Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Xóa các tua du lịch tới trại hút mật gấu

-Việt Nam bài trừ du lịch đến các nơi nuôi, chích hút 'mật gấu' (VOA)-
Việc chính phủ Việt Nam ra lệnh cấm khai thác và mua bán mật gấu đã không loại trừ được tệ nạn này trong 6 năm qua, nhưng một nỗ lực mới của nhà chức trách nhằm bài trừ hoạt động “du lịch mật gấu” đã mang lại hy vọng cho một tổ chức bảo vệ động vật quốc tế.

Theo tường thuật hôm thứ 5 của hãng thông tấn Đức, Hội Bảo vệ Động vật Thế giới (World Society for the Protection of Animals) ở London hoan nghênh một chỉ thị mới đây của Tổng cục Du lịch Việt Nam yêu cầu các công ty lữ hành không được tổ chức tour đưa du khách đến các trang trại nuôi nhốt và chích hút mật gấu.


Hội Bảo vệ Động vật Thế giới cho biết điểm nóng nhất của du lịch mật gấu là thành phố Hạ Long, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam.

Báo chí Việt Nam cho hay một số công ty lữ hành đã tổ chức đưa đón khách du lịch – đặc biệt là những du khách Hàn Quốc, đến thăm các trại nuôi gấu, chứng kiến cảnh chích hút mật gấu và mua mật gấu để đưa lậu về nước.

Ông Dave Eastham, người đứng đầu dự án về tệ nạn nuôi gấu lấy mật của Hội Bảo vệ Động vật Thế giới, nói rằng quyết định bài trừ hoạt động du lịch mật gấu của Việt Nam là “tuyệt vời”, và ông tin rằng chỉ thị này sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh vì chính phủ nhận thức được sự thiệt hại mà nạn nuôi gấu lấy mật gây ra cho công nghiệp du lịch.
Nguồn: DPA, VnExpress
-Crackdown on bear-bile tours in Vietnam welcomedMarianne Brown Hanoi - The illegality of bear-bile farming in Vietnam has failed to stamp out the practice in the past six years, but a renewed government push to crack down on bear-bile tourism has hope rising at an animal protection organization.

The World Society for the Protection of Animals welcomed instructions issued last week by the National Tourism Administration saying travel companies that offer bear-bile tours risk losing their business licences.



According to the London-based society, the biggest hot spot for the practice is Ha Long City, one of Vietnam's most famous tourism destinations. As part of their package tours to the country, visitors, especially from South Korea, witness extractions and purchase bile to transport illegally back to their homes.

The move to tackle companies that offer the tours was 'fantastic news,' Dave Eastham, the society's project leader, said. 'I'm confident that it will be followed through,' he said.

The move demonstrated that the government saw the damage bear farming is causing their tourist industry.

'Vietnam is the only country in the world so far that wants to bring an end to the practice,' he said.

Bear bile farming is still legal in South Korea and China.

Vietnam set the pace for a change in attitude to bear-bile farming back in 2005 when the Ministry of Agriculture and Rural Development committed to phasing out the practice. Around 4,000 bears in captivity were implanted with microchips to help identify any new bears added illegally. Owners were warned not to tap the animals for bile.

However, farmers who already had captive bears were allowed to maintain them as tourist attractions.

Several high-profile cases involving South Korean tourists allegedly caught extracting bile from animals held on farms prompted an amendment to the Biodiversity Law in 2009 that also expressly prohibits the commercial farming of protected species.

But conservation organizations continue to uncover illegal farms through undercover operations across the country. The Hong Kong-based charity Animals Asia has rescued 73 bears from farms in Vietnam in the past five years.

Bears are kept in small 'crush cages' that allow easy access to the abdomen for bile extraction. The animals are drugged and restrained with ropes before being jabbed in the abdomen with a long needle until the gall bladder is located. The wounds usually lead to scarring and infection, causing serious discomfort and sometimes death due to blood poisoning. Bile is extracted twice a day.

According to reports by animal activists, bears kept at bile farms are known to chew off their own paws, lose their fur and have stunted growth due to malnutrition. Many animals have their teeth and claws removed so they do not damage themselves.

