Nguồn: Ulara Nakagawa, The Diplomat Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ 28.02.2011
PHẦN 1: Tại sao có tên này
Khổng Tử: (511-479 Trước CN) Một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo và người sáng lập tư tưởng Nho giáo Trung Quốc (Tự điển Bách khoa Stanford).
Viện Khổng học: (2004- ) Những học viện công cộng phi lợi nhuận với mục đích quảng bá ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc ở nước ngoài. (Văn phòng Uỷ ban Quốc tế về Tiếng Trung Quốc)
Có gần 400 nghìn người trên 96 quốc gia đang theo học trong 369 lớp Khổng giáo tại 322 Viện Khổng học về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc - một quốc gia châu Á đang được mọi con mắt đổ dồn vào khi nó đang trên con đường bước lên vị trí đại cườn quốc của thế kỷ 21. Quyền lực ngày cao cao cu/a Trung Quốc rõ ràng là một trong những nguyên nhân chính khiến mọi người xem những Viện Khổng học trở thành một khởi xướng đầy hấp dẫn của quyền lực mềm. Nhưng cũng có những quan điểm thú vị gắn liền với những học viện này mà tôi sẽ đề cập đến qua loạt bài viết này.
Ví dụ như, cần thừa nhận một điều mỉa mai nhưng cũng quan trọng rằng chẳng có tí liên hệ gì giữa nhà triết học Khổng Tử xa xưa của Trung Quốc mà khởi xướng này đã mượn tên và bản thân các học viện trên. Đây là điều mà Daniel Bell, tác giả của cuốn Thuyết Khổng Giáo Mới của Trung Quốc: Chính trị và Đời sống Thường nhật trong một Xã hội Đổi thay, đã nhắc nhở tôi khi tôi đề cập đến chủ đề này: "(Viện Khổng học) chủ yếu nhằm đào tạo ngôn ngữ hơn là quảng bá giá trị Khổng giáo."
Thế thì tại sao lại có cái tên này? Tôi đã nhờ một trong những cố vấn chính trong loạt bài này, Don Starr thuộc Đại học Durham, để làm sáng tỏ phần nào vấn đề này.
Không thể gọi là "Học viện Mao Trạch Đông"
Don Starr đã nói với tôi rằng khi nói về những tổ chức văn hoá quốc gia trên thế giới, chúng thường muốn được nhận diện bởi danh xưng của quốc gia ấy (Quỹ Nhật Bản, Hội Đồng Anh) hoặc một nhân vật văn học nổi tiếng (Việt Goethe của Đức, Hội Dante Alighieri của Ý), có nghĩa là trong ngữ cảnh này, quyết định của Trung Quốc cũng chẳng có gì khác thường.
Tuy nhiên ông cũng nói rằng ban đầu các nhà quan sát Trung Quốc đã đặc biệt bất ngờ về cái tên Viện Khổng học vì "Khổng Tử từng bị các trí thức Trung Quốc và Đảng Cộng sản đả phá trong hầu hết thế kỷ 20."
Nhưng ông cũng nói thêm rằng giờ đây ông tin rằng cái tên này là một lựa chọn rất tốt, hầu như bởi vì những gì nó chưa mang lại hơn là những gì nó đã mang lại.
Ví dụ như, ông nói, nếu nó được gọi là Quỹ Trung Quốc (hoặc cái gì đấy tương tự), nó có thể làm dấy lên vô số những vấn đề nhạy cảm khó gỡ chung quan danh xưng của quốc gia: "Đã có sự lẫn lộn giữa hai Trung Quốc và Đài Loan. Ví dụ như China Airlines là của Đài Loan - Cộng Hoà Trung Hoa. Vì thế nếu dùng "Trung Quốc," mặc dù Trung Quốc lục địa sẽ tuyên bố chỉ có một Trung Quốc, tuy nhiên trên thực tế, cũng có những người khác tự nhận là Trung Quốc."
Ông nói rằng vì người dân tại Đài Loan, Hồng Kông và Singapore nhìn chung đều vui sướng ngưỡng mộ Khổng Tử, quyết định dùng tên của nhà tư tưởng này hầu như "là điều liên kết những Hoa Kiều... chứ không phải chia rẽ."
