Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Ảnh hưởng của TQ tới kinh tế VN

Ảnh minh hoạ
-Thép Trung Quốc 'lách' thuế vào Việt Nam.tienphong.
TP - Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết, từ đầu năm 2011 đến nay, một lượng lớn thép Trung Quốc loại phi 6 và phi 8, có chứa hợp kim Bo được hưởng thuế nhập khẩu 0% đã nhập khẩu, tiêu thụ ở thị trường phía Nam.
Theo ông Nghi, Hiệp hội Thép Việt Nam đã có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng đề nghị kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế thép có chứa hợp kim Bo từ Trung Quốc đang ồ ạt vào Việt Nam. Việc nhập khẩu ồ ạt lượng lớn thép có chứa hợp kim Bo này đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Trong năm 2010, qua giám định phân loại thép, hải quan đã phát hiện hiện tượng thép nhập khẩu khai là thép hợp kim có chứa hàm lượng Bo (từ 0,0008% trở lên) nhưng thực chất được nhập khẩu về để làm thép xây dựng, gây khó cho các doanh nghiệp thép trong nước.
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Trung Quốc, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% được áp dụng với các loại thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo (hàm lượng từ 0,0008% trở lên) ở dạng tấm, lá, thanh, que, góc, khuôn hình nhập khẩu từ Trung Quốc (có giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu E), còn thép xây dựng có mức thuế cao hơn 0%.
Theo cơ quan chức năng, để hạn chế tình trạng nhập khẩu thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc, chỉ có thể áp dụng biện pháp kiểm tra chặt chẽ từ khâu nhập khẩu.
Phạm Tuyên
-Thép hợp kim Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam (VOV)-

(VOV) - Từ đầu năm đến nay, một lượng lớn thép Trung Quốc loại phi 6 và phi 8, có chứa hợp kim Bo được nhập khẩu, tiêu thụ nhiều ở thị trường phía Nam.

Việc một lượng lớn thép Trung Quốc có chứa hợp kim Bo (với thuế suất 0%) nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua đã khiến cho thị phần của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước giảm mạnh, chỉ còn 14%.
Năm 2010, trong quá trình giám định phân loại mặt hàng thép, cơ quan hải quan đã phát hiện hiện tượng thép nhập khẩu khai là thép hợp kim có chứa hàm lượng Bo nhưng thực chất được nhập khẩu về để làm thép xây dựng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Trung Quốc thì các loại thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo, hàm lượng từ 0,0008% trở lên ở dạng tấm, lá, thanh, que, góc, khuôn hình nhập khẩu từ Trung Quốc thì có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.
Mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Trung Quốc đối với các loại thép này được cam kết ngay từ khi ký hiệp định, do vậy không thể điều chỉnh tăng thuế suất lên được.
Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hiệp hội đã kiến nghị các cơ quan quản lý chức năng cần kiểm soát chặt chẽ mặt hàng này trong quá trình nhập khẩu, nhằm ngăn chặn, giảm bớt số lượng, tránh tình trạng gian lận, ảnh hưởng lớn đến thị trường thép trong nước./.

Chung Thủy
- -Phá sản vì thiếu vốn hết nguyên liệu (RFA)-Báo Người Lao Động mới có bài viết về tình trạng doanh nghiệp Việt Nam với tiêu đề “đói vốn, thiếu nguyên liệu”, khiến nhiều cơ sở sản xuất thuộc đủ mọi ngành nghề phải ngưng hoạt động, vì bị thua lỗ nặng. 
- Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội (TBKTSG).

