Asia Times
Ngày 14 tháng 4 năm 2011Tính đến tuần lễ này là đúng 50 năm, vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, nhà du hành vũ trụ Sô Viết Yury Gagarin đã được phóng vào không gian và chỉ qua một đêm ông đã trở thành một nhân vật huyền thoại. Sau này, Kremlin đã bịa ra một kịch bản dựa trên hầu hết những gì được viết về ông. Jamie Doran, nhà văn đồng thời là nhà làm phim trong cuốn sách tiểu sử mới xuất bản do ông và Piers Bizony là đồng tác giả có đầu đề “Người đàn ông huyền thoại: Sự thật đằng sau huyền thoại về Yuri Gagarin,” đã khám phá con người thực sự của Gagarin đằng sau cái vẻ bề ngoài nghi thức mà người ta thường được thấy. Dưới đây là cuộc chuyện trò giữa Doran và Christian Caryl là tổng biên tập của Đài Âu châu tự do/Đài Tự do (RFE/RL) tại Washington.
RFE/RL: Tại sao cho đến tận bây giờ Gagarin vẫn còn mê hoặc cả thế giới?
Jamie Doran: Bản thân vũ trụ luôn mê hoặc con người. Ở thời của Gagarin con người hầu như chỉ như con chim non đang chuẩn bị để trăm năm nữa mới thực sự bước ra khỏi trái đất để khám phá vũ trụ. Và Gagarin là người tiên phong. Không ai có thể phủ nhận được điều này.
RFE/RL: Điều gì ông thấy hấp dẫn nhất ở Gagarin và câu chuyện của ông ấy?
Doran: Điều làm tôi mê mẩn nhất là khám phá con người thật của Gagarin – đó là một người tuyệt đối dễ thương mà hiếm ai không yêu mến ông ấy một cách thành thực. Chúng tôi đã rất khó khăn để tìm thấy một người chống lại ông – kể cả đối thủ lớn nhất của ông ấy là German Titov [người thứ hai được phóng lên quỹ đạo của Trái đất trên con tàu vũ trụ "Vostok 2" vào tháng 8 năm 1961]. Ông có biết không, rút cục Titov đã thừa nhận với chúng tôi rằng người ta đã đúng khi chọn Yury, tất cả mọi người đều yêu Yury. Và đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai con người đó: Yury, con trai của một nông dân còn Titov là con trai của một cặp vợ chồng làm nghề dạy học.
RFE/RL: Có câu chuyện ấn tượng nào minh họa tính cách của Gagarin?
Doran: Tôi thích câu chuyện được rất nhiều người kể lại ấy là cái lần ông ấy được mời làm khách danh dự, ông biết không, tại một buổi đại tiệc được tổ chức trong Điện Kremlin nhé. Và dĩ nhiên người ta không thấy ông ấy đâu cả. Cuối cùng thì họ cũng biết phải tìm ông ấy ở đâu. Ông ấy đã bỏ ra ngoài và đang uống chung một nửa chai vodka với một cậu lính học viện sỹ quan đang ngồi rét run trên một chiếc xe buýt đậu ở bên ngoài Điện Kremlin. Hôm đó người ta bố trí lính gác danh dự. Người ta thấy ông ấy đang tán gẫu với những người lính đó. Đó mới là đồng bào của ông ấy. Những người đang ngồi trên những chiếc ghế làm cảnh tại các bữa tiệc của Kremlin không phải là đồng bào của ông ấy.
RFE/RL: Gagarin có điểm yếu nào không?
Doran: Ông ấy cũng có những điểm yếu đuối như bất kỳ ai khác … Uống rượu rồi sau đó thì tán tỉnh phụ nữ, ấy là tôi nghĩ thế. Về mặt đó thì ông ấy cũng có những lúc như thế. Có những lần trở thành chuyện nổi đình đám chẳng hạn như lần ở khách sạn Foros ở Crimea khi vợ ông phát hiện ông đang ở trong tình trạng khó xử với một cô hầu phòng khách sạn nơi họ đang ở. Yury dĩ nhiên đã chạy ra chỗ cửa sổ rồi nhảy xuống đất từ lầu hai, mắt bị va đập và rách chảy rất nhiều máu. Rồi sau đó thì dĩ nhiên KGB đã bịa ra câu chuyện vớ vẩn là Yury bị ngã vào tảng đá khi đỡ cô con gái của ông ấy bị trượt chân, trong khi thực ra là ông ấy nhảy ra ngoài cửa sổ để trốn bà vợ.
RFE/RL: Gagarin đã xử xự thế nào khi ông đột nhiên nổi tiếng?
Doran: Lúc đầu thì ông ấy thích thú với sự nổi tiếng, nhưng rồi chuyện đó trở nên không thể chịu nổi. Và ông biết không, ông ấy bắt đầu uống rượu. Ông ấy bắt đầu mắc cái kiểu nói năng lè nhè. Nhưng cuối cùng thì ông ấy ra khỏi được tình trạng đó, ông ấy thiết kế các bộ phận khí động học cho máy bay và các loại xe được sử dụng trong vũ trụ sau này.
RFE/RL: Ông có biết được điều gì về quan điểm chính trị của ông ấy?
Doran: Ông ấy không phải là một nhà bất đồng chính kiến hoặc một người nổi loạn và có vẻ như ông ấy thực sự tin vào những lý tưởng của chế độ song không phải vì thế mà ông ấy không nhận ra những khuyết điểm của chế độ. Và tôi nghĩ trong chuyện này có một yếu tố quan trọng. Khi Nikita Khrushchev [lãnh tụ Sô-viết] còn đang nắm quyền thì Yury được phép gặp thẳng những người ở cấp rất cao và ông ấy có thể thực sự tác động được để giúp những người bình thường và thậm chí cả những đồng nghiệp của ông để có được điều này điều kia hoặc là giúp đỡ để cuộc sống của họ được tốt hơn.
Nhưng sau khi Khrushchev bị loại thì Leonid Brezhnev lên nắm quyền và Brezhnev không ưa Yury; điều này thì không còn nghi ngờ gì nữa. Có một câu chuyện về Yury được kể lại rất nhiều nhưng chưa bao giờ được khẳng định hoàn toàn ấy là có lần Yury đã ném chai rượu sâm banh vào mặt Brezhnev … Chắc chắn là cái việc người ta đồn đại câu chuyện này thôi thì cũng đã cho thấy mối quan hệ thực sự giữa hai người là thế nào rồi.
RFE/RL: Tại sao lại có rất nhiều giả thuyết về âm mưu xảy ra quanh cái chết của Gagarin?
Doran: Tôi ngả về ý kiến cho rằng có rất nhiều người đã rất lo sợ bị quy trách nhiệm cho cái chết của ông ấy. Và vì thế người ta đã ghi những điều hoàn toàn vớ vẩn vào trong hồ sơ tài liệu dùng làm bằng chứng.
Tôi nhớ lại Alexei Leonov, người đầu tiên bước từ con tàu vũ trụ ra ngoài không gian, kể rằng ông ấy được xem một bản báo cáo về cái chết của Yury nom có vẻ như do ông ấy soạn thảo – chuyện này xảy ra rất nhiều năm sau này – nhưng ông ấy chưa hề viết ra một báo cáo nào như vậy. Một ai đó đã thực sự viết ra bản báo cáo này rồi ký tên Leonov và đóng dấu ở cuối trang – nhưng mà bắt chước nom chẳng giỏi tí nào. Như vậy tôi cho rằng tất cả mọi người ngày đó đều rất lo sợ.
Thực ra tôi tuyệt nhiên không có bất cứ sự nghi ngờ nào, đây không phải là một vụ án mạng. Không có âm mưu giết ông ấy. Tôi nghĩ những người cho rằng ông ấy chết là do một âm mưu nào đó thì họ nên đi mà tìm hiểu ở chỗ khác. Tôi cho rằng đặt ra một giả thuyết như vậy là điều bậy bạ. Điều tôi muốn nói là ngày ấy rất nhiều người tìm cách lảng tránh để không bị quy trách nhiệm.
RFE/RL: Theo suy nghĩ của ông thì điều gì làm nên ý nghĩa bất tử của Gagarin?
Doran: Tôi thấy điều đáng ngưỡng mộ ở câu chuyện của Gagarin ấy là tôi cho rằng ông ấy có lẽ là người duy nhất và là người anh hùng thời Sô Viết duy nhất dễ dàng tiếp tục được coi là một vị anh hùng trong thời nước Nga ngày nay. Chúng ta thấy có rất ít nhân vật nổi tiếng thời Sô Viết được người Nga ca ngợi ngày nay. Gagarin chính là anh chàng duy nhất có thể vượt qua đồng thời cả hai thời đại đó …
Ngay cả cho dù có những điều tuyên truyền vớ vẩn được viết ra vào thời Sô Viết thì có một điều không ai có thể lảng tránh được ấy là tất cả mọi người ngày ấy đều yêu anh chàng này.
Người dịch: Phạm Anh Tuấn
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
- Yuri Gagarin: Chuyến bay vô ích? (Phạm Nguyên Trường).
Gerard De Groot (The Telegraph, Anh, 28/03/2011)
Nguồn: Yuri Gagarin: Waste of space?
Phạm Nguyên Trường dịch
Ngày 13 tháng 4 năm 2011
Năm mươi năm sau khi Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay lên quĩ đạo vòng quanh trái đất, Gerard DeGroot đặt câu hỏi liệu chuyến bay của ông có mang lại mục đích nào không.
Tàu Vostok, tức là con tàu đã đưa Yuri Gagarin – nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới – lên quĩ đạo vào ngày 12 tháng 4 năm 1961 trông khác hẳn con tàu mà Buck Rogers, trong bộ phim khoa học viễn tưởng, sử dụng trong chuyến du hành vào vũ trụ. Nó có hai cái cửa sổ nhỏ tí, Gagarin không cần nhìn xem mình đang bay đi đâu vì thực ra là ông không điều khiển được con tàu của mình. Cái buồng hình cầu đó gợi cho người ta nhớ đến rạp xiếc với quả cầu chứa người được bắn lên không trung.