Vậy nếu dự định dùng tên của một nhân vật văn hoá, tại sao lại chọn Khổng Tử? Một lần nữa, là vì những gì cái tên không có hơn là những gì nó đang có. Starr giải thích: "Tôi cho rằng tên tuổi, thương hiệu đã thành công trong phạm vi khi chẳng còn những cái tên nào có vẻ tốt hơn. Bạn có thể cho rằng, chắc chắn ta có thể tìm ra được một cái tên tốt hơn thế nữa. Nhưng một khi bạn bắt tay vào suy nghĩ, điều này rất khó."
Ví dụ như ông cho rằng trong khi có một cái tên có thể nảy ra ngay trong đầu mọi người là 'Học viện Mao Trạch Đông, hoặc tương tự như thế," nhưng đơn giản là nó "không phù hợp."
Một thương hiệu toàn cầu
Thêm vào đấy, Starr nói rằng trên thực tế Khổng Tử là một trong vài thương hiệu toàn cầu mà Trung Quốc có được. Ông nói đối với đa số người phương Tây, Khổng Tử thường được liên hệ đến việc học hỏi và những triết lý chung, và vì thế nó hợp với các học viện và mục đích của chúng về mặt thương hiệu.
Trong khi đó ở Trung Quốc, bất chấp chỉ trích trong lịch sử đối với Khổng giáo, khái niệm này vẫn luôn được thừa nhận về việc nhấn mạnh vào học hỏi và bình đẳng trong học hỏi - những nguyên tắc mà chính quyền hiện tại nói rằng họ muốn được triển khai rộng rãi.
Còn những giá trị khác? Theo Starr, những phong trào khác như Chủ nghĩa Marx vốn từng rất phổ biến trong quá khứ tại Trung Quốc, giờ đây "là một khuôn mẫu kiểm soát xã hội... thật sự kém hiệu quả. Tôi nghĩ trên quan điểm của người Trung Quốc, Khổng giáo thì hợp lý hơn và giới lãnh đạo Trung Quốc muốn nhấn mạnh giá trị của nó."
Liệu có phải chỉ nhờ cái tên mà Khổng Tử đã được chọn để đại diện cho Trung Quốc trước thế giới, hay đây thật sự là một lựa chọn tốt nhất, không còn nghi ngờ gì rằng các học viện này là những chiến thuật về quyền lực mềm thành công nhất của của đất nước. Mặc dù kế hoạch ban đầu của Văn phòng Uỷ ban Quốc tế về Tiếng Trung Quốc (hoặc Hán Ban) chuyên cấp ngân sách cho các học viện, là chỉ thiết lập 100 cơ sở trên toàn thế giới vào năm 2010, mục tiêu này đã nhanh chóng được thay đổi thành 500 khi các học viện hoạt động tốt hơn mong đọi.
Tôi sẽ điểm qua những nguyên nhân khiến chúng thành công trong bài sau.
(còn tiếp)
Quyền lực mềm của Trung Quốc: Các Viện Khổng học (phần 2)
Trong khi đó, trong thành phần xã hội, Khổng giáo cũng được đón nhận để đề cập đến sự suy yếu về trách nhiệm xã hội mà chủ nghĩa tư bản đem lại, Bell cho biết. Ông nói rằng tư tưởng Khổng giáo, về khía cạnh này, có thể đưa ra nhiều khả năng về giải pháp xã hội so với Phật giáo và Thiên Chúa giáo, vốn thường chú trọng nhiều về việc phát triển đời sống tinh thần cá nhân hơn là xã hội.
Nguồn: Ulara Nakagawa, The Diplomat
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Xem thêm phần 1
02.03.2011
PHẦN 2: Khổng giáo quay lại
Là một phần giới thiệu của loạt bài văn hoá đang diễn ra về quyền lực mềm của Trung Quốc và các Viện Khổng học, tôi đã đề cập về thực tế rằng thật sự có rất ít liên hệ giữa vị triết gia Trung Quốc Khổng Tử cổ xưa và các Học viện Khổng học, (mặc dù trên khía cạnh thương hiệu, cái tên này dường như đã có hiệu quả trong nhiều mức độ).
