Asia Sentinel
--Bài của Phóng viên Asia Sentinel Ngày 22-4-2011
Lẩn trốn đằng sau những mảnh giấy phép khai thác tài nguyên của địa phương, Trung Quốc bắt đầu cướp bóc khoáng chất và kim loại của Philippines.
Theo một báo cáo mới đây của tổ chức Chiến lược và Đánh giá Thái Bình Dương (trụ sở ở Manila) PSA, giới công ty khai khoáng Trung Quốc đang trốn tránh các đạo luật về khai thác tài nguyên vốn rất cứng rắn của Philippines, để theo đuổi kho tài nguyên trị giá hàng nghìn tỷ đôla nằm trong những mỏ đồng, vàng, kẽm và các khoáng chất chưa được khai thác ở nơi đây.
Một loạt các nhà môi trường, chính trị gia, người theo chủ nghĩa dân tộc, và tín đồ Thiên Chúa giáo, đã ngăn trở mạnh mẽ đầu tư đa quốc gia vào công nghiệp khai khoáng ở Philippines, ngành mà hồi thập niên 1980 đứng vào hàng nhất thế giới. Như Asia Sentinel phản ánh vào tháng 12 vừa qua, một quan chức địa phương đã qua mặt luật pháp của chính quyền liên bang để ra một pháp lệnh về môi trường của cấp địa phương, cho đóng cửa một dự án đồng và vàng rất lớn của quốc gia, do công ty TNHH Xstrata tiến hành thăm dò khai thác (công ty này đã được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán London).
Quyết định bỏ đi của Xstrata là một minh chứng cho rất nhiều trở ngại đối với các dự án đầu tư đa quốc gia ở Philippines. Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010 là một khoản nghèo nàn 1,71 tỷ USD, giảm gần 13% so với mức 1,96 tỷ USD (cũng chẳng mấy đáng kể) của năm 2009, do các nhà đầu tư nản lòng vì tham nhũng, vì nạn quan liêu, hành chính tùy tiện và chủ nghĩa quốc gia. Mặc dù Tổng thống Benigno Aquino III đã đặt công nghiệp khai mỏ lên hàng cao nhất trong chương trình nghị sự của mình, nhưng chính quyền trung ương thường xuyên không quản được các cấp chính quyền địa phương để có thể khuyến khích đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ như đã tìm được một cách tránh thủ tục hành chính và các trở ngại khác đối với việc đầu tư khai mỏ – theo bản báo cáo 11 trang của PSA, mà tất cả các khách hàng của công ty đánh giá rủi ro này đều có thể mua. Nhiều công ty khai mỏ của Trung Quốc có quan tâm đã tiến hành những dự án đầu tư lớn vào hoạt động khai thác, trong đó có các hãng Baosteel, công ty Xây dựng Luyện kim Trung Quốc, công ty Đất hiếm Nam Xương, công ty Kim loại Tungsten, và nhiều hãng khác. Tuy nhiên, một số hãng đang chủ động tận dụng đạo luật bảo vệ các mỏ nhỏ để trục lợi.
Báo cáo cho biết: “Cụ thể, các công ty Trung Quốc tiếp tục khai thác và lợi dụng Luật khai thác mỏ quy mô nhỏ, ban hành năm 1991, bằng việc núp dưới cái ô của các đơn vị khai thác mỏ sở tại, qua đó lách luật Philippines cũng như tránh được yêu cầu phải có vốn lớn, phí, thuế lớn thì mới được khai thác mỏ lớn”.
Theo báo cáo, giới công ty Trung Quốc thường tìm một đơn vị đại diện ở Philippines – đơn vị này sẽ mua giấy phép khai thác mỏ nhỏ, do chính quyền địa phương cấp với giá 227 USD. Giấy phép môi trường của địa phương có giá thêm 340 USD nữa.
Trong một nỗ lực nhằm nuôi sống những ngành sản xuất đang vươn lên trong nội địa, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ đồng nhiều nhất thế giới. Họ đứng thứ nhì về tiêu thụ nhôm, thứ ba về nickel và thứ tư về vàng. Họ cũng ở trong danh sách những nước tiêu thụ hàng đầu thế giới về thiếc, kẽm, xăng dầu và thép.
