Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Việt Nam tiếp tục các kế hoạch điện hạt nhân

-Việt Nam tiếp tục các kế hoạch điện hạt nhânGlobalPost

An toàn được coi là nhân tố chính yếu và Việt Nam sẽ không có kế hoạch ngừng xây dựng các lò phản ứng nhân được hoạch định cho năm 2020.


MELBOURNE, Australia — Trong  khi Nhật Bản đang gánh chịu thảm họa hạt nhân thì Việt Nam vẫn lặng lẽ khẳng định tiếp tục theo đuổi kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân vào năm 2020.


Các quan chức Việt Nam,  nhóm kiên định theo tăng trưởng kinh tế cho hay yếu tố an toàn là ưu tiên hàng đầu và họ sẽ tiếp tục đeo đuổi năng lượng hạt nhân và xem đây là giải pháp đảm bảo mục tiêu quốc gia về nhu cầu năng lương.
Một bản thông báo trên website Bộ ngoại giao tuần trước cho biết “Việt nam đặt các vấn đề an toàn hạt nhân là ưu tiên hàng đầu. Đây là yếu tố quan trọng đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai, điển hình là động đất và sóng thần vừa xảy ra ở Nhật Bản”
Việt Nam lên kế hoạch sở hữu 8 lò phàn ứng hạt nhận được vận hành trong 20 năm tới với sự hỗ trợ của Nga Xô và Nhật Bản.
Việt Nam khằng định theo đuổi các kế hoạch hạt nhân khác với những phản ứng của các quốc gia khác về loại năng lượng này. Hoa Kỳ quyết định ngừng các kế hoạch hạt nhân, một vấn đề gây tranh cải về đảm bảo tính an toàn. Thủ tướng Đức cho hay 7 nhà máy hạt nhân được xây dựng trước năm 1980 sẽ được đóng cửa ít nhất cho đến khi kế hoạch đánh giá tổng thể về công nghiệp hạt nhân đươc thực hiện.
Có một lý do mà Việt Nam đã phản ứng khác vì họ không phải là quốc gia nằm trong vành đai động đất, cho dù Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều bão tố nhất thế giới.
Các chuyên gia về biến đổi khi hậu quốc tế từ  Ngân hàng thế giới, Oxfam và UNDP cho biết Việt Nam có thể nhận biết rằng họ nằm trong top 5 của 10 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu Mực nước biển dâng lên, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông sẽ là vấn đề nghiêm trọng trong những năm tới khi mực nước biển dâng lên 1 m.Điều này cho thấy những ảnh hưởng mười mươi đối với các lò phản ứng được xây dựng trong vùng nước biển dâng  cao.
Vương Hữu Tấn, Viện trưởng viện Nguyên tử năng quốc gia đã cho GlobalPost  biết rằng yếu tố biến đổi khí hậu đã được tính toán trong kế hoạch thực hiện và các lò phản ứng hạt nhân là loại hiện đại nhất  theo đúng các tiêu chuẩn Âu Châu.
Tham chiếu thảm họa hạt nhân của Nhật Bản, ông  Tấn nói rằng “chúng tôi không thay đổi quyết định theo đuổi kế hoạch điện hạt nhân. Nhật Bản đã sử dụng loại lò phản ứng hạt nhật loại cũ được xây dựng năm 1966, loại lò này phải dùng điện bơm nước…” Mặt khác,Việt Nam sẽ sử dụng loại “công nghệ khác, loại lò phản ứng áp suất”  .
Nền kinh tế là một lực đẩy chính yếu đằng sau mong muốn điện hạt nhân ở Việt Nam.
Chuyên gia về Việt Nam ông Carl Thayer, một giáo sư ở Canberra nói rằng “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một phần trong chu trình hoạch định chính sách cho rằng thiếu điện là trở lực lớn đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai. Ông Dũng  khẳng định rằng điện hạt nhân là giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết nhu cầu điện năng ngày càng tăng.
Tình trạng thiếu điện năng là phổ biến và nhu cầu về điện đang ngày càng tăng vào những năm tới. Phần lớn nguồn cung điện năng  là do nhà nước quản lý và đến từ thủy điện. Sự cạn kiện nguồn nước trong thời gian gần đây đã làm các hồ thủy điện đang ở mực nước thấp nhất.
Ông Tấn cho biết “Vào năm 2020, Việt Nam sẽ hết các nguồn lực tạo năng lượng do đó chúng tôi xem điện hạt nhân như một nguồn lực thay thế, tuy nhiên nó không phải là nguồn cung duy nhất”.
Lê Phương Trâm, 28 tuổi, đang làm việc cho công ty  đa quốc gia ở Sài Gòn, quê Trâm ở Ninh Thuận nơi sẽ có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Trâm nói rằng thiếu điện là vấn đề thường nhật và gây nhiều phiền toái tuy nhiên Trâm vẫn nghi ngờ về điện Hạt Nhân.
Trâm nói thêm “Điện hạt nhân có thể kiểm soát được nhưng lại có rủi ro. Điện hạt nhân không phải là nguồn lực thay thế duy nhất. Cá nhân tôi thích dương năng và phong năng hơn. Xây dựng các nhà máy điện hạt nhân là đang chuẩn bị cho  ngày tận thế”.
Mặt dầu các hợp đồng về xây  dựng nhà máy điện được ký gần đây vào tháng 11/2010 nhưng quyết định về việc dùng năng lượng này đã được thực hiện vào giữa năm 90 và được Quốc hội thông qua tại Đại hội 9 diễn ra 10 năm trước đây.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã  phản ứng tương đối tốt với các thảm họa. Ian Wilderspin cán bộ của UNDP nói rằng “chính phủ đã có bề dày kinh nghiệm trong việc ứng phó với lụt bão và bộ máy tương ứng này sẽ có hành động hiệu quả ứng phó với các loại thảm họa khác.”
Những cảnh báo sớm, kế hoạch tạm lánh và cung cấp viện trợ cho các hộ bị ảnh hưởng ở các vùng miền đã được Việt Nam xử lý rất tốt trong những năm qua.
Tuy nhiên, năng lực đang là một câu chuyện khác. Những người trong cuộc đã nói lên những yếu kém trong quản lý của Điện lực và Xăng dầu Việt Nam. Công nghiệp hạt nhân là một bước đi rộng mở phục vụ phát triển đất nước..
Giáo sư Thayer nói rằng “Sự tham gia sâu rộng của các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản và Nga Xô vào quá trình phát triển loại công nghiệp mới này là cần thiết”.
Giáo sư Thayer cho hay “Việt Nam đang thiếu hụt các chuyên gia và kỹ thuật viên. Đội ngũ này phải được đào tạo ngay giữa thời điểm hiện tại và cho đến khi các kế hoạch hạt nhân đi vào quỹ đạo. Điều này dấy lên một quan ngại lớn về khả năng quản lý hiệu quả loại hình công nghiệp rất hiện đại này”.
Helen Clark, đang sống tại Hà Nội, với các tường trình cho GlobalPost về Việt Nam
Người dịch: Nguyễn Quang Thạch

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Ảnh trên:  Neena Sasaki, 5 tuổi, mang một số vật dụng  của gia đình sau khi nhà cửa bị phá hủy bởi động đất và song thần ngày 15/3, 2011 ở Rikuzentakata, tỉnh Miyagi, Nhật Bản ( ảnh Paula Bronstein/AFP/Getty)

Tổng số lượt xem trang