Sáng ngày 18-4 vừa qua, phóng viên tự do Lê Thanh Tùng đã đến nhà máy Marumitsu của Nhật để chụp hình đưa tin trên mạng về vụ 2.500 công nhân nhà máy này đình công đòi tăng lương cũng như những quyền lợi hợp pháp khác của họ.
Công nhân đình công
Ông Lê Thanh Tùng: Vâng xin trả lời anh, diễn biến tình hình công nhân của công ty Nhật Bản Marumitsu. Tất cả các công ty ở trong khu công nghiệp Quang Minh thì họ đều được tăng lương nhưng riêng công ty này họ không tăng lương, với lý do là họ để dành số tiền tăng lương đấy ủng hộ nhân dân Nhật Bản.Họ tuyên bố đến tháng 4/2012 họ mới tăng lương cho công nhân. Chính vì những lý do đó cộng với sự leo thang giá cả hiện nay và đời sống công nhân ở cái mức quá thấp, mức lương chuẩn của công nhân nhà máy Marumitsu hiện nay là 1.650.000 một tháng lương cơ bản, thành thử công nhân người ta đình công.
Họ đình công như vậy thì có tôi ra đó bênh vực cho công nhân và ủng hộ công nhân đòi cái quyền cơ bản của công nhân.
Họ biết là tôi được dân oan, được nông dân ủng hộ mạnh mẽ và nếu như cứ để tình trạng của tôi leo thang, tôi được giới công nhân trí thức người ta ủng hộ tôi nữa thì thành ra phong trào rất mạnh, một ngày nào đó nó loan ra dẫn đến đe dọa tính mạng của chế độ này cho nên chính vì thế mà họ quyết định ra tay đàn áp đối với tôi.
Họ biết là tôi được dân oan, được nông dân ủng hộ mạnh mẽ ... cho nên chính vì thế mà họ quyết định ra tay đàn áp đối với tôi.Mặc Lâm: Thưa ông thường thì nhà máy nào cũng có công đoàn để bênh vực cho quyền lợi người công nhân, ông nghĩ sao khi tham dự vào việc này?
Ô. Lê Thanh Tùng
Ông Lê Thanh Tùng: Anh chị công nhân cho biết là công đoàn của công ty là công đoàn bù nhìn; họ ăn lương của công ty cho nên họ bảo vệ quyền lợi của công ty chứ không bảo vệ cho quyền lợi của công nhân. Tôi đứng ra đề nghị là nếu tôi đứng ra thành lập công đoàn độc lập thì quý vị có ủng hộ chúng tôi hay không? Thế là công nhân họ đồng tình tán thành ủng hộ và họ hô đả đảo tham nhũng.
Tôi cũng bày cách cho công nhân là hãy biết cách đấu tranh chống lại cái bọn công an và bọn bảo vệ. Bởi vì sao? Có hai mươi người vừa công an vừa bảo vệ trong khi đó có 2.500 công nhân đình công mà để cho nó bắt những người cầm đầu vào trong công ty để đánh đập.
Thế thì tôi mới bày mưu cho các anh chị em công nhân là chúng ta rất đông, chúng ta chỉ cần bóp mũi là họ chết. Hai ngàn năm trăm người không phải sợ. Chính vì thế mà công an sợ tôi tư vấn, đứng đàng sau kích động công nhân. Họ sợ sẽ lan ra các công ty khác, các khu công nghiệp khác, chính vì thế mà họ phải ra tay đàn áp.
Mặc Lâm: Việc ông bị bảo vệ hành hung xảy ra như thế nào thưa ông?
Bị đánh và bắt về đồn công an
Ông Lê Thanh Tùng: Tôi khẳng định chính họ là những người giả danh bảo vệ để đánh tôi do hôm trước tôi ra tôi quay phim chụp ảnh và tôi viết một bài “Công nhân công ty Marimitsu đình công biểu tình ôn hòa bất bạo động nhưng bị công an nhân dân đàn áp”.Họ rất tức ở câu cuối là “bị công an nhân dân đàn áp”. Hôm thứ Hai tôi tiếp tục ra thì họ tổ chức đánh tôi. Hôm đấy cũng rất may mắn là tôi có đội mũ bảo hiểm cho nên họ dùng gạch đập vào đầu tôi nhưng cái mũ bảo hiểm của tôi rất tốt nó không bị vỡ và tôi chỉ bị đánh vào mũi chảy máu.