Tôm thẻ chân trắng đang chờ chế biến. Ảnh: Phan Thanh Cường
(TBKTSG Online) - Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện đang đánh mất cơ hội làm ăn cũng như mở rộng thị trường mà nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu chế biến.
Theo ông Phan Xuân Trang, Giám đốc Công ty TNHH thủy sản Thái Bình Dương – LA ( Long An), các loại hải sản như mực, bạch tuộc, cá ngừ, cá thu…. đang thiếu trầm trọng. Ngoài lý do giá xăng dầu tăng đẩy chi phí một chuyến đi biển tăng thêm 20% thì còn có nguyên nhân khác là một số thương lái mua hàng từ các tàu cá rồi bán cho các tàu cá Trung Quốc.
“Hiện các tàu cá của ngư dân khi vào đến bến là được một số thương lái mua và bán lại cho các tàu hàng chở về Trung Quốc. Thường thì giá mua của thương lái cao hơn vì không phải trả thuế xuất nhập khẩu thủy sản, thuế kinh doanh. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản trong nước”, ông Trang cho hay.
Do thiếu nguyên liệu nên Công ty Thái Bình Dương – LA chỉ hoạt động cầm chừng chứ không lên kế hoạch mở rộng thị trường.
Trước thông tin Thái Lan bị thất thu khoảng 50.000 - 60.000 tấn tôm do lũ lụt, ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi (Sóc Trăng) cho rằng đó là tin buồn chứ không phải là tin vui cho ngành tôm nước ta.
“Nếu Thái Lan bị mất số lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng lớn thì sẽ gây ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu, qua đó, đẩy giá tôm nguyên liệu tăng cao, kéo theo giá bán cao. Như vậy, sức mua của các thị trường như Nhật, EU, Mỹ sẽ giảm. Theo đó, nhiều công ty thủy sản của nước ta sẽ không bán được hàng”, ông Anh nói.
Theo ông Anh, hiện giá tôm sú tại ĐBSCL ở mức trên 225.000 đồng/kg cho loại 20 con/kg, còn loại 30 con/kg là 190.000 đồng. “Với mức giá này, chỉ những công ty nào đến thời điểm giao hàng mới chấp nhận mua về chế biến để giao hàng giữ uy tín. Còn với công ty chúng tôi chỉ mua và sản xuất cầm chừng và cũng cân nhắc trong việc ký tiếp các hợp đồng mới”, ông Anh nói.
- Săn đỉa, bán hơn triệu đồng/kg (Tiền phong).
TPO – Nông dân một số tỉnh miền Bắc đang lùng bắt đỉa để bán với giá hơn một triệu đồng/kg. Nhiều người bán cho biết, đỉa được đưa ra nước ngoài làm thuốc.
Mua bán đỉa khô tại Trung Quốc
Mua bán đỉa khô tại Trung Quốc.
Ngọc, nông dân ở Thuận Thành, Bắc Ninh cho biết, dụng cụ bắt đỉa là một vợt nhỏ, gói vôi bột hoặc lọ nước vôi pha nồng độ vừa phải và hộp nhựa để đựng. Hằng ngày, Ngọc xuống đồng săn đỉa và mua của người khác để bán lại cho “vài người trên thành phố xuống tận nhà thu mua”.
Bắt đỉa bằng tay không rất khó, vì chúng trơn tuột và có giác bám ở miệng, khi chạm tay vào, chúng sẽ cắn, hút máu, Ngọc nói. Ngọc dùng vợt bắt đỉa lên, rắc vôi bột hoặc đổ nước vôi lên mình đỉa, nó sẽ co tròn lại. Sau đó, anh gắp bỏ vào hộp nhựa.
Ngọc kể rằng, hơn chục năm trước, ngoài đồng rất lắm đỉa, lần nào anh xuống ruộng cũng bị đỉa cắn. “Đỉa hút máu ở chân người đến khi no căng rồi tự buông. Nông dân mải làm đồng nên thường ít khi biết đỉa đang hút máu. Đến khi lên bờ, rửa chân tay mới hay đã bị đỉa cắn vài phát”, Ngọc nói. Vài năm nay, nông dân hiếm khi bị đỉa cắn do thuốc trừ sâu nhiều khiến đỉa không sống nổi.
Chị Lụa ở huyện Kinh Môn, Hải Dương, nói rằng, thương lái về tận nơi mua với giá 10.000 đồng/ con. “Tôi nghe nói họ bán đỉa sang Trung Quốc để làm thuốc. Mỗi ngày lội đồng cũng bắt được hơn chục con, kiếm thêm chút ít cho các cháu ăn học”, chị Lụa nói.
Trên trang web Agriviet.com, nơi rao bán nông sản, người có nickname nhanonghp, nói là ở Hải Phòng, nhận thu gom đỉa khô, “càng nhiều càng ít, giá 1,3 triệu – 1,5 triệu đồng/kg”. Qua điện thoại, nhanonghp cho hay, chị mua rồi bán lại cho người khác mang qua cửa khẩu sang Trung Quốc. “Nghe đâu là làm thuốc, tôi cũng chẳng rõ” - người có nick nhanonghp nói.
Tìm kiếm trên google với từ khóa “đỉa làm thuốc”, được biết, trong Đông y, đỉa hay còn gọi là thanh điệt, có tác dụng thông máu, tan vết bầm, sưng, giải máu ứ đọng. Trong y học hiện đại, thanh điệt được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ máu…
Có trang web nói rằng, đỉa và các chế phẩm từ đỉa rất tốt cho bệnh khớp, tim mạch, bởi trong tuyến nước bọt của loài hút máu này chứa chất chống viêm sưng, chống đông máu cùng một số chất có khả năng hạn chế triệu chứng viêm khớp.
Nhưng một số website Đông y cũng cảnh báo không lạm dụng đỉa khi chưa có hướng dẫn của thầy thuốc. “Dùng bừa bãi sẽ gây tác hại khôn lường. Nếu khi đốt, tán đỉa không đúng cách sẽ khiến một số tế bào đỉa còn sống. Khi người bệnh uống, tế bào còn sót lại sẽ sinh trưởng và lớn lên thành con đỉa ở trong người bệnh” - Lương y Trần Văn Quảng, Hiệp hội Đông y Việt Nam cho biết. Vì thế, hiện trong Đông y cũng ít dùng loại thuốc này, trừ những trường hợp hết thuốc mới dùng thay thế.
Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam - Giáo sư Đặng Huy Huỳnh cho biết, đỉa có tác dụng nhất định với môi trường, không loài động vật nào tồn tại mà vô dụng. Nhưng nếu có hiện tượng thu mua trên diện rộng thì nên tìm hiểu, phòng cảnh thi nhau nuôi đỉa để bán, rồi khi thương lái không thu mua nữa sẽ gây hậu quả khó lường.
“Đỉa dễ sinh sôi trong mọi điều kiện, nhất là những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Nếu đốt đỉa không cháy hết, vài tế bào sót lại gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể phát triển thành con đỉa bình thường”, GS Huỳnh nói.
Theo thông tin trên một số trang web của Trung Quốc cho rằng, đỉa được dùng làm thuốc lần đầu tiên tại nước này từ năm 200 trước Công nguyên. Giá bán được rao ở các trang mua bán trực tuyến Trung Quốc khoảng 500 – 700 nhân dân tệ (1,5 triệu – 2,1 triệu đồng).
Văn Việt

Tổng số lượt xem trang