PSA trích dẫn các nguồn cho hay, ở Philippines số lượng nhà đầu tư khai mỏ người Trung Quốc cao hơn số giấy phép chính thức được cấp, vì lẽ công ty Trung Quốc hoạt động lấy tên và giấy phép của đối tác Philippines. Báo cáo nhắc tới trường hợp Oriental Synergy, cơ quan đối tác của Macau Quanta trong một hợp đồng cùng khai thác khoáng sản được gán cho đối tác Philippines, Minahang Bayan ng Mamamayang ng Dinigal Island Cooperative. Công ty Đất hiếm và Khoáng sản hiếm Nam Xương thì là đối tác của một công ty Philippines, vận hành theo hợp đồng khai khoáng chung của tập đoàn Mina Tierra Gracia.
Báo cáo cho biết: “Mặc dù Văn phòng Khai mỏ và Địa chất khẳng định rằng giấy phép không được chuyển nhượng, nhưng các công ty khai mỏ lớn đã tìm cách bám vào các đơn vị khai thác mỏ quy mô nhỏ ở Philippines để đóng vai trò như bên đứng đơn chính thức. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc, với nguồn lực dồi dào hơn, thì thực chất chính là kẻ điều hành khu mỏ”.
Báo cáo tuyên bố, một số dự án khai mỏ, đặc biệt các dự án nhỏ, đang được vận hành hoàn toàn bởi những công ty Trung Quốc vi phạm pháp luật pháp Philippines. Báo cáo nhắc đến hoạt động khai thác crom ở mỏ Cambayas (đông Samar) và khai thác quặng sắt ở Leyte. Mỗi mỏ đều có hợp đồng cùng khai thác, nhưng trên thực tế báo chí đã phản ánh rằng công ty Trung Quốc có tên “Kim loại Peng Cheng” mới thật sự đang hoặc sẽ sớm điều hành cả hai mỏ này.
“Các công ty Trung Quốc tham gia những mỏ quy mô nhỏ để lách luật khai mỏ vốn dĩ lằng nhằng của Philippines, lách các chuẩn về môi trường và an toàn vốn dĩ nghiêm ngặt, lách các yêu cầu về quỹ vận hành, về vốn, về những chi phí và thuế tốn kém nảy sinh tại những mỏ quy mô lớn ở Philippines” – báo cáo khẳng định.
Đó là mầm mống thảm họa. Như bản báo cáo chỉ ra, ngay ở Trung Quốc, khai mỏ là công việc cực kỳ nguy hiểm. Vào năm 2009, có 2.631 thợ mỏ chết vì tai nạn, có lẽ là kỷ lục tồi tệ nhất thế giới về tai nạn, bất chấp việc chính quyền trung ương Trung Quốc vào năm 2004 đã ban lệnh trấn áp hoạt động khai mỏ phi pháp, tịch thu xung quỹ rất nhiều tiền. Tuy thế, trên khắp đất Trung Quốc, nhiều mỏ vẫn do chính quyền địa phương và quan chức đảng ủy địa phương sở hữu một cách bất hợp pháp. Những đối tượng này đã phớt lờ chỉ thị của chính quyền trung ương.
Chẳng hạn, theo báo cáo, ở Philippines có thông tin cho rằng một số công ty Trung Quốc hoạt động ở Zambales, bán đảo Zamboanga và Camarines Sur đang sử dụng thiết bị và chất nổ nặng để chiết xuất quặng, vi phạm luật khai mỏ của Philippines. Tại Camarines Sur, hồi tháng 2 vừa qua, một người Trung Quốc tên là Chen Te Hao, kỹ sư mỏ Prime Rock (Đá Lớn) – một công ty Trung Quốc – đã thiệt mạng vì bị một khối đá khổng lồ đè bẹp đầu. Giấy phép của mỏ được ban hành dưới tên Benito Saladanan thuộc Bicol Chromite. Mỏ Đá lớn đã bị điều tra do sử dụng chất nổ trong hoạt động khai thác – mà đây là việc làm bị cấm.
