Như một đường kiến tạo đứt đoạn, ẩn chứa chứa dưới vị thế mới của Trung Quốc trên thế giới là một sự cạnh tranh ngày càng tăng dữ dội giữa năng lượng và nước mà nó đe dọa đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của Trung Quốc. Nói đơn giản là, theo như các quan chức Trung Quốc và các bản tường trình của chính phủ, nhu cầu của Trung Quốc về năng lượng, đặc biệt là than đá, đang qua mặt nguồn cung cấp nước sạch.
Nguồn: Circle of Blue
neofob, X-Cafe chuyển ngữ
15.02.2011
Bao Đầu, Nội Mông -- Dù lấy tiêu chuẩn nào đi nữa, theo quy ước hay không, sự tiến bộ không ngừng của kinh tế Trung Quốc trên trường quốc tế là ngoài sức kinh ngạc của mọi người.
Chỉ riêng trong thập niên vừa rồi, 70 triệu việc làm mới phát sinh từ một nền kinh tế mà theo World Bank và các nhà chức trách tạo ra những thị trường lớn nhất thế giới về xe hơi, thép, xi măng, kiếng thủy tinh, nhà ở, năng lượng, nhà máy điện, turbine gió, pin mặt trời, đường cao tốc, hệ thống xe điện cao tốc, phi cảng, và những mặt hàng cơ bản và thiết bị công chánh để hỗ trợ một nền kinh tế hiện đại.
Dẫu vậy, như một đường kiến tạo đứt đoạn, ẩn chứa chứa dưới vị thế mới của Trung Quốc trên thế giới là một sự cạnh tranh ngày càng tăng dữ dội giữa năng lượng và nước mà nó đe dọa đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của Trung Quốc. Nói đơn giản là, theo như các quan chức Trung Quốc và các bản tường trình của chính phủ, nhu cầu của Trung Quốc về năng lượng, đặc biệt là than đá, đang qua mặt nguồn cung cấp nước sạch.
Dĩ nhiên sinh viên học lịch sử và địa lý Trung Quốc biết rằng khan hiếm nguồn nước sạch là chẳng có gì mới ở một quốc gia mà 80 phần trăm nước mưa và tuyết tan diễn ra ở miền nam. Trong khi đó chỉ 20 phần trăm hơi nước có mặt hầu hết ở những vùng sa mạc của miền bắc và miền tây. Cái mới là tăng trưởng kinh tế như sóng cồn của Trung Quốc đang thúc đẩy sự bành trướng thành phần công nghiệp, thành phần mà tiêu thụ 70 phần trăm năng lượng quốc gia, làm chính phủ phải lấy thêm những nguồn năng lượng mới đặc biệt là những trữ lượng than đá khổng lồ ở vùng bắc khô hạn.
Vấn đề là, như một số quan chức chính phủ cho hay, chẳng có đủ nước để khai thác mỏ, xử lý, và tiêu thụ những trữ lượng đó và vẫn còn để phát triển những thành phố hiện đại và những trung tâm công nghiệp mà Trung Quốc hình dung cho khu vực.
"Khan hiếm nước là thách thức hàng đầu đối với Trung Quốc hiện nay, đó là vấn đề lớn nhất cho sự phát triển tương lai", Wang Yahua cho hay, phó giám đốc của Center for China Study ở Đại Học Thanh Hoa Bắc Kinh. "Đó là một vấn đề khó xử mà quốc gia phải giải quyết."
Những hệ lụy của sự thu hẹp nguồn nước và sự gia tăng nhu cầu năng lượng đã từng là một tiêu điểm đặc biệt của quan tâm của Circle of Blue hơn một năm. Vào năm 2010, trong loạt bài Nút cổ chai: U.S., Circle of Blue phát hiện ra rằng sự gia tăng nhu cầu năng lượng và sự suy giảm trữ lượng nước ngọt là hai khuynh hướng đi ngược chiều nhau khắp Hoa Kỳ. Hơn nữa, tốc độ và mãnh lực của sự đương đầu đang diễn ra khắp nơi mà sự phát triển là cao nhất và những nguồn nước là đang ở tình trạng căng thẳng nhất -- California, vùng Tây Nam, vùng núi Rocky phía Tây, và vùng Đông Nam.
Hiện Đại Hóa đối đầu Tài Nguyên Nước
Vào tháng Mười Hai, chúng tôi mở rộng tường thuật của chúng tôi về Trung Quốc. Circle of Blue -- chúng tôi hợp tác với China Environment Forum (CEF) ở Woodrow Wilson International Center for Scholars -- gởi bốn nhóm các nhà nghiên cứu và nhiếp ảnh gia đến 10 tỉnh Trung Quốc.
Nhiệm vụ của họ: tường thuật về việc làm thế nào mà quốc gia lớn nhất giới và thứ nhì về kinh tế đang thực hiện việc hiện đại hóa nhanh chóng cho dù có khan hiếm và nguồn nước sạch suy giảm. Về thực chất là Circle of Blue và CEF đã hoàn tất một vòng quốc gia về hệ thống lưu thông nước bao quát và cơ cấu sản xuất năng lượng khổng lồ giúp cho Trung Quốc hoạt động.
Kết quả của bản báo cáo của chúng tôi là Nút cổ chai: Trung Quốc.
