3.43 tỉ trong cùng thời kỳ năm ngoái.
Tổng cục Thống kê dự kiến sẽ chính thức phát hành các dữ liệu thương mại của tháng Ba cùng các dữ liệu thương mại điều chỉnh cho tháng Hai vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới.
Các dữ liệu tồi tệ hơn đã đến sau khi chính phủ quyết định thay đổi chính sách đặt nặng về tăng trưởng vào tháng trước, cuối cùng đã tạo áp lực khiến phải đưa ra các chính sách có thể giúp hướng dẫn nền kinh tế trở lại vị trí lành mạnh hơn.
Nhà chức trách đã công bố các chính sách chặt chẽ hơn về tiền tệ và tài chính, vốn sẽ bao gồm các cắt giảm về đầu tư công và thâm hụt ngân sách, thúc đẩy sản xuất trong nước và tái cân bằng thương mại. Chính phủ cũng cho biết sẽ cắt giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống mức dưới 20% từ 23%.
Trong tháng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đưa ra hai mức lãi suất chủ yếu của mình để giúp chống lại những áp lực về lạm phát; Vào ngày 11 Tháng hai Ngân hàng Nhà nước, trong đợt phá giá lần thứ Tư trong 14 tháng, đã hạ giá tiền đồng đến mức 8,5% so với đồng đô la.
Tổng cục Thống Kê cho biết, lạm phát tiếp tục tăng cao trong tháng Ba, chủ yếu vì giá cả các dịch vụ giáo dục, lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao. Từ một tháng trước đó, chỉ số CPI đã tăng đến 2,17%, nhanh nhất kể từ tháng 5 năm 2008.
Trong tháng hai, chỉ số trong năm tăng 12,31% và đã tăng 2,09% so với tháng trước.
"Không thể giữ lạm phát ở mức 7% trong năm nay, nhưng chúng ta phải tiếp tục cố gắng thực hiện các biện pháp [thắt chặt] của chính phủ" ông Nguyễn Tiến Thỏa, Trưởng phòng quản lý giá của Bộ Tài chính, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra trên tờ Thời báo Ngân Hàng của ngân hang trung ương.
Ông Thoa cho biết, nguyên nhân chính đằng sau sự lạm phát gia tăng bao gồm các khoản nợ lớn của nền kinh tế, vốn đã vượt quá 20% mức tổng sản lượng trong nước và việc sử dụng vốn đầu tư thiếu hiệu quả.
"Tối thiểu sẽ phải mất một vài tháng trước khi chúng ta có thể biết được các biện pháp có thực hữu hiệu hay không", ông Thoa nói.
Trong năm nay chính phủ đang nhằm đến mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% đến 7,5% và mức lạm phát không quá 7%. Tuần trước, chính phủ cũng thừa nhận rằng các mục tiêu nhắm đến có vẻ đang xuất hiện những thử thách nhưng vẫn chưa quyết định điều chỉnh gì.
Sherman Chan, kinh tế gia của HSBC cho biết Việt Nam dường như không có dấu hiệu giảm nhẹ tỷ lệ lạm phát tối thiểu là cho đến quý ba vì sự việc giá lương thực và giá dầu toàn cầu tăng lên. Bà dự kiến tăng lãi suất cho vay hai lần 1% trong quý thứ hai nhằm làm chậm mức lạm phát xuống 1 con số trong quý thứ tư.
"Việc đạt được mức mục tiêu lạm phát chính thức hàng năm 7% ngày càng trở nên thách thức ... trong hoàn cảnh giá cả tăng cao trên toàn cầu, chúng tôi chỉ có thể trông cậy vào các biện pháp thắt chăt về tiền tệ và tài chính để cắt giảm tiêu dùng và sau đó là kềm hãm được các áp lực lạm phát do nhu cầu thúc đẩy" bà cho biết.
Trong khi đó, ông Biên cho biết, việc đóng cửa Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không có bất kỳ tác động xấu nào đến thâm hụt thương mại của Việt Nam, và rằng sự việc đã được lên kế hoạch. Đầu tuần này chính phủ cho biết, vào thứ Tư sẽ đóng cửa nhà máy lọc dầu 130.000 thùng một ngày cho hai hoặc ba tuần để kiểm tra tổng quát.
Ông Biên cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm giữ cho thâm hụt thương mại dưới 18% tổng doanh thu xuất khẩu cho cả năm.
Ông nói thêm, "Mọi thứ đang đi đúng hướng và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể đạt được mục tiêu này".
Tin từ Hà Nội: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã tăng tốc và thâm hụt thương mại nở rộng trong tháng Ba, cho thấy sự mất cân đối đang tiếp tục cản trở nền kinh tế và sẽ tiếp tục tăng áp lực vào vào đồng tiền chưa đủ mạnh của đất nước này.
Theo Tổng cục Thống kê cho biết hôm thứ Năm, trong tháng Ba, giá cả tiêu dùng tăng 13,89% so với một năm trước đó, tốc độ nhanh nhất trong năm kể từ tháng Hai năm 200 đã khiến các cấp chính quyền ngày càng khó khăn hơn để hạn chế tỷ lệ lạm phát năm nay ở mức 7% mặc dù gần đây đã chuyển đổi tập chú khỏi việc thúc đẩy tăng trưởng để chế ngự các áp lực về giá cả.
Đồng thời, thứ trưởng bộ Công Nghiệp Nguyễn thành Biên cho biết, thâm hụt thương mại của Việt Nam liên tục nở rộng đến 1.15 tỉ trong tháng ba từ mức cải biến 1.11 tỉ vào tháng trước.
