Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Chuyện sex-người làm phim đừng sợ thay Bi (Xem Full video)

Đá là hình ảnh xuyên suốt trong 'Bi, đừng sợ'. Ảnh: Đ.D. Đá là hình ảnh xuyên suốt trong 'Bi, đừng sợ'. Ảnh: Đ.D.
- Những mảnh đời không tương hợp trong “Bi, đừng sợ!”

Không thể từ chối rằng Bi, đừng sợ! của đạo diễn trẻ Phan Đăng Di vẫn còn một số chi tiết thuộc về diễn xuất có thể bị coi là “hạt sạn” không đáng có trong mắt khán giả như giọng điệu lời thoại của nhân vật mẹ Bi (diễn viên Kiều Trinh) ở đoạn đầu phim có phần không được tự nhiên, hay là chi tiết ông nội Bi (diễn viên Trần Tiến) khi đã qua đời, nằm trên giường bệnh nhưng vẫn có thể không quá khó đối với khán giả để thấy được nhịp thở lên xuống (ở thời điểm 1h:18m:35s của phim). Song, có thể khẳng định rằng đây vẫn là một bộ phim thành công trên nhiều phương diện, từ diễn xuất (đặc biệt của diễn viên nhí Phan Thành Minh trong vai Bi) cho đến âm thanh, hình ảnh, để lại nhiều dư vị và buộc khán giả khi xem phải suy tư và trăn trở. Một trong những suy tư, trăn trở đó, theo tôi, là lớp ý nghĩa của bộ phim về những mảnh đời không tương hợp trong đời sống hiện đại.
Xét từ cấu trúc tổng thể, có thể thấy bộ phim có sự đối lập giữa hai thế giới: thế giới của người lớn và thế giới của trẻ nhỏ. Thế giới của người lớn là thế giới của khuôn phép và những ràng buộc của phép tắc, quy ước, lễ nghi; ở chiều kia là thế giới của trẻ thơ, của sự hồn nhiên, trong trẻo, sống theo xúc cảm.
Gắn liền với hai thế giới đó là hai không gian: không gian phố phường chật chội, tù túng, ngột ngạt, và không gian của thiên nhiên hoang sơ và thoáng đãng. Hai gam màu sắc khác nhau đặc trưng cho hai không gian đó: màu xám nhờ, tối tăm của không gian phố phường chật hẹp, và màu xanh mát của bãi hoang, đồng ruộng.
 
Và con người thì như bị giam cầm trong cái không gian phố phường tù đọng ấy. Họ cố vùng vẫy thoát ra nhưng chỉ trong chốc lát, lại phải trở vào. Cha và mẹ của Bi dường như chưa bao giờ thoát ra khỏi nó. Nhân vật Thuý, cô của Bi, chỉ vội vàng trong một lần hẹn hò, đến với không gian ấy, không gian biển Hải Phòng. Nhưng cô chỉ dừng lại đó, chỉ ở bên rìa mép, tiệm cận với không gian đó chứ chưa thể hoà hẳn vào không gian đó. Cùng với Trung, người bạn trai quen biết qua mối lái, cô ngồi bên cửa kính, nhìn ra ngoài không gian biển bao la; tấm cửa kính như một vật cản vô hình ngăn cách 2 không gian đó. Ở cảnh gần cuối, như vô thức, cô đi ra khu bãi hoang để xem lũ học trò mới lớn chơi bóng đá, cô cũng chỉ đến được rìa mép của không gian ấy thôi, và đến một cách vụng trộm, lén lút, sợ sệt. Ông của Bi là người lớn tuổi nhất, theo như lời kể lại của bà vú già trong gia đình thì ông đã từng làm cuộc hành trình dài nhất để vượt thoát khỏi không gian chật chội ấy nhưng rồi cuối đời lại phải trở về trong tình trạng bệnh tật.
Chỉ có Bi là sống một cách hồn nhiên, bởi Bi chưa bị khuôn nhiều vào cái không gian của những lễ nghi ràng buộc đầy ngột ngạt đó. Cậu di chuyển một cách khá dễ dàng từ không gian này sang không gian kia, từ gia đình đến phố phường, đến bãi hoang thoáng đãng ven sông Hồng.
Bị bao vây bởi không gian phố phường của những quy ước, lễ nghi ấy, con người sống thật gượng gạo. Mỗi người trong số họ như ủ kín những tâm tư riêng, những khoảng trời riêng, những dục vọng, ẩn ức và kỉ niệm riêng của mình mà người khác khó có thể hiểu hết. Họ ít giao tiếp với nhau; nếu có giao tiếp, thì các lời cũng tỏ ra khách sáo, rời rạc. Họ như là những mảnh vỡ xếp cạnh nhau.
Trong khi đó, ở không gian thiên nhiên hoang dã, con người ta mới được sống thật với chính mình. Họ trần trụi với thiên nhiên, hoà lẫn vào tự nhiên. Họ như bóc được cái lớp vỏ mặt nạ mà họ phải tạo ra khi sống trong cái không gian quy ước kia. Các cảnh ngồi giữa lau lách, vùi bùn tắm tiên của những người đàn ông mà một lần đi chơi Bi phát hiện, cảnh cởi trần đá bóng của các cậu trai mới lớn dưới trời mưa, cảnh lũ trẻ dùng tay trần, hồn nhiên móc trái dưa hấu ăn ngon lành,… chính là thể hiện cái ý nghĩa này.
 