Tuy nhiên, cũng đã có một sự hồi phục thú vị về mối quan tâm về Khổng giáo tại Trung Quốc, một chuyển đổi có thể dẫn đến việc thay đổi hình ảnh của quốc gia này.
"Đầu tháng trước, biểu tượng nổi bật nhất tại Bắc Kinh là một bức tượng Khổng Tử cao chín mét tại Quảng trường Thiên An Môn. Như bạn biết, Quảng trường Thiên An Môn hầu như là một vị trí chính trị thiêng liêng và nơi duy nhất tại Bắc Kinh hầu như đông cứng trước thời gian trong ba thập niên qua. Thực tế việc họ đặt nó ở đây cho thấy rằng chính quyền đang tiến gần hơn nữa đến việc chính thức đón nhận Khổng giáo."
Đấy là những gì Daniel Bell, tác giả của cuốn Thuyết Khổng Giáo Mới của Trung Quốc: Chính trị và Đời sống Thường nhật trong một Xã hội Đổi thay, đã nói với tôi khi tôi hỏi ông về sự hồi phục của tư tưởng Khổng giáo ở Trung Quốc đương đại. Bell, người đang sống tại bắc Kinh và dạy môn triết tại trường Đại học Thanh Hoa, đã giải thích rằng đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về mối quan tâm mạnh mẽ đối với Khổng giáo tại Trung Quốc trong hai thập niên qua. Theo Bell, đúng là trong mười năm qua việc này đã thật sự tăng trưởng nhiều.
Thật thú vị khi tôi thấy một nhân vật mà trong hầu hết thế kỷ qua từng bị giới trí thức và Đảng Cộng sản đả kích giờ đây lại được đón nhận rộng rãi trong nước.
Vậy Khổng giáo đang được khuyến khích và lan toả tại Trung Quốc bằng cách nào nữa? Theo Bell, điều này đang xảy ra trên nhiều phương diện trên toàn quốc, bao gồm cả hệ thống giáo dục quốc gia. Ông lưu ý rằng ví dụ như những điển tích của Khổng giáo đang được dạy nhiều hơn trong các lớp học trên cả nước. "Ước tính có ít nhất là 10 triệu học sinh đang học các điển tích Khổng giáo một cách nghiêm túc," ông giải thích.
Những cộng đồng Khổng giáo "thử nghiệm"
Trong khi đó, cũng đã có những thử nghiệm, ví dụ như cộng đồng "thử nghiệm" tại tỉnh An Huy, nơi các công dân về cơ bản được khuyến khích sống theo các nguyên tắc Khổng giáo, (đặc biệt nhấn mạnh về tính hiếu thảo và tầm quan trọng của giáo dục, vân vân). Bell tin rằng nếu những thử nghiệm này sẽ thành công, chúng có thể được dùng làm khuôn mẫu cho các cộng đồng Khổng giáo khác trên khắp Trung Quốc. "Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và hiện có nhiều thử nghiệm đang được tiến hành và nếu chúng thành công tại một tầng lớp, chúng có thể được nhân lên ở các tầng lớp khác trên toàn quốc."
Sự hồi sinh này cũng đang được thúc đẩy bởi các cá nhân, Bell nói, đưa ra ví dụ về một cựu sĩ quan công an Trung Quốc tại Bắc Kinh, người từng bắt đầu đọc các điển tích Khổng giáo - và giờ đây đã trở thành một nhà giáo toàn thời gian chuyên phổ biến Khổng giáo trong hệ thống giáo dục.
Việc này cũng đang xảy ra tại các thành phần khác nhau trong chính quyền, ông nói, "đặc biệt là tại những nơi như Khúc Phụ, quê hương của Khổng Tử, nơi người dân tự hào về di sản Khổng Giáo của họ." Và, Bell bổ xung, nó còn được đưa vào hệ thống giáo dục xã hội Trung Quốc. "Tôi đã tham dự những hội nghị về giáo dục xã hội nơi họ thường dùng những giá trị Khổng Giáo... mà không thực sự gọi tên thật của nó."