Nói cho ngay, so sánh như thế là hoàn toàn chính xác, vì chiến công của Gagarin chỉ là một màn trình diễn đẹp mắt, bắt chước những trò mạo hiểm theo kiểu “Sơn Đông mãi võ” mà thôi. Lúc đó người ta đã thực hiện những chương trình nghiên cứu vũ trụ có ý nghĩa hơn nhiều, nhưng giá trị của chúng đã không được công nhận vì đấy là những chuyến bay không người lái. Ngày này cách đây 50 năm, Gagarin đã chứng minh một nguyên lí có giá trị cho đến ngày nay: muốn được chú ý thì vũ trụ cũng cần có khuôn mặt con người.
Gagarin đã trở về với cái thế giới mà thành tích của ông đã làm biến đổi một cách sâu sắc. Chuyến bay của ông đặt dấu chấm hết cho một loạt những cố gắng nhằm đi lên vũ trụ và đã làm cho Mĩ lúng túng. Người Mĩ vẫn tự hào là nước có nền công nghệ tiên tiến nhất, chủ nghĩa tư bản và hiện đại hóa được coi là luôn luôn song hành với nhau. Nhưng người Nga đã lật nhào quan niệm đó và đã gửi tới các nước không liên kết một thông điệp đầy sức mạnh. Họ là những người đầu tiên phóng được vệ tinh, người đầu tiên đưa được một con chó lên vũ trụ, và bây giờ là người đầu tiên đưa được người lên quĩ đạo vòng quanh trái đất. Nguyên nhân của những thành tích trong trò trình diễn này là họ đã không thành công như thế trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử.
Dù đầu đạn hạt nhân của hai bên có sức công phá như nhau nhưng bom của họ nặng hơn hẳn bom của Mĩ. Bom nặng hơn thì tên lửa cũng phải to hơn mới có thể mang được nó lên quĩ đạo xuyên lục địa. Người Nga, vốn là các bậc thày trong lĩnh vực tuyên truyền, nhanh chóng nhận ra rằng có thể sử dụng những quả tên lửa hướng lên trời này để đưa vào vũ trụ biểu tượng cho tính ưu việt của mình. Dường như đối với họ sấm và chớp là tất cả.
Trước chuyến bay của Gagarin, Mĩ chưa có một chiến lược vũ trụ rõ ràng. Tổng thống Eisenhower không muốn bị lôi kéo vào một cuộc cạnh tranh nâng tạ mà theo ông là vớ vẩn. Ông cho rằng du hành trong vũ trụ “là một cuộc phiêu lưu phức tạp và tốn tiền” mà chẳng được tích sự gì. Ông đã phủ quyết đề xuất về chuyến bay của tàu Apollo lên mặt trăng do NASA đệ trình. Các cố vấn của tổng thống phá lên cười khi có người nói rằng sau khi lên được mặt trăng chắc NASA sẽ muốn lên sao Hỏa nữa.
John Kennedy, người kế nhiệm Eisenhower, cũng có cùng những mối ngờ vực như thế. Các cố vấn của ông cảnh báo rằng: “Chương trình tăng tốc nhằm đưa người lên quĩ đạo có thể gây trở ngại cho sự phát triển của chương trình khoa học và kĩ thuật của chúng ta”. Họ đã nói đúng. Vì chính Kennedy cũng biết rằng Mĩ đi trước Liên Xô trong lĩnh vực kĩ thuật vệ tinh, ông không thấy nhu cầu thể hiện nam tính ở đây. Nhưng dân chúng Mĩ không thích như thế, họ muốn có những người anh hùng như Gagarin, chứ không phải là những thứ vớ vẩn đang bay vòng quanh trái đất. Báo chí khắp cả nước coi chuyến bay của Gararin là thất bại của Mĩ hơn là thắng lợi của Liên Xô.
Có vẻ như một mình Gagarin đã thắng trận đánh lớn nhất trong chiến tranh lạnh. Những người bạn của Kennedy cảnh báo ông rằng các nước không liên kết sẽ coi Liên Xô là siêu cường thực sự. Năm ngày sau thì xảy ra sự kiện Vịnh Con Heo. Dường như Mĩ chẳng làm được gì hết.
Trước đám đông Kennedy vẫn tỏ ra tự tin, nhưng ông đã hoảng hốt khi chỉ còn một mình. “Có lĩnh vực nào mà ta có thể vượt họ không?”, Kennedy hỏi nhóm các chuyên gia vũ trụ. “Giá có người nào đó nói cho tôi cách thức vượt họ. Hãy tìm bằng được một người nào đó, người nào cũng được. Tôi không quan tâm, người gác gian bên kia cũng được, miễn là anh ta biết. Không có chuyện gì quan trọng hơn”. Robert Gilruth đại diện cho NASA đứng lên. Ông ta nói với Kennedy: “Cần phải bắt tay vào một công việc khó khăn và mới, để cho Liên Xô phải bắt đầu từ con số không. Họ không thể lấy những quả tên lửa cũ và lắp máy mới vào được và làm những việc mả ta không thể làm nổi. Đấy sẽ cần tên lửa cực mạnh, thí dụ như bay lên mặt trăng”.
Bị thuyết phục bởi logic của sự hoành tráng, Kennedy tuyên bố vào ngày 25 tháng 5 năm 1961: “Tôi tin rằng nước ta phải cam kết đạt được mục tiêu đưa người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn trước khi thập niên này kết thúc”. Mặt trăng trở thành quan trọng “vì nó đấy” – nó nằm trên vạch đến trong cuộc chạy đua giành uy tín.
Kennedy bao giờ cũng cảm thấy khó giải thích vì sao phải bay lên mặt trăng. Trong một phút bộc trực, ông đã hỏi một nhà báo: “Chả lẽ anh lại không nghĩ rằng tôi muốn chi hàng tỉ đồng này cho những chương trình ở đây, thí dụ như ý tế, giáo dục và an sinh xã hội ư? Nhưng trong chuyện này chúng ta chẳng có lựa chọn nào hết. Uy tín của quốc gia quan trọng lắm”. Khi cố vấn của ông về khoa học là Jerome Wiesner khẳng định rằng có thể chi tiền vào những việc hữu ích hơn thì Kennedy trả lời: “Anh sai rồi. Nếu trên mặt đất anh có một chương trình khoa học hoành tráng mà lại hữu ích hơn, thí dụ như ngọt hóa đại dương hay một cái gì đó đầy kịch tính và thuyết phục như vũ trụ thì chúng ta đã làm rồi”.
NASA rất không thích cách thức thực hiện sứ mệnh lên mặt trăng. Cơ quan này muốn có một chương trình chinh phục vũ trụ mà không đặt ra thời hạn cụ thể, chứ không phải là cuộc chạy đua đơn độc với đích đến đã được xác định. Khi người lãnh đạo NASA là James Webb phàn nàn với Kennedy về những ưu tiên méo mó của Mĩ thì tổng thống la lên: “Tất cả những việc chúng ta làm đều phải liên kết với chuyến bay lên mặt trăng trước người Nga. Nếu không thì chẳng cần phải chi những khoản tiền lớn đến như thế vì tôi không quan tâm tới vũ trụ. Chúng ta đang nói tới những khoản chi khủng khiếp. Chúng ta đã phá hoại ngân sách, chỉ có thể biện hộ được nếu chúng ta hoàn thành trong thời hạn mà tôi đề nghị”.
Như vậy nghĩa là Gagarin đã nắm mũi Kennedy để lôi ông ta vào vũ trụ. Trong thời gian thực hiện sứ mệnh lịch sử này, trong lĩnh vực khoa học vũ trụ và công nghệ vệ tinh, Mĩ đang đi trước Nga năm năm. Nhưng họ đã bất ngờ thay đổi phương hướng và chuẩn đưa người lên mặt trăng. Phản ứng của Kennedy đối với chuyến bay của Gagarin đã tạo ra đường lối hành động còn thịnh hành cho đến ngày nay. Nguyên nhân chính để người Mĩ không quay trở lại mặt trăng nữa là vì họ đã lên đấy vì một nguyên nhân sai lầm. Khi đã thắng trong cuộc đua, đã chứng minh được sức mạnh của mình thì lên nữa là việc làm vô nghĩa.
Tham vọng của Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy ý tưởng đưa người vào vũ trụ đã trở thành một mô thức, một cuộc trắc nghiệm tính kiên cường của dân tộc. Quan trọng không phải là phát hiện được điều gì mà là uy tín hão trên mặt đất.
Ngành công nghiệp vũ trụ hiện nay đang bị bệnh tâm thần phân liệt rất nặng. Những thành tựu vĩ đại nhất làm thay đổi đời sống của chúng ta diễn ra trên khoảng không gần trái đất, đấy là nhờ các vệ tinh. Tiến bộ đạt được trong lĩnh vực thông tin liên lạc, dự báo thời tiết và thu thập thông tin tình báo.v..v.. đã mang lại những lợi ích cực kì to lớn. Nhưng người ta vẫn bị các nhà du hành vũ trụ ám ảnh. Các cơ quan nghiên cứu vũ trụ biết rằng khả năng thu hút tiền của họ phụ thuộc vào khả năng tạo ra các anh hùng của họ. Những nước, hiện vẫn đang thích nghe những bài hát ngọt ngào về uy tín, đang chi những khoản tiền có hạn của mình vào những dự án phù phiếm và vô nghĩa lí như thế.
Ngay đầu tháng này người ta cũng đã chứng kiến biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt như thế trong dịp Hội hàng không hoàng gia (Anh) kỉ niệm 50 năm ngày Gagarin bay vào vũ trụ. Phillip Lee, đại biểu quốc hội, phó chủ tịch Ủy ban vũ trụ của quốc hội, đã đọc một bài diễn văn đầy kích thích, với những ngôn từ vay mượn từ bộ phim Star Trek.