Sống giữa không gian ấy là những mảnh đời không tương hợp: các cặp đôi không hiểu ý nhau và rất khó khăn để đến gần nhau. Họ gắn bó với nhau một cách cơ giới: ông nội Bi phải bỏ đi; bà vợ ông khi còn sống, theo lời kể của bà vú già, thì không thể chiều được ông ấy, và dù có bằng cách nào đi chăng nữa cũng không thể níu kéo nổi ông ấy, giữ cho ông ấy không bỏ đi biền biệt. Quyền và trách nhiệm chăm sóc người ông phải chuyển sang cho đứa con dâu (mẹ Bi); trong khi đó thì nhân vật Quang (bố Bi) lại không tương hợp nổi với vợ mình. Họ là vợ chồng mà sống không chăm sóc nhau, không ân ái, bất kể những lần người vợ cố gắng thể hiện tình cảm và nhục cảm của mình đối với chồng. Cảnh ân ái dữ dội của hai người ở gần cuối phim thì chỉ như là phản ứng tức thời do sự tự ái của giống đực nổi lên ở Quang khi anh ta không được đáp ứng trong lần không kiềm chế nổi đã sàm sỡ với cô gái làm nghề gội đầu. Thuý và Trung thì cũng đến với nhau do mối lái; hai người ngồi ăn mà hầu như không trò chuyện gì với nhau. Cả hai như cố gắng thăm dò nhau để hiểu nhau; cả hai cùng nhìn ra biển, hướng ra không gian tự nhiên cao rộng ở ngoài (phút 38-39). Cuối phim, họ được “gắn kết” thêm một bước nữa bằng lễ ra mắt gia đình Thuý của Trung, có thể xem là một bước đệm để tiến tới hôn nhân. Nhưng rồi liệu họ có thực sự hiểu được nhau không, hay rồi lại cũng chỉ là những mảnh ghép cơ giới và rời rạc như những tiền lệ là trường hợp ông nội Bi và bố mẹ Bi?
Làm nền cho cuộc sống của những mảnh đời ấy là những gam màu sắc và những âm thanh rất đặc trưng. Có thể nói màu sắc và âm thanh là những thành công đáng chú ý của bộ phim này: màu xám nhờ, tù đọng và tối tăm của cuộc sống phố phường ngột ngạt. Đối lập với nó là màu xanh mát của không gian thiên nhiên hoang sơ nơi diễn ra các trò chơi của tuổi thơ, nơi ngay cả người lớn cũng có nhu cầu được khoả thân, được vùi bùn, tắm tiên để làm dịu mát đi cái ngột ngạt nơi phố phường hằng ngự trị. Xen giữa hai gam màu đó là các khoảnh khắc dành cho sự xuất hiện của gam màu đỏ (của quả táo, của những hình vẽ trên tường,…) biểu trưng dục vọng, ẩn ức bùng cháy, để ngay sau các khoảnh khắc của màu đỏ đó thường là sự chuyển cảnh từ không gian phố phường sang không gian thiên nhiên khoáng đạt.
Đặc biệt, bộ phim đã tạo ra ấn tượng khó quên về một loại âm thanh hỗn tạp của Hà Nội, những âm thanh mơ hồ không rõ rệt, “rì rầm trong tiếng đất,” rất đặc trưng cho không gian Hà Nội. Xen giữa âm thanh rì rầm hỗn tạp đó là tiếng lanh canh của đá lạnh trong li nước, tiếng gà trưa eo óc, tiếng nhai sồn sột; âm thanh của tiếng trẻ nô đùa vang lên nơi bãi vắng, và tiếng nhạc nền, đặc biệt vang lên mỗi khi nhân vật xuất hiện trong cảnh đơn độc, đem lại nhiều ám gợi và hoài niệm về một kí ức mơ hồ và xa xăm (chẳng hạn ở thời điểm 1h:24m của phim, sau cái chết của cha, Quang một mình trầm ngâm trong căn phòng vắng).
Trong các mối quan hệ ấy, Bi hiện lên như là chiếc cầu nối để hàn gắn, kết nối những mảnh vỡ, những mối quan hệ rời rạc; kết nối những thế hệ trong gia đình; kết nối không gian phố phường với không gian thiên nhiên hoang dã.
Do vậy, ý nghĩa toát ra từ bộ phim không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa rằng người đàn ông luôn cô đơn, dù ở lứa tuổi nào thì họ vẫn luôn như một đứa trẻ cần sự san sẻ và chăm sóc của người phụ nữ, như chính đạo diễn Phan Đăng Di trong các lần phỏng vấn đã nói.[1] Theo tôi, bộ phim còn toát lên một vỉa tầng ý nghĩa khác: sự cô đơn của con người trong đời sống hiện đại, hay là của những mảnh đời không tương hợp. Sống trong không gian của lễ nghi ngột ngạt đó, họ như những mảnh ghép rời rạc được sắp xếp cạnh nhau mà không tài nào hoà nhập nổi. Bi, với ý nghĩa biểu tượng cho tuổi thơ hồn nhiên, cho tương lai, mang lại chút hi vọng nào đó để gắn kết, nhưng xem chừng cũng khó.
Và rồi hình ảnh cuối của bộ phim là chiếc máy bay trên bầu trời từ từ đáp xuống trong cảnh Bi và mẹ Bi ra thắp hương cho ông nội trong ngày giỗ đầu của ông, người ông đã từng cố gắng vượt thoát không gian ấy để đi đến những nơi xa lạ, đến tận châu Mĩ, nơi ông cất giấu kỉ niệm bằng những lá phong ép trong cuốn sách cũ. Người ông ấy giờ đây đã chết, nhưng chiếc máy bay như là biểu tượng cho một không gian khác và xa xôi ấy đã trở lại. Rồi mọi việc sẽ thế nào? Bộ phim để ngỏ câu trả lời, buộc người xem không thể thờ ơ mà phải suy ngẫm và trăn trở về cuộc sống; và đạo diễn Phan Đăng Di thì thể hiện một niềm ước mong (có phần thảng thốt và nghẹn ngào?) qua cảnh cuối: màn hình đen, cảnh đã khép, chỉ còn vang lên tiếng Bi gọi mẹ: “Mẹ ơi mẹ ơi!” và tiếng trả lời nghẹn ngào trong nước mắt của bà mẹ: “Mẹ đây!” khi bà đang thổn thức bên nấm mồ của người quá cố.
Kết lại bài viết này, tôi muốn mượn lại chính lời đánh giá có phần nghiệt ngã của một số nhà phê bình tỏ ra thất vọng vì Bi, Đừng sợ! đã miêu tả cái “hiện thực xa lạ, đen tối,” rằng bộ phim “giống như một “cú tát vào mặt khán giả” khi ra rạp.”[2] Đúng. Nhưng tát cũng có nhiều kiểu tát. Bi, đừng sợ! là một cái tát của một tác phẩm nghệ thuật có tác dụng làm công chúng bừng tỉnh vượt thoát ra khỏi tầm nhận thức và khả năng thẩm mĩ cũ để vươn tới một tầm nhận thức và thẩm mĩ cao hơn. Một tác phẩm nghệ thuật thành công là một tác phẩm khiến người xem không thể thờ ơ, mà phải không ngừng bận tâm, suy ngẫm về những vấn đề mà nó đặt ra để nhận thức sâu sắc hơn cuộc sống. “Cái tát” của bộ phim, do vậy, là một cái tát tích cực và cần thiết. Đó cũng là sứ mệnh của nghệ thuật chân chính.
 
Chú thích:

[1] Xem:     - Nguyên Minh, “'Bi, đừng sợ' - nỗi đau ngọt ngào từ những viên đá,”
- Nguyên Minh (thực hiện cuộc phỏng vấn đạo diễn Phan Đăng Di): “Phan Đăng Di: 'Bi, đừng sợ' là hành trình cuộc sống”
Chuyện sex-người làm phim đừng sợ thay Bi (VNN) -
- Điều gì đã khiến bộ phim “Bi đừng sợ” gây tranh cãi trên các phương tiện truyền thông và diễn đàn mạng trong suốt thời gian vừa qua?