Lý do phía sau của việc hồi sinh này là gì? Theo Bell, có rất nhiều nguyên nhân.
Tốt hơn Phật giáo
Về mức độ chính trị - vốn rõ ràng nhất - Bell giải thích rằng trong khi Trung Quốc vẫn được xem là một quốc gia cộng sản hoặc Marxist, "chẳng còn ai ngoại trừ những cụ già cách mạng còn tiếp tục tin vào chủ nghĩa Marx." Điều này đã dẫn đến một hiện tượng "khủng hoảng về tư tưởng chính danh" vốn làm nổi bật câu hỏi: "Chủ nghĩa Marx sẽ là gì, nếu không bị thay thế, thì ít nhất cũng được hỗ trở bởi cái gì?"
Đối với một số người, dân chủ cấp tiến Tây phương dường như là câu trả lời "có thể" cho tình cảnh hiện tại, nhưng theo Bell, vì mức độ tự hào về văn hoá ở Trung Quốc, người ta thường từ chối một khuôn mẫu chính trị kiểu phương Tây, "không chỉ chính quyền mà còn cả những nhà cải cách xã hội, các nhà chỉ trích và sinh viên trẻ đều đang tìm kiếm thêm nhiều những giá trị truyền thống riêng của Trung Quốc" - ví dụ như Khổng giáo. Bell nói thêm rằng rất quan trọng để nhớ rằng những thế hệ mới này không chỉ đơn giản "mù quáng đi theo" những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà còn rút tỉa từ những truyền thống này để tìm cách giải quyết những khó khăn chính trị hiện tại ở Trung Quốc.
Trong khi đó, trong thành phần xã hội, Khổng giáo cũng được đón nhận để đề cập đến sự suy yếu về trách nhiệm xã hội mà chủ nghĩa tư bản đem lại, Bell cho biết. Ông nói rằng tư tưởng Khổng giáo, về khía cạnh này, có thể đưa ra nhiều khả năng về giải pháp xã hội so với Phật giáo và Thiên Chúa giáo, vốn thường chú trọng nhiều về việc phát triển đời sống tinh thần cá nhân hơn là xã hội.
"Khổng giáo còn hơn là một cuộc sống tốt đẹp trong quan hệ xã hội, và với đức tính của một thành viên trong những quan hệ xã hội khác nhau, điều này đưa đến những trách nhiệm xã hội nhất định," ông giải thích. "Và vì thế Khổng giáo là một nguồn lực đương nhiên để nghĩ đến việc phát huy trách nhiệm xã hội trong thời đại của chủ nghĩa cá nhân - vốn thịnh hành trong đa phần các xã hội tư bản hiện nay." Vì thế, tư tưởng Khổng giáo đơn giản có hiệu quả tốt trong sự tăng trưởng kinh tế hiện nay của Trung Quốc.
Cuối cùng, về mức độ tư tưởng, sự đi lên về vị thế trên thế giới của Trung Quốc đang làm nảy ra việc nhìn lại những giá trị truyền thống cũ. "Giờ đây kinh tế Trung Quốc đang tương đối tốt đẹp so với nhiều quốc gia khác, người ta nói rằng 'hượm đã, có thể là truyền thống của chúng ta đã đóng góp vào việc này.'" Và đấy là lúc Khổng giáo bước vào khung cảnh, và nó có thể được liên hệ đến niềm tự hào văn hoá.
Với việc sống lại của Khổng giáo ở Trung Quốc, liệu các Viện Khổng học thực sự bắt đầu đón nhận và quảng bá những giá trị Khổng giáo trên toàn thế giới? Tiếp theo, tôi sẽ tìm hiểu điều này có thể xảy ra như thế nào, và nếu đúng như thế, tại sao nó lại là một điều tốt.