The practice continues 'because of profit' despite ongoing efforts to stop it, Nguyen Manh Cuong, deputy head of Vietnam's Tourism Administration, told the German Press Agency dpa.

Local demand is also to blame, especially as the urban population gets richer, according to Thomas Osborn, the greater Mekong programme coordinator for the animal conservation group TRAFFIC.

'With increasing wealth in urban centres, much of the trade in wildlife products is an issue of status rather than necessity,' he said. 'Well-off people, or people in high positions, tend to take colleagues and friends to wild meat restaurants and buy expensive wildlife products to impress them.'

Bile extracted from bear gall bladders has been used in traditional Chinese medicines for more than 3,000 years to treat a variety of health problems, such as liver disease, burns, fever, internal bleeding and stomach ulcers. It has subsequently been adopted by Korea, Japan, Vietnam and other countries.

In November, a survey of 3,000 people by Education for Nature, a Vietnamese partner to the World Society for the Protection of Animals, found nearly a quarter of those interviewed did not know bear-bile farming was illegal and 70 per cent said they would use bear bile for medicinal purposes.

According to the organization, Vietnamese people used to pay 10 dollars per cubic centimetre of bear bile, but the price has dropped to 1 to 2 dollars because of its wide availability. Many bear owners have been looking to the international market to regain profits.


Hãy biết xấu hổ!
TT - Một đoạn phim vừa được tung lên YouTube đang gây xôn xao cộng đồng mạng: một nhóm quay phim người nước ngoài quay một quán ăn ở Việt Nam có nuôi nhốt gấu thì bị bà chủ quán lao ra, rút dép quật túi bụi và mắng chửi ầm ĩ với lời lẽ hết sức thô tục.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=tZJ_RH-tLdM]
Xem video (Lưu ý: đoạn video có những lời lẽ thô tục, không phù hợp với độc giả chưa trưởng thành)