Không gian sống nặng nề trong "Bi, đừng sợ"

1. Nó thách thức tập quán xem phim thường thấy của chúng ta là để biết và để hiểu một câu chuyện. Bi có một câu chuyện để biết, đây là điều chắc chắn, bởi nó đã được gọi tên là phim truyện. Mọi cãi vã vừa qua về phim này hình như nằm ở vế thứ hai: để hiểu. Câu chuyện của Bi quá dễ hiểu, khó hiểu hay nó chẳng có gì để hiểu bởi một câu chuyện chẳng ra đâu vào đâu, những nhân vật chẳng có chút tính cách Việt nào ở tầm phổ quát?
Nhưng hóa ra Bi đơn giản mà cũng lại phức tạp như chính đời sống. Đi tìm bất kỳ câu trả lời nào ở Bi cũng khó như hàng ngày chúng ta phải đối diện với nhiều điều không thể hiểu của xúc cảm, hành vi của chính bản thân và những người xung quanh.
Phan Đăng Di có lẽ đang muốn kể một câu chuyện mà anh chỉ "biết", muốn cùng mọi người thấu đáo chúng. Có xét nét từng giây trong 90 phút phim cũng chẳng tìm ra cái lời thoại nào theo kiểu "tôi biết mình đang thế này", "tôi biết em đang thế kia", mà chỉ là những câu linh tinh, tầm phào về cơm áo, sinh hoạt mà chúng ta đang nói với nhau mỗi ngày. Di muốn đời sống thế nào thì phim thế ấy. Thật may cho Di là anh có Phạm Quang Minh, một quay phim giỏi và tinh tế để có thể cùng anh tham gia kể câu chuyện, mang lại cho bộ phim những hình ảnh nên thơ và chân thực như chính đời sống.

Sự ngây thơ, trong trẻo của Bi là sợi dây dẫn dắt cảm xúc của người xem

2. Nhưng dù vậy, câu chuyện của Bi không phải là không khoanh vùng những chủ đề cụ thể, với những chi tiết anh nhặt ra từ cuộc sống bộn bề cũ - mới của Hà Nội hôm nay.
Ở Bi, hành trình đi tìm cái để hiểu có một bắt đầu rất rời rạc và vụn vặt, cho tới khi bộ phim bắt đầu đặc quánh cái không khí nhục tính với cảnh làm tình đầy bạo liệt và sỗ sàng trên bãi đá, cảnh cô gái thủ dâm bằng cục nước đá nhọn hay rình mò đám trai trẻ quần đùi ở trần chơi bóng trên bãi bồi sông Hồng..., đến mức có rất nhiều hơi thở của làm tình hắt ra từ ngóc ngách nào đấy trong nhà, trên bãi cỏ cao ngút đầu người. Bi đã có một diễn đạt rất hay về cách mà tình dục hiện tồn trong một xã hội còn nằm trong vòng cương tỏa của lễ giáo truyền thống, thể hiện trên bề mặt các mối quan hệ, nhưng đã không còn đủ mạnh để ngăn cản cá nhân đi tìm và thỏa mãn ham muốn nhục thể, nhiều khi là trái biệt, chẳng hạn như cái thú ra bãi bồi ven sông khỏa thân và trát bùn lên người của những người đàn ông lớn tuổi.

Những ức chế nặng nề của cuộc sống khiến bố mẹ Bi lâm vào ẩn ức

Đời sống dục không ngừng tuôn chảy dưới một mạch ngầm như những gì đã xảy ra trong phim, làm thức tỉnh nhu cầu nó phải được nhận diện một cách đúng đắn và đầy đủ trong tự thân mỗi người, bởi nếu không sẽ trở thành những vấn đề bị tránh né, thỏa hiệp. Phải chăng đây chính là nguyên nhân giam hãm từng cá nhân trong phim trong vách tường cô đơn, tê buốt và câm nín như những viên đá lạnh xuất hiện trong suốt chiều dài phim? Ở khía cạnh này, Bi thú vị bởi không có những nhân vật… bắng nhắng, nhiều lời (mà phần lớn là vô nghĩa và vô bổ) như nhiều phim Việt khác.
3. Trong một không gian mà nhục tính lẩn khuất, ẩn hiện trong mọi ngóc ngách, hình ảnh cậu bé Bi chạy tới chạy lui trên phim, vui đùa trong những trò chơi thơ ngây và trong sáng, quả thực là rất dễ thương. Vai trò của cậu và nhân vật ông nội được đưa vào như một ẩn dụ, đối sánh, quan sát hơn là thúc đẩy câu chuyện trôi đi. Bộ phim sẽ dữ dội và sáng tạo hơn rất nhiều khi chỉ chọn điểm nhìn đời sống dục của người lớn dưới con mắt của cậu bé này. Nếu còn có gì tiếc nuối về bộ phim độc đáo này thì hẳn là chuyện cái tựa “Bi, đừng sợ” như một lời hô hào thừa thãi trong một tác phẩm mà mọi thứ đều vừa đủ, và có chăng là những người kể chuyện đã… sợ thay cho Bi.

Cảnh nóng giúp chuyển tải nội dung được sâu hơn

Và cuối cùng, đây là một phim về nhục tính, nên chắc chắn nó chỉ hay khi những mô tả tình dục không bị cắt xén. Những bản phim chép lậu “đầy đủ nội dung” đang được người xem truyền tay nhau kèm lời dặn dò rõ ràng là một thực tế có sức nặng khiến chúng ta phải suy nghĩ về cách ứng xử với một tác phẩm điện ảnh.

Minh Chánh
-‘Bi, đừng sợ!’ và mảng thật, mảng nhám của đạo diễn Phan Ðăng Di Nguoi-Viet Online

“Defragmentation,” một thuật ngữ của kỹ thuật tin học cho hệ thống Microsoft, xin tạm dịch là “chống phân mảnh,” là một việc cần thiết cho những máy vi tính được cài hệ thống này.


Trangđài Glassey-Trầnguyễn

LTS. Phim “Bi, đừng sợ!” của đạo diễn Phan Ðăng Di, là một trong 67 phim được trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (ViFF) năm nay. “Bi, đừng sợ!” sẽ được chiếu tại lễ trao giải và tiệc bế mạc ViFF lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật, 17 Tháng Tư, 2011, tại đại học UCI.

cuộc đời = phân mảnh

“Defragmentation,” một thuật ngữ của kỹ thuật tin học cho hệ thống Microsoft, xin tạm dịch là “chống phân mảnh,” là một việc cần thiết cho những máy vi tính được cài hệ thống này.