Trong một chục chương -- bắt đầu ngày hôm nay và được đăng hàng tuần online qua tháng Tư -- Nút cổ chai: Trung Quốc sẽ tường thuật bằng văn bản, hình, và đồ họa tương tác về bằng chứng mạnh mẽ của sự đối đầu tàn phá tiềm tàng giữa sự phát triển, nước, và nhiên liệu mà chúng đã hiện diện khắp nơi ở Trung Quốc và dường như sẽ phát triển khốc liệt hơn trong thập niên kế tiếp.
Nút cổ chai: Trung Quốc, mặc dù vậy nó không phải là câu chuyện về sự tận diệt. Thay vì vậy, các phóng viên và nhiếp ảnh gia củ chúng tôi khám phá một câu chuyện có hai phần và chưa bao giờ được kể trước đây.
Điều phát hiện quan trọng đầu tiên là -- bị bỏ qua không nói đến ở trong và ngoài Trung Quốc -- chính phủ quốc gia và cấp tỉnh ban hành và thi hành một loạt các biện pháp bảo tồn nước và cách xử trí hiệu quả như thế nào.
Circle of Blue đã gặp các kỹ sư, các quản đốc nhà máy, và các công nhân là những người điều hành những hệ thống năng lượng và nước vững chắc và thường là công nghệ hàng đầu của Trung Quốc.
Chúng tôi phỏng vấn các nhà quản trị của các trường đại học và chính phủ mà họ giám sát một phần đáng kể toàn cầu về các chính sách và thực hành bảo tồn nước mà đó là cốt yếu của sự thịnh vượng mới của Trung Quốc. Chúng tôi khám phá rằng những chính sách đó làm giảm lãng phí rõ rệt, chuyển nưóc từ nông nghiệp sang công nghiệp và giảm sự gia tăng tiêu thụ nước ở tầm quốc gia.
Cho dù kinh tế Trung Quốc tăng trưởng gần như gấp mười lần kể từ giữa thập niên 1990, tiêu thụ nước tăng 15 phần trăm, hay chỉ 1 phần trăm hàng năm. Các thành phố chính của Trung Quốc, kể cả Bắc Kinh, đang trang bị mới hệ thống xử lý nước cống của họ để tái xử dụng nước thải dành cho sử dụng vào việc giặt giũ, dội cầu, và những ứng dụng không cần nước uống được khác.
Đây ở Bao Đầu, một thành phố sa mạc với 1.5 triệu dân ở Nội Mông, nhà máy khổng lồ Baotou Iron and Steel Company, một trong những nhà máy lớn nhất thế giới, sản xuất 10 triệu mét khối thép hàng năm ở một vùng mà chỉ có vài phân lượng mưa một năm. Nhà máy -- rộng 49 cây số vuông và thuê 50 000 công nhân -- tái sử dụng 98 phần trăm nước của nhà máy, một điều kiện của một luật ban hành năm 1997 thúc đẩy những chủ nhân các nhà máy bảo toàn nước.
Ba xu hướng đồng quy
Chúng tôi cũng phát hiện ra một câu chuyện đầy sinh động thứ hai là hầu hết các nhà quản lý công nghiệp và quan chức chính phủ mà chúng tôi phỏng vấn hoặc là hoàn toàn không nhận thức được hoặc là lưỡng lự không nhận ra: sự thu hẹp cổ chai giữa nhu cầu năng lượng đang lên và sự suy giảm những nguồn nước sạch tạo thành cốt truyện của kỷ nguyên kế tiếp của sự phát triển đang mở rộng của Trung Quốc.
Đi vào bản chất của vấn đề, phần lớn Nút cổ chai mang tính toàn cầu của Trung Quốc là do ba xu hướng đồng quy:
"Đó là một thế giới mới. Đó là một quốc gia non trẻ. Điều lo lắng ở Trung Quốc và phần còn lại của thế giới là liệu nó có thể duy trì điều đó? Họ muốn tăng gấp đôi kích thước của nền kinh tế lần nữa trong 10 năm. Làm thế nào họ làm điều đó? Đó là một nghịch lý từ quan điểm kinh tế. Họ cần một sự cân bằng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và dài hạn. Nếu bạn nhìn về triển vọng 10, 20, 30 năm, đơn giản là nó không thể."
Tăng Trưởng GDP Nhanh Chóng sẽ Tiếp Tục
Trong những cuộc phỏng vấn, các nhà lãnh đạo quốc gia và chính quyền tỉnh cũng như các nhà quản trị ngành công nghiệp năng lượng nói rằng Trung Quốc có đủ mọi ý định tiếp tục sự tăng trưởng kinh tế 10 phần trăm hàng năm.
"Chúng tôi tin rằng điều này có thể và chúng tôi có thể làm được chuyện này với công nghệ mới, các cách thức mới mẻ về dùng nước và năng lượng," Xiangkun Ren cho hay. Ông phụ trách chương trình than đá hóa lỏng cho Shenhua Group, công ty than đá lớn nhất trên thế giới.
