Xe siêu sang vẫn xuất hiện trong lúc đời sống người lao động càng lao đao vì vật giá leo thang. Ảnh: Hồng Thái/SGTT.
Câu chuyện cuối tuần: Người Việt tiêu xàiTheo kết quả khảo sát tiêu dùng của tổ chức MasterCard World Wide thực hiện với 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì, ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hồng Kông 75%.
Vấn đề tiêu dùng của người Việt đã trở thành một chủ đề tranh luận nóng bóng ở nhiều nơi, thậm chí báo Sài Gòn tiếp thị còn mở hẳn một diễn đàn về "Chi bạo trở thành lối ứng xử". Tuy nhiên, bài viết này chỉ xin những cóp nhặt những bài báo, bản tin đăng tải trên các báo, tạp chí thời gian qua xung quanh câu chuyện này. Người viết cũng xin nhường phần bình luận và đánh giá cho bạn đọc.
Bữa cơm xanh ngắt một màu
Theo báo VietNamNet ngày 10/3, trước tình cảnh những mặt hàng tăng giá đến chóng mặt, nhiều bà nội trợ và giới sinh viên đã phải chi li từng đồng để có được bữa cơm cho gia đình với đa phần là các món rau. Dẫn trường hợp gia đình anh Minh, công nhân ở xóm trọ Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội), báo này cho biết, bữa cơm tối chỉ đơn giản đĩa đậu phụ sốt cà chua, su su luộc và bát canh.
Người duy nhất có thêm “khẩu phần ăn đặc biệt” một bát thịt nhỏ là cậu con trai của anh chị. Anh Minh cho biết, cả hai vợ chồng đều làm công nhân, tiền lương hàng tháng còn phải gửi về nuôi mẹ già ở quê. Anh chị đã hết sức tiết kiệm nhưng mỗi bữa vẫn phải có thêm tí thịt dành riêng cho cậu con trai cưng vì “cháu đang tuổi ăn tuổi lớn không thể con ăn uống thiếu chất được”.
Đó là cuộc sống của người công nhân đi làm và có tiền lương, còn với những sinh viên, đối tượng chưa làm ra tiền thì sự eo hẹp trong chi tiêu càng phải thắt chặt. Theo VietNamNet, nỗi lo nhất của sinh viên là giá phòng trọ tăng, rồi tiếp đó là giá điện. Hiện tại, giá thực phẩm tăng khiến cơm bình dân cũng tăng theo, sinh viên phải “dùng” mì tôm thay thế trong nhiều bữa ăn chính. Thế nhưng, cả mì gói gần đây cũng tăng giá.
Trong cơn "bão giá" mới, bữa ăn của nhiều sinh viên hầu như không có thịt cá mà chỉ toàn rau củ, đậu phụ với tô canh. Ra chợ bây giờ, nhiều bạn nữ sinh cứ tần ngần mỗi khi móc tiền ra trả hay “nhấc lên đặt xuống” cân nhắc thật kĩ trước một món hàng. Từ mớ rau con cá đến những mặt hàng phi thực phẩm cũng tăng từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng.
Theo aFamily ngày 23/3, các cô các chị bây giờ cầm tiền đi chợ thật khó khăn. Ngày trước với một bữa cơm tươm tất dành cho 4 người thì khoản tiền để chi rơi vào 60 đến 80 ngàn đồng. Bây giờ cùng với số tiền đó, các bà nội trợ chỉ biết thở dài và đắn đo. Giá cả tăng hằng ngày chứ không mang tính thời điểm nữa, nhẹ thì tăng 5 đến 10% cao thì đến tận 50%. Đáng lo hơn,giá cả không có dấu hiệu ngừng tăng hay giảm xuống.
Còn theo báo Nông nghiệp Việt Nam hôm 5/4, giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng mặt. Người tiêu dùng bàng hoàng. Thậm chí, giá tăng nhanh đến mức nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, họ cũng bị "choáng" vì không lường được giá cả lại diễn biến mạnh như vậy.
Hơn một tuần sau khi giá xăng tăng lên hơn 21 nghìn đồng/lít, giá thực phẩm ở miền Bắc đã tăng chóng mặt. Báo trên dẫn lời bà Chi, một cán bộ nghỉ hưu ở ngõ 351 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho hay : "Đi chợ dịp này, cứ mỗi ngày một giá, chẳng biết đằng nào mà lần".
Mới cuối tuần trước, bà Chi còn mua thịt bò với giá 120.000 đồng/kg, nay đã lên 180.000 đồng/kg, thịt lợn mông sấn từ 85.000 đồng/kg, lên 110.000/kg. Rau củ quả cũng tăng chóng mặt. Chỉ riêng rau xanh cho mỗi bữa cơm 4 người cũng hết 15.000 đồng.
Còn theo tìm hiểu của báo Nông nghiệp Việt Nam, cá trôi loại vừa, mới thời gian ngoài Tết bán 40.000 đồng/kg, nay lên 80.000 đồng/kg; những loại cá to đều trên 100.000đồng/kg... Các loại thủy sản như tôm, cua, cá giá đều cao hơn từ 10-15%. Sau Tết, rau xanh không tăng giá, thậm chí còn giảm thì nay bắt đầu tăng tốc.