“Ước mơ của tôi”, Lee nói, “là một ngày nào đó một người Anh sẽ đi trên mặt trăng hay sao Hỏa”. Ông ta làm cho các đại diện của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), những người đến đây để bán vệ tinh nhân tạo, phải mỉm cười. “Thật là thú vị”, một kĩ sư của ESA nói, “chúng ta sử dụng vệ tinh để nghiên cứu trái đất, nhưng khi nói đến nghiên cứu sao Hỏa là y như rằng người ta bảo phải có người bay lên đó”.
Chỉ mấy ngày nữa là tượng của Gagarin sẽ được đặt giữa London. Đấy chính là lòng tôn kính trước thành tích vĩ đại. Nhưng kì tích của ông, cũng giống như việc chinh phục đỉnh Everest – đã làm cho mọi người rất xúc động, song lợi ích thì chẳng bao nhiêu.
Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn cảm thấy cần phải lập lại chiến công của Gagarin nhưng người ta vẫn hi vọng rằng tương lai thuộc về một tổ chức khiêm tốn là Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Những dự án trong vũ trụ quá đắt đỏ cho nên cần phải phân bố chi phí và thu nhập từ những dự án đó. Sự hợp tác chắc chắn sẽ bảo đảm rằng uy tín sẽ không còn phá hỏng sự cân bằng trong vũ trụ nữa.
Anh có thể đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này, nhưng đấy không thể là thứ nằm trong trí tưởng tượng của ông Phillip Lee. Người Anh cần phải làm cái mà họ có thể làm một cách tốt nhất, cụ thể là giúp chế tạo các vệ tinh nhằm cải thiện cuộc sống của chúng ta. Còn nếu Buck Rogers cảm thấy bị coi thường thì ông ta có thể đến Trung Quốc mà ở.
Gerard DeGroot là tác giả cuốn Phía tối của mặt trăng ['Dark Side of the Moon]
———————————-
-Chuyện ít biết về nhà du hành số 1
12/4 là ngày kỷ niệm Gagarin bay vào vũ trụ, bài báo nhỏ này cung cấp một số thông tin ít được biết đến về Nhà du hành vũ trụ số Một.
Tượng đài Yuri Gagarin đặt gần tại Moscow. |
Làm thế nào để rút ra từ số phận của nhà du hành vũ trụ đầu tiên những bài học cần noi theo? Liệu trong tiểu sử của anh có những dấu hiệu bí mật nào định trước con đường sống? Có những đặc trưng nào của tính cách đã cho phép đưa loài người lên quỹ đạo mới?
Những thông tin dưới đây sẽ phần nào trả lời các câu hỏi trên:
Tuổi thơ có những chuyện buồn
Gia đình họ nhà Gagarin khá lớn: bốn con (ba trai, một gái). Trong đó, Yura (tên gọi thân mật của Yuri) là thứ ba. Họ nhà Gagarin là nông dân lâu đời sống ở Klusino, ngôi làng cổ giàu có.
Gia đình Gagarin sống dư dật – nhà ở vững chãi, có khu nuôi gia súc riêng, có vườn cây ăn quả lớn, vườn rau, xưởng dệt lanh, bãi tắm riêng. Ngày nay, rất khó để tìm thấy một cơ ngơi như vậy ở nông thôn.
Bố của Yura, Aleksei Ivanovik thuộc lớp đàn ông đang mất dần đi, những người được gọi là có “bàn tay vàng”. Bà mẹ Anna Timofeevna chỉ học hết tiểu học ở Peterburg, không học tiếp lên trung học vì thiếu tiền. Song trong đời, bà đọc rất nhiều và luôn làm những người chép tiểu sử cậu con trai thứ ba phải ngạc nhiên vì những trích dẫn vô tận các tục ngữ.
Năm 1941, khi Yura vừa mới đi học thì quân Đức chiếm Klusino. Bọn Đức đã đuổi cả nhà cùng trẻ nhỏ ra đường, lấy nhà làm xưởng. Xưởng trưởng Albert là người “vui tính”. Hắn rải kẹo ra hiên nhà, và khi trẻ nhỏ thò tay ra lấy, thì hắn lấy ủng dẵm lên ngón tay và cười khoái trí.
Người Đức thiết lập một kỷ luật sắt và coi trọng nền nếp. Có lần ông Aleksei tranh cãi với chúng, liền bị bọn Đức lôi vào chuồng ngựa dùng thắt lưng đánh như một đứa trẻ.
Trước mùa Đông, gia đình Gagarin đào được một cái hầm ngoài vườn rau, phủ cỏ lên nóc hầm, đắp lò sưởi. Cả nhà Gagarin đã sống trong căn hầm này một năm rưỡi, cho đến khi Hồng Quân đến.
Không lâu trước khi phải rút lui, bọn Đức đã bắt anh Valentin và chị Zoya sang Đức. Chính Yura đã tận mắt thấy các bà mẹ chạy theo chiếc xe chở con cái họ, còn quân Đức thì dùng báng súng đuổi họ đi.
Trong rất nhiều sách không hề có chút ghi nhớ gì của Gagarin về những năm chiến tranh. Có thể, lý do là vì những ghi nhớ của trẻ nhỏ, giống như những giấc mơ lại là những gì khủng khiếp nhất, và chẳng ai muốn nhắc chúng lại thành lời cả.
Gia đình họ nhà Gagarin khá lớn: bốn con (ba trai, một gái). Trong đó, Yura (tên gọi thân mật của Yuri) là thứ ba. Họ nhà Gagarin là nông dân lâu đời sống ở Klusino, ngôi làng cổ giàu có.
Gia đình Gagarin sống dư dật – nhà ở vững chãi, có khu nuôi gia súc riêng, có vườn cây ăn quả lớn, vườn rau, xưởng dệt lanh, bãi tắm riêng. Ngày nay, rất khó để tìm thấy một cơ ngơi như vậy ở nông thôn.
Bố của Yura, Aleksei Ivanovik thuộc lớp đàn ông đang mất dần đi, những người được gọi là có “bàn tay vàng”. Bà mẹ Anna Timofeevna chỉ học hết tiểu học ở Peterburg, không học tiếp lên trung học vì thiếu tiền. Song trong đời, bà đọc rất nhiều và luôn làm những người chép tiểu sử cậu con trai thứ ba phải ngạc nhiên vì những trích dẫn vô tận các tục ngữ.
Năm 1941, khi Yura vừa mới đi học thì quân Đức chiếm Klusino. Bọn Đức đã đuổi cả nhà cùng trẻ nhỏ ra đường, lấy nhà làm xưởng. Xưởng trưởng Albert là người “vui tính”. Hắn rải kẹo ra hiên nhà, và khi trẻ nhỏ thò tay ra lấy, thì hắn lấy ủng dẵm lên ngón tay và cười khoái trí.
Người Đức thiết lập một kỷ luật sắt và coi trọng nền nếp. Có lần ông Aleksei tranh cãi với chúng, liền bị bọn Đức lôi vào chuồng ngựa dùng thắt lưng đánh như một đứa trẻ.
Trước mùa Đông, gia đình Gagarin đào được một cái hầm ngoài vườn rau, phủ cỏ lên nóc hầm, đắp lò sưởi. Cả nhà Gagarin đã sống trong căn hầm này một năm rưỡi, cho đến khi Hồng Quân đến.
Không lâu trước khi phải rút lui, bọn Đức đã bắt anh Valentin và chị Zoya sang Đức. Chính Yura đã tận mắt thấy các bà mẹ chạy theo chiếc xe chở con cái họ, còn quân Đức thì dùng báng súng đuổi họ đi.
Trong rất nhiều sách không hề có chút ghi nhớ gì của Gagarin về những năm chiến tranh. Có thể, lý do là vì những ghi nhớ của trẻ nhỏ, giống như những giấc mơ lại là những gì khủng khiếp nhất, và chẳng ai muốn nhắc chúng lại thành lời cả.
Khát vọng từ đam mê chơi bóng rổ
Sau chiến tranh gia đình Gagarin chuyển đến Ggiatxk. Ngôi nhà cũ được chuyển đến rìa làng mới. Dù cha mẹ Gagarin không thích phân loại con cái nhưng họ phải thừa nhận Yura là đứa trẻ thông minh nhất. Các thày cô giáo vẫn bảo “Yura, đừng giơ tay mãi thế, chúng ta biết là em thuộc bài rồi mà”.
Ngay từ nhỏ Yura đã là một cậu bé nghiêm khắc với bản thân, rất có chí hướng. Mọi người đều bảo: “Yura luôn sống động như giọt thuỷ ngân vậy”. Cậu bé quan tâm đến mọi thứ, làm gì cũng được nhưng Yura đặc biệt thích chụp ảnh và định học chơi tất cả các loại nhạc cụ. Rất tiếc, sau chuyến bay vào vũ trụ, tất cả ảnh mà Yura chụp hồi nhỏ bị phóng viên trên thế giới lấy đi hết.
Năm 1949, Yura học xong lớp sáu và quyết định lên Moscow học tiếp. Mọi người đã tìm hết lời để khuyên can, nhưng cậu cảm thấy ở Ggiatxk quá gò bó. Cậu bị lôi cuốn ra thế giới rộng thoáng hơn.
Yura thi đỗ vào trường dạy nghề công nhân ở Lyubers (thành phố vệ tinh ở tỉnh Moscow) và đã tốt nghiệp loại ưu, được cấp bằng chuyên ngành “thợ làm khuôn xưởng đúc”, chuyên ngành đòi hỏi phải có kiến thức và thể lực.