Kết quả cũng giống như ở Trung Quốc, là sự vi phạm trên diện rộng các tiêu chuẩn môi trường. “Đã có báo cáo về những trận lụt nước dâng rất nhanh khi trời mưa to, lở đất, nước bị nhiễm độc, đất bị xói mòn, rừng bị tàn phá và thậm chí có sự suy giảm sản lượng nông nghiệp ở những khu vực trước đó đã có số lượng mỏ nhỏ tăng vọt một cách đáng nghi vấn”.
Tỉnh Zambales có ba công ty Trung Quốc, vận hành ít nhất ba mỏ quy mô nhỏ. Tại đây, người dân địa phương đã khiếu nại về tình trạng “nước có màu đỏ như máu” xâm nhập vào nước sông và làm ngập đồng lúa, tàn hại mùa màng, kể từ khi hoạt động khai mỏ bắt đầu.
“Người dân địa phương cũng buộc tội công ty khai mỏ đã chặt trụi rừng và hoạt động cả trên đất rừng đầu nguồn. Một số trong những đơn vị được gọi là nhà khai thác mỏ quy mô nhỏ đó thậm chí còn ủi đất phá đường, đi xuyên qua các khu rừng công cộng do nhà nước quản lý và bảo vệ”.
Năm 2008, Sở Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Philippines thừa nhận, ước tính có khoảng 3 triệu tấn mét khoáng sản qua xử lý ở Trung Quốc mà chính quyền Manila đã không quyết toán và giải trình được. Người ta còn thêm lo ngại về việc các công ty Trung Quốc ngày càng khống chế giá cả trong việc mua bán khoáng sản.
Xuất khẩu của Philippines sang Trung Quốc tăng 94,32% từ năm 2009 tới năm 2010, đạt 5,7 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Philippines, chiếm tới 11,09% kim ngạch xuất khẩu của nước này. “Mức tăng đó chủ yếu là do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng tăng về khoáng sản và những kim loại như quặng sắt, đồng, nickel”.
Nếu cả Hong Kong cũng được bổ sung vào danh sách những địa chỉ xuất khẩu của Philippines, thì Hong Kong và Trung Quốc sẽ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Philippines, tiếp nhận tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
--Bài của Phóng viên Asia Sentinel Ngày 22-4-2011
Lẩn trốn đằng sau những mảnh giấy phép khai thác tài nguyên của địa phương, Trung Quốc bắt đầu cướp bóc khoáng chất và kim loại của Philippines.
Theo một báo cáo mới đây của tổ chức Chiến lược và Đánh giá Thái Bình Dương (trụ sở ở Manila) PSA, giới công ty khai khoáng Trung Quốc đang trốn tránh các đạo luật về khai thác tài nguyên vốn rất cứng rắn của Philippines, để theo đuổi kho tài nguyên trị giá hàng nghìn tỷ đôla nằm trong những mỏ đồng, vàng, kẽm và các khoáng chất chưa được khai thác ở nơi đây.
Một loạt các nhà môi trường, chính trị gia, người theo chủ nghĩa dân tộc, và tín đồ Thiên Chúa giáo, đã ngăn trở mạnh mẽ đầu tư đa quốc gia vào công nghiệp khai khoáng ở Philippines, ngành mà hồi thập niên 1980 đứng vào hàng nhất thế giới. Như Asia Sentinel phản ánh vào tháng 12 vừa qua, một quan chức địa phương đã qua mặt luật pháp của chính quyền liên bang để ra một pháp lệnh về môi trường của cấp địa phương, cho đóng cửa một dự án đồng và vàng rất lớn của quốc gia, do công ty TNHH Xstrata tiến hành thăm dò khai thác (công ty này đã được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán London).