Chị Thanh, bán hàng rau ở ngõ 351 Lĩnh Nam cho biết: đi lấy hàng mỗi hôm một giá. Người trồng rau nói phân đạm tăng giá nên giá nhiều loại rau cũng phải tăng theo vì chi phí đã lên rồi. Rau mồng tơi 8.000 đồng/mớ; su hào giá 8.000 đồng/củ; cải thảo hiện ở mức 20.000 đồng/kg; khoai tây 20.000 – 22.000 đồng/kg; cải xoong 9.000 đồng/mớ…
Chợ sớm, cá ươn và thịt loại hai
Chính vì bài toán nan giải này, theo trang tin VTC News ngày 8/4, nhiều người đã chuyển sang đi chợ đầu mối lúc sáng sớm để mua được thực phẩm giá “bèo”. Điều này cũng khiến chủ sạp hàng cũng phải “thích nghi” với việc bán lẻ. Thậm chí, nhiều người bán cho rằng, lượng khách mua lẻ chẳng kém cạnh với người mua để buôn lại cho tiểu thương ở các chợ.
Báo này cho biết, trong thời gian gần đây khi nhiều người tiêu dùng nhất là các bà nội trợ tranh thủ chút thời gian buổi sáng, thậm chí khi trời còn chưa tỏ mặt người đã tìm đến chợ đầu mối để mua những thực phẩm với giá khá bèo, thì doanh thu bán lẻ chẳng hề kém cạnh so với bán buôn. Theo một số chủ sạp kinh doanh, bán buôn là chủ yếu nhưng bán lẻ cũng không hề thua kém, thậm chí những ngày cuối tuần, tỷ lệ này suýt soát 50-50.
Chính vì điều này, mà quan điểm chợ đầu mối chỉ bán buôn như trước đây hiện nay chỉ đúng một phần. Bởi, dạo qua một số chợ đầu mối như Ngã Tư Sở, Dịch Vọng, Long Biên trên địa bàn Hà Nội thay vì trao đổi hàng hóa ngay trên xe, giờ đây la liệt những quầy hàng nhỏ được người bán bày ra hai bên lối đi.
So với mức giá ở các chợ trong nội thành, thì giá mua lẻ ngay chợ đầu mối rẻ hơn vài giá. Ví dụ mực khô 150.000 đồng/kg nhưng khi đến tay tiểu thương có lúc lên hơn 200.000 đồng/kg. Thậm chí, có tiểu thương ra chợ đầu mối chọn đồ, phí vận chuyển chẳng đáng là bao nhiêu nhưng tâm lý nhìn mặt đặt giá khiến nhiều người bán không ngần ngại “hét” giá đến mức khó chấp nhận được.
Do hàng hóa ào ào tăng giá trong khi túi tiền có hạn buộc các bà nội trợ phải nghĩ ra đủ cách để có thể “sống chung” với giá cả mới. Theo báo Dân trí hôm 4/4, bên cạnh nhiều người tranh thủ đi chợ đầu mối vào sáng sớm để mua cho được thực phẩm giá rẻ, cũng không ít người lại chờ… chợ sắp vãn, khi người bán hạ giá dù hàng kém tươi hơn ngon hơn để mua hàng.
Dân trí dẫn lời chị Hoan, công nhân vệ sinh môi trường, cho biết từ hôm ra Tết, chị đã phải chọn những loại thực phẩm “kém tươi” mới lo nổi bữa ăn cho gia đình. “Về nhà tôi chịu khó ướp nhiều gia vị hơn để khử mùi. Trước đây, cả nhà phải ăn 5 con mới đủ bữa giờ phải giảm xuống bởi các chi phí như điện, ga, rau củ… đều tăng lên”, chị Hoan nói.
Chị Hoan cho biết thêm, các loại rau củ mua sát giờ… chợ nghỉ đều rẻ hơn. Chị chỉ vào túi rau của mình, khoe: “Rau cải 4.000 đồng /bó, giờ còn còn 2.500 đồng, dưa leo 14.000 đồng giờ mua còn 11.000 đồng… Kém ngon hơn nhưng lúc này mình chỉ mong mua được hàng rẻ”.
Tại hầu hết các chợ, vào càng sát giờ… nghỉ lại càng đông người đến mua các loại thực phẩm. Mọi người đều hy vọng lúc này mua được giá rẻ hơn. Báo Dân trí dẫn lời một trường hợp khác là cô Tiến, nhà ở đường Nguyễn Thái Sơn (P.5, Gò Vấp) cho hay, do không có điều kiện đi chợ đầu mối vào sáng sớm nên cô chọn đi chợ… chiều.
“Cả nửa tháng nay tôi đi chợ chiều mua thực phẩm ế mà còn khó cầm cự. Hàng chiều tất nhiên không tươi ngon nhưng cũng có hôm mua được hàng tốt mà giá phải chăng. Một ngày như vậy tôi cũng tiết kiệm được được khoảng chục nghìn”, cô Tiến nói.