Ngay từ nhỏ Yura đã là một cậu bé nghiêm khắc với bản thân, rất có chí hướng. Mọi người đều bảo: “Yura luôn sống động như giọt thuỷ ngân vậy”. Cậu bé quan tâm đến mọi thứ, làm gì cũng được nhưng Yura đặc biệt thích chụp ảnh và định học chơi tất cả các loại nhạc cụ. Rất tiếc, sau chuyến bay vào vũ trụ, tất cả ảnh mà Yura chụp hồi nhỏ bị phóng viên trên thế giới lấy đi hết.
Năm 1949, Yura học xong lớp sáu và quyết định lên Moscow học tiếp. Mọi người đã tìm hết lời để khuyên can, nhưng cậu cảm thấy ở Ggiatxk quá gò bó. Cậu bị lôi cuốn ra thế giới rộng thoáng hơn.
Yura thi đỗ vào trường dạy nghề công nhân ở Lyubers (thành phố vệ tinh ở tỉnh Moscow) và đã tốt nghiệp loại ưu, được cấp bằng chuyên ngành “thợ làm khuôn xưởng đúc”, chuyên ngành đòi hỏi phải có kiến thức và thể lực.
Có chuyển kể rằng Gagarin được chọn là nhà du hành số 1 vì nụ cười của anh. |
Ở trường dạy nghề, dù tầm vóc không cao (1m65), Yura say mê bóng rổ và chơi rất tốt, là đội trưởng đội bóng rổ của trường, giống như sau này ở trường trung cấp kỹ thuật. Nhà tâm lý học có thể thấy trong niềm đam mê bóng rổ của nhà du hành vũ trụ tương lai ẩn chứa khát vọng vươn tới đỉnh cao, mở rộng khả năng tự nhiên …
Năm 1951, Yuri Gagarin thi đỗ vào trường trung cấp kỹ thuật ở Saratov và bắt đầu say mê hàng không và vũ trụ. Các thí nghiệm ở nhóm vật lý ngoại khoá cứ như là phép mầu mê hoặc. Như chính Gagarin nhớ lại, “tiểu sử vũ trụ” của anh bắt đầu từ làm quen với báo cáo về các công trình của Ziolkowski (1857– 1935, ông tổ ngành du hành vũ trụ Nga).
Những lời như “loài người không chỉ dừng lại mãi trên mặt đất, trong cuộc đuổi theo ánh sáng và không gian, đầu tiên họ e dè vượt qua giới hạn của bầu khí quyển, sau đó sẽ chinh phục toàn bộ không gian quanh mặt trời” đã làm chàng trai đến từ làng Klusino sửng sốt.
Nạn nhân của bạo lực trong quân ngũ?
Bất kể thời nào thì phục vụ trong quân đội cũng không đơn giản. Tại trường sĩ quan ở Orenburg, trợ lý trung đội trưởng Gagarin đã gặp xung đột khá gay cấn. Một số chiến sĩ quyết định ra tay với anh. Một vài học viên đã tổ chức đánh “hội đồng” Gagarin vào ban đêm khiến anh phải đi viện mất 1 tháng. Ba học viên đã bị toà án binh xử. Còn trung sĩ Gagarin thì không hề giảm yêu cầu đối với bản thân và đồng đội.
Ở trường sĩ quan từng xảy ra những sự cố nghiêm trọng hơn. Trong tất cả các môn học, Gagarin đều đạt điểm tối đa, nhưng không hiểu sao không thể nắm được việc hạ cánh (máy bay luôn bị chúi mũi xuống). Thế là đã có quyết định loại Gagarin ra khỏi lớp. Nhưng chỉ huy đã không ký duyệt, chỉ vì học viên đã khóc nức nở, nói rằng "nếu không được bay thì sống cũng bằng thừa".
Vào thời khắc cuối cùng trước khi ký lệnh, hiệu trưởng nhìn đội ngũ học viên xếp hàng ngay ngắn trước mặt, bỗng phát hiện ra chiều cao khiêm tốn của trung sĩ Gagarin. Biết đâu chính vì thế mà góc nhìn của học viên bị thay đổi và làm giảm cảm giác tiếp đất? Thế là đã có quyết định dành cho Gagarin cơ hội cuối cùng. Người ta kê xuống dưới ghế ngồi của phi công một miếng lót rất dày, và Gagarin đã hạ cánh thành công. Năm 1957, Yuri Gagarin đã tốt nghiệp loại ưu trường sĩ quan.
Gagarin từng suýt bị loại khi học lái máy bay. |
Ganh tị với ai đó?
Đội huấn luyện du hành vũ trụ đầu tiên có 20 phi công được chọn về từ cả nước. Nhưng chỉ có 12 người trở thành nhà du hành vũ trụ.
Thử thách thật sự khắc nghiệt, và không phải ai cũng vượt qua được. Thậm chí, Grigori Nelyubov (người dự bị thứ hai của Gagarin, xếp sau German Titov, nhà du hành vũ trụ thứ hai, nguyên Chủ tịch Hội hữu nghị Nga – Việt), một phi công có nhiều phẩm chất tốt, cũng bị buộc phải rời bỏ đội bay.
Học tập, những thử thách rất khắc nghiệt khác thường, thể thao, đi săn, các năng khiếu nghệ thuật – có rất nhiều lĩnh vực mà các nhà du hành vũ trụ tương lai có thể thể hiện mình. Không ai dám nói là không có ai bằng được Gagarin trong một lĩnh vực nào đó nhưng Gagarin luôn trong số dẫn đầu, như một vận động viên nhiều môn phối hợp, anh đã chiến thắng trên đường đua dài, theo bảng xếp hạng tổng. Chắc là, Gagarin có một đặc điểm đặc biệt làm anh khác người, đó là, không bao giờ đến muộn.
Gagarin bắt tay lãnh đạo Liên Xô trước chuyến bay lịch sử. |
Thậm chí, ngay ở Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, khi ảnh các ứng viên đầu tiên được mang đến, cũng không ai quyết định được ai hơn ai vì ai cũng giỏi cả. Cả Ban chấp hành trung ương nhất trí để những người thừa hành trực tiếp lựa chọn.
Nhiều năm sau chuyến bay đầu tiên, chính Titov, nhà du hành vũ trụ thứ hai đã nói: “Khi Yura được chọn bay chuyến đầu tiên, tôi đã rất ghen tị với anh ấy. Và tôi thật sự không hiểu tại sao lại chính là anh? Chúng tôi đều đã luyện tập như nhau cả về tâm lý và thể lực. Nhưng mãi sau này tôi mới hiểu ra: Chỉ Gagarin mới có một phẩm chất tuyệt vời. Anh không mảy may có chút gì ghen tị".
(còn tiếp)
Nhận xét trước khi bay (vào vũ trụ) của Gagarin “Yêu thích các vở diễn có hoạt động tích cực, với chủ đề anh hùng ca, ý chí giành chiến thắng, tinh thần thi đua. Khi chơi thể thao giữ vai trò người dẫn đầu, đội trưởng. Thông thường, ý chí giành chiến thắng, sức chịu đựng, định hướng vào mục tiêu, tinh thần đồng đội của anh có vai trò quan trọng. Từ yêu thích – “làm việc”. Tại các hội nghị thường đưa ra các đề xuất cụ thể. Luôn tự tin vào bản thân, vào sức mình. Lòng tự tin luôn vững chắc. Rất khó, hầu như không thể làm cho anh mất cân bằng. Tâm trạng thường hơi phấn khích, chắc là do đầu óc rất hóm hỉnh và hay cười. Đồng thời rất tỉnh táo và có khả năng phân tích. Có tính tự chủ không giới hạn. Dễ dàng vượt qua các cuộc luyện tập, làm việc hiệu quả. Phát triển hết sức hài hoà. Chân thành cởi mở. Lịch sự, nhã nhặn, cực kỳ cẩn thận. Thích nhắc đi nhắc lại: “Như đã được dạy!”. Khiêm tốn. Khi đùa quá lời thường lúng túng. Phát triển trí tuệ rất cao. Trí nhớ tuyệt vời. Trong số bạn bè nổi bật sự chú ý tích cực cao, sáng dạ, phản xạ nhanh. Sử dụng một cách tự tin các công thức cơ học bầu trời và toán học cao cấp. Không ngại bảo vệ chính kiến anh cho là đúng. Xem ra, hiểu cuộc sống nhiều hơn một số bạn cùng trang lứa. Quan hệ với vợ hiền dịu”. >> Lịch sử chinh phục vũ trụ >> Hành trình khám phá vũ trụ của Liên Xô (kỳ 3) >> Hành trình khám phá vũ trụ của Liên Xô (kỳ 2) >> Hành trình khám phá vũ trụ của Liên Xô (kì 1) |
--
Ảnh: Sergei Khrushchev (giữa) cùng với (từ trái sang) sử gia Sergo Mikoyan, phi hành gia Valentina Tereshkova, và Yuri Gagarin, tại Điện Kremlin, Matxcơva năm 1962. Ảnh lấy từ lưu trữ cá nhân của Sergei Khrushchev.-- 50 years ago, Yuri Gagarin started the race into space (projo.com) -Cách đây 50 năm, Yuri Gagarin bắt đầu cuộc chạy đua vào vũ trụ
Projo.com--Thomas J. Morgan Ngày 11-4-2011
Providence (thủ phủ tiểu bang Rhode Island, Mỹ) — Nối dài thêm truyền thống khám phá của nhân loại, cách đây nửa thế kỷ, một con người đã lần đầu tiên phá vỡ bức rào cản mà vũ trụ dựng nên.
Vào ngày 12-4-1961, nhà vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin (hồi ấy chưa có khái niệm “phi hành gia”) đã bay vòng quanh Trái đất, sau đó trở về bầu khí quyển. Theo đúng kế hoạch, Gagarin nhảy dù khỏi khoang lái, và vinh quang hạ cánh xuống mặt đất.
Một cảm giác rùng mình vì vui sướng lan tỏa khắp trong những người dân Xô Viết – và nỗi mất tinh thần che phủ nước Mỹ thời chiến tranh lạnh.