Tôi trốn đi đường tắt không ra cổng chính và ghé vào một tiệm internet để gửi bài báo lên mạng ngay.
Mặc Lâm: Sau khi gửi bài báo đi thì ông bị bắt và họ cáo buộc ông như thế nào về việc này?
Ông Lê Thanh Tùng: Sau khi tôi bị bắt về đồn công an Phù Lỗ rồi thì họ hỏi tôi họ lánh đi không nói chuyện biểu tình mà nói vì tôi trả lời phỏng vấn…Tôi bảo là trả lời phỏng vấn là quyền của tôi. Người ta hỏi tôi không trả lời hay trả lời là quyền của tôi. Thế tại sao anh không hỏi vì sao tôi bị đánh?
Đêm hôm đó họ không có việc gì để nói với tôi cả họ cứ giam giữ tôi đấy và ngồi chơi đó. Tôi biết họ có những âm mưu thủ đoạn, họ từng bắt làm việc ban đêm. Vấn đề này tôi kinh nghiệm nhiều cho nên ngay từ tối tôi đi ngủ sớm. Buổi chiều hôm đó họ không cho tôi ăn nhưng tôi không đòi hỏi gì cả bởi vì tôi chịu đựng gian khổ rất giỏi, tôi có thể nhịn vài ba ngày vẫn bình thường. Tôi ngủ cho đến gần 1 giờ sáng thì bắt đầu họ lôi đầu tôi dậy đúng như tôi nghĩ!
Họ mua cho tôi ba ổ bánh mì nhỏ nhỏ với lại 4 hộp sữa họ mời tôi ăn! Họ cho tôi ăn để có sức mà làm việc, hơn nữa vì ăn xong thì phải nể phải là việc! Ăn xong họ bảo anh em mình làm việc nhé, tôi bảo được thôi không có vấn đề gì!
Làm việc đến hơn hai giờ sáng thì họ buồn ngủ quá họ bảo thôi bây giờ anh em mình đi ngủ! Đến 7 giờ sáng hôm sau thì họ lại cũng lôi dậy và bắt làm việc tiếp.
Mặc Lâm: Trong lúc điều tra họ chú trọng vào hành vi nào của ông mà họ cho là bất hợp pháp?
Tôi khẳng định chính họ là những người giả danh bảo vệ để đánh tôi do hôm trước tôi ra tôi quay phim chụp ảnh...Ông Lê Thanh Tùng: Nói chung là họ cũng chẳng có điều gì để tranh luận với tôi cả. Họ cứ xoay quanh nhiều vấn đề trong đó họ chuyển sang đề tài dân oan. Tại sao tôi viết bài cho dân oan thế nọ thế kia và tôi dựa vào đâu? Ngay từ tối hôm đó họ đã nói như thế. Tôi bảo tôi có đầy đủ tài liệu để chứng minh. Tôi viết là tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ô. Lê Thanh Tùng
Họ bảo tôi dẫn về nhà và cho xem tài liệu. Tôi dẫn họ về đưa cho họ xem một số tài liệu của dân oan người ta gửi cho tôi.
Nhân nhà tôi có mấy cái đĩa phim sex thì họ bảo cho họ mấy cái đĩa này. Sáng hôm sau họ lại xoay sang đề tài mấy cái đĩa này. Tôi bảo mấy cái đĩa phim sex này hết sức bình thường không có gì cả. Vợ chồng tôi xem để biết. Họ bảo họ muốn xem mấy cái đĩa này tôi bảo không có vần đề gì. Sáng hôm sau thì họ lại xoay quanh về mấy cái đĩa phim sex họ hỏi tôi có cho ai mượn hay có coi chung với ai hay không, tôi bảo không! Rồi hôm nay lên điều tra cũng lại bằng ấy thứ. Mục tiêu của họ là kéo dài cho tôi mệt mỏi!
Mặc Lâm: Ông có cảm thấy bất an hay sợ hãi về những gì mà công an đã làm cho ông hay không nhất là khi công khai trả lời cho đài Á Châu Tự Do về vấn đề này?
Ông Lê Thanh Tùng: Riêng tôi không bao giờ biết sợ! Bất cứ họ trả thù hay cái gì khác. Ngay từ những ngày còn trẻ tôi tình nguyện tham gia quân đội Việt Nam, quân đội cộng sản Việt Nam, tôi đã xác định điều đó rồi.Tôi chiến đấu rất là dũng cảm, tôi không biết sợ là gì cả! Rồi tôi tham gia quân đội Hoàng Gia Campuchia chuyên đi sát thủ các đảng phái khác làm cho ông Hun Sen.