Vợ chồng cô Tiến đều là viên chức nhà nước, thu nhập không tăng trong khi giá cả nhiều thứ đồng loạt tăng nên mọi chi tiêu đều phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trong tháng 3 vừa rồi, chi tiêu trong gia đình đã “thâm” một khoản đáng kể nên cô lại càng “kỹ tĩnh” khi ra chợ.
Hàng ngày cô chỉ quanh quẩn với tiền thịt cá rau củ đến mức nhức cả đầu: “Hai cháu nhà tôi đều đang học đại học, sắp tới nghe nói học phí lại tăng, thiệt tình không biết lấy khoản nào để bù. Ăn uống còn có thể cắt giảm, xoay đây xoay đó chứ tiền học của con, xoay thế nào?”. Không chỉ thịt cá mà đến các loại rau củ loại 2, loại 3 cũng trở nên hút khách hơn khi giá cả tăng.
Theo công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê, tại Hà Nội trong tháng 3/2011 tăng 2,41% so với tháng trước, tăng 13,56% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất của CPI Hà Nội trong hơn một năm trở lại đây, tính từ tháng 2/2010 khi CPI là 2,61%.
Xế xịn, mỹ phẩm xịn... hút khách
Tờ Tiền Phong hôm 5/4 phản ánh, trái ngược với tình cảnh nhiều gia đình lao động nghèo đang phải lao đao trong cơn bão giá, từng đồng tiền chi ra đều phải đắn đo, cân nhắc thì một bộ phận những người giàu có vẫn không tiếc tiền tiêu xài cho những món hàng xa xỉ, những dịch vụ đắt tiền…
Một hộp nước yến mạch giá gần 200.000 đồng, một hộp trà giá hơn 300.000 đồng… những mặt hàng thực phẩm nhập khẩu với giá thành “ngất ngưởng” như vậy được bày bán rất nhiều tại cửa hàng thực phẩm Ân Nam (đường Hai Bà Trưng, quận 1, Tp.HCM). Tiền Phong dẫn lời một nhân viên bán hàng tại đây cho biết, từ sau Tết trở lại đây, sức mua vẫn khá ổn định và không có nhiều biến động.
Tại một cửa hàng khác trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, tất cả các loại bánh kẹo, thực phẩm bày bán ở đây đều được nhập khẩu từ các nước Âu Mỹ. Một thanh kẹo nhỏ có giá từ vài chục cho tới vài trăm nghìn đồng, rượu Vodka, Whisky… được bày bán đầy ắp trong cửa hàng.
Trong khi, ở các trung tâm mua sắm lớn như Diamond, Parkson, Vincom… các mặt hàng mỹ phẩm vẫn tiêu thụ khá mạnh. Tại quầy mỹ phẩm Channel ở Diamond, sau một hồi chọn lựa, một phụ nữ đã không ngần ngại mua 3 chai sơn móng tay với giá 630.000 đồng/chai. Thậm chí tại một thẩm mỹ viện trên đường Lê Quý Đôn (quận 1), chủ một doanh nghiệp ở quận Gò Vấp còn mạnh tay chi tới 14 triệu đồng để mua một chai sữa tắm có công dụng… chống lão hóa!
Tại siêu thị điện máy Chợ Lớn những ngày này, lượng khách tới mua sắm khá đông đúc và tấp nập. Một nhân viên bán hàng tại đây cho hay: “Máy lạnh, LCD, điện thoại… là những mặt hàng bán chạy nhất trong những ngày gần đây. Có những ngày, siêu thị lấy hàng về không kịp để bán cho khách”.
Sang hơn nữa là trường hợp của ông B. chủ một công ty sản xuất mỹ phẩm ở Bình Chánh. Đã có tới 4 - 5 chiếc xế hộp hạng sang, ông B. vẫn chi ra gần chục tỷ đồng để tậu về môt chiếc limousine. Ông cho hay: “Xe này không đi được trong thành phố vì dễ kẹt xe, nhưng tôi mua để khi nào đi công tác ở tỉnh nằm trên xe cho thoải mái”. Anh Đông - một đại gia ở quận Gò Vấp cũng vừa bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để mua một chiếc BMW X5 tặng sinh nhật vợ!
Tại salon ôtô SaigonLimo (đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình), dù không phải là cao điểm mùa cưới, nhưng dịch vụ thuê xe limousine để rước dâu, đón khách vẫn khá đông khách. Được biết, giá của dịch vụ này là 600USD/lần 4 giờ đồng hồ (tương đương khoảng 12,6 triệu đồng). Ông chủ salon này cũng cho biết, cách đây 3 ngày, vừa bán được một chiếc mô tô Harley Davison giá 40.000 USD (tương đương 840 triệu đồng).
Trong một bản tin khác, cũng tờ Tiền Phong dẫn số liệu của Bộ Công Thương cho hay, ba tháng đầu năm, nhập siêu cả nước ở mức trên 3 tỷ USD, trong đó các mặt hàng xa xỉ chiếm tới gần 40%. Còn tính chung, giá trị của hàng xa xỉ và hàng thuộc diện cần kiểm soát nhập khẩu chiếm tới hơn 60% giá trị nhập siêu.