Đầu tiên là lần mất uy tín vào năm 1957 khi người Xô Viết chiến thắng trong cuộc chạy đua phóng vệ tinh (Sputnik) lên quỹ đạo. Sau đó, thậm chí ngay cả việc Alan Shepard, một trong bảy phi hành gia đầu tiên của đội Mercury, bay vào vũ trụ chỉ không đầy một tháng sau chiến công lịch sử của Gagarin, cũng chẳng nâng được tinh thần Mỹ lên bao nhiêu, vì Shepard chỉ nhào lộn vài vòng lên cao rồi lại quay về hướng trái đất. Mãi cho đến khi John Glenn bay vào không gian, tháng 2 năm sau đó (1962), người Mỹ mới hoàn thành được một chuyến bay vòng quanh trái đất.
Sergei N. Khrushchev rất nhớ những ngày đó.
Là con trai của Nikita Khrushchev, Sergei là một nhà khoa học tên lửa, làm việc trong chương trình vũ trụ của Liên Xô thời gian ấy, và biết rõ Gagarin. Bây giờ, ông là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson, thuộc Đại học Brown.
Hôm thứ sáu (8-4), nhớ lại những ngày xưa, Khrushchev kể rằng Gagarin là “một người rất dễ thương, lúc nào cũng tươi cười”.
Thời ấy, vũ trụ là một biên giới không ai biết tới. “Bây giờ chúng ta biết đủ thứ” – ông nói. Thật ra, ngày xưa người ta chẳng biết cái gì cả.
“Các nhà khoa học tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với bộ não người? Nó có bị phân rã không? Có thể phi hành gia sẽ mất trí sau chuyến bay. Người ta cũng có chút hiểu biết, nhờ việc đưa chó vào vũ trụ. Nhưng chó thì không nói được điều gì đã xảy ra với chúng. Vậy là phải tìm người nào khỏe mạnh nhất. Chúng tôi thực sự là đã đi tìm chuột bạch”.
Theo ông, Gagarin được chọn vì vóc dáng – vì kích thước cơ thể chứ không phải vì danh tiếng. Gagarin thấp, nghĩa là anh có thể ngồi vừa khoang lái chật ních. Khrushchev không đạt tiêu chuẩn vì ông cao 6 feet (1,83 mét – ND).
“Tôi không biết vũ trụ có ý nghĩa đến như thế nào” – ông nói. “Tất nhiên chúng tôi nghĩ: “Chúng ta đã có thể đưa chó vào vũ trụ? Vậy chúng ta cũng có thể đưa người lên vũ trụ, không khác biệt lắm”. Chúng tôi là những kẻ kỹ trị. Bố tôi hiểu tầm quan trọng to lớn của việc này đối với nhân dân. Chính ông có ý tổ chức một buổi lễ thật lớn để đón Gagarin. Ông bảo: “Tôi sẽ gặp anh ta tại phi trường và bố trí đưa anh tới Quảng trường Đỏ (ở Matxcơva) để tổ chức một sự kiện thật trọng đại trước công chúng”. Đó là một ngày mà có lẽ chúng ta có thể so sánh nó với chiến thắng phát xít Đức năm 1945. Cũng ở quy mô ấy”.
Khrushchev cho biết cả một đám đông khổng lồ đã tự động hình thành.
“Không hề được tổ chức. Nơi nơi người ta đứng trên bục cửa sổ, trên mái nhà, reo hò và hô khẩu hiệu thật lớn. Tôi nhớ các bác sĩ ở một bệnh viện gần đó mặc toàn áo trắng, hò la: “Hu-ra Gagarin! Chào mừng Gagarin!” và đủ thứ khác.
Gagarin tử nạn năm 1968 trong một chuyến bay thử nghiệm, máy bay của anh bị rơi.
“Tôi đã học được rất nhiều thứ từ Sergei, về những gì thật sự là thiết yếu trong sự phát triển của ngành du hành vũ trụ” – ông James W. Head III, giáo sư nghiên cứu địa chất các hành tinh, Đại học Brown, cho biết.
Head đang nghỉ ngơi cùng Khrushchev trong một tòa nhà của khoa địa chất học hành tinh ở trường đại học Brown. Họ ngồi trước một cái bàn đầy poster và các kỷ vật gợi nhớ lại những ngày đầu tiên con người chinh phục vũ trụ, trong đó có cả một bức tượng Gagarin bằng kim loại, của Head, được chọn từ những món đồ cổ của ngành thiên văn học vốn chất đầy văn phòng của ông.
Head đang là sinh viên địa chất khi ông hay tin về chuyến bay thành công của Gagarin.
Thế là đủ để ông chuyển hướng ngành học sang địa chất học hành tinh. Nhưng lúc đầu cảm hứng của ông là Sputnik.
“Tôi đã là một học sinh cấp ba, rồi một nhà địa chất học đang chập chững đi lên, nhìn xuống mặt đất. Sputnik đã khiến tôi phải ngước nhìn lên”.
“Cái gọi là ‘Internet’ của chúng tôi ngày ấy là radio sóng ngắn. Tôi có thể nghe Đài Phát thanh Matxcơva từ nhà, và biết được lúc nào phải bật đài, khi Sputnik bay trên nóc nhà tôi. Tôi nghĩ “có lẽ mình cũng có thể bay lên vũ trụ””.
“Sputnik và Gagarin đã làm tôi thay đổi suy nghĩ”.
Head có việc làm ở NASA, đó là việc huấn luyện phi hành gia cho chương trình Apollo. Khi chi phí cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam khiến chương trình chinh phục mặt trăng phải kết thúc, ông ký hợp đồng làm việc cho Đại học Brown và ở đó suốt 35 năm.
Thời trẻ, Head chỉ có một lần gặp khó khăn, khi ông gửi thư cho Đài Phát thanh Matxcơva, viết về tàu Sputnik, và nhận được thư trả lời “có dán những con tem vũ trụ rất đẹp của Liên Xô”.
Một hôm đang ngắm tem, ông nhìn lên. “Dì tôi đứng đó với ánh mắt đáng sợ”.
“Sau đó tôi được biết là dì làm việc cho CIA. Dì đã biết chắc là tôi không bao giờ có việc làm với chính quyền Xô Viết”.
Đại học Brown có kế hoạch tổ chức một diễn đàn công cộng vào thứ ba, 12-4, nhân kỷ niệm 50 năm ngày chuyến bay của Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ. Diễn đàn sẽ được tổ chức vào hồi 4h chiều tại Phòng 117, Sảnh MacMillan, khuôn viên trường Brown.
Các diễn giả dự kiến:
William A. Anders, phi hành gia tàu Apollo 8. Anders, Jim Lovell và Frank Borman là ba người đầu tiên vượt ra khỏi quỹ đạo Trái đất để bay vào quỹ đạo của mặt trăng, tháng 12-1968. Anders tham gia trò chuyện qua thiết bị điện thoại hội nghị (teleconference).
Sergei N. Khrushchev, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson, có tham gia chương trình vũ trụ Xô Viết.
James W. Head III, giáo sư ngành địa chất học hành tinh, huấn luyện phi hành gia trong chương trình chinh phục mặt trăng Apollo.
Alexander “Sasha” Basilevsky, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Comparative Planetology, Viện V.I. Vernadsky, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Brown, và đang hợp tác với các đồng nghiệp ở đây để tìm chỗ hạ cánh trên mặt trăng cho hai robot Nga. Có tham gia chương trình thám hiểm các hành tinh và mặt trăng thời Xô Viết.
Ronald P. Grelsamer, phó giáo sư giải phẫu chỉnh hình, Trung tâm Y tế Mount Sinai. Ông sẽ cung cấp một góc nhìn văn hóa thông qua việc bình luận về “Cuộc chạy đua lên mặt trăng và the Beatles: ADN của thập niên 1960”.
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
50 năm con người vào vũ trụ (12-4-1961 – 12-4-2011): Gagarin và bí mật cuối cùng Providence (thủ phủ tiểu bang Rhode Island, Mỹ) — Nối dài thêm truyền thống khám phá của nhân loại, cách đây nửa thế kỷ, một con người đã lần đầu tiên phá vỡ bức rào cản mà vũ trụ dựng nên.
Vào ngày 12-4-1961, nhà vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin (hồi ấy chưa có khái niệm “phi hành gia”) đã bay vòng quanh Trái đất, sau đó trở về bầu khí quyển. Theo đúng kế hoạch, Gagarin nhảy dù khỏi khoang lái, và vinh quang hạ cánh xuống mặt đất.
Một cảm giác rùng mình vì vui sướng lan tỏa khắp trong những người dân Xô Viết – và nỗi mất tinh thần che phủ nước Mỹ thời chiến tranh lạnh.
Đầu tiên là lần mất uy tín vào năm 1957 khi người Xô Viết chiến thắng trong cuộc chạy đua phóng vệ tinh (Sputnik) lên quỹ đạo. Sau đó, thậm chí ngay cả việc Alan Shepard, một trong bảy phi hành gia đầu tiên của đội Mercury, bay vào vũ trụ chỉ không đầy một tháng sau chiến công lịch sử của Gagarin, cũng chẳng nâng được tinh thần Mỹ lên bao nhiêu, vì Shepard chỉ nhào lộn vài vòng lên cao rồi lại quay về hướng trái đất. Mãi cho đến khi John Glenn bay vào không gian, tháng 2 năm sau đó (1962), người Mỹ mới hoàn thành được một chuyến bay vòng quanh trái đất.
Sergei N. Khrushchev rất nhớ những ngày đó.
Là con trai của Nikita Khrushchev, Sergei là một nhà khoa học tên lửa, làm việc trong chương trình vũ trụ của Liên Xô thời gian ấy, và biết rõ Gagarin. Bây giờ, ông là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson, thuộc Đại học Brown.