Các cơ quan chức năng phát hiện vượn đen má trắng nuôi nhốt trái phép tại Công ty Trà King Lộ, Lâm Đồng đầu tháng 6-2010 (ảnh do Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cung cấp)
Nhóm quay phim đó là những người cứu hộ động vật hoang dã. Đoạn phim chỉ 40 giây nhưng để lại trong người xem những cảm xúc ngổn ngang và trên hết là sự xấu hổ. Đoạn phim sau đó được bình luận trên một đài truyền hình nước ngoài. Và chắc chắn người xem trên toàn thế giới có thể biết câu chuyện diễn ra ở Việt Nam, về cách hành xử kém văn hóa, không chỉ với những người cứu hộ mà với cả các loài động vật hoang dã.
Bất cứ người Việt nào ban đầu xem đoạn phim này cũng sẽ bật cười. Có lẽ vì nó quá hài hước. Nhưng sau đó sẽ phải thấy xấu hổ, xấu hổ tận cùng: người nước ngoài muốn cứu những con gấu tội nghiệp, còn người mình xông ra hùng hổ như những con gấu hung tợn để cố che giấu việc làm đáng xấu hổ của mình!
Sừng tê giác, cao hổ cốt, cao khỉ, mật gấu hoặc heo rừng, chồn hương, cheo, nai, mễn, nhím… luôn là những món quà quý để tặng nhau hoặc đãi đằng nhau của không ít người. Người chức to hoặc người nhiều tiền lại càng có cơ hội sở hữu các món “quà quý” đó và có nhiều “bữa ăn  hoang dã” hơn.
Mấy năm trước, Việt Nam thu hút sự chú ý của thế giới bởi một phát hiện chấn động: có một quần thể tê giác cư ngụ tại rừng Nam Cát Tiên. Nhưng cách đây vài tháng, con tê giác - có thể là cuối cùng - đã bị bắn hạ.
Cũng trong thời gian này, liên tục bảy con voi rừng ngã lăn ra chết bí hiểm ở khu vực tỉnh Đồng Nai mà nhiều khả năng do bị đánh thuốc độc. Rồi hàng chục con voọc chà vá chân đen bị bắn và phanh thây ở Khánh Hòa. Nhiều con voọc ngũ sắc khác bị bắt, giết ở các tỉnh miền Trung. Ở Bắc Trung bộ, cháo khỉ, óc khỉ sống là món được coi là đặc sản (!). Ở TP.HCM, giới đại gia kháo nhau có thể mở tiệc bằng một con bò rừng thui tươi roi rói mà dứt khoát khi cần là có!
Ai cũng muốn sống nhưng ít ai quan tâm đến sinh mạng của các loài khác. Ai cũng sợ một ngày trái đất không còn sự sống nhưng mạnh ai nấy tàn sát sự sống trên Trái đất này. Rừng bị tận diệt, thú bị tận diệt và thiên tai trên Trái đất cũng ngày càng dữ dội, nghiệt ngã. Chưa nói trên thế giới nhiều nước vừa qua chịu cái nắng nóng lên đến 50OC, ngay tại nước ta năm nay hạn hán nghiêm trọng và kéo dài đến khắc nghiệt.
Sông Hồng trơ đáy, mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long hàng chục kilômet, lũ lụt dữ dội ở miền Trung và Tây nguyên… Những chỉ dấu đó là hệ quả của lối sống vô độ của chính con người, vốn được xem là loài động vật tiên tiến nhất trên hành tinh này.
Ngày nào đó chúng ta sẽ thức tỉnh, khi bên bờ vực của sự hủy diệt. Nhưng sao không phải là hôm nay? Hãy biết xấu hổ hoặc giận dữ, hoặc đơn giản là biết từ chối một món thịt rừng, một lạng cao hổ cốt là chúng ta đã bắt đầu có một ứng xử văn hóa, công bằng và có trách nhiệm với hành tinh này.
ĐẶNG PHƯƠNG
Cái giá phải trả của những gã “thợ săn” Voọc VOV
Giá chợ đen loài động vật này rất cao nên các “thợ săn” đã bất chấp pháp luật, vào rừng săn bắn để rồi phải trả giá cho hành vi của mình bằng những ngày trong trại giam.
Quảng Bình xử lý vận chuyển động vật hoang dã trái phép VOV
Hôm qua (8/7) Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định xử phạt Nguyễn Như Đĩnh, sinh năm 1981, trú tại xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam số tiền 475 triệu đồng do hành vi vận chuyển động vật hoang dã trái phép.
Vận chuyển động vật hoang dã trái phép, phạt 475 triệu đồng VOV
-Bị tạm giữ vì tàng trữ hai con hổ tại nhà riêng