Xiangkun công nhận là tránh Nút cổ chai đang ẩn hiện sẽ không dễ dàng. Nút thắt đang thu nhỏ đã hiện diện ở những tuyến đường sắt đông đúc, các vụ kẹt xe của những xe tải chở than đá, và những con đường oằn oại mà Circle of Blue đã gặp ở Nội Mông -- vùng khai thác than đá lớn nhất quốc gia -- mà chúng giúp vận chuyển hàng tỷ tấn than đá từ những mỏ hiện thời ra thị trường.
Giá cả năng lượng tăng đều đặn, đặt sức ép lạm phát mới lên nền kinh tế. Ngay cả khi Trung Quốc đã phát động những chương trình khổng lồ về nhà máy điện năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng hạt nhân làm lạnh bằng nước biển. Tất cả đều dùng ít hơn nhiều nước ngọt. Tình hình thị trường năng lượng sẽ tồi tệ hơn nếu không có những nguồn cung cấp than đá mới mà đó là nguồn cung cấp 70 phần trăm năng lượng quốc gia. Kinh tế Trung Quốc và khế ước mới với công dân của họ, những người đã mong đợi gia tăng thu nhập và có thêm cơ hội, đang gặp nguy hiểm, một số nhà quan chức cho hay.
Đó là tại sao, trong khi các chuyên gia kinh tế và môi trường của Trung Quốc phân loại những kịch bản khác nhau để tránh sự xung đột sắp đến, những dự án to lớn đã từng bị cho là lố bịch thì bây giờ đang được xem xét lại. Ý tưởng dẫn nước đường dài đến vùng khô hạn phía bắc và phía tây đang có được lòng tin rõ rệt.
Một Đường Ống Dẫn Nước từ Biển
Lấy ví dụ, một trong những dự án đó đã gây tranh luận toàn quốc về giá thành, bí quyết
kỹ thuật xây dựng, và khả năng của Trung Quốc để duy trì nhịp độ hiện đại hóa vỡ mặt. Hou Youngang -- một nhà địa lý ở trường Đại Học Jiaotong Tây An ở tỉnh Thiểm Tây ở mạn tây của Bắc Kinh -- đã đề xuất một đường ống dẫn nước biển vào những mỏ than đá khổng lồ ở Nội Mông.
Một đầu của ống dẫn sẽ được thả xuống Vịnh Bột Hải ở phía Đông Trung Quốc. Đầu kia, 600 ki lô mét về phía bắc, sẽ trút ra 340 triệu lít nước mỗi ngày cho một nhà máy khử muối ở Tích Lâm Hạo Đặc (Xilinhot, tiếng Mông Cổ là Sili-yin qota -- ND), một thành phố khai thác than đá ở miền đông Nội Mông. Ở giữa sẽ là hàng dặm đường hầm cắt xuyên qua nhiều dãy núi, dọc theo là đủ các trạm bơm và hồ chứa để đưa nước lên cao 1300 mét.
Dự án có một mục tiêu duy nhất trọng yếu đối với việc hiện đại hóa Trung Quốc, Hou cho hay trong một cuộc phỏng vấn với Circle of Blue vào tháng Mười Hai. Dự án 6 tỷ USD có thể sẽ cung cấp đủ nước để phát triển một số trữ lượng than đá lớn nhất thế giới mà nếu không sẽ không thể được khai thác do thiếu nước.
Ông giải thích rằng hai tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất cần để hỗ trợ cho Trung Quốc phát triển trong thập niên này -- nước và năng lượng -- được xác định bởi cái mà ông gọi là một "địa dư bất xứng". Những nguồn dự trữ năng lượng mới thì ở vùng bắc khô hạn. Lượng nước có sẵn để khai thác chúng thì lại ở miền nam mưa nhiều.
"Giải pháp cho thách thức này," Hou cho hay, "là rất dễ hiểu. Nước cần được chuyển đến nơi chúng cần. Tôi tin là Trung Quốc sẽ giải quyết được điều đó. Nó không thực sự có lựa chọn nào khác."
Một Dự Án Dẫn Thủy lớn Thứ Hai ở miền Tây
Không chỉ đường ống Bột Hải nằm trong kế hoạch của quan chức cấp tỉnh và quốc gia mà còn có dự án dẫn thủy lớn thứ hai có vẻ như đang có lấy đà thuận lợi. Một nhà nghiên cứu quan trọng ở Viện Khoa Học Trung Quốc cho Circle of Blue hay rằng tín hiệu xuất phát cho kênh đào phía tây -- nó có thể dẫn nước từ sông Dương Tử ở miền nam đến đầu nguồn của sông Hoàng ở miền bắc -- có lẽ sẽ được định đoạt vào Kế Hoạch Năm năm lần thứ 12 của Trung Quốc. Kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể dự kiến sẽ được đưa ra công luận vào tháng Ba.
Circle of Blue được biết đến sự hồi sinh của kênh đào phía tây (đã từng được cho là chết do giá thành của nó) trong khi tường thuật về hai kênh đào chị em của nó đang được xây dựng sẽ dẫn nước ngọt vào Bắc Kinh, Thiên Tân, và những thành phố khác phía bắc Trung Quốc khi chúng được hoàn tất vào năm 2014. Việc phát hiện về kênh đào miền tây, và những hệ lụy của nó đến sự khai thác năng lượng miền bắc, là một trong hàng chục chi tiết riêng biệt về năng lượng và nước mà sẽ được đăng tải trong Nút cổ chai: Trung Quốc.