Hôm thứ sáu (8-4), nhớ lại những ngày xưa, Khrushchev kể rằng Gagarin là “một người rất dễ thương, lúc nào cũng tươi cười”.
Thời ấy, vũ trụ là một biên giới không ai biết tới. “Bây giờ chúng ta biết đủ thứ” – ông nói. Thật ra, ngày xưa người ta chẳng biết cái gì cả.
“Các nhà khoa học tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với bộ não người? Nó có bị phân rã không? Có thể phi hành gia sẽ mất trí sau chuyến bay. Người ta cũng có chút hiểu biết, nhờ việc đưa chó vào vũ trụ. Nhưng chó thì không nói được điều gì đã xảy ra với chúng. Vậy là phải tìm người nào khỏe mạnh nhất. Chúng tôi thực sự là đã đi tìm chuột bạch”.
Theo ông, Gagarin được chọn vì vóc dáng – vì kích thước cơ thể chứ không phải vì danh tiếng. Gagarin thấp, nghĩa là anh có thể ngồi vừa khoang lái chật ních. Khrushchev không đạt tiêu chuẩn vì ông cao 6 feet (1,83 mét – ND).
“Tôi không biết vũ trụ có ý nghĩa đến như thế nào” – ông nói. “Tất nhiên chúng tôi nghĩ: “Chúng ta đã có thể đưa chó vào vũ trụ? Vậy chúng ta cũng có thể đưa người lên vũ trụ, không khác biệt lắm”. Chúng tôi là những kẻ kỹ trị. Bố tôi hiểu tầm quan trọng to lớn của việc này đối với nhân dân. Chính ông có ý tổ chức một buổi lễ thật lớn để đón Gagarin. Ông bảo: “Tôi sẽ gặp anh ta tại phi trường và bố trí đưa anh tới Quảng trường Đỏ (ở Matxcơva) để tổ chức một sự kiện thật trọng đại trước công chúng”. Đó là một ngày mà có lẽ chúng ta có thể so sánh nó với chiến thắng phát xít Đức năm 1945. Cũng ở quy mô ấy”.
Khrushchev cho biết cả một đám đông khổng lồ đã tự động hình thành.
“Không hề được tổ chức. Nơi nơi người ta đứng trên bục cửa sổ, trên mái nhà, reo hò và hô khẩu hiệu thật lớn. Tôi nhớ các bác sĩ ở một bệnh viện gần đó mặc toàn áo trắng, hò la: “Hu-ra Gagarin! Chào mừng Gagarin!” và đủ thứ khác.
Gagarin tử nạn năm 1968 trong một chuyến bay thử nghiệm, máy bay của anh bị rơi.
“Tôi đã học được rất nhiều thứ từ Sergei, về những gì thật sự là thiết yếu trong sự phát triển của ngành du hành vũ trụ” – ông James W. Head III, giáo sư nghiên cứu địa chất các hành tinh, Đại học Brown, cho biết.
Head đang nghỉ ngơi cùng Khrushchev trong một tòa nhà của khoa địa chất học hành tinh ở trường đại học Brown. Họ ngồi trước một cái bàn đầy poster và các kỷ vật gợi nhớ lại những ngày đầu tiên con người chinh phục vũ trụ, trong đó có cả một bức tượng Gagarin bằng kim loại, của Head, được chọn từ những món đồ cổ của ngành thiên văn học vốn chất đầy văn phòng của ông.
Head đang là sinh viên địa chất khi ông hay tin về chuyến bay thành công của Gagarin.
Thế là đủ để ông chuyển hướng ngành học sang địa chất học hành tinh. Nhưng lúc đầu cảm hứng của ông là Sputnik.
“Tôi đã là một học sinh cấp ba, rồi một nhà địa chất học đang chập chững đi lên, nhìn xuống mặt đất. Sputnik đã khiến tôi phải ngước nhìn lên”.
“Cái gọi là ‘Internet’ của chúng tôi ngày ấy là radio sóng ngắn. Tôi có thể nghe Đài Phát thanh Matxcơva từ nhà, và biết được lúc nào phải bật đài, khi Sputnik bay trên nóc nhà tôi. Tôi nghĩ “có lẽ mình cũng có thể bay lên vũ trụ””.
“Sputnik và Gagarin đã làm tôi thay đổi suy nghĩ”.
Head có việc làm ở NASA, đó là việc huấn luyện phi hành gia cho chương trình Apollo. Khi chi phí cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam khiến chương trình chinh phục mặt trăng phải kết thúc, ông ký hợp đồng làm việc cho Đại học Brown và ở đó suốt 35 năm.
Thời trẻ, Head chỉ có một lần gặp khó khăn, khi ông gửi thư cho Đài Phát thanh Matxcơva, viết về tàu Sputnik, và nhận được thư trả lời “có dán những con tem vũ trụ rất đẹp của Liên Xô”.
Một hôm đang ngắm tem, ông nhìn lên. “Dì tôi đứng đó với ánh mắt đáng sợ”.
“Sau đó tôi được biết là dì làm việc cho CIA. Dì đã biết chắc là tôi không bao giờ có việc làm với chính quyền Xô Viết”.
Đại học Brown có kế hoạch tổ chức một diễn đàn công cộng vào thứ ba, 12-4, nhân kỷ niệm 50 năm ngày chuyến bay của Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ. Diễn đàn sẽ được tổ chức vào hồi 4h chiều tại Phòng 117, Sảnh MacMillan, khuôn viên trường Brown.
Các diễn giả dự kiến:
William A. Anders, phi hành gia tàu Apollo 8. Anders, Jim Lovell và Frank Borman là ba người đầu tiên vượt ra khỏi quỹ đạo Trái đất để bay vào quỹ đạo của mặt trăng, tháng 12-1968. Anders tham gia trò chuyện qua thiết bị điện thoại hội nghị (teleconference).
Sergei N. Khrushchev, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson, có tham gia chương trình vũ trụ Xô Viết.
James W. Head III, giáo sư ngành địa chất học hành tinh, huấn luyện phi hành gia trong chương trình chinh phục mặt trăng Apollo.
Alexander “Sasha” Basilevsky, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Comparative Planetology, Viện V.I. Vernadsky, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Brown, và đang hợp tác với các đồng nghiệp ở đây để tìm chỗ hạ cánh trên mặt trăng cho hai robot Nga. Có tham gia chương trình thám hiểm các hành tinh và mặt trăng thời Xô Viết.
Ronald P. Grelsamer, phó giáo sư giải phẫu chỉnh hình, Trung tâm Y tế Mount Sinai. Ông sẽ cung cấp một góc nhìn văn hóa thông qua việc bình luận về “Cuộc chạy đua lên mặt trăng và the Beatles: ADN của thập niên 1960”.
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
TP - Ngay trước kỷ niệm 50 năm ngày lần đầu tiên con người bay vào khoảng không vũ trụ (12-4-1961 – 12-4-2011), kết quả điều tra của Ủy ban điều tra chính phủ tai nạn thảm khốc làm phi công vũ trụ số 1 của hành tinh Yuri Gagarin tử nạn được công bố sau 43 năm giữ kín.
Xin nhắc lại là vào ngày 27-3-1968, Gagarin cùng huấn luyện viên bay Vladimir Seregin bay tập trên chiếc máy bay huấn luyện MIG 15. Máy bay đang bổ nhào thì bị rơi đâm đầu xuống đất tại khu rừng gần Kirdzach. Cú đâm mạnh đến mức chiếc máy bay nặng 5 tấn đã vỡ tan hệt như một cái lọ thủy tinh bị đập vào bức tường bê tông.
Ngay lập tức, một ủy ban điều tra của chính phủ đã được thành lập để điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của một trong những người nổi tiếng nhất thế giới và bạn của ông. Công việc đã được tiến hành cực kỳ cẩn trọng, với sự hỗ trợ của hàng trăm chuyên gia. Người ta đã dò tìm từng li từng tí một khu vực có bán kính 3 cây số quanh cái hố hình phễu mà chiếc MIG 15 để lại khi lao xuống. Từng mảnh vụn bé nhất của chiếc máy bay được nghiên cứu kỹ lưỡng. Và...
Các kết luận của Ủy ban điều tra được đóng dấu mật. Cho đến trước ngày 7-4-2011, chỉ có một tài liệu chính thức duy nhất về cái chết của Gagarin và Seregin được công bố là cáo phó của Bộ Chính trị BCH T.Ư Đảng Cộng sản Liên Xô: “... Do tai nạn khi đang thực hiện chuyến bay tập...”. Trong cáo phó không có một chữ nào về nguyên nhân cái chết của hai phi công.
Liệu có thể nói rằng giờ đây, sau 43 năm, rốt cuộc chúng ta được biết sự thật về cái chết của Gagarin?
Gagarin chuẩn bị bay vào vũ trụ. |
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do Gagarin thực hiện động tác cơ động quá gấp. Ủy ban điều tra kết luận: “Xuất phát từ phân tích các tình tiết của chuyến bay và các vật chứng điều tra, nguyên nhân nhiều khả năng nhất của tai nạn là việc thực hiện quá gấp động tác cơ động để tránh một bóng thám không. Hoặc là, ít khả năng hơn, để tránh việc máy bay lao vào mép cao của lớp mây thứ nhất” - ông A. Stenanov, người đứng đầu cơ quan bảo đảm hoạt động lưu trữ của tổng thống Nga trích dẫn từ văn bản Kết luận.
Kết quả là động tác bổ nhào quá gấp đã dẫn tới máy bay lao xuống đất trong điều kiện thời tiết phức tạp.
Tuy nhiên, liệu có không chứng cứ chính Gagarin là người thực hiện động tác cơ động quá gấp? Có thể là Seregin thực hiện động tác cho máy bay tránh nguy hiểm?
Tuy nhiên, liệu có không chứng cứ chính Gagarin là người thực hiện động tác cơ động quá gấp? Có thể là Seregin thực hiện động tác cho máy bay tránh nguy hiểm?