TTO - Chiều tối 22-6, Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An phối hợp cùng văn phòng cảnh sát điều tra Công an Nghệ An bắt quả tang vụ tàng trữ số lượng lớn động vật hoang dã, quý hiếm tại nhà riêng ông Nguyễn Xuân Thoan (sinh năm 1957, ở xóm 3, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An).
Tang vật hổ và báo mà Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An thu giữ tại nhà riêng Nguyễn Xuân Thoan - Ảnh: An Khánh
Tang vật thu giữ tại nhà ông Thoan gồm hai con hổ và một con báo đã bị làm thịt mổ lấy hết nội tạng nặng khoảng 300kg, đầu sư tử và khoảng 50kg xương (được cho là xương hổ).
Ông Thoan đã bị tạm giữ hình sự tại văn phòng cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An để công an tiếp tục mở rộng điều tra, truy bắt các đối tượng liên quan.
Bắt quả tang ổ xẻ thịt hổ và beo cand.com
Một vụ xẻ thịt, nấu cao hổ tại nhà riêng ở huyện Diễn Châu bị lực lượng Cảnh sát môi trường và Văn phòng CSĐT Công an Nghệ An phối hợp phát hiện bắt giữ. 18h ngày 22/6, Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp Văn phòng CSĐT Công an Nghệ An đã tiến hành khám ...
Đồng chủ nhân 2 con tê giác tàng trữ hổ trái phép?VietNamNet
Phát hiện 3 cá thể hổ, báo sắp bị nấu caoThanh Niên
Hai con hổ bị xẻ thịt nấu caoXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
VTC -Dân Trí
tất cả 9 bài viết »
Frozen tiger in Vietnam Straits Times
HANOI - ENVIRONMENTAL police in Vietnam have seized a frozen tiger and the remains of another big cat, believed to be a panther, and arrested two people in the latest case of its kind.
'We also confiscated two sets of animal bones, suspected of being from tigers,' said an environmental police officer in the central province of Nghe An, without revealing when the recent seizure occurred.
Nhiều cảnh đẹp trong hang đã bị biến dạng do khách tham quan đập nhũ đá mang về làm kỷ niệm
-Cảnh đẹp hang Nà Luồng đang bị đe dọa VOV
Ngay khi hang Nà Luồng được phát hiện, tháng 3/2010 đã có hàng nghìn lượt du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hang Nà Luồng, thuộc địa phận thôn Nà Luồng, xã Mậu Long - nằm cách trung tâm thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh khoảng 25km. Cửa hang rộng trên 30m được che phủ bởi rừng cây nghiến, đinh, lát và dây leo chằng chịt. Lòng hang rộng và sâu hàng trăm mét. Mọi người có thể chiêm ngưỡng những nhũ đá đẹp ngay từ cửa hang và theo suốt chiều dài, rộng của hang. Dọc lối đi trong hang là những khối đá có hình thù giống cá, lợn rừng, trâu rừng…
Hang Nặm Pạu, một trong nhiều hang động đẹp được phát hiện ở Hà Giang
hồi giữa năm 2009.
(Ảnh: TTX)
Tuy nhiên, nhiều cảnh đẹp trong hang đã bị biến dạng do khách tham quan đập nhũ đá mang về làm kỷ niệm. Trước thực trạng đó, huyện Yên Minh đã tổ chức lực lượng bảo vệ hang Nà Luồng nhằm tránh sự xâm hại của những du khách thiếu ý thức. Đồng thời, cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến từng hộ dân sống xung quanh khu vực hang động, không khai thác nhũ đá trong hang, không săn bắt các loài linh dương, linh trưởng, các loài chim ở khu vực xung quanh hang. Huyện cũng lập phương án đầu tư, xây dựng, hình thành điểm du lịch sinh thái trong thời gian tới./.
---------
Cập nhật lúc 06:30, Thứ Hai, 21/06/2010 (GMT+7) ,
– Khi cá thể tê giác ở VQG Cát Tiên bị chết vào khoảng tháng 4/2010 đã khiến cả nước “mất ăn mất ngủ” gần tháng trời, các cơ quan chức năng, báo chí rầm rộ vào cuộc điều tra mới phanh phui ra nguyên nhân cái chết của cá thể này là do… kẻ săn trộm sát hại để… lấy sừng.