Đến nay tôi không có một điều gì để mà sợ hay ân hận. Nếu như nhà nước này họ giết tôi, họ ám sát hay họ bỏ tù tôi cũng không có gì để ân hận vì tôi nghĩ rằng con người ta trước sau cũng phải chết, nhưng chết làm sao cho ý nghĩa. Chết làm sao để đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước và để mọi người nhớ đến mình thì cũng nên chết không có gì đáng sợ cả!
-Công nhân công ty Marumitsu đình công, biểu tình ôn hòa bất bạo động nhưng bị công an nhân dân đàn áp
Từ chiều ngày 13/4/2011, 2500 công nhân nhà máy Marumitsu, 100% vốn của Nhật Bản, đã đồng loạt đình công biểu tình bất bạo động tại cửa công ty thuộc Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội.
Phóng viên Phong trào Dân chủ Tự do Việt Nam và Khối 8406 – Lê Thanh Tùng, đã có mặt tại hiện trường lúc 06h 30’ sáng ngày 15/4/2011 để đưa tin, tường thuật trực tiếp cho các báo, đài ở Hải ngoại về tình hình nước sôi lửa bỏng của công nhân Công ty Marumitsu mà 98% là phụ nữ.
Qua tìm hiểu thì được các anh, các chị công nhân cho biết lý do của cuộc đình công, biểu tình đã bước sang ngày thứ 3 này như sau:
Thứ nhất: Do giá cả leo thang mà Chính phủ không kìm chế được lạm phát, rồi Công ty không tăng lương.
Thứ nhì: Yêu cầu Công ty tăng lương cơ bản, cộng với phải có phụ cấp độc hại.
Thứ ba: Yêu cầu công ty cải thiện môi trường làm việc, vì họ thường xuyên phải làm việc với nhiệt độ từ 40 – 60 độ C.
Thứ tư: Yêu cầu công ty phải cho công nhân hưởng đầy đủ các chế độ như Bảo hiểm xã hội, chế độ ngày lễ, ngày phép…..
Thứ năm: Yêu cầu nghỉ phép không bị mất lương chuyên cần.
Thứ sáu: Yêu cầu chế độ về sớm vì nuôi con nhỏ không mất lương chuyên cần.
Công ty Marumitsu Việt nam có 2.500 công nhân. Xuất phát từ những lý do trên, cộng với ngày 08/3 vừa qua và ngày Giỗ tổ Vua Hùng mồng mười tháng ba tức ngày 12/4/1011, công nhân họ không được nghỉ, nhưng họ cũng không được tính lương làm thêm ngoài giờ.
Áp lực công việc quá lớn và quá khắt khe đại loại như:
- Đi muộn 30 giây trừ 300 ngàn đồng/lần.
- Lên phòng y tá khám bệnh quá 30 phút/tháng thì bị cắt lương chuyên cần 300 ngàn đồng.
- Quên thẻ lương hoặc bất cứ thứ gì cũng đều bị phạt tiền thẻ và cắt lương chuyên cần.
- Một tháng nghỉ phép 1 lần thì bị cắt lương chuyên cần và toàn bộ tiền trợ cấp là 500 ngàn đồng.
- Máy móc ở đây không an toàn. Cách đây hơn 2 tháng, chị Vũ Thị Yến sinh năm 1987, mang thẻ số 75S, quê ở thôn: Xuân Áp, xã: Tân Dân, huyện: Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, bị tai nạn và chết tại chỗ làm việc, nhưng công ty bồi thường không thỏa đáng cho thân nhân của chị.
- Trong hợp đồng, phụ nữ mang thai tháng thứ 7 trở lên thì được hưởng quy độ làm việc hành chính nhưng trên thực tế thì không có
- Phụ nữ bị xảy thai và thai chết lưu rất nhiều vì làm việc ở môi trường nhiệt độ quá cao và độc hại. Có những trường hợp mang thai tháng thứ 6, thứ 7 vẫn bị hư thai.
Tất cả các Công ty ở Khu công nghiệp Quang Minh đẫ đều tăng lương từ tháng 3, nhưng riêng công ty Marumitsu không tăng lương là do ảnh hưởng của trận động đất tại Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua, cho nên người phát ngôn của Công ty tuyên bố : “Đến tháng 4 năm 2012 mới được tăng lương, công ty dành số tiền này để ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả thiên tai”.