Cơn Mê Than Đá
Ở Bao Đầu, cuộc chạy đua điên cuồng của Trung Quốc để sản xuất năng lượng cho nền kinh tế đang lên có thể thấy rõ ở vùng núi Âm Sơn. Các xe tải, máy đào, và hàng ngàn người bám lấy những vỉa than ở mỏ than lộ thiên Đại Khánh Sơn, cách phía đông Bao Đầu độ một giờ.
Mỏ than khổng lồ -- hoạt động 24/7 -- sâu đến nỗi từ trên đỉnh vỉa than nhìn xuống những máy móc phía đáy trông như những con giòi đào đất.
Đại Khánh Sơn khai thác 30 triệu tấn than hàng năm -- chỉ ít hơn chút xíu 4 phần trăm của gần 782 triệu tấn khai thác ở Nội Mông vào năm ngoái -- mà tất cả được chở ra bằng những xe tải 80 tấn trên con đường bê tông nguy hiểm, hẹp, dốc cao, 1000 chuyến mỗi ngày.
Dọc theo con đường, những xe tải hư nằm như con quái vật bất động -- lật qua một bên, xụp đổ do nứt trục xe, hóa thành than do thắng bị cháy.
Trong một chừng mực, Đại Khánh Sơn là sự phô trương hoành tráng về quyết tâm của Trung Quốc để khuyến khích sự hiện đại hóa. Trong một chừng mực khác, mỏ than -- nó trải dài hàng dặm khắp hướng -- là một hoạt cảnh tàn khốc của việc hiện đại hóa sẽ đau thương như thế nào nếu những mỏ than mới không được khai thác.
Năng suất của Trung Quốc có thể vận chuyển hàng năm hơn ba tỷ mét khối than đá từ những mỏ than đang tới hạn. Hơn 80 000 toa tàu than đá vận chuyển mỗi ngày tổng cộng 1.8 tỷ tấn trên những tuyến đường sắt, theo như hồ sơ quốc gia. Năng suất gần đạt đến giới hạn của hệ thống đường sắt.
Hậu quả là những xe tải hiện nay chuyên chở hầu hết số than còn lại của quốc gia -- trên một tỷ tấn -- từ những mỏ than miền bắc, gây tắc nghẽn giao thông hàng giờ mới hết và biến những con đường lát thành lún sâu và những con đường mòn khó qua. Cho dù Đại Khánh Sơn có hàng trăm triệu tấn, giới hạn của bao nhiêu than đá có thể vận chuyển đến thị trường mỗi năm đang đến mức giới hạn.
Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ khai thác một tỷ tấn than đá hơn là nó hiện đang khai thác. Đạt đến mức đó không chỉ sẽ đòi hỏi khai thác thêm ở những mỏ than hiện thời mà chúng đã làm mệt mỏi con người và đè nặng lên máy móc. Nó cũng sẽ đòi hỏi mở những mỏ than mới ở Nội Mông, Tân Cương, Thiểm Tây, và những tỉnh khô hạn khác ở miền bắc. Tản ra việc khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông mới sẽ tăng sản lượng than đá, một số nhà quản trị trong ngành cho hay, trong khi đó giảm bớt áp lực lên những mỏ than hiện thời, các đường sắt, và những con đường.
Trung Quốc hẳn nhiên có đủ than đá. Dẫu vậy câu hỏi trọng yếu mang tính toàn cầu mà vẫn chưa được trả lời là Trung Quốc sẽ tìm đủ nước ở đâu -- có lẽ 15 tỷ mét khối mỗi năm -- để việc khai thác những mỏ than đá mới thành hiện thực.
Keith Schneider, ông đã tường thuật về năng lượng, nước, và biến đổi khí hậu ở bốn lục địa, là chủ bút lão thành của Circle of Blue. Liên lạc với ông ở keith@circleofblue.org. Bản đồ và đồ họa được phụ trách bởi Kelly Shea, Tess Tillett, Malik Cato, và Elizabeth Spangler, những sinh viên ở Ball State University.
Toby Smith là một nhà phóng viên ảnh được đại diện bởi Reportage by Getty Images. Ông chuyên trách về năng lượng thế giới và các vấn đề môi trường. Các tác phẩm của ông có thể xem tại trang web của ông và ông có thể liên lạc ở địa chỉ toby@shootunit.com
Loạt bài Nút cổ chai: Trung Quốc được phát hành với sự hợp tác của China Environment Forum của Woodrow Wilson Internation Center for Scholars.
Nguồn: Circle of Blue
neofob, X-Cafe chuyển ngữ
15.02.2011
Bao Đầu, Nội Mông -- Dù lấy tiêu chuẩn nào đi nữa, theo quy ước hay không, sự tiến bộ không ngừng của kinh tế Trung Quốc trên trường quốc tế là ngoài sức kinh ngạc của mọi người.
Chỉ riêng trong thập niên vừa rồi, 70 triệu việc làm mới phát sinh từ một nền kinh tế mà theo World Bank và các nhà chức trách tạo ra những thị trường lớn nhất thế giới về xe hơi, thép, xi măng, kiếng thủy tinh, nhà ở, năng lượng, nhà máy điện, turbine gió, pin mặt trời, đường cao tốc, hệ thống xe điện cao tốc, phi cảng, và những mặt hàng cơ bản và thiết bị công chánh để hỗ trợ một nền kinh tế hiện đại.