Poster phim “Bi, đừng sợ!” tại Ðại Hội Ðiện Ảnh Cannes 2010 tại Pháp. (Hình: Wikipedia)

  Sau một thời gian sử dụng, các tập tin (files) cần được “nối thành một mảnh” để người sử dụng không phải nhảy cò cò khi muốn mở tài liệu trong máy.
Nếu quá trình này có thể được áp dụng vào đời sống, thì tâm tư con người có lẽ không còn vương vấn, chẳng phải bâng khuâng, bất cần xao xuyến. Chúng ta sẽ không phải “nhảy cò cò” trong tình cảm, hay trong suy nghĩ. Cũng có nghĩa là: chán ngấy!
Cuộc sống, đôi khi là những mảng rời rạc, trôi trên dòng sống, có lúc va nhau, vụn vỡ, có lúc bập bềnh trôi, vô thức. Chính những sự rời rạc và bất định này làm cho cuộc sống phong phú (và rắc rối), và làm cho đời đáng sống.
Phan Ðăng Di là một nhà làm phim với một thái độ chấp nhận phân mảnh tuyệt đối khi anh đưa cuộc sống hằng ngày lên màn bạc. Trong phim “Bi, đừng sợ!” Phan Ðăng Di đã ngang nhiên đẩy từng mảnh rời của đời sống lên màn hình, với một thái độ hết sức bình thản. Và anh làm điều đó với tất cả những thô nhám, cọc cạch của cuộc sống.
Khi nhận lời điểm phim “Bi ơi, đừng sợ!” cho Ðại Hội Ðiện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (ViFF), tôi đã không biết mình tự trèo lên lưng cọp. Mà con cọp này khá bất thường, với nhiều biến tấu và đột phá. Ðây là một bộ phim có khả năng kích thích sự suy nghĩ và nhận xét của người xem khá cao. Ðưa ra một câu chuyện được cuộn trong nhiều giai tầng rắc rối, nhưng đạo diễn lại không hề bận tâm đến việc cho người xem được biết hết chi tiết. Nhiều phần (hay chính cả câu chuyện) vẫn còn là một bí ẩn ở cuối phim. Và tựa phim, ít ra đối với tôi, mãi là một công án.

cái nhám, cái đẹp

Có độc giả phản ánh với tôi là tập thơ về mẹ của tôi, tập thơ đầu tay, thì êm ái, dễ đọc. Còn tập thơ gần nhất, tập “Thuyền nhân khúc cho ba,” thì sao mà... khó đọc quá. Tuy thích đọc, nhưng đọc xong thì họ... trẹo cổ, nhức vai, xái bao tử.
Không phải tôi không còn khả năng làm thơ “êm dịu” nữa, khi sáng tác tập thơ về ba. Nhưng tôi chọn cách viết ấy là vì những tâm tư về ba của tôi gắn liền với những đứt đoạn, nhục nhằn, ngăn cách, chua xót. Có người con nào được sinh ra không có ba (đang trong trại cải tạo) và lớn lên vắng bóng ba (đã đi vượt biên 13 lần và ở bên kia đại dương) mà làm thơ về ba “êm ái” được?
Thế nhưng, trong cái “khó đọc” ấy, tôi vẫn muốn độc giả hạnh phúc với những “cánh nắng vàng,” những giây phút ngắn ngủi có ba của tôi, những hình ảnh của quê tôi trong ký ức hồn nhiên của tuổi thơ, những câu chuyện cổ tích ba kể cho chúng tôi có đôi lần trước khi xa cách.
Cái đẹp, do vậy, không nhất thiết phải “êm ái” hay “dễ chịu.” Ðôi khi, chúng ta phải vượt ra ngoài cái 'comfort zone' của mình để thưởng thức những cái đẹp không tuân theo quy luật thông thường. Tôi nghĩ, tuy “Bi, đừng sợ!” là một bộ phim có vẻ thô nhám và trần trụi, nhưng nó vẫn chứa những cái đẹp rất tự nhiên và sâu lắng.

Một cảnh trong phim “Bi, đừng sợ!” của đạo diễn Phan Ðăng Di. (Hình: ViFF)

Cái đẹp ấy được thể hiện qua sự mời mọc táo bạo và quyết liệt của một người vợ bên người chồng lạnh chăn lạnh gối. Cái đẹp ấy đến chầm chậm giữa tình cảm của hai ông cháu, vốn là hai người xa lạ sau bao năm ông vắng nhà, cho đến khi ông cháu đùa nghịch với nhau, và ông tặng cho cháu những chiếc lá phong khô, chứa những kỷ niệm của một thời phiêu bạt.
Cái đẹp đến trong sự rung động của một cô giáo sắp lỡ thời (theo quan niệm của xã hội) trước sự quan tâm của một nam sinh. Cái đẹp đến trong cái bàng bạc của một rừng lau đang xào xạc trong gió, bao che cho những người và những việc cần được giữ kín.
Một cái “đẹp” khác, mà khá tế nhị cho bản thân tôi, là cách Phan Ðăng Di tiếp cận với đề tài tình dục. Có lẽ cái đề tài vô tận này sẽ làm cho người xem, hoặc tán thành, hoặc không đồng ý với đạo diễn. Một trong những quyết định táo bạo trong đề tài này, là Phan Ðăng Di cho phép nhân vật của mình tìm lối thoát cho những đè nén về tình dục. Qua đó, anh dám nói về những sự thật mà kỷ cương xã hội không cho phép người ta làm hay nhắc đến một cách công khai.
Sự đè nén tình dục hiển hiện trong nhiều khung cảnh: cô giáo lập gia đình muộn, người vợ trẻ thiếu sự hứng thú chăn gối của chồng, ông cụ già với cơn bệnh bí hiểm vẫn khao khát sự ôm ấp, v.v... Và có những gợi ý mơ hồ trong phim về những quan hệ tình dục đồng tính luyến ái, những ham muốn bất chấp tuổi tác của cô giáo lỡ thì đang âm thầm trồng cây si cậu học trò mới lớn, những ôm ấp và chăm sóc của cô con dâu khao khát niềm chăn gối.
Ðề tài tình dục có lẽ không là một chuyện gì mới mẻ đối với nhiều người, nhưng đối với một số cá nhân (trong đó có tôi), thì đây vẫn là một đề tài tế nhị. Thế nhưng, Phan Ðăng Di bắt chúng ta phải đối diện với nhục cảm trong những khung đời rất thật và rất hiện đại (vâng, tôi thấy đây là những mảnh đời được/bị đóng khung ở nhiều khía cạnh).
Và nếu chúng ta cảm nhận được những cái đẹp này, và những cái đẹp khác trong phim tùy theo cảm quan của mỗi người, thì phim của Phan Ðăng Di vẫn có xu hướng duy mỹ trong một cách sáng tạo và vượt ngoài khuôn khổ, cũng như chính những nhân vật của ông cũng “hành động” ngoài khuôn khổ vậy.

và một Việt Nam...