Sự kiện nêu trên gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự tận diệt loài động vật hoang dã quý hiếm này. Nhưng ở Nghệ An, có một đại gia Việt Nam lại bỏ nhiều tỷ đồng để mua 02 cá thể tê giác về… nuôi làm cảnh. Khó có thể biết số phận trong tương lai của những con tê giác này sẽ ra sao?
Phải sau rất nhiều lần lên kế hoạch, cuộc xâm nhập “khu vườn” của “đại gia xứ Nghệ” hiện đang nuôi giữ 02 cá thể tê giác “làm cảnh” của chúng tôi mới thành hiện thực.
Hai con tê giác hai sừng được cho là giống tê giác châu Phi đang ở độ tuổi trưởng thành. - Ảnh: Kiên Trung
Cuộc thâm nhập của chúng tôi vào một ngày chang chang nắng. Nắng tháng 6 và gió Lào khô rát rần rật thổi như muốn thiêu đốt cả “chảo lửa” vùng miền núi phía Tây Nghệ An.
Con đường dẫn vào “khu vườn thú quý hiếm” khá lắt léo, nếu như không dừng lại 4, 5 lần để hỏi người dân bản địa chỉ đường, có lẽ chúng tôi đã phải bỏ cuộc.
“Khu vườn thú quý hiếm” này thực chất là một trang trại rộng 05 ha, được chủ nhân của nó thuê đất rừng cải tạo để xây dựng khu du lịch sinh thái và trang trại nuôi bò.
Chuồng nuôi là khu nhà cấp bốn lợp prô-ximăng. Thời tiết nắng nóng dường như phù hợp với môi trường khắc nghiệt của "cố hương" nên chú tê giác này trông có vẻ rất "phởn" - Ảnh: Kiên Trung
Đó là nội dung chính trong giấy phép hoạt động của trang trại được đóng khung dưới tầng một của ngôi nhà sàn khang trang được dựng ở chính giữa trang trại làm nơi tiếp khách.
Nếu không trực tiếp mục sở thị, chắc chắn chúng tôi cũng sẽ không bao giờ tin về sự thật có 02 cá thể tê giác châu Phi đang có mặt ở Việt Nam, và được một người Việt Nam mua về để “làm cảnh” trong “vườn nhà”.
Lý do: để vận chuyển một loài động vật khổng lồ và quý hiếm ngần đó về Việt Nam từ một đất nước xa xôi, không phải chuyện dễ. Và, càng không thể nếu như không có tiền, cũng những mối quan hệ cực kỳ “đỉnh” mới có thể trót lọt và an toàn.
Một người dân địa phương cho biết, để mang được con tê giác này về Việt Nam, chủ nhân của nó phải bỏ tới... 500 tỷ/1 con. Nhưng thông tin này dường như không chính xác. - Ảnh: Kiên Trung
Đường vào trang trại khá lắt léo, với những khúc quanh, những ngã rẽ tưởng như đã tuyệt lộ.
Ngoằn nghoèo chừng hơn chục km từ quốc lộ đi vào, trang trại nằm ở tận cùng rìa ngoài của một xã miền núi tỉnh Nghệ An.
Đây nguyên là khu vực đất đồi được đại gia này thuê để làm trang trại.
Nhìn phía sau cứ ngỡ đó là... 1 đôi voi. Thế nhưng, 2 chiếc sừng "gắn" trên đầu đá phủ nhận sự hiểu lầm này. - Ảnh: Kiên Trung
Thời điểm phóng viên VietNamNet có mặt, khu trang trại đã hoàn thành về cơ bản.
Những khu nhà sàn được phân bố ở vị trí trung tâm trong khuôn viên của trang trại. Hai chiếc hồ nhân tạo được đào ở ngay phía cổng vào.
Nhiều công nhân đang xây dựng hòn non bộ và phối cảnh bên mép hồ đã được kè.
Hoành tráng nhất là những khu chuồng nuôi giữ các loại động vật hoang dã được ông chủ này thu mua và “tập kết” tại đây.
Dường như, không có biểu hiện của sự bí mật trong khu trang trại rộng lớn này.
Dò hỏi một thanh niên bản địa đang làm công nhân trong trang trại vị trí của nơi nuôi hai con tê giác, anh thanh niên hồn nhiên chỉ dẫn: đi thẳng một đoạn chừng trăm mét, sẽ nhìn thấy nó ngay.
Dù bạn là một người đa nghi đến cỡ nào, bạn cũng vẫn phải tin rằng, có hai con tê giác đang hiện hữu ở Việt Nam mà không ai biết. Cho nên, sự kiện một cá thể tê giác bị bắn hạ thời gian trước có lẽ chỉ là "muỗi" so với sự kiện này. - Ảnh: Kiên Trung