(còn tiếp)
Nguồn: Ulara Nakagawa, The Diplomat
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Xem thêm phần 1
02.03.2011
PHẦN 2: Khổng giáo quay lại
Là một phần giới thiệu của loạt bài văn hoá đang diễn ra về quyền lực mềm của Trung Quốc và các Viện Khổng học, tôi đã đề cập về thực tế rằng thật sự có rất ít liên hệ giữa vị triết gia Trung Quốc Khổng Tử cổ xưa và các Học viện Khổng học, (mặc dù trên khía cạnh thương hiệu, cái tên này dường như đã có hiệu quả trong nhiều mức độ).
Tuy nhiên, cũng đã có một sự hồi phục thú vị về mối quan tâm về Khổng giáo tại Trung Quốc, một chuyển đổi có thể dẫn đến việc thay đổi hình ảnh của quốc gia này.
"Đầu tháng trước, biểu tượng nổi bật nhất tại Bắc Kinh là một bức tượng Khổng Tử cao chín mét tại Quảng trường Thiên An Môn. Như bạn biết, Quảng trường Thiên An Môn hầu như là một vị trí chính trị thiêng liêng và nơi duy nhất tại Bắc Kinh hầu như đông cứng trước thời gian trong ba thập niên qua. Thực tế việc họ đặt nó ở đây cho thấy rằng chính quyền đang tiến gần hơn nữa đến việc chính thức đón nhận Khổng giáo."
Đấy là những gì Daniel Bell, tác giả của cuốn Thuyết Khổng Giáo Mới của Trung Quốc: Chính trị và Đời sống Thường nhật trong một Xã hội Đổi thay, đã nói với tôi khi tôi hỏi ông về sự hồi phục của tư tưởng Khổng giáo ở Trung Quốc đương đại. Bell, người đang sống tại bắc Kinh và dạy môn triết tại trường Đại học Thanh Hoa, đã giải thích rằng đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về mối quan tâm mạnh mẽ đối với Khổng giáo tại Trung Quốc trong hai thập niên qua. Theo Bell, đúng là trong mười năm qua việc này đã thật sự tăng trưởng nhiều.
Thật thú vị khi tôi thấy một nhân vật mà trong hầu hết thế kỷ qua từng bị giới trí thức và Đảng Cộng sản đả kích giờ đây lại được đón nhận rộng rãi trong nước.
Vậy Khổng giáo đang được khuyến khích và lan toả tại Trung Quốc bằng cách nào nữa? Theo Bell, điều này đang xảy ra trên nhiều phương diện trên toàn quốc, bao gồm cả hệ thống giáo dục quốc gia. Ông lưu ý rằng ví dụ như những điển tích của Khổng giáo đang được dạy nhiều hơn trong các lớp học trên cả nước. "Ước tính có ít nhất là 10 triệu học sinh đang học các điển tích Khổng giáo một cách nghiêm túc," ông giải thích.
Những cộng đồng Khổng giáo "thử nghiệm"
Trong khi đó, cũng đã có những thử nghiệm, ví dụ như cộng đồng "thử nghiệm" tại tỉnh An Huy, nơi các công dân về cơ bản được khuyến khích sống theo các nguyên tắc Khổng giáo, (đặc biệt nhấn mạnh về tính hiếu thảo và tầm quan trọng của giáo dục, vân vân). Bell tin rằng nếu những thử nghiệm này sẽ thành công, chúng có thể được dùng làm khuôn mẫu cho các cộng đồng Khổng giáo khác trên khắp Trung Quốc. "Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và hiện có nhiều thử nghiệm đang được tiến hành và nếu chúng thành công tại một tầng lớp, chúng có thể được nhân lên ở các tầng lớp khác trên toàn quốc."
Sự hồi sinh này cũng đang được thúc đẩy bởi các cá nhân, Bell nói, đưa ra ví dụ về một cựu sĩ quan công an Trung Quốc tại Bắc Kinh, người từng bắt đầu đọc các điển tích Khổng giáo - và giờ đây đã trở thành một nhà giáo toàn thời gian chuyên phổ biến Khổng giáo trong hệ thống giáo dục.