Phan Ðăng Di đưa cả một dòng lịch sử Việt Nam vào trong phim, đan quyện đời sống của ba thế hệ trong một gia đình, hiệu triệu gia phả của một đất nước trải qua nhiều biến động và vẫn đang thay đổi không ngừng. Như những “ngôi nhà của người chết” (nấm mộ) vẫn hiện diện xung quanh chúng ta, những phong tục tập quán mãi còn đây, trong từng nhịp thở của đời sống.
Một Việt Nam của thế kỷ 21, tuy có hiphop và vũ điệu hóa trang “nhập cảng” từ Âu Mỹ, nhưng vẫn lắc lư theo nhịp ca dao của một thời xa xôi. Những quán bia làm chao đảo không chỉ kẻ say sưa hằng ngày, mà còn làm chao đảo bao gia đình, bao cá nhân. Những gia đình trưởng giả còn phong kín cửa với những đạo mạo bên ngoài, nhưng bên trong đã dấy lên những xáo trộn cả thể.
Một cảnh mà tôi cho là xoáy vào một trong những vấn nạn kinh tế xã hội hiện nay, là cảnh Quang giở trò với cô gái phục vụ gội tóc. Hình như chuyện đụng chạm trong “bia ôm,” “karaoke ôm,” “đấm bóp ôm,” hay... “gội đầu ôm” là chuyện bình thường.
Thế nhưng, khi cô gái ngồi trong góc phòng thuê nghèo nàn của mình, khóc tức tưởi và sợ hãi, thì chúng ta được nhìn thấy khuôn mặt thật của cô, khuôn mặt mà hằng ngày, khi cô phải gội đầu (“ôm” hay không, tùy nhận định của mỗi người) cho cánh đàn ông, nhất là những gã ỡm ờ, thì chúng ta không được thấy. Cô phải đóng vai trò mà cô được thuê để làm, và cô phải giữ cái vẻ phớt lờ và có phần bỡn cợt kia.
Nhưng khi bị tấn công, cô đã để lộ cái yếu đuối, cái trong sáng của mình. Bức màn đã được kéo xuống. Cô không cần phải diễn cái vai “gội đầu viên” nữa, mà trở lại với chính mình: một cô con gái mới lớn, vẫn hết sức rúng động và lo sợ trước những bóng tối của xã hội, dù có lúc phải tỏ vẻ gan góc, sành đời.
Tôi cám ơn Phan Ðăng Di đã đưa ống kính vào một góc nhìn thông cảm như thế. Từ nhiều năm qua, tôi đã nghe rất nhiều những Việt kiều hồi hương còn trẻ kể khi trở lại Hoa Kỳ về những cảnh làm tiền của các cô gái phục vụ trong nhiều môi trường khác nhau. Thân xác người phụ nữ Việt Nam đã trở thành những mảnh đất để đầu tư, những công cụ mua vui mà người tiêu dùng có thể vất đi sau khi sử dụng, hay mặc cả khi “tìm hàng.”
Ở đây, Phan Ðăng Di đưa chúng ta đi vào phía sau bức màn sân khấu mua bán đổi chác, bộc bạch một chút về những mảnh đời hay bị lên án hoặc khinh bỉ, để khi chúng ta “lặn” sâu hơn trên dòng sông cuộc đời, chúng ta có thể hiểu nhiều mặt của một sự việc hơn, và có một trái tim bao dung hơn.

dòng sông lững lờ giữa những ẩn dụ... 
Cuộc sống trôi, chảy.
Trong phim, đạo diễn Phan Ðăng Di đưa vào những hình ảnh (xem ra) vô thưởng vô phạt, những giây phút (tưởng như) vu vơ, nhưng đây là những thước phim của cuộc đời thật, của đời sống hằng ngày.
Nước, và nước đá, là hai hình ảnh ẩn dụ mà tôi cho rằng có nhiều ý nghĩa và nhiều cách hiểu trong phim. Phải chăng giữa biển lửa của một thành phố nhiệt đới đang chật vật trong cũ-mới, nước và nước đá là hai lối thoát cho những sự dằn nén nhục dục, những khát khao tình dục, những tréo ngoe muốn được.
Qua ống kính của mình, Phan Ðăng Di cho chúng ta thấy những biến động trên dòng sống tưởng như lặng lờ ấy. Khi thì anh trôi cùng mặt sóng, bồng bềnh bên những cảnh thường ngày, quan sát qua đôi mắt của cậu bé Bi - những điều bình dị, không mấy ai để ý đến.
Khi thì anh lặn xuống tận đáy, như những chú cá bống kèo, lẫn trong bùn, và xoay ống kính vào những cái bí ẩn của đời người. Ðó là khi những chuỗi việc bình thường bỗng bung ra, bùng nổ, giật tung những kỷ cương xã hội mà người ta vốn tuân theo. Cô giáo Thủy trên bãi biển Hải Phòng gồ ghề đã làm điều “trên bộc trong dâu.” Cô con dâu trong những ngày chăm sóc bố chồng đã phát triển một quan hệ khác với ông cụ tóc trắng như mây đang oằn oại trong ác bệnh kia.
Phan Ðăng Di cũng biết thuật phi thân, bay lên trời, cho chúng ta một góc nhìn xa xăm, với những nhân vật khi ẩn khi hiện giữa những rừng phi lau, giữa những trận mưa nhiệt đới đổ ào, giữa những phố xá kẹt xe, thiếu đất.
Với một ống kính linh động, Phan Ðăng Di “bình thường hóa” những cái đột biến trong cuộc sống, vạch ra lộ trình đi từ những gì “bất thường” (một người vợ thiệt thòi chăn gối, một cô gái “già” vẫn biết rạo rực với nam sinh của mình) đến những đột biến mà - qua lăng kính của anh - được trình bày một cách bình thản và bình thường. Những mảnh rời của cuộc sống. Những đề tài “nóng” trong xã hội. Những chiều kích ẩn của cuộc sống. Những việc cấm kỵ.
Phan Ðăng Di tạo nhiều bất ngờ trong phim, nhưng anh lại trình bày những chi tiết ấy với một sự thản nhiên đến vô lý. Ðấy chính là cái tài của anh.

Nếu là Bi, bạn có sợ không? (Xem Full video)
Tối Chủ nhật 13.03.2011 phim “Bi, đừng sợ” của đạo diễn Phan Đăng Di được chiếu tại rạp Pacific Film Archive, Đại học Berkeley. Đây là buổi chiếu phim của Liên hoan Phim Á-Mỹ 29 diễn ra tại San Francisco từ 10 đến 20 tháng Ba với một số suất chiếu ở Berkeley và San Jose.



Hôm đó có tất cả 3 phim chiếu ở Berkeley. “Bi, đừng sợ” chiếu suất sau cùng lúc 8 giờ tối với chừng 50 người xem. Phim dài 90 phút là tác phẩm điện ảnh được sự phối hợp sản xuất của Việt Nam, Pháp và Đức.

Nóng bỏng trên ghềnh đá
Không gian và thời gian của bé Bi (Phan Thành Minh) là Hà Nội hiện tại. Đâu đó gần nhà máy nước đá với những công nhân thanh niên quần quật làm việc, trong khu nhà tập thể có một gia đình gồm cặp vợ chồng (Kiều Trinh và Hà Phong) với đứa con trai duy nhất là Bi mới lên sáu tuổi, có cô em chồng (Hoa Thuý) và u già giúp việc sống chung trong một căn hộ.

Có cần thiết những cảnh như thế này?

Bi tò mò. Như nhiều trẻ nhỏ đang lớn, thích nhìn xem những gì đang xảy ra chung quanh. Nhiều sự kiện mang tính nóng đập vào mắt, như sắc mầu trong phim cũng mang vẻ hầm nóng, ngột ngạt đang chờ đợi những cơn mưa. Cái vẻ âm u của phim bàng bàng cả trong khoảng trời giữa thủ đô đông người, đông xe và trong không gian bên bờ sông, biển. Nhà cao tầng mới xây bên cạnh khu nhà tập thể cũng là những mảng mầu xám. Giữa trời oi bức đó đạo diễn đã dùng nước đá như chất liệu làm hạ nhiệt không khí.