Dẫu vậy, như một đường kiến tạo đứt đoạn, ẩn chứa chứa dưới vị thế mới của Trung Quốc trên thế giới là một sự cạnh tranh ngày càng tăng dữ dội giữa năng lượng và nước mà nó đe dọa đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của Trung Quốc. Nói đơn giản là, theo như các quan chức Trung Quốc và các bản tường trình của chính phủ, nhu cầu của Trung Quốc về năng lượng, đặc biệt là than đá, đang qua mặt nguồn cung cấp nước sạch.
Dĩ nhiên sinh viên học lịch sử và địa lý Trung Quốc biết rằng khan hiếm nguồn nước sạch là chẳng có gì mới ở một quốc gia mà 80 phần trăm nước mưa và tuyết tan diễn ra ở miền nam. Trong khi đó chỉ 20 phần trăm hơi nước có mặt hầu hết ở những vùng sa mạc của miền bắc và miền tây. Cái mới là tăng trưởng kinh tế như sóng cồn của Trung Quốc đang thúc đẩy sự bành trướng thành phần công nghiệp, thành phần mà tiêu thụ 70 phần trăm năng lượng quốc gia, làm chính phủ phải lấy thêm những nguồn năng lượng mới đặc biệt là những trữ lượng than đá khổng lồ ở vùng bắc khô hạn.
Vấn đề là, như một số quan chức chính phủ cho hay, chẳng có đủ nước để khai thác mỏ, xử lý, và tiêu thụ những trữ lượng đó và vẫn còn để phát triển những thành phố hiện đại và những trung tâm công nghiệp mà Trung Quốc hình dung cho khu vực.
"Khan hiếm nước là thách thức hàng đầu đối với Trung Quốc hiện nay, đó là vấn đề lớn nhất cho sự phát triển tương lai", Wang Yahua cho hay, phó giám đốc của Center for China Study ở Đại Học Thanh Hoa Bắc Kinh. "Đó là một vấn đề khó xử mà quốc gia phải giải quyết."
Những hệ lụy của sự thu hẹp nguồn nước và sự gia tăng nhu cầu năng lượng đã từng là một tiêu điểm đặc biệt của quan tâm của Circle of Blue hơn một năm. Vào năm 2010, trong loạt bài Nút cổ chai: U.S., Circle of Blue phát hiện ra rằng sự gia tăng nhu cầu năng lượng và sự suy giảm trữ lượng nước ngọt là hai khuynh hướng đi ngược chiều nhau khắp Hoa Kỳ. Hơn nữa, tốc độ và mãnh lực của sự đương đầu đang diễn ra khắp nơi mà sự phát triển là cao nhất và những nguồn nước là đang ở tình trạng căng thẳng nhất -- California, vùng Tây Nam, vùng núi Rocky phía Tây, và vùng Đông Nam.
Hiện Đại Hóa đối đầu Tài Nguyên Nước
Vào tháng Mười Hai, chúng tôi mở rộng tường thuật của chúng tôi về Trung Quốc. Circle of Blue -- chúng tôi hợp tác với China Environment Forum (CEF) ở Woodrow Wilson International Center for Scholars -- gởi bốn nhóm các nhà nghiên cứu và nhiếp ảnh gia đến 10 tỉnh Trung Quốc.
Nhiệm vụ của họ: tường thuật về việc làm thế nào mà quốc gia lớn nhất giới và thứ nhì về kinh tế đang thực hiện việc hiện đại hóa nhanh chóng cho dù có khan hiếm và nguồn nước sạch suy giảm. Về thực chất là Circle of Blue và CEF đã hoàn tất một vòng quốc gia về hệ thống lưu thông nước bao quát và cơ cấu sản xuất năng lượng khổng lồ giúp cho Trung Quốc hoạt động.
Kết quả của bản báo cáo của chúng tôi là Nút cổ chai: Trung Quốc.
Trong một chục chương -- bắt đầu ngày hôm nay và được đăng hàng tuần online qua tháng Tư -- Nút cổ chai: Trung Quốc sẽ tường thuật bằng văn bản, hình, và đồ họa tương tác về bằng chứng mạnh mẽ của sự đối đầu tàn phá tiềm tàng giữa sự phát triển, nước, và nhiên liệu mà chúng đã hiện diện khắp nơi ở Trung Quốc và dường như sẽ phát triển khốc liệt hơn trong thập niên kế tiếp.
Nút cổ chai: Trung Quốc, mặc dù vậy nó không phải là câu chuyện về sự tận diệt. Thay vì vậy, các phóng viên và nhiếp ảnh gia củ chúng tôi khám phá một câu chuyện có hai phần và chưa bao giờ được kể trước đây.
Điều phát hiện quan trọng đầu tiên là -- bị bỏ qua không nói đến ở trong và ngoài Trung Quốc -- chính phủ quốc gia và cấp tỉnh ban hành và thi hành một loạt các biện pháp bảo tồn nước và cách xử trí hiệu quả như thế nào.
Circle of Blue đã gặp các kỹ sư, các quản đốc nhà máy, và các công nhân là những người điều hành những hệ thống năng lượng và nước vững chắc và thường là công nghệ hàng đầu của Trung Quốc.
