Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

“Phanh” tiền đồng bằng phát ngôn

“Phanh” tiền đồng bằng phát ngôn
Ở nhiều quốc gia, phát ngôn chính sách tiền tệ là "đặc quyền" của Thống đốc NHNN (IE)
 - Một câu nói có mấy từ có thể khiến chứng khoán thế giới chao đảo. Một lời hứa có sức nặng niềm tin có thể khiến thị trường bình yên. Nhưng ai sẽ nói và nói điều gì? Đó là thông điệp của bài viết dưới đây của nhà báo Trần Lệ Thùy
Năm 1996, câu nói  gói gọn trong mấy từ cuả chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan tại một tổ chức nghiên cứu ở Washington đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm ngay lập tức.
 “Sự hứng khởi quá mức và thiếu lý trí khiến giá cổ phiếu gia tăng” -  Alan Greenspan đã nói như vậy. Vài tiếng sau, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm kỷ lục trong năm, do các nhà đầu tư toàn cầu suy luận rằng ông Alan Greenspan ra tín hiệu giá cổ phiếu ở Mỹ là quá giá trị thực và sẽ tăng lãi suất nên phản ứng bầy đàn. 

Nhiều  người trong  giới kinh tế tài chính Việt Nam từng đặc biệt quan tâm đến phát ngôn cuả một cưụ thống đốc ngân hàng.  Khi ông nói “giữ vững tỉ giá đến Tết”, giá đô-la ngay lập tức đi xuống vì phát ngôn của ông vốn được giới đầu tư tài chính coi là đáng tin cậy và thống nhất với hành động.
Nhưng các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của chúng ta không thường xuyên làm được như vậy. 
Khi được hỏi về lạm phát và ổn định kinh tế, bà Victoria Kwakwa, giám đốc Ngân hàng Thế giới WB tại Việt Nam, một tổ chức vốn có tiếng là luôn lạc quan về Việt Nam và tránh chỉ trích chính quyền, nói với  người viết: “(Chính phủ) cần ra tín hiệu rõ ràng về phương hướng điều hành chính sách tiền tệ  - chứ không phải hôm nay làm thế này, mai làm ngược lại -  thì thị trường sẽ hiểu các bạn định làm gì và đánh giá các bạn khách quan hơn”.
Trong một nền kinh tế thị trường, việc khôi phục lòng tin vào tiền đồng bằng các biện pháp hành chính là rất khó, có thể có tác dụng nhất định trước mắt nhưng không lâu dài.
Bà Victoria Kwakwa nói : “Chúng ta có nhiều việc cần làm để tăng cường khả năng quản lý nền kinh tế vĩ mô. Tức là các công cụ. Hiện nay nhiều công cụ VN đang sử dụng mang tính hành chính, trực tiếp: Chẳng hạn Ngân hàng nhà nước hay các cơ quan chức năng khác nói rằng các DNNN hay ngân hàng nhà nước phải làm việc này, không được làm việc kia…
Trong các nền kinh tế hiện đại, chính sách vĩ mô được thực hiện thông qua các công cụ thị trường gián tiếp nhiều hơn. Khi VN đang muốn trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại, VN cũng phải đi theo hướng đó...”
Trần Lệ Thuỳ
TIN LIÊN QUAN

Tổng số lượt xem trang