Dùng nước đá để thủ dâm

Hình ảnh Bi lẻn vào nhà máy nước đá, nghịch ngợm bỏ một quả táo đỏ vào thùng nước trước khi qua máy đông lạnh thành đá tạo hình dạng lạ làm đám thanh niên ngạc nhiên, đùa nghịch một cách thích thú với cây nước đá. Ở nhà Bi thả hai lá phong vào khay nước, bỏ vào tủ lạnh cho đông đá. Bố Bi sau những bữa ăn nhậu say xưa về nhà cũng tìm cách hạ hoả bằng nước đá. Con dâu dùng đá lạnh áp lên người bố chồng (Trần Tiến) cho bớt cơn đau. Cô em chồng dùng đá lạnh thủ dâm.

Cảnh đàn ông trần truồng trước mặt trẻ con

Đời sống với những điều quá lạ đập vào mắt đứa bé mới sáu tuổi. Bi hay ra bờ sông hái hoa, ngắt lá có khi thấy đàn ông cởi truồng lang thang giữa đám trẻ đang thả diều, nô đùa.

Về nhà Bi thấy mẹ xoa bụng, bóp chân tay cho ông nội đang bệnh. Mẹ của Bi trong phim là hình ảnh con dâu săn sóc bố chồng – mẹ chồng không còn – theo nề nếp phong kiến. Nào lo cho ăn uống, thay quần áo và ôm cả bố chồng mà ngủ nữa. Đạo diễn Phan Đăng Di chọn đưa những hình ảnh này vào phim không biết có phản ánh thực tế xã hội Việt Nam ngày nay? Ngay cả đầu thế kỉ trước, dù sống trong lễ nghĩa nghiêm khắc người phụ nữ Việt không biết đã có phải làm dâu trong khuôn mẫu tam tòng tứ đức như thế không?

Hay đạo diễn muốn dùng nó như những ẩn dụ của xã hội đang lên cơn sốt và muốn phản kháng? Vì ông nội sau một thời gian vắng bóng trong gia đình bỗng trở về trong tình trạng đau bệnh. Nhìn tấm áo ông mặc lúc nằm trên băng ca để được khiêng vào nhà, chiếc áo đó là y phục của người Hoa.

Trong khi cảnh con dâu săn sóc bố chồng xa rời hiện tại, hình ảnh người chồng có phần đúng với thực tế Việt Nam. Bố của Bi bỏ bê vợ con, gia đình và chỉ thích ăn nhậu, la cà ngoài hàng quán. Ông mê một cô gái ở tiệm gội đầu, có lúc toan hiếp nên bị cô dùng li đập vào đầu chảy máu. Hình như ông nội cũng đang mơ như thế vì khi đó ở nhà ông đang ngủ và bỗng giật mình. Nhưng bố của Bi lại không quan tâm đến chuyện gia phong, lễ giáo. Thân phụ đau ốm mà ông chẳng màng để ý. Bố chết ông mặc áo tang, theo quan tài ra nghĩa điạ. Nhưng chuyện thờ kính không quan trọng. Ngày giáp năm, gia đình tổ chức cúng giỗ và mời bà con bạn bè đến dự, ông miễn cưỡng thắp vài cây nhang vái trước bàn thờ. Xong rồi lại ra quán bia.

Chẳng khác gì phim cấp 3 ?

Qua con mắt của Bi còn là những cảnh nóng bỏng. Người cô đã quá tuổi lấy chồng hiện làm giáo viên, một hôm được cậu học trò nhường chỗ trên xe buýt thế là cô đem lòng tương tư, mơ tưởng, về nhà tự tìm cảm giác khoái lạc. Được chị dâu giới thiệu cho một người đàn ông làm nghề thầu xây cất, trong một buổi hẹn hò đi chơi biển Hải Phòng, sau bữa ăn bên sóng nước hai người làm tình trên đá. Tình dục hiện lên khá nhiều và rất táo bạo trong phim.

Phim kết thúc trong ngày giỗ giáp năm ông nội. Bố của Bi thờ ơ với chuyện nhang khói giỗ chạp, chỉ có mẹ đưa Bi ra thăm mộ. Đứng bên mộ ông nội, giữa đồng lúa, trên trời một máy bay của Hàng Không Việt Nam đang đáp xuống. Bi nhìn lên với dáng vẻ suy nghĩ về một điều gì đó. Lại có một người nào khác như ông nội từ phương xa về lại chăng?

Nếu là đứa bé như Bi lớn lên trong một xã hội như phản ánh trong phim, có lẽ tôi sẽ sợ. Vì không có ai giải thích cho tôi hiểu được những tình cảnh chung quanh mình.

(Bùi Văn Phú)
 Xem phim dài 90 phút: Bi, Đừng sợ!


-'Bi, đừng sợ' - nỗi đau ngọt ngào từ những viên đá

-Lấy bối cảnh mùa hè HN và hình tượng viên đá xuyên suốt câu chuyện, phim truyện dài đầu tay của đạo diễn Phan Đăng Di dẫn dắt khán giả bước vào cuộc hành trình khám phá những bí mật sâu kín tồn tại trong mỗi con người.

