"Cuộc cải tổ của Liên Xô không thể nào phát triển theo kịch bản Trung Quốc vì khi hai nước đứng ở ngưỡng cửa cải cách, giữa Nga và Trung Quốc có những khác biệt rất lớn", nhà Đông Phương học, Hiệu phó Học viện Ngoại giao Liên bang Nga Yevgeny Bazhanov nhận định.
>> Gorbachev được trao tặng huân chương cao quý nhất của Nga
Hãy bắt đầu từ tình hình chính trị. Xã hội Trung Quốc khi đó lâm vào sự hỗn loạn do cách mạng văn hóa. Vào cuối thập niên 70, đại đa số người dân Trung Quốc đều nhận thức rõ ràng rằng không thể tiếp tục sống như thế nữa và cần thay đổi một cách cơ bản.
Tại Liên Xô, năm 1985, mọi thứ khác hẳn. Liên Xô vẫn còn là một “siêu cường”, nền kinh tế tuy có yếu kém hơn nhưng vẫn tiếp tục hoạt động. Trật tự trong nước ổn định và kiểm soát xã hội vẫn được duy trì. Nhiều nhà lãnh đạo Liên Xô và công dân bình thường hiểu rằng cần phải thay đổi nhưng suy nghĩ của họ cũng chỉ quanh quẩn trong hệ thống hiện hành.
Hãy bắt đầu từ tình hình chính trị. Xã hội Trung Quốc khi đó lâm vào sự hỗn loạn do cách mạng văn hóa. Vào cuối thập niên 70, đại đa số người dân Trung Quốc đều nhận thức rõ ràng rằng không thể tiếp tục sống như thế nữa và cần thay đổi một cách cơ bản.
Tại Liên Xô, năm 1985, mọi thứ khác hẳn. Liên Xô vẫn còn là một “siêu cường”, nền kinh tế tuy có yếu kém hơn nhưng vẫn tiếp tục hoạt động. Trật tự trong nước ổn định và kiểm soát xã hội vẫn được duy trì. Nhiều nhà lãnh đạo Liên Xô và công dân bình thường hiểu rằng cần phải thay đổi nhưng suy nghĩ của họ cũng chỉ quanh quẩn trong hệ thống hiện hành.
Các nhân vật dẫn đầu phong trào cải cách ở hai nước cộng sản cũng rất khác nhau. Tại Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình là nhà hoạt động cách mạng dạn dày kinh nghiệm “lên ngôi”. Ông có quyền lực và uy tín to lớn và đủ khả năng thực hiện các bước đi mạnh dạn nhất.
Trong khi đó, ở Liên Xô, gánh nặng cải tổ đè lên đôi vai Mikhail Gorbachev - một quan chức đảng cấp tỉnh, chỉ có khả năng thực hiện những thử nghiệm trong khuôn khổ chật hẹp.
Kết quả là, các chiến dịch cải cách của Đặng được tiến hành một cách sâu sắc và rộng lớn, và Gorbachev chỉ dám quyết định những thay đổi nho nhỏ.
Trong khi đó, ở Liên Xô, gánh nặng cải tổ đè lên đôi vai Mikhail Gorbachev - một quan chức đảng cấp tỉnh, chỉ có khả năng thực hiện những thử nghiệm trong khuôn khổ chật hẹp.
Kết quả là, các chiến dịch cải cách của Đặng được tiến hành một cách sâu sắc và rộng lớn, và Gorbachev chỉ dám quyết định những thay đổi nho nhỏ.
Ông Gorbachev (trái) không thể cải tổ theo kiểu Trung Quốc. |
Khác biệt đáng kể là điều kiện kinh tế xã hội ở Liên Xô và Trung Quốc trước khi diễn ra cải cách. 80 phần trăm dân số của Trung Quốc là nông dân, khao khát được quyền làm việc độc lập trên đồng ruộng. Đặng Tiểu Bình cho họ quyền đó.
Nông thôn ngay lập tức hồi sinh, các chỉ số sản xuất tăng vọt lên. Sau khi đạt được tiến bộ trong lĩnh vực chính là nông nghiệp, Đặng Tiểu Bình đẩy mạnh cải cách của công nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Giáo sư Bazhanov nhấn mạnh: Vào cuối của 70, Trung Quốc thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ về quân sự và chính trị với phương Tây, do đó, Mỹ và các đồng minh nhiệt tình tham gia vào việc cải cách nền kinh tế của Trung Quốc. Những người gốc Trung Quốc giàu có ở nước ngoài cũng hỗ trợ bằng cách đầu tư mạnh mẽ tại quê hương.
“Liên Xô không thể ước mơ sự viện trợ nước ngoài như vậy. Chương trình tối đa của điện Kremlin ở giai đoạn ban đầu là hạn chế chạy đua vũ trang. Để cải thiện nền kinh tế, cần giảm mạnh sản xuất quân sự đang lạm dụng nguồn nhân lực và vật chất của các ngành công nghiệp khác. Nhưng tổ hợp công nghiệp quân sự và tổ chức đảng liên quan không muốn xảy ra biến chuyển sự kiện như vậy. Nhận thấy rằng không thể cải cách thành công kinh tế, Gorbachev quyết định ưu tiên cho cải tổ chính trị và tư tưởng”, ông Yevgeny Bazhanov nhận định.
Đảng Cộng sản Liên Xô do Mikhail Gorbachev dẫn dắt không thể phát triển một chiến lược toàn diện thống nhất để đất nước chuyển đổi kinh tế. Đặc biệt, đảng càng không thể thực hiện một chiến lược như vậy trong thực tế, Evgeny Bazhanov khẳng định.
Không được cải cách, chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ và cùng với đảng, nhà nước liên bang đa dân tộc cũng sụp đổ theo.
Đảng Cộng sản Liên Xô do Mikhail Gorbachev dẫn dắt không thể phát triển một chiến lược toàn diện thống nhất để đất nước chuyển đổi kinh tế. Đặc biệt, đảng càng không thể thực hiện một chiến lược như vậy trong thực tế, Evgeny Bazhanov khẳng định.
Không được cải cách, chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ và cùng với đảng, nhà nước liên bang đa dân tộc cũng sụp đổ theo.