Chúng tôi phỏng vấn các nhà quản trị của các trường đại học và chính phủ mà họ giám sát một phần đáng kể toàn cầu về các chính sách và thực hành bảo tồn nước mà đó là cốt yếu của sự thịnh vượng mới của Trung Quốc. Chúng tôi khám phá rằng những chính sách đó làm giảm lãng phí rõ rệt, chuyển nưóc từ nông nghiệp sang công nghiệp và giảm sự gia tăng tiêu thụ nước ở tầm quốc gia.
Cho dù kinh tế Trung Quốc tăng trưởng gần như gấp mười lần kể từ giữa thập niên 1990, tiêu thụ nước tăng 15 phần trăm, hay chỉ 1 phần trăm hàng năm. Các thành phố chính của Trung Quốc, kể cả Bắc Kinh, đang trang bị mới hệ thống xử lý nước cống của họ để tái xử dụng nước thải dành cho sử dụng vào việc giặt giũ, dội cầu, và những ứng dụng không cần nước uống được khác.
Đây ở Bao Đầu, một thành phố sa mạc với 1.5 triệu dân ở Nội Mông, nhà máy khổng lồ Baotou Iron and Steel Company, một trong những nhà máy lớn nhất thế giới, sản xuất 10 triệu mét khối thép hàng năm ở một vùng mà chỉ có vài phân lượng mưa một năm. Nhà máy -- rộng 49 cây số vuông và thuê 50 000 công nhân -- tái sử dụng 98 phần trăm nước của nhà máy, một điều kiện của một luật ban hành năm 1997 thúc đẩy những chủ nhân các nhà máy bảo toàn nước.
Ba xu hướng đồng quy
Chúng tôi cũng phát hiện ra một câu chuyện đầy sinh động thứ hai là hầu hết các nhà quản lý công nghiệp và quan chức chính phủ mà chúng tôi phỏng vấn hoặc là hoàn toàn không nhận thức được hoặc là lưỡng lự không nhận ra: sự thu hẹp cổ chai giữa nhu cầu năng lượng đang lên và sự suy giảm những nguồn nước sạch tạo thành cốt truyện của kỷ nguyên kế tiếp của sự phát triển đang mở rộng của Trung Quốc.
Đi vào bản chất của vấn đề, phần lớn Nút cổ chai mang tính toàn cầu của Trung Quốc là do ba xu hướng đồng quy:
- Khai khác và tiêu thụ than đá đã gia tăng gấp ba lần kể từ năm 2000 lên đến 3.15 tỷ tấn một năm. Các nhà phân tích chính phủ dự đoán rằng những công ty năng lượng của Trung Quốc sẽ cần sản xuất thêm hàng tỷ tấn tấn than đá hàng năm cho đến năm 2020, tương ứng với 30 phần trăm tăng trưởng. Nước ngọt cần cho khai thác mỏ, xử lý, và tiêu thụ than đá chiếm lấy phần lớn nhất của phần nước sử dụng trong công nghiệp ở Trung Quốc. Nó chiếm khoảng 120 tỷ tấn một năm, một phần năm tổng lượng nước sử dụng hàng năm.
- Cho dù những chính sách bảo tồn nước cấp quốc gia đã góp phần giới hạn sự gia tăng, dẫu vậy tiêu thụ nước đã leo đến mức kỷ lục 591 tỷ tấn hàng năm tăng thêm 42 tỷ tấn so với năm 2000. Trong thập niên kế tiếp, theo như những dự báo của chính phủ, sự tiêu thụ nước của Trung Quốc, chủ yếu là do sự gia tăng sản lượng điện chạy than đá, sẽ lên đến 620 tỷ cho đến 630 tỷ tấn hàng năm -- hơn 40 tỷ tấn một năm so với hiện nay.
- Toàn bộ tài nguyên nước của Trung Quốc, theo như Cục Thống Kê Quốc Gia, đã tụt 13 phần trăm kể từ đầu thế kỷ. Nói cách khác nguồn cung cấp nước của Trung Quốc là khoảng 350 tỷ tấn ít hơn so với đầu thế kỷ. Lượng nước suy giảm ở Trung Quốc mỗi năm tương đương với lượng nước chảy qua cửa sông Mississippi trong chín tháng. Các khí hậu gia và thủ lợi gia của Trung Quốc quy cho phần lớn suy giảm là do biến đổi khí hậu mà nó đang làm thay đổi sự phân bố mưa và tuyết rơi.
"Đó là một thế giới mới. Đó là một quốc gia non trẻ. Điều lo lắng ở Trung Quốc và phần còn lại của thế giới là liệu nó có thể duy trì điều đó? Họ muốn tăng gấp đôi kích thước của nền kinh tế lần nữa trong 10 năm. Làm thế nào họ làm điều đó? Đó là một nghịch lý từ quan điểm kinh tế. Họ cần một sự cân bằng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và dài hạn. Nếu bạn nhìn về triển vọng 10, 20, 30 năm, đơn giản là nó không thể."
Tăng Trưởng GDP Nhanh Chóng sẽ Tiếp Tục
Trong những cuộc phỏng vấn, các nhà lãnh đạo quốc gia và chính quyền tỉnh cũng như các nhà quản trị ngành công nghiệp năng lượng nói rằng Trung Quốc có đủ mọi ý định tiếp tục sự tăng trưởng kinh tế 10 phần trăm hàng năm.
