Mới đây, một đoạn phim tư liệu mang tên Phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh - Tháng 6/1964 được đăng tải trên trang Youtube, rất thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng mạng Việt Nam.
>> Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét vẽ của họa sĩ đương đại
>> Chuyện chưa kể về loài lan hài mang tên Bác
>> Người lưu lại những hình ảnh vô giá về Bác
>> 'Không được khóc trong ngày Bác mất'
Đoạn phim do người Pháp thực hiện, được mở đầu với khung cảnh Hà Nội trong thập kỷ 1960 với những đường phố vào giờ tan tầm tràn ngập xe đạp. Sau đó, ống kính máy quay tập trung vào buổi phỏng vấn giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và một nữ phóng viên người Pháp, với những hình ảnh cận cảnh rất chân thực về Bác.
Trong suốt buổi phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện một phong thái ung dung, lịch lãm, với ngôn từ dí dỏm. Trước những câu hỏi “hóc búa” về hoàn cảnh thời chiến, mối quan hệ quan hệ quốc tế của Việt Nam…, Bác đều trả lời rất trí tuệ và quyết đoán.
Ở cuối cuộc phỏng vấn, khi phóng viên đặt câu hỏi về nguy cơ lệ thuộc của Việt Nam vào một nước lớn trong khu vực, Chủ tịch Hồ Chí Minh lập tức đưa ra câu trả lời kiên quyết: Jamais! (Không bao giờ!).
>> Chuyện chưa kể về loài lan hài mang tên Bác
>> Người lưu lại những hình ảnh vô giá về Bác
>> 'Không được khóc trong ngày Bác mất'
Đoạn phim do người Pháp thực hiện, được mở đầu với khung cảnh Hà Nội trong thập kỷ 1960 với những đường phố vào giờ tan tầm tràn ngập xe đạp. Sau đó, ống kính máy quay tập trung vào buổi phỏng vấn giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và một nữ phóng viên người Pháp, với những hình ảnh cận cảnh rất chân thực về Bác.
Trong suốt buổi phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện một phong thái ung dung, lịch lãm, với ngôn từ dí dỏm. Trước những câu hỏi “hóc búa” về hoàn cảnh thời chiến, mối quan hệ quan hệ quốc tế của Việt Nam…, Bác đều trả lời rất trí tuệ và quyết đoán.
Ở cuối cuộc phỏng vấn, khi phóng viên đặt câu hỏi về nguy cơ lệ thuộc của Việt Nam vào một nước lớn trong khu vực, Chủ tịch Hồ Chí Minh lập tức đưa ra câu trả lời kiên quyết: Jamais! (Không bao giờ!).
Một hình ảnh Bác Hồ trích từ đoạn phim. |
Chỉ trong vòng một ngày sau khi đăng tải, đoạn phim đã được phổ biến trên nhiều diễn đàn trực tuyến và nhận được hàng trăm lời bình luận của cộng đồng mạng, thể hiện nhiều cảm xúc sâu sắc trước những thước phim chân thực về Bác.
Trên trang Youtube, thành viên kikikikiwi1 thổ lộ: “Cảm động quá, lần đầu tiên được nhìn Bác rõ như thế, lần đầu tiên thấy Bác cười gần đến thế ...”.
“Cả bài phỏng vấn thấy Bác trả lời rất dí dỏm, trí tuệ. Đến câu cuối trả lời về khả năng phụ thuộc vào nước khác, bác thay đổi giọng để phủ định rất mạnh mẽ, cương quyết. Mặc dù ko hiểu tiếng Pháp, nhưng tôi kính phục sự uy nghiêm của Bác. Rất ấn tượng”, Ciaobenben, thành viên diễn đàn Linkhay, nhận xét.
Thành viên chipping cũng chia sẻ: “Mình mới cho ông ngoại xem đoạn phim này. Ông đã khóc, thật cảm động. Ông đã 85 tuổi rồi đấy. Thế mới biết Bác Hồ - Người là sức mạnh tinh thần cho cả một dân tộc như thế nào, một thế hệ mà ngày ấy lý tưởng của họ thật mãnh liệt…”.
Makuro Tron, thành viên mạng xã hội Facebook không giấu nổi sự xúc động: “Xem đi xem lại đoạn phỏng vấn này và nhìn đôi mắt với nghe giọng nói của Người, tôi thấy đất nước Việt Nam quá may mắn khi có Bác Hồ. Bác Hồ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc. Sự vĩ đại, sự hi sinh cũng như tình thương của Bác dành cho dân tộc không có từ ngữ nào diễn tả được”.
Apahasathmaka Upahasathmaka, một người Sri Lanka cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ khi xem đoạn phim về Bác trên Facebook: “Thats a leader like no other. If only other people in the world follow Ho Chi Minh the world will be such a great place” (Thật là một nhà lãnh đạo có một không hai. Nếu mọi người khác trên thế giới noi gương Hồ Chí Minh thì thế giới sẽ trở thành một nơi thật tuyệt vời)
Dưới đây là đoạn phim Phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tháng 6/1964:
--
Một số trích đoạn trong bài phỏng vấn: - Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam? - Không. Bởi vì như cô biết đấy, "Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một". Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này. - Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này? - Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười). - Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ ... văn hóa giữa hai nước? - Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế ... Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác. - Ồ, thời kì đó đã qua rồi. - Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế ... hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng. - Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ? - Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa. - Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi việc trở thành vệ tinh của Trung Quốc. Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao? - Jamais! (Không bao giờ!). |