Hơn nữa, theo ý kiến của các chuyên gia thì người điều khiển máy bay cuối cùng là Seregin: Góc phá hủy trên miếng đệm chân ga máy bay trùng với góc phá hủy đế giày của Seregin. Trên đế giày của Gagarin không có dấu vết đó.
Và một câu hỏi thông thường: tại sao cả nước phải đợi lâu như vậy để tài liệu được giải mật? Lãnh đạo của Đảng (nơi báo cáo của Ủy ban điều tra được gửi tới) có thể đã quyết định rằng không nên làm hoen ố hình ảnh của một anh hùng nhân dân (đã phạm sai lầm trong điều khiển máy bay) và cho báo cáo vào tủ mật.
Đây được coi là bức ảnh cuối cùng của Gagarin. |
Nhưng, nếu nghĩ cho kỹ thì đến hôm nay câu hỏi ai là người cuối cùng điều khiển máy không còn quan trọng nữa. Bởi vì sau nhiều chục năm, kết tội các phi công thiếu chuyên nghiệp là ngu ngốc và thiếu tử tế. Seregin là một phi công cực kỳ kinh nghiệm.
Ông rất nghiêm túc trong nỗ lực khôi phục các kỹ năng bay của Gagarin. Điều quan trọng hơn là cuối cùng biết được sự thật. Bởi hậu quả của việc “im lặng” ngần ấy năm là sự xuất hiện của không dưới hàng chục giả thiết về cái chết của người anh hùng.
Xuất phát từ phân tích các tình tiết của chuyến bay và các vật chứng điều tra, nguyên nhân nhiều khả năng nhất của tai nạn là việc thực hiện quá gấp động tác cơ động để tránh một bóng thám không. Hoặc là, ít khả năng hơn, để tránh việc máy bay lao vào mép cao của lớp mây thứ nhất. |
Ngay từ những năm 70 thế kỷ trước, phi công vũ trụ số hai của hành tinh là German Titov đã nêu giả thuyết tương đối giống với kết luận vừa được công bố của Ủy ban điều tra của chính phủ. Ông cho rằng máy bay có thể đã va phải một trong các bóng thám không do các nhà khí tượng đưa lên không trung. Có một thiết bị được treo trên bóng thám không này, có thể nó đã va vào cánh hoặc ca bin máy bay. Nhưng người ta đã không lắng nghe Titov.
Một chuyên gia khác về thiết bị hàng không là I.I. Kuznetsov trong một nghiên cứu trước đây đưa gia thuyết là ca bin máy bay đã bị hở khiến các phi công trong khoảnh khắc bị mất tri giác. Ông cũng cho rằng máy đã bổ nhào gấp. Theo ông, khi Gagarin và Seregin tỉnh lại thì đã quá muộn: máy bay chỉ còn cách mặt đất vài mét.
Có thể các chuyên gia sẽ không bị thuyết phục đến cùng bởi kết luận của Ủy ban điều tra. Còn có quá nhiều điểm chưa rõ. “Cá nhân tôi không khẳng định dứt khoát sai lầm của phi công - Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm vũ trụ Nga A. Dzeleznyakov nói - Có một loạt nguyên nhân, khi phi công nhìn thấy phía trước có một vật thể, anh ta sẽ phản ứng theo bản năng để tránh va chạm”.
Chúng tôi nghĩ rằng chỉ một cuộc điều tra khác mới có thể đặt dấu chấm cuối cùng cho việc giải mã nguyên nhân tai nạn của chiếc MIG 15 của Gagarin. Rất may là mảnh vụn của chiếc máy bay xấu số hiện vẫn còn giữ tại một trong các viện nghiên cứu hàng không ở gần Mátxcơva.
Lê Xuân Sơn
Lược dịch từ Sự thật Thanh niên - Nga
Lược dịch từ Sự thật Thanh niên - Nga
-Andrew Osborn (Telegraph, Anh, 30/03/2011) – Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961
Phạm Nguyên Trường dịch
Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm lần thứ 50 chuyến bay lịch sử của Yuri Gagarin (12/04/1961 -12/04/2011)
Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã nói dối về thành công của chuyến bay lịch sử của Yuri Gagarin (1934-1968) vào vũ trụ vào năm 1961 và che dấu sự kiện là ông đã nhảy dù xuống địa điểm cách nơi dự kiến hơn 200 dặm, một cuốn sách vừa được xuất bản tiết lộ như thế.
Liên Xô đã trình làng sứ mệnh lần đầu tiên đưa được người lên vũ trụ như là một đòn tuyên truyền quan trọng nhất trong thời kì chiến tranh lạnh, đã mô tả nó như là một thành tựu không một vết gợn của hệ tư tưởng cộng sản.
Nhưng một cuốn sách mới vừa được xuất bản trước lễ kỉ niệm lần thứ 50 chuyến bay nổi tiếng của Gagarin đã tiết lộ rằng các nhà khoa học đã hai lần tính sai địa điểm nơi ông nhảy dù, vì vậy mà không có ai đón tiếp ông khi ông chạm đất tại một nơi nằm cách Moskva 500 dặm về phía Nam.
Nhưng một cuốn sách mới vừa được xuất bản trước lễ kỉ niệm lần thứ 50 chuyến bay nổi tiếng của Gagarin đã tiết lộ rằng các nhà khoa học đã hai lần tính sai địa điểm nơi ông nhảy dù, vì vậy mà không có ai đón tiếp ông khi ông chạm đất tại một nơi nằm cách Moskva 500 dặm về phía Nam.
“Trong suốt nhiều năm ròng sách báo Liên Xô đều tuyên bố rằng Yuri Gagarin và bộ phận tiếp đất của tàu Vostok đã hạ cánh đúng địa điểm dự kiến”, tác phẩm 108 phút làm thay đổi thế giới viết như thế.
“[Nhưng] thông tin này khác xa sự thật”, tác giả nói thêm, vì các nhà lập kế hoạch vũ trụ của Liên Xô dự định rằng ông sẽ hạ cánh cách đó 250 dặm nữa về phía Nam. “Thế là không có ai đợi và tìm Yuri Gagarin ở đó. Vì vậy mà việc đầu tiên ông phải làm sau khi tiếp đất là tìm người và phương tiện thông tin để nói với cấp trên là ông đang ở đâu”.
Liên Xô còn nói dối về cách tiếp đất, họ tuyên bố rằng ông ngồi trong khoang tiếp đất, nhưng thực ra là ông đã nhảy dù ra ngoài. Lí do để họ nói dối - cuốn sách viết – là để tránh qui định nghiêm ngặt, không cho họ chính thức đăng kí chuyến bay vào kỉ lục thế giới. Cuốn sách, do nhà báo Nga tên là Anton Pervushin chấp bút, còn công bố một bức thư rất cảm động gửi cho gia đình của Gagarin ngay trước khi ông lên đường thực hiện nhiệm vụ, trong đó ông có nói đến sự hữu sinh hữu tử của chính mình và bảo vợ “chớ có chết vì buồn” nếu ông không trở về.
Ông nói rằng ông hi vọng là họ sẽ không bao giờ phải đọc bức thư này.
Ông nói rằng ông hi vọng là họ sẽ không bao giờ phải đọc bức thư này.
“Nhưng đôi khi người ta có thể trượt chân ngay trên đất bằng và gãy cổ”, ông viết. “Một cái gì đó cũng có thể xảy ra ở đấy. Nếu điều đó xảy ra thì anh xin em, Valyusha (tên thân mật của vợ ông), hãy đừng chết vì buồn. Dù thế nào thì cuộc sống cũng là cuộc sống và chẳng người nào có thể bảo đảm rằng ngày mai một chiếc ô tô không kết liễu cuộc đời của anh ta”. Có thể hiểu được vì sao ông lại viết bức thư từ biệt này. Năm 1957 các nhà khoa học Liên Xô đã đưa lên vũ trụ một con chó hoang tên là Laika, và chỉ sau vài giờ là nó đã chết vì nóng quá. Cuối cùng, vào năm 1968 bà vợ của Gagarin đã đọc bức thư đầy xúc động của chồng mình, đấy là sau khi ông chết trong một tai nạn hàng không đầy bí hiểm khi mới ở tuổi 34.
Daily Mail
Hoa Kỳ đã nghe được những lời cuối cùng của phi hành gia Nga Komorov khi anh
“thét lên giận dữ về những người đã đẩy anh vào chiếc phi thuyền đầy khiếm khuyết”
Phóng viên của tờ Daily Mail
Ngày 19-3-2011
Những lời cuối cùng của phi hành gia Nga, Vladimir Komarov, đã được tình báo Hoa Kỳ thu nhận được, theo một cuốn sách mới ra cho hay.
Khi Komarov lao nhanh về trái đất và chắc chắn sẽ chết trong chiếc phi thuyền Soyuz 1 vì bị va chạm mạnh, có thể nghe được tiếng anh ta thét lên và nguyền rủa “những người đã đẩy anh vào một con tàu vá víu”.
Chuyên gia phân tích An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Perry Fellwock, đã xác nhận trong cuốn sách khi cho là đã thu được cuộc trao đổi của Komarov với các sĩ quan kiểm soát dưới đất, trong đó anh nói với họ là anh biết mình đang sắp chết trong sứ mệnh bay vào vũ trụ năm 1967.
Fellwock cũng đã tiết lộ một cuộc trò chuyện giữa Komarov và cựu thủ tướng [Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô] Alexei Kosygin, từ căn cứ nghe lén của Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Có thể nghe được tiếng Kosygin khóc và nói với Komarov rằng anh là một người anh hùng, Fellwock cho biết.
Những tiết lộ khác thường xuất hiện trong cuốn sách mới có tựa đề Starman, Sự thật đắng sau huyền thoại Yuri Gagarin, của Jamie Doran và Piers Bizony, sẽ được xuất bản vào tháng tới.