Việc này cũng đang xảy ra tại các thành phần khác nhau trong chính quyền, ông nói, "đặc biệt là tại những nơi như Khúc Phụ, quê hương của Khổng Tử, nơi người dân tự hào về di sản Khổng Giáo của họ." Và, Bell bổ xung, nó còn được đưa vào hệ thống giáo dục xã hội Trung Quốc. "Tôi đã tham dự những hội nghị về giáo dục xã hội nơi họ thường dùng những giá trị Khổng Giáo... mà không thực sự gọi tên thật của nó."
Lý do phía sau của việc hồi sinh này là gì? Theo Bell, có rất nhiều nguyên nhân.
Tốt hơn Phật giáo
Về mức độ chính trị - vốn rõ ràng nhất - Bell giải thích rằng trong khi Trung Quốc vẫn được xem là một quốc gia cộng sản hoặc Marxist, "chẳng còn ai ngoại trừ những cụ già cách mạng còn tiếp tục tin vào chủ nghĩa Marx." Điều này đã dẫn đến một hiện tượng "khủng hoảng về tư tưởng chính danh" vốn làm nổi bật câu hỏi: "Chủ nghĩa Marx sẽ là gì, nếu không bị thay thế, thì ít nhất cũng được hỗ trở bởi cái gì?"
Đối với một số người, dân chủ cấp tiến Tây phương dường như là câu trả lời "có thể" cho tình cảnh hiện tại, nhưng theo Bell, vì mức độ tự hào về văn hoá ở Trung Quốc, người ta thường từ chối một khuôn mẫu chính trị kiểu phương Tây, "không chỉ chính quyền mà còn cả những nhà cải cách xã hội, các nhà chỉ trích và sinh viên trẻ đều đang tìm kiếm thêm nhiều những giá trị truyền thống riêng của Trung Quốc" - ví dụ như Khổng giáo. Bell nói thêm rằng rất quan trọng để nhớ rằng những thế hệ mới này không chỉ đơn giản "mù quáng đi theo" những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà còn rút tỉa từ những truyền thống này để tìm cách giải quyết những khó khăn chính trị hiện tại ở Trung Quốc.
Trong khi đó, trong thành phần xã hội, Khổng giáo cũng được đón nhận để đề cập đến sự suy yếu về trách nhiệm xã hội mà chủ nghĩa tư bản đem lại, Bell cho biết. Ông nói rằng tư tưởng Khổng giáo, về khía cạnh này, có thể đưa ra nhiều khả năng về giải pháp xã hội so với Phật giáo và Thiên Chúa giáo, vốn thường chú trọng nhiều về việc phát triển đời sống tinh thần cá nhân hơn là xã hội.
"Khổng giáo còn hơn là một cuộc sống tốt đẹp trong quan hệ xã hội, và với đức tính của một thành viên trong những quan hệ xã hội khác nhau, điều này đưa đến những trách nhiệm xã hội nhất định," ông giải thích. "Và vì thế Khổng giáo là một nguồn lực đương nhiên để nghĩ đến việc phát huy trách nhiệm xã hội trong thời đại của chủ nghĩa cá nhân - vốn thịnh hành trong đa phần các xã hội tư bản hiện nay." Vì thế, tư tưởng Khổng giáo đơn giản có hiệu quả tốt trong sự tăng trưởng kinh tế hiện nay của Trung Quốc.
Cuối cùng, về mức độ tư tưởng, sự đi lên về vị thế trên thế giới của Trung Quốc đang làm nảy ra việc nhìn lại những giá trị truyền thống cũ. "Giờ đây kinh tế Trung Quốc đang tương đối tốt đẹp so với nhiều quốc gia khác, người ta nói rằng 'hượm đã, có thể là truyền thống của chúng ta đã đóng góp vào việc này.'" Và đấy là lúc Khổng giáo bước vào khung cảnh, và nó có thể được liên hệ đến niềm tự hào văn hoá.
Với việc sống lại của Khổng giáo ở Trung Quốc, liệu các Viện Khổng học thực sự bắt đầu đón nhận và quảng bá những giá trị Khổng giáo trên toàn thế giới? Tiếp theo, tôi sẽ tìm hiểu điều này có thể xảy ra như thế nào, và nếu đúng như thế, tại sao nó lại là một điều tốt.
(còn tiếp)