-> 'Bi, đừng sợ' đoạt hai giải lớn tại Thụy Điển/ Phan Đăng Di tự tin mang kịch bản tới Cannes
Từng giành giải Dự án châu Á nổi bật tại LHP Quốc tế Pusan 2007, được lựa chọn tham dự hoạt động L'Atelier của Quỹ điện ảnh (Cinefondation) do LHP Cannes tổ chức, Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di là ví dụ điển hình nhất của một bộ phim độc lập - tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện từ khắp các nhà tài trợ trong và ngoài nước. Với ý tưởng những viên đá trong suốt gắn với cuộc hành trình khám phá những bí mật thầm kín ẩn sâu trong những con người thuộc nhiều thế hệ khác nhau, Phan Đăng Di đã mất hai năm để đưa Bi, đừng sợ từ trí tưởng tượng lên màn ảnh rộng. Các giải thưởng quốc tế tại nhiều LHP danh tiếng như Cannes (Pháp), Stockholm (Thụy Điển) càng khiến dư luận tò mò về Bi, đừng sợ và đặt ra câu hỏi rằng yếu tố nào đã giúp cho bộ phim đầu tay của một đạo diễn trẻ gây được tiếng vang tại nước ngoài? Mỗi người xem sẽ tự tìm thấy câu trả lời cho riêng mình sau 90 phút trải nghiệm nỗi đau từ những viên đá lạnh buốt.
Đá là hình ảnh xuyên suốt trong 'Bi, đừng sợ'. Ảnh: Đ.D.
Đá là hình ảnh xuyên suốt trong 'Bi, đừng sợ'. Ảnh: Đ.D.
Phim bắt đầu bằng hình ảnh một nhà máy làm nước đá vào giữa mùa hè, những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt của những người công nhân, những tảng đá trong suốt, mát lạnh được đẽo, đục, cưa và chuyển qua chuyển lại. Bi, một đứa trẻ 6 tuổi, đang nhìn những tảng đá bằng ánh mắt đầy tò mò, khám phá. Bầu không khí oi bức của mùa hè Hà Nội tiếp tục đưa khán giả tới những quán bia tấp nập kẻ qua người lại ồn ào. Đối lập với nó là bữa cơm tối của gia đình bé Bi thiếu vắng người bố. Quang - bố của Bi - chỉ trở về nhà sau bữa nhậu. Sự xuất hiện của người ông nội sau bao nhiêu năm xa nhà đem tới cho Bi sự háo hức, lạ lẫm nhưng không có một chút gì ảnh hưởng tới con trai và con gái của ông. Thúy - người cô luống tuổi chưa chồng - vẫn ngày ngày đi dạy học và bắt đầu mối quan hệ với một người đàn ông quen qua mai mối. Những trường đoạn đầu tiên của Bi, đừng sợ đem tới cho người xem cái nhìn về cuộc sống dường như rất bình thường của một gia đình bình thường trong cái oi bức đến "nhễ nhại" của mùa hè Hà Nội.
Tuy nhiên, đằng sau cái có vẻ như là "bình thường" đó lại ẩn chứa sự bế tắc, nỗi cô đơn, những khát khao kìm nén và ẩn ức riêng của từng nhân vật. Bi, đừng sợ không có cốt truyện như những bộ phim khác mà thay vào đó, đạo diễn Phan Đăng Di sử dụng viên đá là mối liên kết giữa các nhân vật và từng tuyến chuyện. Viên đá giúp người ông xoa dịu những đau đớn mà bệnh tật của tuổi già đem lại, viên đá giúp người cô kìm nén những ham muốn tình dục lúc nửa đêm, viên đá khiến người cha giải tỏa được cơn khát giữa mùa hè nóng bỏng. Còn với Bi, viên đá là một thứ gì đó thú vị, hấp dẫn em mỗi khi nhìn thấy và chạm vào để cảm nhận cái tê buốt trên những đầu ngón tay. Đá còn giúp Bi lưu lại những chiếc lá khô. Nếu như ví những tảng đá lạnh là cánh cửa bước vào thế giới người lớn, thì sự hồn nhiên, tinh nghịch và trong trẻo của một đứa bé 6 tuổi như Bi chính là lực đẩy giúp người xem bước qua được lớp nước đá mờ ảo để cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa người với người cùng những nỗi niềm khát khao, đau thương tột cùng và sự tàn nhẫn của thời gian.
Diễn viên nhí Phan Thành Minh (vai Bi) và Hoa Thúy (vai người cô). Ảnh: Đ.D.
Diễn viên nhí Phan Thành Minh (vai Bi) và Hoa Thúy (vai người cô). Ảnh: Đ.D.
Bi, đừng sợ có những khuôn hình đẹp và những góc quay tinh tế đi theo từng cung bậc cảm xúc của người xem. Hình ảnh trái táo đỏ lấp ló bên trong tảng đá lớn, hình ảnh hai đứa trẻ "cào xé" lớp ruột màu đỏ tươi của một quả dưa hấu hay hình ảnh người bố đứng trên một khu nhà tập thể cũ kỹ, đằng xa là những tòa nhà cao tầng... đều là những hình ảnh đậm chất "cine", gây ấn tượng sâu sắc về mặt thị giác. Trạng thái tâm lý tình cảm giữa các nhân vật cũng được khai thác tới tận cùng bằng những hình ảnh mạnh. Ánh đèn ngủ màu vàng hiu hắt khi người chồng hờ hững trước sự thèm muốn của người vợ đối lập với thứ ánh sáng xanh lạnh lẽo trong cảnh làm tình của hai người về sau. Góc quay từ trên xuống cho thấy hai thân thể trần truồng nhễ nhại mồ hôi giữa đêm khuya sau cuộc truy hoan là một trong những cảnh quay để lại nỗi ám ảnh nhất trong Bi, đừng sợ. Giữa hai vợ chồng giờ đây chỉ có thể đáp ứng được cho nhau những khát khao về thể xác, chứ không thể tạo được "lửa", tạo được cảm xúc cho một mối quan hệ đã đóng băng trong một thời gian dài.
Tâm lý của người cô cũng được đưa đẩy một cách khéo léo. Ở một lứa tuổi đáng ra phải "chồng con đề huề" thì Thúy - người cô vẫn chưa có cơ hội được trở thành một người phụ nữ "thực sự". Sự quan tâm, nụ cười và ánh nhìn trìu mến của cậu học sinh tình cờ gặp trên xe buýt giống như một dòng nước mát chảy qua mảnh đất khô cằn, héo úa và gieo rắc một nỗi nhớ nhung âm ỷ bên trong con người cô. Sự bối rối, hoang mang mỗi lần đối diện với cậu học sinh đã trở thành ngọn lửa khát khao và bùng phát ra ngoài khi Thúy chiêm ngưỡng những cơ thể "non tơ" một cách vụng trộm trong một ngày tình cờ. Khi đó, không gì có thể xoa dịu được nỗi đau cả về tâm hồn lẫn thể xác của cô ngoài những viên đá lạnh. Những người phụ nữ trong Bi, đừng sợ cũng giống như những Cầm, Duyên và Vy của Chơi vơi - mạnh mẽ nhưng luôn có sự bức bối, khát khao tình dục bên trong mà phải kìm nén. Xem Bi, đừng sợ và nhìn lại mới thấy rằng Chơi vơi do Bùi Thạc Chuyên đạo diễn nhưng vẫn mang đậm cái "màu" tác giả của biên kịch Phan Đăng Di.