Trong số 6 nhóm mặt hàng thuộc diện cần kiểm soát, chỉ trong quý I các doanh nghiệp đã chi tới 46 triệu USD để nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc. Riêng các mặt hàng rau quả ngoại, đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các siêu thị, đã cần tới lượng ngoại tệ lên tới 55 triệu USD. Nhập khẩu đá quý, kim loại quý cũng tăng khá mạnh, 363 triệu USD. Tổng số ngoại tệ các DN chi để nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ và xe gắn máy xấp xỉ 1 tỷ USD.
Đáng chú ý, lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu các hàng thuộc diện xa xỉ cần hạn chế nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm cũng lên tới 1,36 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tới gần 40% giá trị nhập siêu của cả nước. Riêng lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng các loại lên tới 1,19 tỷ USD.
Đặc biệt, tổng lượng xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ được các hãng, nhà phân phối nhập khẩu về trong 3 tháng đầu năm lên tới 11.125 chiếc, tăng 3.900 chiếc so với tháng 2. Trong khi đó cùng kỳ năm 2010, tổng lượng xe ô tô dưới 9 chỗ nhập vào nước ta chỉ ở mức 5.943 chiếc. Xe máy nguyên chiếc các loại nhập về trong thời gian này cũng lên tới 24.169 chiếc.
Phở một triệu đồng và sự lạc quan trong tiêu xài
Theo báo Đất Việt, tuy đang trong thời kỳ “bão giá” kèm theo những lo ngại về nhiễm phóng xạ Nhật Bản nhưng phở bò Kobe vẫn hút hồn nhiều thực khách. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tại khách sạn Vườn Thủ đô (Hà Nội), số lượng khách đặt bàn để thưởng thức món phở bò Kobe luôn đông nghẹt.
Theo đầu bếp Phạm Văn Sơn của Khách sạn vườn Thủ đô, giá mỗi tô phở đã tăng thêm 100.000 theo đà tăng giá của thị trường nhưng món ăn đặc biệt này vẫn rất hút khách. Hiện, giá mỗi bát phở bò Kobe có giá từ 40 đến 50 USD, gấp 40 lần giá của một bát phở tiêu chuẩn theo truyền thống tại các cửa hàng khác trên khắp Việt Nam.
Báo Đất Việt giải thích, sở dĩ phở bò Kobe có mức giá gấp nhiều lần các loại phở truyền thống là bởi nó được chế biến từ thịt bò Kobe. Đây là loại bò được nuôi ở thành phố Kobe, tỉnh Hyogo của Nhật Bản. Các chú bò này được nuôi dưỡng với quy trình cầu kỳ. Bò được cho ăn toàn những thức ăn bổ dưỡng như bắp non, lúa mạch, uống bia thay nước, được tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, Chopin để thư giãn. Ngày ngày, chúng được xoa bóp bằng rượu sake hảo hạng.
Chưa hết, công đoạn chế biến của món phở này cũng rất “khó tính”, từ chọn nhập thịt đến việc chế biến nước dùng. Đặc biệt, nước dùng món phở này được xem là bí quyết riêng làm nên thương hiệu phở bò Kobe của các mỗi nhà hàng, khách sạn. Do vậy, rất khó để người tiêu dùng có thể làm nên một bát phở Kobe thành công tại nhà dù cũng mua được thịt chính hiệu từ Nhật Bản.
Trong bài viết dưới tựa đề "Người Việt tiêu xài lạc quan nhất thế giới" đăng tải trên báo Sài Gòn tiếp thị hôm 24/2/2011, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải cho biết, đầu năm nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, người Việt Nam đã ăn tết Tân Mão vừa qua lớn chưa từng có. Chỉ tháng 1/2011, Ngân hàng Nhà nước đã phải cung cho các tổ chức tín dụng 132.000 tỷ đồng, phần lớn số tiền này chảy vào tiêu dùng trong dịp tết âm lịch.
Theo kết quả khảo sát tiêu dùng của tổ chức MasterCard World Wide thực hiện với 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì, ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hồng Kông 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Australia và Hàn Quốc 59%.
Tác giả Ngọc Hải viết, những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh. Những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Australia, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.
Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường, phải đối đầu với những thách thức. Báo chí từng đăng các câu chuyện cầu xây không ai đi, cảng không ai đến, sân bay không ai dùng, hàng đống biệt thự sang trọng bỏ không. Một mặt GDP cứ tăng, nhưng con người cứ phải đối đầu với các vấn đề xã hội khi thay đổi kinh tế, và sống không an toàn giữa các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, giao thông và môi trường.
Sức mua, tiêu xài của người Việt tăng nhanh: thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới. Nếu kêu gọi tiết kiệm thì thế nào cũng có câu trả lời: nghèo không đủ sống, lấy đâu ra mà tiết kiệm.