Chuồng nuôi giữ 2 chú tê giác nằm bên phải của ngôi nhà sàn được dựng ở vị trí trung tâm trang trại.
Bức tường xây ngang người, tiếp đến là hai ống kim loại đường kính phi 100 được dựng theo chiều ngang, tựa như võ đài đấm bốc. Phía trên được rào bằng lưới thép b40 chắc chắn.
Một gian nhà lợp tôn được xây dựng ở phía ngoài sát với lối đi. Phía trước rộng mênh mông là khu vườn cây lâu năm đang bắt đầu vào tán nhưng trồng rải rác, không hàng lối.
Phía xa, một vũng nước khá lớn (có thể gọi là ao). Có thể, đây là khu vực tắm mát của hai chú tê giác.
Đang đưa mắt tìm kiếm, chúng tôi giật mình khi thấy tiếc bước chân nện đất thình thịch. Từ trong gian nhà cấp 4 lợp tôn, một con tê giác lừng lững tựa một con voi trưởng thành lùi lũi tiến ra.
Được một lát, chú tê giác còn lại lững thững đi ra theo.
Cả hai con lừng lững tiến ra mé chái nhà, nhẩn nha gặm bó ngọn mía, cỏ voi đã được vứt sẵn ở đó.
Sửng sốt. Chúng tôi không tin vào chính mắt mình, bởi lại có thể bắt gặp trực tiếp hai cá thể tê giác hoang dã bằng xương bằng thịt ở giữa khu vực đồng rừng như thế này.
Đồng nghiệp đi cùng nhiều kinh nghiệm phán đoán: đây là hai tê giác đực, giống tê giác châu Phi vì chúng mọc 2 sừng trên đầu.
Không để ý sự có mặt của những khách lạ, hai con tê giác vẫn thản nhiên nhai bó cỏ một cách chậm chạp đến ngon lành. Thỉnh thoảng, chúng còn tranh ăn như trẻ con.
Bó cỏ được giải quyết trong vòng chừng 30 phút. Xong việc ăn uống, hai con tê giác to như hai con voi rừng lùi lũi tiến ra vạt đất trống tắm nắng. Một con đủng đỉnh tiến ra phía hồ nước lưng lửng ở cuối khu đất đã rào vuông vức.
Thấy bộ dạng tò mò của chúng tôi, một nhóm công nhân đang nghỉ nắng dưới lùm cây giải thích thêm: Hai con tê giác này được mang từ châu Phi về được chừng 3 năm, nên nó đã quen với cuộc sống ở đây.
Dường như thời tiết nắng nóng vùng núi miền Tây xứ Nghệ tương tự... Châu Phi nên có vẻ chúng thích nghi rất nhanh.
Người thanh niên ban đầu chúng tôi hỏi đường tỏ vẻ am hiểu: "Để mang được 2 con tê giác này về nuôi trong trang trại, ông chủ phải bỏ tiền mua mỗi con với giá 500 tỷ đồng (?!). Tới đây, người ta sẽ mua thêm hổ bạch về nuôi nữa".
Ngoài hai con tê giác này, còn rất nhiều thú hoang dã, mà nguồn gốc đều từ châu Phi, cũng đang có mặt trong trang trại.
Theo lời kể của những người trong trang trại, được biết, hai con tê giác này được vận chuyển về Việt Nam từ châu Phi bằng đường biển.
Dù không biết thực hư như thế nào, nhưng sự hiện diện của hai con tê giác trưởng thành từ châu Phi tại đây cũng đủ để chúng tôi không thể thốt lên lời trầm trồ thán phục.
Chắc chắn, đấy là một câu chuyện rất dài và rất ly kỳ, của một người có thú chơi… không ai có thể “đụng hàng” ở Việt Nam.
Dưới cái nắng chang chang 40 độ, hai con tê giác nhởn nhơ nô đùa. Anh bạn đi cùng tôi vẫn lè lưỡi lắc đầu thán phục: “Cứ nghĩ nó to chừng con lợn con, ai dè to như một con voi!”.
Kế bên khu chuồng xây dựng nuôi giữ hai con tê giác khổng lồ, những dãy chuồng khác cũng đã được dựng lên.
Háo hức và tò mò, chúng tôi tìm đường sang các khu chuồng nuôi bên cạnh. Kinh ngạc nối tiếp kinh ngạc, khi sự thật tại đây không chỉ có 02 cá thể tê giác, còn có hàng trăm cá thể động vật hoang dã quý hiếm, mà nguồn gốc được cho là đều đến từ châu Phi (?).
  • Kiều Anh - Kiên Trung - Quang Cường - Quốc Huy (còn nữa)

Tổng số lượt xem trang