Cuốn sách nói lên tình bạn giữa Komarov và đồng nghiệp của mình là Gagarin, một anh hùng Sô Viết, người đầu tiên bay vào vũ trụ.
Cả hai người đã được chỉ định tham gia sứ mệnh bay quanh trái đất với kết cục bi thảm sau đó và cả hai đều biết khoang con tàu là không an toàn, cuốn Starman cho biết.
Komarov, có gia đình, 2 con, đã biết là anh sẽ chết, song anh từ chối rút khỏi nhiệm vụ. Gagarin có hy vọng thay thế vị trí của anh và Komarov đã không muốn bạn mình phải chết.
Những người Nga đã lập kế hoạch phóng Soyuz 1 cùng với Komarov lên. Một con tàu thứ hai với hai phi hành gia bổ sung sẽ được phóng lên vào ngày hôm sau.
Những tưởng sẽ có một niềm vui chiến thắng của Liên bang Sô Viết đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 cách mạng tháng Mười, song như cuốn sách đã đưa ra giả thiết, sứ mệnh đó đã phải chịu thất bại.
Qua công việc kiểm tra Soyuz đã phát hiện 203 vấn đề thuộc về cấu trúc – làm cho nó trở nên nguy hiểm khi đưa lên vũ trụ.
Tuy nhiên không có ai dám nói với nhà lãnh đạo Sô Viết [Tổng bí thư] Leonid Brezhnev khi đó về những khiếm khuyết này vì lo sợ bị giáng cấp, bị
xử tử
đuổi việc , hoặc đưa đi Siberia. Sứ mệnh đã được tiếp tục theo như kế hoạch.
Chưa đầy một tháng trước khi bay, Komarov đã gặp điệp viên KGB bị giáng cấp Venyamin Russayev, và nói với anh ta: “Tôi sẽ không rút lui khỏi chuyến bay này”.
Khi Russayev hỏi vì sao anh không thể đơn giản là từ chối bay, Komarov trả lời: “Nếu như tôi không thực hiện chuyến bay này, thì họ sẽ cử phi hành gia dự phòng khác thay thế. Người đó là Yura”. Anh ám chỉ Gagarin. “ … Và anh ấy sẽ chết thay tôi. Chúng ta phải chăm lo cho anh ấy”. Thế rồi Komarov đã bị nổ tung.
Ngày khởi hành đã đến vào 23-4-1967. Soyuz 1 được phóng lên mà không có sự tranh cãi nào, song những khiếm khuyết đã bắt đầu nẩy sinh hầu như tức thì.
Những chiếc ăng-ten đã không được mở ra một cách thích hợp, điện năng bị sút giảm và đã có biểu hiện khó khăn khi con tàu chuyển động.
Khi khoang tàu bắt đầu hạ độ cao thì những chiếc dù đã không mở ra được – một chiếc dù nhỏ bật lên nhưng không kéo được chiếc dù lớn hơn từ trong ngăn ra. Thế rồi một chiếc dù dự phòng cũng bị vướng theo nó.
Komarov đã rơi tan xác xuống vùng đất trống gần Orenburg, nước Nga, với tất cả sức tàn phá của một mảnh thiên thạch. Con tàu đã bẹp dí và những quả tên lửa giảm xóc bên trong chân đế đã nổ tung do va chạm.
Một mảnh xương gót chân đã được tìm thấy trong đám tro tàn, Russayev cho biết, song chỉ còn lại chút ít dấu tích khác nữa của Komarov.
Hoa Kỳ đã nghe được những lời cuối cùng của phi hành gia Nga Komorov khi anh
“thét lên giận dữ về những người đã đẩy anh vào chiếc phi thuyền đầy khiếm khuyết”
Phóng viên của tờ Daily Mail
Ngày 19-3-2011
Những lời cuối cùng của phi hành gia Nga, Vladimir Komarov, đã được tình báo Hoa Kỳ thu nhận được, theo một cuốn sách mới ra cho hay.
Khi Komarov lao nhanh về trái đất và chắc chắn sẽ chết trong chiếc phi thuyền Soyuz 1 vì bị va chạm mạnh, có thể nghe được tiếng anh ta thét lên và nguyền rủa “những người đã đẩy anh vào một con tàu vá víu”.
Chuyên gia phân tích An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Perry Fellwock, đã xác nhận trong cuốn sách khi cho là đã thu được cuộc trao đổi của Komarov với các sĩ quan kiểm soát dưới đất, trong đó anh nói với họ là anh biết mình đang sắp chết trong sứ mệnh bay vào vũ trụ năm 1967.
Fellwock cũng đã tiết lộ một cuộc trò chuyện giữa Komarov và cựu thủ tướng [Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô] Alexei Kosygin, từ căn cứ nghe lén của Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Có thể nghe được tiếng Kosygin khóc và nói với Komarov rằng anh là một người anh hùng, Fellwock cho biết.
Những tiết lộ khác thường xuất hiện trong cuốn sách mới có tựa đề Starman, Sự thật đắng sau huyền thoại Yuri Gagarin, của Jamie Doran và Piers Bizony, sẽ được xuất bản vào tháng tới.
Cuốn sách nói lên tình bạn giữa Komarov và đồng nghiệp của mình là Gagarin, một anh hùng Sô Viết, người đầu tiên bay vào vũ trụ.
Cả hai người đã được chỉ định tham gia sứ mệnh bay quanh trái đất với kết cục bi thảm sau đó và cả hai đều biết khoang con tàu là không an toàn, cuốn Starman cho biết.
Komarov, có gia đình, 2 con, đã biết là anh sẽ chết, song anh từ chối rút khỏi nhiệm vụ. Gagarin có hy vọng thay thế vị trí của anh và Komarov đã không muốn bạn mình phải chết.
Những người Nga đã lập kế hoạch phóng Soyuz 1 cùng với Komarov lên. Một con tàu thứ hai với hai phi hành gia bổ sung sẽ được phóng lên vào ngày hôm sau.
Những người bạn trung thành: Komarov, thứ ba từ bên phải, vợ anh-Valentina và hai con Yevgeny và Irina cùng Yuri Gagarin, trái. Komarov đã được chọn là người tham gia chuyến bay trên Soyuz 1. Ảnh nhỏ trên: Komarov-phải, Gagarin- trái.
Cả hai con tàu sẽ gặp nhau và lắp ghép lại trước khi Komarov bò từ con tàu của anh sang con tàu thứ hai và trở về trái đất trên con tàu này.Những tưởng sẽ có một niềm vui chiến thắng của Liên bang Sô Viết đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 cách mạng tháng Mười, song như cuốn sách đã đưa ra giả thiết, sứ mệnh đó đã phải chịu thất bại.
Qua công việc kiểm tra Soyuz đã phát hiện 203 vấn đề thuộc về cấu trúc – làm cho nó trở nên nguy hiểm khi đưa lên vũ trụ.
Tuy nhiên không có ai dám nói với nhà lãnh đạo Sô Viết [Tổng bí thư] Leonid Brezhnev khi đó về những khiếm khuyết này vì lo sợ bị giáng cấp, bị
xử tử
đuổi việc , hoặc đưa đi Siberia. Sứ mệnh đã được tiếp tục theo như kế hoạch.
Chưa đầy một tháng trước khi bay, Komarov đã gặp điệp viên KGB bị giáng cấp Venyamin Russayev, và nói với anh ta: “Tôi sẽ không rút lui khỏi chuyến bay này”.
Khi Russayev hỏi vì sao anh không thể đơn giản là từ chối bay, Komarov trả lời: “Nếu như tôi không thực hiện chuyến bay này, thì họ sẽ cử phi hành gia dự phòng khác thay thế. Người đó là Yura”. Anh ám chỉ Gagarin. “ … Và anh ấy sẽ chết thay tôi. Chúng ta phải chăm lo cho anh ấy”. Thế rồi Komarov đã bị nổ tung.
Ngày khởi hành đã đến vào 23-4-1967. Soyuz 1 được phóng lên mà không có sự tranh cãi nào, song những khiếm khuyết đã bắt đầu nẩy sinh hầu như tức thì.
Những chiếc ăng-ten đã không được mở ra một cách thích hợp, điện năng bị sút giảm và đã có biểu hiện khó khăn khi con tàu chuyển động.
Bài phát biểu cuối cùng: Komarov nói chuyện trước đám đông tại bãi phóng phi thuyền ở Kazakhstan ngay trước khi Soyuz 1 được phóng lên ngày 23-4-1967
Việc phóng con tàu tiếp theo vào ngày hôm sau đã bị tạm dừng khi nó cũng chính là những hy vọng của Komarov để trở về trái đất an toàn.Khi khoang tàu bắt đầu hạ độ cao thì những chiếc dù đã không mở ra được – một chiếc dù nhỏ bật lên nhưng không kéo được chiếc dù lớn hơn từ trong ngăn ra. Thế rồi một chiếc dù dự phòng cũng bị vướng theo nó.
Khủng khiếp: Những mảnh cơ thể cháy xém còn sót lại của Komarov trong một chiếc hộp để ngỏ tại đám tang cấp nhà nước sau khi xảy ra vụ nổ
Tuyệt vọng: Vợ Komarov, chị Valentina, hôn lên bức ảnh người chồng tử nạn của mình trong đám tang của nhà nước.
Và cuốn sách cũng đã mô tả bằng cách nào mà tình báo Hoa Kỳ đã “thu nhận được tiếng thét thịnh nộ (của Komarov) trong khi anh đang lao vào cõi chết.”Komarov đã rơi tan xác xuống vùng đất trống gần Orenburg, nước Nga, với tất cả sức tàn phá của một mảnh thiên thạch. Con tàu đã bẹp dí và những quả tên lửa giảm xóc bên trong chân đế đã nổ tung do va chạm.
Một mảnh xương gót chân đã được tìm thấy trong đám tro tàn, Russayev cho biết, song chỉ còn lại chút ít dấu tích khác nữa của Komarov.