Tác giả Ngọc Hải đặt câu hỏi, chi xài quá mức cái làm ra được phải chăng đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?
Câu chuyện cuối tuần: Người Việt tiêu xàiTheo kết quả khảo sát tiêu dùng của tổ chức MasterCard World Wide thực hiện với 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì, ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hồng Kông 75%.
Vấn đề tiêu dùng của người Việt đã trở thành một chủ đề tranh luận nóng bóng ở nhiều nơi, thậm chí báo Sài Gòn tiếp thị còn mở hẳn một diễn đàn về "Chi bạo trở thành lối ứng xử". Tuy nhiên, bài viết này chỉ xin những cóp nhặt những bài báo, bản tin đăng tải trên các báo, tạp chí thời gian qua xung quanh câu chuyện này. Người viết cũng xin nhường phần bình luận và đánh giá cho bạn đọc.
Bữa cơm xanh ngắt một màu
Theo báo VietNamNet ngày 10/3, trước tình cảnh những mặt hàng tăng giá đến chóng mặt, nhiều bà nội trợ và giới sinh viên đã phải chi li từng đồng để có được bữa cơm cho gia đình với đa phần là các món rau. Dẫn trường hợp gia đình anh Minh, công nhân ở xóm trọ Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội), báo này cho biết, bữa cơm tối chỉ đơn giản đĩa đậu phụ sốt cà chua, su su luộc và bát canh.
Người duy nhất có thêm “khẩu phần ăn đặc biệt” một bát thịt nhỏ là cậu con trai của anh chị. Anh Minh cho biết, cả hai vợ chồng đều làm công nhân, tiền lương hàng tháng còn phải gửi về nuôi mẹ già ở quê. Anh chị đã hết sức tiết kiệm nhưng mỗi bữa vẫn phải có thêm tí thịt dành riêng cho cậu con trai cưng vì “cháu đang tuổi ăn tuổi lớn không thể con ăn uống thiếu chất được”.
Đó là cuộc sống của người công nhân đi làm và có tiền lương, còn với những sinh viên, đối tượng chưa làm ra tiền thì sự eo hẹp trong chi tiêu càng phải thắt chặt. Theo VietNamNet, nỗi lo nhất của sinh viên là giá phòng trọ tăng, rồi tiếp đó là giá điện. Hiện tại, giá thực phẩm tăng khiến cơm bình dân cũng tăng theo, sinh viên phải “dùng” mì tôm thay thế trong nhiều bữa ăn chính. Thế nhưng, cả mì gói gần đây cũng tăng giá.
Trong cơn "bão giá" mới, bữa ăn của nhiều sinh viên hầu như không có thịt cá mà chỉ toàn rau củ, đậu phụ với tô canh. Ra chợ bây giờ, nhiều bạn nữ sinh cứ tần ngần mỗi khi móc tiền ra trả hay “nhấc lên đặt xuống” cân nhắc thật kĩ trước một món hàng. Từ mớ rau con cá đến những mặt hàng phi thực phẩm cũng tăng từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng.
Theo aFamily ngày 23/3, các cô các chị bây giờ cầm tiền đi chợ thật khó khăn. Ngày trước với một bữa cơm tươm tất dành cho 4 người thì khoản tiền để chi rơi vào 60 đến 80 ngàn đồng. Bây giờ cùng với số tiền đó, các bà nội trợ chỉ biết thở dài và đắn đo. Giá cả tăng hằng ngày chứ không mang tính thời điểm nữa, nhẹ thì tăng 5 đến 10% cao thì đến tận 50%. Đáng lo hơn,giá cả không có dấu hiệu ngừng tăng hay giảm xuống.
Còn theo báo Nông nghiệp Việt Nam hôm 5/4, giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng mặt. Người tiêu dùng bàng hoàng. Thậm chí, giá tăng nhanh đến mức nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, họ cũng bị "choáng" vì không lường được giá cả lại diễn biến mạnh như vậy.
Hơn một tuần sau khi giá xăng tăng lên hơn 21 nghìn đồng/lít, giá thực phẩm ở miền Bắc đã tăng chóng mặt. Báo trên dẫn lời bà Chi, một cán bộ nghỉ hưu ở ngõ 351 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho hay : "Đi chợ dịp này, cứ mỗi ngày một giá, chẳng biết đằng nào mà lần".
Mới cuối tuần trước, bà Chi còn mua thịt bò với giá 120.000 đồng/kg, nay đã lên 180.000 đồng/kg, thịt lợn mông sấn từ 85.000 đồng/kg, lên 110.000/kg. Rau củ quả cũng tăng chóng mặt. Chỉ riêng rau xanh cho mỗi bữa cơm 4 người cũng hết 15.000 đồng.
Còn theo tìm hiểu của báo Nông nghiệp Việt Nam, cá trôi loại vừa, mới thời gian ngoài Tết bán 40.000 đồng/kg, nay lên 80.000 đồng/kg; những loại cá to đều trên 100.000đồng/kg... Các loại thủy sản như tôm, cua, cá giá đều cao hơn từ 10-15%. Sau Tết, rau xanh không tăng giá, thậm chí còn giảm thì nay bắt đầu tăng tốc.