"Chúng tôi tin rằng điều này có thể và chúng tôi có thể làm được chuyện này với công nghệ mới, các cách thức mới mẻ về dùng nước và năng lượng," Xiangkun Ren cho hay. Ông phụ trách chương trình than đá hóa lỏng cho Shenhua Group, công ty than đá lớn nhất trên thế giới.
Xiangkun công nhận là tránh Nút cổ chai đang ẩn hiện sẽ không dễ dàng. Nút thắt đang thu nhỏ đã hiện diện ở những tuyến đường sắt đông đúc, các vụ kẹt xe của những xe tải chở than đá, và những con đường oằn oại mà Circle of Blue đã gặp ở Nội Mông -- vùng khai thác than đá lớn nhất quốc gia -- mà chúng giúp vận chuyển hàng tỷ tấn than đá từ những mỏ hiện thời ra thị trường.
Giá cả năng lượng tăng đều đặn, đặt sức ép lạm phát mới lên nền kinh tế. Ngay cả khi Trung Quốc đã phát động những chương trình khổng lồ về nhà máy điện năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng hạt nhân làm lạnh bằng nước biển. Tất cả đều dùng ít hơn nhiều nước ngọt. Tình hình thị trường năng lượng sẽ tồi tệ hơn nếu không có những nguồn cung cấp than đá mới mà đó là nguồn cung cấp 70 phần trăm năng lượng quốc gia. Kinh tế Trung Quốc và khế ước mới với công dân của họ, những người đã mong đợi gia tăng thu nhập và có thêm cơ hội, đang gặp nguy hiểm, một số nhà quan chức cho hay.
Đó là tại sao, trong khi các chuyên gia kinh tế và môi trường của Trung Quốc phân loại những kịch bản khác nhau để tránh sự xung đột sắp đến, những dự án to lớn đã từng bị cho là lố bịch thì bây giờ đang được xem xét lại. Ý tưởng dẫn nước đường dài đến vùng khô hạn phía bắc và phía tây đang có được lòng tin rõ rệt.
Một Đường Ống Dẫn Nước từ Biển
Lấy ví dụ, một trong những dự án đó đã gây tranh luận toàn quốc về giá thành, bí quyết
kỹ thuật xây dựng, và khả năng của Trung Quốc để duy trì nhịp độ hiện đại hóa vỡ mặt. Hou Youngang -- một nhà địa lý ở trường Đại Học Jiaotong Tây An ở tỉnh Thiểm Tây ở mạn tây của Bắc Kinh -- đã đề xuất một đường ống dẫn nước biển vào những mỏ than đá khổng lồ ở Nội Mông.
Một đầu của ống dẫn sẽ được thả xuống Vịnh Bột Hải ở phía Đông Trung Quốc. Đầu kia, 600 ki lô mét về phía bắc, sẽ trút ra 340 triệu lít nước mỗi ngày cho một nhà máy khử muối ở Tích Lâm Hạo Đặc (Xilinhot, tiếng Mông Cổ là Sili-yin qota -- ND), một thành phố khai thác than đá ở miền đông Nội Mông. Ở giữa sẽ là hàng dặm đường hầm cắt xuyên qua nhiều dãy núi, dọc theo là đủ các trạm bơm và hồ chứa để đưa nước lên cao 1300 mét.
Dự án có một mục tiêu duy nhất trọng yếu đối với việc hiện đại hóa Trung Quốc, Hou cho hay trong một cuộc phỏng vấn với Circle of Blue vào tháng Mười Hai. Dự án 6 tỷ USD có thể sẽ cung cấp đủ nước để phát triển một số trữ lượng than đá lớn nhất thế giới mà nếu không sẽ không thể được khai thác do thiếu nước.
Ông giải thích rằng hai tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất cần để hỗ trợ cho Trung Quốc phát triển trong thập niên này -- nước và năng lượng -- được xác định bởi cái mà ông gọi là một "địa dư bất xứng". Những nguồn dự trữ năng lượng mới thì ở vùng bắc khô hạn. Lượng nước có sẵn để khai thác chúng thì lại ở miền nam mưa nhiều.
"Giải pháp cho thách thức này," Hou cho hay, "là rất dễ hiểu. Nước cần được chuyển đến nơi chúng cần. Tôi tin là Trung Quốc sẽ giải quyết được điều đó. Nó không thực sự có lựa chọn nào khác."
Một Dự Án Dẫn Thủy lớn Thứ Hai ở miền Tây
Không chỉ đường ống Bột Hải nằm trong kế hoạch của quan chức cấp tỉnh và quốc gia mà còn có dự án dẫn thủy lớn thứ hai có vẻ như đang có lấy đà thuận lợi. Một nhà nghiên cứu quan trọng ở Viện Khoa Học Trung Quốc cho Circle of Blue hay rằng tín hiệu xuất phát cho kênh đào phía tây -- nó có thể dẫn nước từ sông Dương Tử ở miền nam đến đầu nguồn của sông Hoàng ở miền bắc -- có lẽ sẽ được định đoạt vào Kế Hoạch Năm năm lần thứ 12 của Trung Quốc. Kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể dự kiến sẽ được đưa ra công luận vào tháng Ba.