Ông cho biết, xuất khẩu trong tháng ba tăng từ 4.85 tỉ trong tháng Hai lên đến 7.05 tỉ trong khi nhập khẩu tăng từ 5.96 tỉ lên đến 8,2 tỷ USD. Ông còn nói thêm rằng trong quý đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 34% so với năm trước đến 19.25 tỉ trong khi nhập khẩu tăng 24 % lên đến 22.27 tỉ.
Thâm hụt thương mại trong quý này đã là 3.029 tỉ, ít hơn so với mức thâm hụt 3.43 tỉ trong cùng thời kỳ năm ngoái.
Tổng cục Thống kê dự kiến sẽ chính thức phát hành các dữ liệu thương mại của tháng Ba cùng các dữ liệu thương mại điều chỉnh cho tháng Hai vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới.
Các dữ liệu tồi tệ hơn đã đến sau khi chính phủ quyết định thay đổi chính sách đặt nặng về tăng trưởng vào tháng trước, cuối cùng đã tạo áp lực khiến phải đưa ra các chính sách có thể giúp hướng dẫn nền kinh tế trở lại vị trí lành mạnh hơn.
Nhà chức trách đã công bố các chính sách chặt chẽ hơn về tiền tệ và tài chính, vốn sẽ bao gồm các cắt giảm về đầu tư công và thâm hụt ngân sách, thúc đẩy sản xuất trong nước và tái cân bằng thương mại. Chính phủ cũng cho biết sẽ cắt giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống mức dưới 20% từ 23%.
Trong tháng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đưa ra hai mức lãi suất chủ yếu của mình để giúp chống lại những áp lực về lạm phát; Vào ngày 11 Tháng hai Ngân hàng Nhà nước, trong đợt phá giá lần thứ Tư trong 14 tháng, đã hạ giá tiền đồng đến mức 8,5% so với đồng đô la.
Tổng cục Thống Kê cho biết, lạm phát tiếp tục tăng cao trong tháng Ba, chủ yếu vì giá cả các dịch vụ giáo dục, lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao. Từ một tháng trước đó, chỉ số CPI đã tăng đến 2,17%, nhanh nhất kể từ tháng 5 năm 2008.
Trong tháng hai, chỉ số trong năm tăng 12,31% và đã tăng 2,09% so với tháng trước.
"Không thể giữ lạm phát ở mức 7% trong năm nay, nhưng chúng ta phải tiếp tục cố gắng thực hiện các biện pháp [thắt chặt] của chính phủ" ông Nguyễn Tiến Thỏa, Trưởng phòng quản lý giá của Bộ Tài chính, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra trên tờ Thời báo Ngân Hàng của ngân hang trung ương.
Ông Thoa cho biết, nguyên nhân chính đằng sau sự lạm phát gia tăng bao gồm các khoản nợ lớn của nền kinh tế, vốn đã vượt quá 20% mức tổng sản lượng trong nước và việc sử dụng vốn đầu tư thiếu hiệu quả.
"Tối thiểu sẽ phải mất một vài tháng trước khi chúng ta có thể biết được các biện pháp có thực hữu hiệu hay không", ông Thoa nói.
Trong năm nay chính phủ đang nhằm đến mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% đến 7,5% và mức lạm phát không quá 7%. Tuần trước, chính phủ cũng thừa nhận rằng các mục tiêu nhắm đến có vẻ đang xuất hiện những thử thách nhưng vẫn chưa quyết định điều chỉnh gì.
Sherman Chan, kinh tế gia của HSBC cho biết Việt Nam dường như không có dấu hiệu giảm nhẹ tỷ lệ lạm phát tối thiểu là cho đến quý ba vì sự việc giá lương thực và giá dầu toàn cầu tăng lên. Bà dự kiến tăng lãi suất cho vay hai lần 1% trong quý thứ hai nhằm làm chậm mức lạm phát xuống 1 con số trong quý thứ tư.
"Việc đạt được mức mục tiêu lạm phát chính thức hàng năm 7% ngày càng trở nên thách thức ... trong hoàn cảnh giá cả tăng cao trên toàn cầu, chúng tôi chỉ có thể trông cậy vào các biện pháp thắt chăt về tiền tệ và tài chính để cắt giảm tiêu dùng và sau đó là kềm hãm được các áp lực lạm phát do nhu cầu thúc đẩy" bà cho biết.
Trong khi đó, ông Biên cho biết, việc đóng cửa Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không có bất kỳ tác động xấu nào đến thâm hụt thương mại của Việt Nam, và rằng sự việc đã được lên kế hoạch. Đầu tuần này chính phủ cho biết, vào thứ Tư sẽ đóng cửa nhà máy lọc dầu 130.000 thùng một ngày cho hai hoặc ba tuần để kiểm tra tổng quát.
Ông Biên cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm giữ cho thâm hụt thương mại dưới 18% tổng doanh thu xuất khẩu cho cả năm.
Ông nói thêm, "Mọi thứ đang đi đúng hướng và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể đạt được mục tiêu này".
-Vu Trong Khanh: Vietnam Economy Plagued by Imbalances (The Wall Street Journal 24-3-11) -- Vietnam sees inflation at 13.9% in March (AFP 24-3-11)- The World Bank and the Arab revolutions-cách mạng trong thế giới A-Rập sẽ làm thay đổi những thỏa thuận của Ngân hàng Thế giới với các chế độ độc tài ra sao. Foreign Policy–