Chị Thanh, bán hàng rau ở ngõ 351 Lĩnh Nam cho biết: đi lấy hàng mỗi hôm một giá. Người trồng rau nói phân đạm tăng giá nên giá nhiều loại rau cũng phải tăng theo vì chi phí đã lên rồi. Rau mồng tơi 8.000 đồng/mớ; su hào giá 8.000 đồng/củ; cải thảo hiện ở mức 20.000 đồng/kg; khoai tây 20.000 – 22.000 đồng/kg; cải xoong 9.000 đồng/mớ…
Chợ sớm, cá ươn và thịt loại hai
Chính vì bài toán nan giải này, theo trang tin VTC News ngày 8/4, nhiều người đã chuyển sang đi chợ đầu mối lúc sáng sớm để mua được thực phẩm giá “bèo”. Điều này cũng khiến chủ sạp hàng cũng phải “thích nghi” với việc bán lẻ. Thậm chí, nhiều người bán cho rằng, lượng khách mua lẻ chẳng kém cạnh với người mua để buôn lại cho tiểu thương ở các chợ.
Báo này cho biết, trong thời gian gần đây khi nhiều người tiêu dùng nhất là các bà nội trợ tranh thủ chút thời gian buổi sáng, thậm chí khi trời còn chưa tỏ mặt người đã tìm đến chợ đầu mối để mua những thực phẩm với giá khá bèo, thì doanh thu bán lẻ chẳng hề kém cạnh so với bán buôn. Theo một số chủ sạp kinh doanh, bán buôn là chủ yếu nhưng bán lẻ cũng không hề thua kém, thậm chí những ngày cuối tuần, tỷ lệ này suýt soát 50-50.
Chính vì điều này, mà quan điểm chợ đầu mối chỉ bán buôn như trước đây hiện nay chỉ đúng một phần. Bởi, dạo qua một số chợ đầu mối như Ngã Tư Sở, Dịch Vọng, Long Biên trên địa bàn Hà Nội thay vì trao đổi hàng hóa ngay trên xe, giờ đây la liệt những quầy hàng nhỏ được người bán bày ra hai bên lối đi.
So với mức giá ở các chợ trong nội thành, thì giá mua lẻ ngay chợ đầu mối rẻ hơn vài giá. Ví dụ mực khô 150.000 đồng/kg nhưng khi đến tay tiểu thương có lúc lên hơn 200.000 đồng/kg. Thậm chí, có tiểu thương ra chợ đầu mối chọn đồ, phí vận chuyển chẳng đáng là bao nhiêu nhưng tâm lý nhìn mặt đặt giá khiến nhiều người bán không ngần ngại “hét” giá đến mức khó chấp nhận được.
Do hàng hóa ào ào tăng giá trong khi túi tiền có hạn buộc các bà nội trợ phải nghĩ ra đủ cách để có thể “sống chung” với giá cả mới. Theo báo Dân trí hôm 4/4, bên cạnh nhiều người tranh thủ đi chợ đầu mối vào sáng sớm để mua cho được thực phẩm giá rẻ, cũng không ít người lại chờ… chợ sắp vãn, khi người bán hạ giá dù hàng kém tươi hơn ngon hơn để mua hàng.
Dân trí dẫn lời chị Hoan, công nhân vệ sinh môi trường, cho biết từ hôm ra Tết, chị đã phải chọn những loại thực phẩm “kém tươi” mới lo nổi bữa ăn cho gia đình. “Về nhà tôi chịu khó ướp nhiều gia vị hơn để khử mùi. Trước đây, cả nhà phải ăn 5 con mới đủ bữa giờ phải giảm xuống bởi các chi phí như điện, ga, rau củ… đều tăng lên”, chị Hoan nói.
Chị Hoan cho biết thêm, các loại rau củ mua sát giờ… chợ nghỉ đều rẻ hơn. Chị chỉ vào túi rau của mình, khoe: “Rau cải 4.000 đồng /bó, giờ còn còn 2.500 đồng, dưa leo 14.000 đồng giờ mua còn 11.000 đồng… Kém ngon hơn nhưng lúc này mình chỉ mong mua được hàng rẻ”.
Tại hầu hết các chợ, vào càng sát giờ… nghỉ lại càng đông người đến mua các loại thực phẩm. Mọi người đều hy vọng lúc này mua được giá rẻ hơn. Báo Dân trí dẫn lời một trường hợp khác là cô Tiến, nhà ở đường Nguyễn Thái Sơn (P.5, Gò Vấp) cho hay, do không có điều kiện đi chợ đầu mối vào sáng sớm nên cô chọn đi chợ… chiều.
“Cả nửa tháng nay tôi đi chợ chiều mua thực phẩm ế mà còn khó cầm cự. Hàng chiều tất nhiên không tươi ngon nhưng cũng có hôm mua được hàng tốt mà giá phải chăng. Một ngày như vậy tôi cũng tiết kiệm được được khoảng chục nghìn”, cô Tiến nói.