Circle of Blue được biết đến sự hồi sinh của kênh đào phía tây (đã từng được cho là chết do giá thành của nó) trong khi tường thuật về hai kênh đào chị em của nó đang được xây dựng sẽ dẫn nước ngọt vào Bắc Kinh, Thiên Tân, và những thành phố khác phía bắc Trung Quốc khi chúng được hoàn tất vào năm 2014. Việc phát hiện về kênh đào miền tây, và những hệ lụy của nó đến sự khai thác năng lượng miền bắc, là một trong hàng chục chi tiết riêng biệt về năng lượng và nước mà sẽ được đăng tải trong Nút cổ chai: Trung Quốc.
Cơn Mê Than Đá
Ở Bao Đầu, cuộc chạy đua điên cuồng của Trung Quốc để sản xuất năng lượng cho nền kinh tế đang lên có thể thấy rõ ở vùng núi Âm Sơn. Các xe tải, máy đào, và hàng ngàn người bám lấy những vỉa than ở mỏ than lộ thiên Đại Khánh Sơn, cách phía đông Bao Đầu độ một giờ.
Mỏ than khổng lồ -- hoạt động 24/7 -- sâu đến nỗi từ trên đỉnh vỉa than nhìn xuống những máy móc phía đáy trông như những con giòi đào đất.
Đại Khánh Sơn khai thác 30 triệu tấn than hàng năm -- chỉ ít hơn chút xíu 4 phần trăm của gần 782 triệu tấn khai thác ở Nội Mông vào năm ngoái -- mà tất cả được chở ra bằng những xe tải 80 tấn trên con đường bê tông nguy hiểm, hẹp, dốc cao, 1000 chuyến mỗi ngày.
Dọc theo con đường, những xe tải hư nằm như con quái vật bất động -- lật qua một bên, xụp đổ do nứt trục xe, hóa thành than do thắng bị cháy.
Trong một chừng mực, Đại Khánh Sơn là sự phô trương hoành tráng về quyết tâm của Trung Quốc để khuyến khích sự hiện đại hóa. Trong một chừng mực khác, mỏ than -- nó trải dài hàng dặm khắp hướng -- là một hoạt cảnh tàn khốc của việc hiện đại hóa sẽ đau thương như thế nào nếu những mỏ than mới không được khai thác.
Năng suất của Trung Quốc có thể vận chuyển hàng năm hơn ba tỷ mét khối than đá từ những mỏ than đang tới hạn. Hơn 80 000 toa tàu than đá vận chuyển mỗi ngày tổng cộng 1.8 tỷ tấn trên những tuyến đường sắt, theo như hồ sơ quốc gia. Năng suất gần đạt đến giới hạn của hệ thống đường sắt.
Hậu quả là những xe tải hiện nay chuyên chở hầu hết số than còn lại của quốc gia -- trên một tỷ tấn -- từ những mỏ than miền bắc, gây tắc nghẽn giao thông hàng giờ mới hết và biến những con đường lát thành lún sâu và những con đường mòn khó qua. Cho dù Đại Khánh Sơn có hàng trăm triệu tấn, giới hạn của bao nhiêu than đá có thể vận chuyển đến thị trường mỗi năm đang đến mức giới hạn.
Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ khai thác một tỷ tấn than đá hơn là nó hiện đang khai thác. Đạt đến mức đó không chỉ sẽ đòi hỏi khai thác thêm ở những mỏ than hiện thời mà chúng đã làm mệt mỏi con người và đè nặng lên máy móc. Nó cũng sẽ đòi hỏi mở những mỏ than mới ở Nội Mông, Tân Cương, Thiểm Tây, và những tỉnh khô hạn khác ở miền bắc. Tản ra việc khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông mới sẽ tăng sản lượng than đá, một số nhà quản trị trong ngành cho hay, trong khi đó giảm bớt áp lực lên những mỏ than hiện thời, các đường sắt, và những con đường.
Trung Quốc hẳn nhiên có đủ than đá. Dẫu vậy câu hỏi trọng yếu mang tính toàn cầu mà vẫn chưa được trả lời là Trung Quốc sẽ tìm đủ nước ở đâu -- có lẽ 15 tỷ mét khối mỗi năm -- để việc khai thác những mỏ than đá mới thành hiện thực.
Keith Schneider, ông đã tường thuật về năng lượng, nước, và biến đổi khí hậu ở bốn lục địa, là chủ bút lão thành của Circle of Blue. Liên lạc với ông ở keith@circleofblue.org. Bản đồ và đồ họa được phụ trách bởi Kelly Shea, Tess Tillett, Malik Cato, và Elizabeth Spangler, những sinh viên ở Ball State University.
Toby Smith là một nhà phóng viên ảnh được đại diện bởi Reportage by Getty Images. Ông chuyên trách về năng lượng thế giới và các vấn đề môi trường. Các tác phẩm của ông có thể xem tại trang web của ông và ông có thể liên lạc ở địa chỉ toby@shootunit.com
Loạt bài Nút cổ chai: Trung Quốc được phát hành với sự hợp tác của China Environment Forum của Woodrow Wilson Internation Center for Scholars.