Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư sớm hoàn thiện đề án về cải cách thể chế để trình Chính phủ xem xét trước khi ban hành và thực hiện. Đây được xem là một động thái quan trọng trong quá trình cải cách nhằm xóa dần hình ảnh môi trường đầu tư méo mó bởi những "chi phí gầm bàn" (undertable money) và các các mối quan hệ gia đình rối rắm chi phối.
Không chỉ kêu gọi, yêu cầu mà Chính phủ và những người đứng đầu đã rất lo lắng và trực tiếp vào cuộc để đẩy mạnh quá trình cải cách của Việt Nam nhằm đạt được một trong hững mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao tính minh bạch của nền kinh tế, môi trường kinh doanh.
Trớ trêu thay, trong khi Chính phủ luôn luôn hô hào cải cách và đổi mới thì khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từ hàng ngàn doanh nghiệp về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh thì tình minh bạch lại tụt hạng. Đây là năm thứ hai liên tiếp tiếu chí này bị mất điểm. Hơn nữa, không chỉ những tỉnh nhỏ, kinh tế chậm phát triển mà ngay những "ông lớn", nhưng nơi phát triển kinh tế mạnh và từng được ghi nhận là điển hình về cải cách và đột phá nay cũng bị mất điểm về tính minh bạch.
Và như một hệ quả tất yếu, các DN ngày càng kêu ca nhiều vì khó khăn trong việc tiếp cận với các thông tin về chính sách, quy hoạch, khó tiếp cận với các nguồn lực và cơ hội làm ăn với nhà nước. Để tồn tại, các DN phải sử dụng các quan hệ nhiều hơn và chi phí bôi trơn nhiều hơn. Thậm chí, ngay cả khu vực FDI mà Việt Nam luôn nỗ lực để thu hút đầu tư và đề ra nhiều chính sách ưu đãi cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về chi phí "bôi trơn" và kiểu làm ăn bằng "quan hệ" ở Việt Nam.
Tiến sĩ Edmund Malesky, trưởng nhóm nghiên cứu PCI, đại diện USAID nhấn mạnh, không chỉ với doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng than phiền cho rằng, chi phí không chính thức là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. 20% doanh nghiệp FDI đã phải trả khoản phí này khi đăng ký kinh doanh. 40% doanh nghiệp phải chi hoa hồng khi đấu thầu, mua sắm công. 70% doanh nghiệp FDI phải tốn kém cho khoản bôi trơn để thông quan hàng hóa nhanh hơn.
Bà Virginia Foot, đại diện Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam chia sẻ rằng nhiều DN Mỹ đã tới tìm hiểu cơ hội đầu tư nhưng đành "một đi không trở lại". Bà Foot cũng thẳng thắn khuyên Việt Nam đã mở cửa thì phải dẹp lộn xộn trong nhà thì người ngoài mới dám vào.
Nghịch lý là, các bộ ngành trung ương còn từ bỏ các quyền lợi để phân cấp mạnh hơn về các địa phương; chấp nhận cải cách mạnh mẽ theo các tiêu chuẩn của hội nhập thì dường như các địa phương khi có thêm quyền lực thì sự cải cách càng chậm lại. Có vẻ như nhiều tỉnh thành đã "chán" cải cách và không còn quan tâm đến các chri số minh bạch hay ý kiến của DN về đòi hỏi đổi mới và minh bạch hơn.
Có một sự khôi hài gần như đang "trêu ngươi" chúng ta là dường như càng kêu gọi và càng nỗ lực thì tính minh bạch lại càng giảm. Bởi vì càng làm càng khó, càng cải cách càng mất điểm. Báo cáo và kết quả rất tốt nhưng DN vẫn ngày càng khó khăn trong kinh doanh và tốn kém hơn vì môi trường kinh doanh kém minh bạch.
Và như một lẽ tất nhiên khi nói không đi đôi với làm, thực tế không như báo cáo thì các DN ngày càng mất niềm tin vào sự điều hành và lời hứa của chính quyền. Họ buộc phải tìm mọi cách để bảo toàn và chăm lo cho lợi ích của riêng mình. Các quan hệ và chi phí ngày càng được sử dụng nhu một công cụ hữu hiệu để đạt được hiệu quả khiến cho tình hình thêm rối ren.
Các DN Singapore mới đây cũng than phiền rằng luật của Việt Nam có trăm ngàn cách hiểu. Mỗi bộ, ngành, địa phương lại có thể tự diễn giải theo cách khác nhau để "đối xử" với DN. Chính vì vậy, mong mỏi lớn nhất của DN chính là sự minh bạch từ trung ương tới địa phương nhằm tạo sân chơi bình đẳng.