Vợ chồng cô Tiến đều là viên chức nhà nước, thu nhập không tăng trong khi giá cả nhiều thứ đồng loạt tăng nên mọi chi tiêu đều phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trong tháng 3 vừa rồi, chi tiêu trong gia đình đã “thâm” một khoản đáng kể nên cô lại càng “kỹ tĩnh” khi ra chợ.
Hàng ngày cô chỉ quanh quẩn với tiền thịt cá rau củ đến mức nhức cả đầu: “Hai cháu nhà tôi đều đang học đại học, sắp tới nghe nói học phí lại tăng, thiệt tình không biết lấy khoản nào để bù. Ăn uống còn có thể cắt giảm, xoay đây xoay đó chứ tiền học của con, xoay thế nào?”. Không chỉ thịt cá mà đến các loại rau củ loại 2, loại 3 cũng trở nên hút khách hơn khi giá cả tăng.
Theo công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê, tại Hà Nội trong tháng 3/2011 tăng 2,41% so với tháng trước, tăng 13,56% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất của CPI Hà Nội trong hơn một năm trở lại đây, tính từ tháng 2/2010 khi CPI là 2,61%.
Xế xịn, mỹ phẩm xịn... hút khách
Tờ Tiền Phong hôm 5/4 phản ánh, trái ngược với tình cảnh nhiều gia đình lao động nghèo đang phải lao đao trong cơn bão giá, từng đồng tiền chi ra đều phải đắn đo, cân nhắc thì một bộ phận những người giàu có vẫn không tiếc tiền tiêu xài cho những món hàng xa xỉ, những dịch vụ đắt tiền…
Một hộp nước yến mạch giá gần 200.000 đồng, một hộp trà giá hơn 300.000 đồng… những mặt hàng thực phẩm nhập khẩu với giá thành “ngất ngưởng” như vậy được bày bán rất nhiều tại cửa hàng thực phẩm Ân Nam (đường Hai Bà Trưng, quận 1, Tp.HCM). Tiền Phong dẫn lời một nhân viên bán hàng tại đây cho biết, từ sau Tết trở lại đây, sức mua vẫn khá ổn định và không có nhiều biến động.
Tại một cửa hàng khác trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, tất cả các loại bánh kẹo, thực phẩm bày bán ở đây đều được nhập khẩu từ các nước Âu Mỹ. Một thanh kẹo nhỏ có giá từ vài chục cho tới vài trăm nghìn đồng, rượu Vodka, Whisky… được bày bán đầy ắp trong cửa hàng.
Trong khi, ở các trung tâm mua sắm lớn như Diamond, Parkson, Vincom… các mặt hàng mỹ phẩm vẫn tiêu thụ khá mạnh. Tại quầy mỹ phẩm Channel ở Diamond, sau một hồi chọn lựa, một phụ nữ đã không ngần ngại mua 3 chai sơn móng tay với giá 630.000 đồng/chai. Thậm chí tại một thẩm mỹ viện trên đường Lê Quý Đôn (quận 1), chủ một doanh nghiệp ở quận Gò Vấp còn mạnh tay chi tới 14 triệu đồng để mua một chai sữa tắm có công dụng… chống lão hóa!
Tại siêu thị điện máy Chợ Lớn những ngày này, lượng khách tới mua sắm khá đông đúc và tấp nập. Một nhân viên bán hàng tại đây cho hay: “Máy lạnh, LCD, điện thoại… là những mặt hàng bán chạy nhất trong những ngày gần đây. Có những ngày, siêu thị lấy hàng về không kịp để bán cho khách”.
Sang hơn nữa là trường hợp của ông B. chủ một công ty sản xuất mỹ phẩm ở Bình Chánh. Đã có tới 4 - 5 chiếc xế hộp hạng sang, ông B. vẫn chi ra gần chục tỷ đồng để tậu về môt chiếc limousine. Ông cho hay: “Xe này không đi được trong thành phố vì dễ kẹt xe, nhưng tôi mua để khi nào đi công tác ở tỉnh nằm trên xe cho thoải mái”. Anh Đông - một đại gia ở quận Gò Vấp cũng vừa bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để mua một chiếc BMW X5 tặng sinh nhật vợ!
Tại salon ôtô SaigonLimo (đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình), dù không phải là cao điểm mùa cưới, nhưng dịch vụ thuê xe limousine để rước dâu, đón khách vẫn khá đông khách. Được biết, giá của dịch vụ này là 600USD/lần 4 giờ đồng hồ (tương đương khoảng 12,6 triệu đồng). Ông chủ salon này cũng cho biết, cách đây 3 ngày, vừa bán được một chiếc mô tô Harley Davison giá 40.000 USD (tương đương 840 triệu đồng).
Trong một bản tin khác, cũng tờ Tiền Phong dẫn số liệu của Bộ Công Thương cho hay, ba tháng đầu năm, nhập siêu cả nước ở mức trên 3 tỷ USD, trong đó các mặt hàng xa xỉ chiếm tới gần 40%. Còn tính chung, giá trị của hàng xa xỉ và hàng thuộc diện cần kiểm soát nhập khẩu chiếm tới hơn 60% giá trị nhập siêu.
