Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Mỹ cảnh cáo nhiều nước kiểm soát Internet

Ngoại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Quốc.
Mỹ cảnh cáo nhiều nước kiểm soát Internet
WASHINGTON (AP) - Chính phủ Obama hôm Thứ Sáu cảnh cáo nhiều nước trên thế giới đang gia tăng việc kiểm soát Internet, hạn chế không để công dân nước họ vào được nhiều trang mạng, cùng nhiều phương tiện truyền thông khác, nhằm ngăn không để xảy ra phong trào cách mạng như đang xảy ra ở Trung Ðông.



Ngoại Trưởng Clinton nói chuyện về vấn đề tự do Internet và dân chủ tại trường Ðại Học George Washington hôm 15 Tháng Hai ở Washington D.C. (Hình: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)


Báo cáo nhân quyền hằng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra hình ảnh đáng quan ngại mà nhiều nước “đang bỏ thời gian, tiền bạc trong nỗ lực ngăn chận người dân không tận dụng được những phương tiện truyền thông mới mẻ này”. Hơn 40 quốc gia hiện ngăn công dân của họ không vào được Internet, đồng thời thiết lập tường lửa cùng các kỹ thuật nhằm “hạn chế tự do ngôn luận, và xâm phạm quyền riêng tư của người muốn sử dụng những kỹ thuật tiến hóa mau lẹ này”.
Trưng dẫn tập báo cáo dày 7,000 trang, Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton cho rằng ngăn chận Internet là vi phạm các quyền căn bản về tự do tư tưởng, tụ tập và lập hội.
Bà Clinton nói: “Nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền cùng các blogger nhận thấy e-mail của họ bị xâm nhập hoặc máy điện toán của họ bị gài nhu liệu dọ thám spyware, mà mỗi cú gõ trên bàn phím đều bị theo dõi. Nhiều nhà vận động bị tra tấn buộc phải tiết lộ mật mã của mình, đồng thời khai ra cả những người cộng tác.”
Ngoại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Quốc.
Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập. Tại quốc gia giàu có này, e-mail và chat room bị theo dõi, các trang mạng về tôn giáo như của Ấn Giáo, Do Thái Giáo và Cơ Ðốc Giáo đều bị ngăn chận.
Trong thời gian bầu cử, chính quyền Sudan chận các trang mạng giúp theo dõi cuộc bầu cử.
Chính quyền Việt Nam phối hợp tấn công nhiều trang mạng quan trọng và theo dõi các blogger chống đối. Trong năm qua Việt Nam đã bắt giữ 25 người, ập vào nhà nhiều người khác, đồng thời tịch thu máy điện toán và điện thoại di động của họ.
Chính phủ Trung Quốc là một trong số những nước nhạy cảm nhất đối với mọi dấu hiệu chống đối, kiểm soát chặt chẽ nội dung của Internet, đồng thời bắt giữ người có quan điểm chỉ trích đường lối và chính sách của chính quyền.
Ở những nơi khác, vấn đề nặng nề nhất là đàn áp chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo thiểu số, kể cả đồng tính luyến ái. Bà Clinton nói, Pakistan là nước có vấn đề, vì tội phỉ báng vẫn còn được xem là tội bị xử phạt bằng bản án tử hình, và hai viên chức chính phủ muốn thay đổi luật lệ này đã bị ám sát.
Nhiều vụ bạo động quá khích giết hại hàng chục người chỉ vì họ muốn thực hành tôn giáo của mình ở Iraq, Ai Cập và Nigeria, trong khi hồi năm ngoái Iran đã hành quyết 300 người.
Tuy nhiên, bà Clinton đưa ra tên một số nước có cải tiến hơn về nhân quyền như Colombia, Guinea và Indonesia.
Ðể giúp những người muốn nói lên tiếng nói của mình, chính quyền Hoa Kỳ tài trợ tài chánh vào việc phát triển kỹ thuật giúp tránh được tường lửa. Ðể đối phó hành động xâm nhập máy điện toán hoặc trấn áp người chống đối của nhiều nước, chính quyền Hoa Kỳ huấn luyện 5,000 người trên khắp thế giới hầu giúp những người chống đối có thể để lại càng ít dấu vết trên Internet càng tốt.
Kết luận bài tường trình, bà Clinton nói: “Hoa Kỳ sát cánh với những ai thực hiện quyền căn bản về tự do tư tưởng và tập họp bằng đường lối ôn hòa, dù dưới bất cứ hình thức nào.” (T.P.)


Hoa Kỳ cảnh cáo về việc các nước cố sức kiểm soát Internet
DCVOnlineTin AP
Bản báo cáo công bố hôm nay thứ Sáu ngày 8 tháng Tư nêu thẳng tên các nước Saudi Arabia, Sudan, Việt Nam và Trung Quốc như những tỉ dụ điển hình.

Hoa Thạnh Đốn - Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận những cuộc cách mạng ở Trung Đông đã được Internet trợ giúp như thế nào, nhưng đồng thời bản báo cáo cũng chỉ rõ một khuynh hướng khác đang cùng lúc xảy ra: đó là hiện tượng các chính phủ đang chống lại sức mạnh của Internet.

Bản báo cáo nhân quyền hằng năm của Bộ Ngoại giao nói rằng các chính phủ trên toàn thế giới đang “bỏ nhiều công sức, tiền bạc và thì giờ hơn trong nỗ lực ngăn chận không cho người dân tiếp cận với những nguồn thông tin mới này.”

Hơn 40 chính phủ đang ngăn không cho công dân nước họ vào Internet với những luật lệ làm khó khăn cho sự tiếp cận hoặc bằng những phương cách kỹ thuật “được làm ra để đàn áp sự tự do ngôn luận và xâm phạm sự riêng tư cá nhân của những ai đang sử dụng những kỹ thuật đang tiến triển một cách nhanh chóng này.”

Bản báo cáo công bố hôm nay thứ Sáu ngày 8 tháng Tư nêu thẳng tên các nước Saudi Arabia, Sudan, Việt Nam và Trung Quốc như những tỉ dụ điển hình.


© DCVOnline





Nguồn:
(1) US warns of gov'ts trying to control the Internet. The Associated Press, 8 April 2011

Tổng số lượt xem trang