Những thách thức đối với sự ổn định xã hội và chính trị của Trung Quốc là có thật nhưng lại mang tính lâu dài hơn. Và những dấu hiệu khủng hoảng có thể sẽ liên quan đến một loạt những thách thức ngắn và rõ rệt đối với chính quyền - và một rạn vỡ trong giới tinh tuyển đang cầm quyền - không phải là chỉ khoảng chục cá nhân vô danh tìm cách tổ chức một cuộc gặp gỡ "Hoa Nhài" tại góc phố Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh.
Nguồn: Evan A. Feigenbaum, Council on Foreign RelationsDiên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
05.03.2011
Có quá nhiều bài viết về việc liệu Trung Quốc thì "giống" Trung Đông hay không và giống như thế nào... Nhưng tôi thật sự mong muốn chúng ta không nên so sánh Trung Quốc và Ai Cập. Cả hai thật sự khác nhau:
- Ai Cập có tổ chức chống đối dưới hình thức của hội Huynh đệ Hồi giáo và những nhóm chính trị xã hội khác. Trung Quốc không có.
- Ít nhất là trong các quốc gia A Rập, giới lãnh đạo quân đội và công an ở bậc trung và thấp có thể ủng hộ lực lượng đối lập. Đây không phải là trường hợp ở Trung Quốc. Thật thế, trong khi quân đội tại Ai Cập và Tunisia cuối cùng đã chống lại tổng thống của mình, Quân đội Giải phóng Nhân dân sẽ không thách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện tại, hoặc cả lực lượng cảnh sát vũ trang và công an mà Bắc Kinh đang dựa dẫm rất nhiều.
- Trong khi đó, Trung Quốc đã nâng tiêu chuẩn đời sống của người dân qua nhiều thập niên của tiến triển kinh tế mạnh mẽ. Đa số các chính phủ A Rập đáng kể đã không làm điều này.
Không phải Trung Quốc là không mỏng manh. Nhưng bởi vì trong thời gian dài, viễn cảnh của nguồn gốc bất ổn sẽ, trong suy nghĩ của tôi, chỉ phản ánh rõ rệt hoàn cảnh của Trung Quốc mà thôi.
Trung Quốc thì mỏng manh. Đây là một quốc gia bị cai trị bởi một đảng được đưa lên cầm quyền chủ yếu bởi nông dân nhưng lại không kiểm soát được những cuộc biểu tình ở nông thôn. Đây là một đất nước với một liên đoàn lao động bao trùm nhưng lại phải đối diện với những cuộc đình công bất ngờ và rải rác. Ngay cả giới tinh tuyển Trung Quốc - những chủ ngân hàng cổ trắng, là những người hưởng lợi nhiều nhất trong cơn bùng nổ tăng trưởng của đất nước - cũng bị bắt giữ. Điển hình là một số họ đã bị bắt giữ vì tội gây rối tại trung tâm Bắc Kinh vào năm ngoái.
Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc đã rất hiệu quả trong việc đập tan những ảnh hưởng chính trị của việc chống đối này bằng cách phối hợp chính sách cây gậy và củ cà rốt. Một phần họ đã hợp tác với một số đòi hỏi của những người bất bình bằng cách tăng lương và chu cấp cho chính sách nhà ở xã hội. Mặt khác, họ đã xây dựng các lực lượng cảnh sát vũ trang và công an và đã chuẩn bị kể từ sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989 để phản ứng (hoặc phản ứng quá mức) đối với một lay động nhỏ nhất nào bộc lộc sự thách thức rõ rệt đối với chính quyền.
Những thách thức đối với sự ổn định xã hội và chính trị của Trung Quốc là có thật nhưng lại mang tính lâu dài hơn. Và những dấu hiệu khủng hoảng có thể sẽ liên quan đến một loạt những thách thức ngắn và rõ rệt đối với chính quyền - và một rạn vỡ trong giới tinh tuyển đang cầm quyền - không phải là chỉ khoảng chục cá nhân vô danh tìm cách tổ chức một cuộc gặp gỡ "Hoa Nhài" tại góc phố Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh.
Đương nhiên chính quyền Trung Quốc cũng tìm cách đón đầu những việc này. Họ sẽ tìm cách giải quyết những thách thức này qua nhiều chính sách trọng tâm của Kế hoạch 5 Năm lần thứ 12. Ví dụ như họ nhắm vào việc chuyển thu nhập từ nhà sản xuất sang hộ dân, thông qua một hệ thống an sinh xã hội, tăng lương, và nhổ tận gốc những điển hình về tham nhũng quá mức trong đảng và chính phủ.
Chính quyền chắc chắn sẽ không thành công trong tất cả những nỗ lực này. Nhưng dù việc thất bại sẽ làm tăng những đe doạ đối với Trung Quốc, những đe doạ này sẽ không thể được đo lường bằng lịch trình của Ai Cập.
Thay vì thế, tôi mong rằng chúng ta nên liên hệ những sự kiện tại Trung Đông với Trung Quốc một cách khái quát hơn.
Một mặt, mối quan tâm lạm phát của giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn sẽ trầm trọng hơn bởi tiến triển trong thị trường năng lượng quốc tế.
Mặt khác, mối đe doạ đối với các công dân Trung Quốc ở Libya đã làm nổ ra tranh cãi về chính sách ngoại giao tại Bắc Kinh về việc phải bảo vệ lao động Trung Quốc ở nước ngoài ra sao. Điều này củng cố thêm một tranh luận đang nóng dần lên sau sự kiện các kỹ sư Trung Quốc bị giết hại tại Pakistan vào năm 2006. Và, lúc ấy vị trí cao hơn của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu có thể (dần dần) sẽ lôi kéo Bắc Kinh vào chính trường địa phương của các nước thứ ba. Trung Quốc sẽ tranh luận nhiều hơn về việc có nên phát triển và điều động quân đội ra nước ngoại cho các hoạt động sơ tán phi quân sự hay không và nên làm bằng cách nào.
Nhưng trong nước, ảnh hưởng quan trọng nhất trong thời gian gần có thể là việc tăng cường vai trò của công an và đặc biệt là củng cố tính hoài nghi cổ hữu của Bắc Kinh đối với truyền thông xã hội và mạng Internet. Chính quyền chắc chắn sẽ trở nên cương quyết hơn trong chính sách về Internet, và sẽ đưa Trung Quốc gần hơn vào mạng Internet bị phong toả toàn bộ.