Trong số 6 nhóm mặt hàng thuộc diện cần kiểm soát, chỉ trong quý I các doanh nghiệp đã chi tới 46 triệu USD để nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc. Riêng các mặt hàng rau quả ngoại, đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các siêu thị, đã cần tới lượng ngoại tệ lên tới 55 triệu USD. Nhập khẩu đá quý, kim loại quý cũng tăng khá mạnh, 363 triệu USD. Tổng số ngoại tệ các DN chi để nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ và xe gắn máy xấp xỉ 1 tỷ USD.
Đáng chú ý, lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu các hàng thuộc diện xa xỉ cần hạn chế nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm cũng lên tới 1,36 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tới gần 40% giá trị nhập siêu của cả nước. Riêng lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng các loại lên tới 1,19 tỷ USD.
Đặc biệt, tổng lượng xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ được các hãng, nhà phân phối nhập khẩu về trong 3 tháng đầu năm lên tới 11.125 chiếc, tăng 3.900 chiếc so với tháng 2. Trong khi đó cùng kỳ năm 2010, tổng lượng xe ô tô dưới 9 chỗ nhập vào nước ta chỉ ở mức 5.943 chiếc. Xe máy nguyên chiếc các loại nhập về trong thời gian này cũng lên tới 24.169 chiếc.
Phở một triệu đồng và sự lạc quan trong tiêu xài
Theo báo Đất Việt, tuy đang trong thời kỳ “bão giá” kèm theo những lo ngại về nhiễm phóng xạ Nhật Bản nhưng phở bò Kobe vẫn hút hồn nhiều thực khách. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tại khách sạn Vườn Thủ đô (Hà Nội), số lượng khách đặt bàn để thưởng thức món phở bò Kobe luôn đông nghẹt.
Theo đầu bếp Phạm Văn Sơn của Khách sạn vườn Thủ đô, giá mỗi tô phở đã tăng thêm 100.000 theo đà tăng giá của thị trường nhưng món ăn đặc biệt này vẫn rất hút khách. Hiện, giá mỗi bát phở bò Kobe có giá từ 40 đến 50 USD, gấp 40 lần giá của một bát phở tiêu chuẩn theo truyền thống tại các cửa hàng khác trên khắp Việt Nam.
Báo Đất Việt giải thích, sở dĩ phở bò Kobe có mức giá gấp nhiều lần các loại phở truyền thống là bởi nó được chế biến từ thịt bò Kobe. Đây là loại bò được nuôi ở thành phố Kobe, tỉnh Hyogo của Nhật Bản. Các chú bò này được nuôi dưỡng với quy trình cầu kỳ. Bò được cho ăn toàn những thức ăn bổ dưỡng như bắp non, lúa mạch, uống bia thay nước, được tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, Chopin để thư giãn. Ngày ngày, chúng được xoa bóp bằng rượu sake hảo hạng.
Chưa hết, công đoạn chế biến của món phở này cũng rất “khó tính”, từ chọn nhập thịt đến việc chế biến nước dùng. Đặc biệt, nước dùng món phở này được xem là bí quyết riêng làm nên thương hiệu phở bò Kobe của các mỗi nhà hàng, khách sạn. Do vậy, rất khó để người tiêu dùng có thể làm nên một bát phở Kobe thành công tại nhà dù cũng mua được thịt chính hiệu từ Nhật Bản.
Trong bài viết dưới tựa đề "Người Việt tiêu xài lạc quan nhất thế giới" đăng tải trên báo Sài Gòn tiếp thị hôm 24/2/2011, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải cho biết, đầu năm nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, người Việt Nam đã ăn tết Tân Mão vừa qua lớn chưa từng có. Chỉ tháng 1/2011, Ngân hàng Nhà nước đã phải cung cho các tổ chức tín dụng 132.000 tỷ đồng, phần lớn số tiền này chảy vào tiêu dùng trong dịp tết âm lịch.
Theo kết quả khảo sát tiêu dùng của tổ chức MasterCard World Wide thực hiện với 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì, ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hồng Kông 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Australia và Hàn Quốc 59%.
Tác giả Ngọc Hải viết, những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh. Những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Australia, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.
Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường, phải đối đầu với những thách thức. Báo chí từng đăng các câu chuyện cầu xây không ai đi, cảng không ai đến, sân bay không ai dùng, hàng đống biệt thự sang trọng bỏ không. Một mặt GDP cứ tăng, nhưng con người cứ phải đối đầu với các vấn đề xã hội khi thay đổi kinh tế, và sống không an toàn giữa các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, giao thông và môi trường.
Sức mua, tiêu xài của người Việt tăng nhanh: thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới. Nếu kêu gọi tiết kiệm thì thế nào cũng có câu trả lời: nghèo không đủ sống, lấy đâu ra mà tiết kiệm.
Tác giả Ngọc Hải đặt câu hỏi, chi xài quá mức cái làm ra được phải chăng đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?