Để cưu vãn tình hình, cải cách có hiệu quả thực tế, để tính minh bạch thực sự thực thi thì mọi cải cách phải triệt để hơn và thực tế hơn. Nói phải đi đôi với làm; báo cáo hay nhưng thực tế phải tương xứng và quan trọng nhất phải có sự kiểm tra, giám sát và hậu kiểm một cách mạnh mẽ và... minh bạch.
Không chỉ kêu gọi, yêu cầu mà Chính phủ và những người đứng đầu đã rất lo lắng và trực tiếp vào cuộc để đẩy mạnh quá trình cải cách của Việt Nam nhằm đạt được một trong hững mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao tính minh bạch của nền kinh tế, môi trường kinh doanh.
Trớ trêu thay, trong khi Chính phủ luôn luôn hô hào cải cách và đổi mới thì khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từ hàng ngàn doanh nghiệp về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh thì tình minh bạch lại tụt hạng. Đây là năm thứ hai liên tiếp tiếu chí này bị mất điểm. Hơn nữa, không chỉ những tỉnh nhỏ, kinh tế chậm phát triển mà ngay những "ông lớn", nhưng nơi phát triển kinh tế mạnh và từng được ghi nhận là điển hình về cải cách và đột phá nay cũng bị mất điểm về tính minh bạch.
Và như một hệ quả tất yếu, các DN ngày càng kêu ca nhiều vì khó khăn trong việc tiếp cận với các thông tin về chính sách, quy hoạch, khó tiếp cận với các nguồn lực và cơ hội làm ăn với nhà nước. Để tồn tại, các DN phải sử dụng các quan hệ nhiều hơn và chi phí bôi trơn nhiều hơn. Thậm chí, ngay cả khu vực FDI mà Việt Nam luôn nỗ lực để thu hút đầu tư và đề ra nhiều chính sách ưu đãi cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về chi phí "bôi trơn" và kiểu làm ăn bằng "quan hệ" ở Việt Nam.
Các nhà đầu tư luôn mong mỏi một môi trường minh bạch để yên tâm sản xuất kinh doanh. Ảnh minh họa: tiengiang.gov.vn |
Bà Virginia Foot, đại diện Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam chia sẻ rằng nhiều DN Mỹ đã tới tìm hiểu cơ hội đầu tư nhưng đành "một đi không trở lại". Bà Foot cũng thẳng thắn khuyên Việt Nam đã mở cửa thì phải dẹp lộn xộn trong nhà thì người ngoài mới dám vào.
Nghịch lý là, các bộ ngành trung ương còn từ bỏ các quyền lợi để phân cấp mạnh hơn về các địa phương; chấp nhận cải cách mạnh mẽ theo các tiêu chuẩn của hội nhập thì dường như các địa phương khi có thêm quyền lực thì sự cải cách càng chậm lại. Có vẻ như nhiều tỉnh thành đã "chán" cải cách và không còn quan tâm đến các chri số minh bạch hay ý kiến của DN về đòi hỏi đổi mới và minh bạch hơn.
Có một sự khôi hài gần như đang "trêu ngươi" chúng ta là dường như càng kêu gọi và càng nỗ lực thì tính minh bạch lại càng giảm. Bởi vì càng làm càng khó, càng cải cách càng mất điểm. Báo cáo và kết quả rất tốt nhưng DN vẫn ngày càng khó khăn trong kinh doanh và tốn kém hơn vì môi trường kinh doanh kém minh bạch.
Và như một lẽ tất nhiên khi nói không đi đôi với làm, thực tế không như báo cáo thì các DN ngày càng mất niềm tin vào sự điều hành và lời hứa của chính quyền. Họ buộc phải tìm mọi cách để bảo toàn và chăm lo cho lợi ích của riêng mình. Các quan hệ và chi phí ngày càng được sử dụng nhu một công cụ hữu hiệu để đạt được hiệu quả khiến cho tình hình thêm rối ren.
Các DN Singapore mới đây cũng than phiền rằng luật của Việt Nam có trăm ngàn cách hiểu. Mỗi bộ, ngành, địa phương lại có thể tự diễn giải theo cách khác nhau để "đối xử" với DN. Chính vì vậy, mong mỏi lớn nhất của DN chính là sự minh bạch từ trung ương tới địa phương nhằm tạo sân chơi bình đẳng.
Để cưu vãn tình hình, cải cách có hiệu quả thực tế, để tính minh bạch thực sự thực thi thì mọi cải cách phải triệt để hơn và thực tế hơn. Nói phải đi đôi với làm; báo cáo hay nhưng thực tế phải tương xứng và quan trọng nhất phải có sự kiểm tra, giám sát và hậu kiểm một cách mạnh mẽ và... minh bạch.