Quyết định bỏ đi của Xstrata là một minh chứng cho rất nhiều trở ngại đối với các dự án đầu tư đa quốc gia ở Philippines. Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010 là một khoản nghèo nàn 1,71 tỷ USD, giảm gần 13% so với mức 1,96 tỷ USD (cũng chẳng mấy đáng kể) của năm 2009, do các nhà đầu tư nản lòng vì tham nhũng, vì nạn quan liêu, hành chính tùy tiện và chủ nghĩa quốc gia. Mặc dù Tổng thống Benigno Aquino III đã đặt công nghiệp khai mỏ lên hàng cao nhất trong chương trình nghị sự của mình, nhưng chính quyền trung ương thường xuyên không quản được các cấp chính quyền địa phương để có thể khuyến khích đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ như đã tìm được một cách tránh thủ tục hành chính và các trở ngại khác đối với việc đầu tư khai mỏ – theo bản báo cáo 11 trang của PSA, mà tất cả các khách hàng của công ty đánh giá rủi ro này đều có thể mua. Nhiều công ty khai mỏ của Trung Quốc có quan tâm đã tiến hành những dự án đầu tư lớn vào hoạt động khai thác, trong đó có các hãng Baosteel, công ty Xây dựng Luyện kim Trung Quốc, công ty Đất hiếm Nam Xương, công ty Kim loại Tungsten, và nhiều hãng khác. Tuy nhiên, một số hãng đang chủ động tận dụng đạo luật bảo vệ các mỏ nhỏ để trục lợi.
Báo cáo cho biết: “Cụ thể, các công ty Trung Quốc tiếp tục khai thác và lợi dụng Luật khai thác mỏ quy mô nhỏ, ban hành năm 1991, bằng việc núp dưới cái ô của các đơn vị khai thác mỏ sở tại, qua đó lách luật Philippines cũng như tránh được yêu cầu phải có vốn lớn, phí, thuế lớn thì mới được khai thác mỏ lớn”.
Theo báo cáo, giới công ty Trung Quốc thường tìm một đơn vị đại diện ở Philippines – đơn vị này sẽ mua giấy phép khai thác mỏ nhỏ, do chính quyền địa phương cấp với giá 227 USD. Giấy phép môi trường của địa phương có giá thêm 340 USD nữa.
Trong một nỗ lực nhằm nuôi sống những ngành sản xuất đang vươn lên trong nội địa, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ đồng nhiều nhất thế giới. Họ đứng thứ nhì về tiêu thụ nhôm, thứ ba về nickel và thứ tư về vàng. Họ cũng ở trong danh sách những nước tiêu thụ hàng đầu thế giới về thiếc, kẽm, xăng dầu và thép.
PSA trích dẫn các nguồn cho hay, ở Philippines số lượng nhà đầu tư khai mỏ người Trung Quốc cao hơn số giấy phép chính thức được cấp, vì lẽ công ty Trung Quốc hoạt động lấy tên và giấy phép của đối tác Philippines. Báo cáo nhắc tới trường hợp Oriental Synergy, cơ quan đối tác của Macau Quanta trong một hợp đồng cùng khai thác khoáng sản được gán cho đối tác Philippines, Minahang Bayan ng Mamamayang ng Dinigal Island Cooperative. Công ty Đất hiếm và Khoáng sản hiếm Nam Xương thì là đối tác của một công ty Philippines, vận hành theo hợp đồng khai khoáng chung của tập đoàn Mina Tierra Gracia.
Báo cáo cho biết: “Mặc dù Văn phòng Khai mỏ và Địa chất khẳng định rằng giấy phép không được chuyển nhượng, nhưng các công ty khai mỏ lớn đã tìm cách bám vào các đơn vị khai thác mỏ quy mô nhỏ ở Philippines để đóng vai trò như bên đứng đơn chính thức. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc, với nguồn lực dồi dào hơn, thì thực chất chính là kẻ điều hành khu mỏ”.
Báo cáo tuyên bố, một số dự án khai mỏ, đặc biệt các dự án nhỏ, đang được vận hành hoàn toàn bởi những công ty Trung Quốc vi phạm pháp luật pháp Philippines. Báo cáo nhắc đến hoạt động khai thác crom ở mỏ Cambayas (đông Samar) và khai thác quặng sắt ở Leyte. Mỗi mỏ đều có hợp đồng cùng khai thác, nhưng trên thực tế báo chí đã phản ánh rằng công ty Trung Quốc có tên “Kim loại Peng Cheng” mới thật sự đang hoặc sẽ sớm điều hành cả hai mỏ này.