Hoa Thúy (vai người cô) và Kiều Trinh (vai người mẹ) có thể nói đã đem tới cho các nhân vật nữ của Bi, đừng sợ cái "hồn" với những gì họ thể hiện trên màn ảnh. Nỗi dày vò, bứt rứt của người cô và sự nhẫn nại, tấm tức bên trong của người mẹ được lột tả qua những suy nghĩ, hành động đầy táo bạo đến rùng mình. Chính vì các nhân vật nữ quá mạnh mẽ nên dường như vai trò của những người đàn ông trong Bi, đừng sợ có phần "yếu thế" hơn. NSND Trần Tiến (vai người ông) và Hà Phong (vai người bố) không có cơ hội thể hiện được nhiều để ghi dấu ấn trong lòng người xem. Tuy nhiên, "người đàn ông nhỏ tuổi nhất" của bộ phim - cậu bé Phan Thành Minh trong vai Bi - với lối diễn xuất hồn nhiên và ngẫu hứng lại có sức thuyết phục người xem nhất dù đôi chỗ vẫn tạo cảm giác "sắp đặt".
Một trong những cảnh quay ấn tượng của 'Bi, đừng sợ'. Ảnh: Đ.D.
Một trong những cảnh quay ấn tượng của 'Bi, đừng sợ'. Ảnh: Đ.D.
Hình ảnh của Bi, đừng sợ mang tới nhiều cảm xúc nhưng dẫn dắt từng mạch cảm xúc cho khán giả là âm thanh. Nếu như tiếng bước chân của một đứa trẻ 6 tuổi, tiếng xe cộ cùng âm thanh náo nhiệt của một buổi chiều mùa hè Hà Nội đưa khán giả bước vào cuộc hành trình của cậu bé Bi và những viên đá trong thế giới người lớn, thì khép lại chuyến đi đó là những thứ âm thanh tạo cảm giác day dứt, ám ảnh khôn nguôi. Trong suốt chiều dài phim, đạo diễn Phan Đăng Di cũng không hề sử dụng âm nhạc để tạo hiệu quả cho các cảnh quay, thay vào đó là những thanh âm của cuộc sống. Tiếng những viên đá va vào thành ly thủy tinh, tiếng nhai thức ăn của các nhân vật, tiếng chày giã cua, tiếng thở trong đêm, tiếng trẻ em vui đùa và cả những tạp âm không tên của đường phố Hà Nội khi hòa quyện với hình ảnh đã tạo nên 90 phút cảm xúc trọn vẹn cho người xem.
Đạo diễn Phan Đăng Di từng nói: "Thực ra ba người đàn ông trong phim (Bi, bố Bi, ông nội Bi) chỉ là ba giai đoạn trong cuộc đời một người đàn ông mà thôi...". Có thể thấy rằng trong cuộc đời của người đàn ông, ai cũng từng có một thời trẻ thơ hồn nhiên muốn khám phá cuộc sống bên ngoài với cả năm giác quan như Bi. Phải trải qua những vấp ngã, thử thách hay khó khăn thì những đứa trẻ mới trở thành những người đàn ông thực thụ. Đến một giai đoạn nhất định, những người đàn ông bắt đầu chuyến hành trình không tên để tìm kiếm những giá trị không tên. Trong hành trình đó, người phụ nữ chỉ đóng vai trò như một xuất phát điểm, một sự kiêu hãnh mà người đàn ông nào cũng cần có để sau này khi "đi mãi rồi cũng quay về", họ mới nhận thấy điểm chung của mình là từ bé tới lớn đều cần đàn bà. Tuy nhiên, để hiểu được nội tâm của đàn bà lại là chuyện hoàn toàn khác. "Họ được chăm sóc, vây bọc, yêu thương, rã rời bởi đàn bà, nhưng họ có hiểu đàn bà hay không lại là một câu hỏi khó trả lời" - đạo diễn Phan Đăng Di nói.
Cách xử lý kịch bản với những tuyến chuyện lồng ghép, chồng chéo lên nhau đẩy người xem rơi đúng vào điểm nhìn của cậu bé Bi một cách có chủ ý và tạo cảm giác vừa tò mò, lại vừa sợ hãi, thậm chí là "ghê tởm" trước sự lạnh lẽo của đồng loại, sự thiếu hụt tình cảm giữa những con người ở ba thế hệ trong một gia đình. Chuyện đó không phải là điều xa lạ trong xã hội ngày nay nhưng khi cảm nhận nó trên màn ảnh dưới cái nhìn của Bi, nỗi sợ của một đứa trẻ đã biến thành nỗi sợ của người lớn. Bi, đừng sợ ví von những mối quan hệ tình cảm của con người giống như viên đá - có thể chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác để rồi sau đó tan chảy và biến mất vào hư không. Thứ mạnh mẽ nhất tác động lên nó chính là thời gian. Ai trong số chúng ta cũng đều có những lúc cảm thấy mệt mỏi, hay nói cách khác là "nhạt" trước một mối quan hệ - có thể là tình yêu, tình bạn hay đơn giản là đam mê với một thứ gì đó. Khi xúc cảm mất đi thì những mối quan hệ đó dần trở nên vô cảm và đến lúc nào đó sẽ thực sự kết thúc. Trong Bi, đừng sợ, sự trở về của người ông sau bao năm xa nhà không thể giữ chân được người bố ở nhà dùng bữa cơm tối với gia đình dù chỉ là một ngày, cũng không thể ngăn người cô đắm chìm trong những ẩn ức của bản thân. Thời gian vẫn cứ trôi đi và con người vẫn cứ tiếp tục chơi vơi trong cái vòng đời lẩn quẩn.
"Đứa con tinh thần đầu tay" của đạo diễn Phan Đăng Di đã gặt hái được nhiều thành công tại các LHP quốc tế. Ảnh: Đ.D.
Ngoài những nỗi niềm đau đáu, day dứt về cuộc sống và những mối quan hệ, Bi, đừng sợ còn đọng lại trong người xem một Hà Nội thân thuộc hơn bao giờ hết. Đó không phải là một Hà Nội đầy chất thơ như trong Mùa hè chiều thẳng đứng, cũng không phải là một Hà Nội mênh mang được thể hiện trong Chơi vơi. Hà Nội trong Bi, đừng sợ không hề xuất hiện hình ảnh Hồ Gươm quen thuộc mà thay vào đó là những quán bia đông đúc, xô bồ nơi gầm cầu, những đứa trẻ đứng tựa vào tường tận hưởng que kem mát lạnh trong một buổi tối oi bức mùa hè, những bờ lau rì rào trong gió bên sông Hồng và cây cầu Long Biên... Mùa hè Hà Nội còn được thể hiện qua những chi tiết rất nhỏ như cơn mưa rào bất chợt vào buổi chiều hay hình ảnh những quán cafe sâu trong các con ngõ nhỏ tối tăm, món bánh trôi - bánh chay và cả việc mất điện đột ngột tại nơi công sở. Bấy nhiêu đó đủ để tạo nên những dư vị ngọt ngào nhất, thân quen nhất về mùa hè Hà Nội đối với những ai từng trải nghiệm nó.
Khi xem Bi, đừng sợ, nhiều khán giả cũng sẽ cảm nhận thấy những sự liên hệ có phần "quen quen" từ nhiều tác phẩm khác trên thế giới cũng thuộc dòng phim tác giả. Tuy nhiên, đạo diễn Phan Đăng Di đã biến những sự liên hệ đó trở thành bản sắc của riêng mình bằng thứ ngôn ngữ điện ảnh mượt mà, dung dị và không quá dàn trải, đủ để người xem có thể "cảm" được, có thể run rẩy trước từng "chặng đường" của chuyến hành trình cảm xúc mà bộ phim đem lại. Khi màn hình tối đen và những giai điệu của nhà soạn nhạc Vũ Nhật Tân cất lên cũng là lúc mỗi người xem tìm được những nỗi niềm riêng trong tâm hồn, cũng có khi chỉ là những dấu lặng hay những dòng suy nghĩ bâng quơ bất ngờ "chộp" được vào một thời khắc rất tình cờ trong cuộc sống.
* Hình ảnh trong phim
* Trailer 'Bi, đừng sợ'
Nguyên Minh
Bạn mong chờ điều gì ở phim "Bi, đừng sợ"?

Tổng số lượt xem trang