Liên tiếp động đất: Điềm báo ngày tận thế?
Liên tiếp xảy ra động đất với với cường độ lớn tại các vùng khác nhau trên thế giới khiến người ta nghĩ đến... ngày tận thế vào năm 2011! Điều này được hiểu như thế nào dưới góc nhìn khoa học.Ghi nhận số liệu của thế giới cho thấy, mỗi năm trên Trái đất có khoảng 200 trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ Richter, 20 trận có cường độ trên 7 độ Richter và 3 trận có cường độ trên 8 độ Richter. Trái Đất luôn “cựa quậy” Cường độ càng lớn, số lần động đất xảy ra càng ít. Có thể nhận thấy, vỏ Trái Đất không tĩnh như chúng ta tưởng mà luôn động đậy bởi sự di chuyển của các đới lục địa. Bình thường, sự di chuyển này là rất nhỏ khiến ta không có cảm nhận được, chỉ khi các đới này di chuyển mạnh mới gây ra động đất.
|
Người dân ở đường Kim Mã (Hà Nội) chạy ra đường trong một vụ rung đất vào năm 2010 (Ảnh: Như Ý) |
TS Lê Tử Sơn, Viện Vật lý địa cầu cho biết thêm, riêng với Việt Nam có thể khẳng định: Thống kê trung bình ở Việt Nam cứ 2 - 3 năm lại có động đất một lần. Việt Nam được xếp vào quốc gia có cường độ động đất ở mức yếu, trừ vùng Tây Bắc được đánh giá là mức trung bình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Việt Nam chưa từng có động đất mạnh trên 7 độ Richter gây thiệt hại về người và tài sản. TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gẫy sông Mã. Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ Richter, xảy ra trên đới đứt gẫy Sơn La. Động đất ở Việt Nam: Có thể... Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia Hà Nội cảnh báo: Việt Nam đã từng có động đất mạnh nên việc tái diễn những trận động đất như vậy là hoàn toàn có cơ sở bởi nguyên lý, vùng nào yên tĩnh lâu, nguy cơ động đất càng cao. Trả lời câu hỏi về mối liên quan giữa động đất tại Nhật Bản và các quốc gia thời gian qua, PGS Hòe nhấn mạnh, chúng không hề có chung nguyên nhân và ảnh hưởng lẫn nhau. Sở dĩ có thể khẳng định điều này bởi cơ chế động đất tại Nhật Bản là cơ chế hút chìm (giống động đất ở Haiti, New Diland...), còn động đất tại Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar liên quan đến cơ chế đứt gãy. Cũng những nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hai trận động đất ở Haiti và Chile năm 2010 cách nhau khoảng 6.400km và xảy ra trên ranh giới của hai mảng kiến tạo khác biệt. Chuẩn bị kỹ, thiệt hại ít Có một thực tế, giảm nhẹ sự thiệt hại của thiên tai phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị, ứng phó của con người. Thiệt hại ít hay nhiều còn tùy thuộc vào thời gian xảy ra động đất, độ bền vững của các công trình xây dựng. Điều này được chứng minh ngay tại trận động đất của Nhật Bản: cùng cường độ so với trận động đất ở Haiti nhưng sức tàn phá và con số thiệt hại của Haiti rất gấp trăm lần so với Nhật Bản.
|
Một bệnh nhân được chuyển khỏi bệnh viện Chiang Rai khi khu nhà này bị rung lắc vì động đất hôm 24/3. (Nguồn: AP) |
Đơn giản hơn, nếu được chuẩn bị tốt kiến thức phòng chống khi xảy ra động đất, con người có thể tự cứu mình ngay trong lúc nguy hiểm. Chẳng đâu xa, ngay trận động đất ngày 25/3 vừa qua tại Hà Nội, mới chỉ có rung lắc nhẹ, cư dân sống tại các tòa nhà cao tầng đã tán loạn như ong vỡ tổ. Mặc dù trước đó, bài học về sự kỷ luật, bình tĩnh ứng phó của nước Nhật được giới thiệu rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Được biết, việc quy hoạch các vùng động đất ở Việt Nam đã có, vấn đề là đưa thông tin này đến người dân và các cơ quan chức năng như thế nào để tránh quy hoạch khu dân cư vào những vùng nguy hiểm. Theo Viện Vật lý Địa cầu, tính tới thời điểm này không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả tại các nước tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ, dự báo chính xác thời điểm xảy ra động đất là việc nằm ngoài khả năng. Điều này cũng có nghĩa, xác định tư tưởng sống chung với thiên tai, cụ thể là động đất là việc mà người dân Việt Nam nên làm lúc này.
74 người Myanmar thiệt mạng vì động đất Trận động đất mạnh 6,8 độ Richter xảy ra ở vùng đông bắc Myanmar vào 20g25 tối 24/3 (giờ Hà Nội) với tâm chấn nằm ở phía bắc của thị trấn Tachileik. Động đất khiến 74 người thiệt mạng và 111 người bị thương vì trận động đất. Con số thương vong vẫn đang được cập nhật liên tục. 390 ngôi nhà, 14 ngôi chùa và 9 tòa nhà của chính phủ bị hư hỏng. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết, trận động đất chỉ sâu gần 9,7 km và gây ra những trận rung lắc mạnh cho các tòa nhà trên diện tích rộng. Một trận động đất khác với cường độ 4,8 độ Richter xảy ra nửa tiếng sau đó. Theo Cục an toàn bức xạ và hạt nhân, trận động đất xảy ra ở biên giới 3 nước Lào, Thái Lan và Myanmar gây ra chấn động cấp 5 tại Hà Nội và cấp 6 tại một số tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, do ở cách xa Hà Nội gần 612 km nên không gây hư hại cho người và nhà cửa. Hiện chưa có thông báo nào về thiệt hại ở vùng Tây Bắc. Tâm chấn cách thành phố biên giới Chiang Rai của Thái Lan khoảng 112km, nhưng các tòa nhà ở trung tâm thành phố, cách tâm chấn khoảng 90km, bị nhiều vết nứt. Một phụ nữ 55 tuổi ở thị trấn biên giới Mae Sai thiệt mạng vì bị tường đổ vào người lúc đang ngủ. - Theo Tân Hoa Xã, các tòa nhà ở tỉnh biên giới Vân Nam của Trung Quốc bị rung lắc trong khoảng 1 phút, khiến người dân sợ hãi đổ ra đường. Quan chức địa phương đang điều tra mức độ thiệt hại. Trúc Quỳnh (Tổng hợp) |
khoahoc.baodatviet.vn