“Các công ty Trung Quốc tham gia những mỏ quy mô nhỏ để lách luật khai mỏ vốn dĩ lằng nhằng của Philippines, lách các chuẩn về môi trường và an toàn vốn dĩ nghiêm ngặt, lách các yêu cầu về quỹ vận hành, về vốn, về những chi phí và thuế tốn kém nảy sinh tại những mỏ quy mô lớn ở Philippines” – báo cáo khẳng định.
Đó là mầm mống thảm họa. Như bản báo cáo chỉ ra, ngay ở Trung Quốc, khai mỏ là công việc cực kỳ nguy hiểm. Vào năm 2009, có 2.631 thợ mỏ chết vì tai nạn, có lẽ là kỷ lục tồi tệ nhất thế giới về tai nạn, bất chấp việc chính quyền trung ương Trung Quốc vào năm 2004 đã ban lệnh trấn áp hoạt động khai mỏ phi pháp, tịch thu xung quỹ rất nhiều tiền. Tuy thế, trên khắp đất Trung Quốc, nhiều mỏ vẫn do chính quyền địa phương và quan chức đảng ủy địa phương sở hữu một cách bất hợp pháp. Những đối tượng này đã phớt lờ chỉ thị của chính quyền trung ương.
Chẳng hạn, theo báo cáo, ở Philippines có thông tin cho rằng một số công ty Trung Quốc hoạt động ở Zambales, bán đảo Zamboanga và Camarines Sur đang sử dụng thiết bị và chất nổ nặng để chiết xuất quặng, vi phạm luật khai mỏ của Philippines. Tại Camarines Sur, hồi tháng 2 vừa qua, một người Trung Quốc tên là Chen Te Hao, kỹ sư mỏ Prime Rock (Đá Lớn) – một công ty Trung Quốc – đã thiệt mạng vì bị một khối đá khổng lồ đè bẹp đầu. Giấy phép của mỏ được ban hành dưới tên Benito Saladanan thuộc Bicol Chromite. Mỏ Đá lớn đã bị điều tra do sử dụng chất nổ trong hoạt động khai thác – mà đây là việc làm bị cấm.
Kết quả cũng giống như ở Trung Quốc, là sự vi phạm trên diện rộng các tiêu chuẩn môi trường. “Đã có báo cáo về những trận lụt nước dâng rất nhanh khi trời mưa to, lở đất, nước bị nhiễm độc, đất bị xói mòn, rừng bị tàn phá và thậm chí có sự suy giảm sản lượng nông nghiệp ở những khu vực trước đó đã có số lượng mỏ nhỏ tăng vọt một cách đáng nghi vấn”.
Tỉnh Zambales có ba công ty Trung Quốc, vận hành ít nhất ba mỏ quy mô nhỏ. Tại đây, người dân địa phương đã khiếu nại về tình trạng “nước có màu đỏ như máu” xâm nhập vào nước sông và làm ngập đồng lúa, tàn hại mùa màng, kể từ khi hoạt động khai mỏ bắt đầu.
“Người dân địa phương cũng buộc tội công ty khai mỏ đã chặt trụi rừng và hoạt động cả trên đất rừng đầu nguồn. Một số trong những đơn vị được gọi là nhà khai thác mỏ quy mô nhỏ đó thậm chí còn ủi đất phá đường, đi xuyên qua các khu rừng công cộng do nhà nước quản lý và bảo vệ”.
Năm 2008, Sở Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Philippines thừa nhận, ước tính có khoảng 3 triệu tấn mét khoáng sản qua xử lý ở Trung Quốc mà chính quyền Manila đã không quyết toán và giải trình được. Người ta còn thêm lo ngại về việc các công ty Trung Quốc ngày càng khống chế giá cả trong việc mua bán khoáng sản.
Xuất khẩu của Philippines sang Trung Quốc tăng 94,32% từ năm 2009 tới năm 2010, đạt 5,7 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Philippines, chiếm tới 11,09% kim ngạch xuất khẩu của nước này. “Mức tăng đó chủ yếu là do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng tăng về khoáng sản và những kim loại như quặng sắt, đồng, nickel”.
Nếu cả Hong Kong cũng được bổ sung vào danh sách những địa chỉ xuất khẩu của Philippines, thì Hong Kong và Trung Quốc sẽ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Philippines, tiếp nhận tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011