Công nhân, họ đã gởi kiến nghị lên Ban Giám đốc Công ty đề nghị được giải quyết quyền lợi, nhưng công ty một mực không chấp nhận, cho nên buộc họ phải đình công, biểu tình ôn hòa bất bạo động trước cửa công ty.
Người phát ngôn của Công ty vẫn cao giọng trịnh trọng tuyên bố: “Cho dù công ty có phá sản đi chăng nữa thì vẫn không đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công nhân”.
Các Phóng viên Báo chí lề phải, Báo Nông thôn về và họ có phỏng vấn công nhân được vài lời rồi họ vào trong công ty được nhận phong bì của ông chủ ngoại quốc bịt miệng, thế là các Văn Nô biến mất tăm.
Ông chủ còn thuê công an cùng bọn lưu manh côn đồ cùng cảnh sát giao thông đến, dùng dùi cui điện và chĩa súng hù dọa công nhân, để bắt họ vào trong công ty và đánh đập một cách tàn nhẫn, làm mất hết tinh thần của công nhân.
Tại sao người Nhật họ biết thương yêu nhau? Người Nhật còn biết bỏ tiền ra để thuê người Việt đàn áp người Việt có khác gì “chó gặm xương chó”?
Tôi thiết nghĩ rằng: nếu như là ở nước Mỹ hoặc là các nước Âu Châu thì người nhật không dám dùng tiền mua chuộc người bản xứ đàn áp người bản xứ, bởi vì các nước đó pháp luật được tôn trọng và con người của họ có ý thức hệ dân tộc của họ.
Còn ở Việt Nam ta tại sao lại đáng buồn như vậy? Bởi vì chế độ độc tài toàn trị hiện nay vô cùng thối nát và khốn nạn, cho nên người Nhật mới dám làm như vậy.
Nói tóm lại Việt Nam ta “lệ thuộc về kinh tế là lệ thuộc vào chính trị”.
Chúng ta muốn có một xã hội phát triển, Dân chủ và công bằng thì cần phải có đa nguyên, đa đảng, phải có những Công đoàn độc lập để bảo vệ giai cấp công nhân (giai cấp nô lệ) Việt Nam. Mỗi công nhân Việt Nam nói chung và mỗi công nhân Công ty Marumitsu Việt Nam nói riêng, phải không ngừng nỗ lực đấu tranh đòi tự do, Dân chủ và Nhân quyền.
Còn đừng trông mong gì ở cái Công đoàn Nhà nước và Công đoàn ăn lương của những ông chủ Tư bản, Đế quốc. Họ đều là những công cụ tay sai đắc lực của ma môn (đồng tiền) mà thôi.
Tôi Lê Thanh Tùng, kịch liệt lên án, phản đối các Công đoàn bù nhìn và 700 tờ báo lề phải cùng gần 20.000 Văn nô bồi bút kiếm cơm (phóng viên lề phải) không bênh vực bảo vệ quyền lợi cho công nhân và nhân dân Việt nam, mà đi bênh vực bảo vệ quyền lợi cho Tư bản, cho Đế quốc, để chúng bóc lột nhân dân ta tới tận xương tận tuỷ.
Sóc Sơn Hà Nội ngày 15/4/2011
Lê Thanh Tùng – Phóng viên Phong trào Tự do, Dân chủ Việt Nam và Khối 8406.
Địa chỉ: Khối: 13 – Phù Lỗ – Sóc Sơn – Hà Nội
ĐT: 0915.128.256 Email: aiquocle@gmail.com
Phóng viên Phong trào Dân chủ Tự do Việt Nam và Khối 8406 – Lê Thanh Tùng, đã có mặt tại hiện trường lúc 06h 30’ sáng ngày 15/4/2011 để đưa tin, tường thuật trực tiếp cho các báo, đài ở Hải ngoại về tình hình nước sôi lửa bỏng của công nhân Công ty Marumitsu mà 98% là phụ nữ.
Qua tìm hiểu thì được các anh, các chị công nhân cho biết lý do của cuộc đình công, biểu tình đã bước sang ngày thứ 3 này như sau:
Thứ nhất: Do giá cả leo thang mà Chính phủ không kìm chế được lạm phát, rồi Công ty không tăng lương.
Thứ nhì: Yêu cầu Công ty tăng lương cơ bản, cộng với phải có phụ cấp độc hại.
Thứ ba: Yêu cầu công ty cải thiện môi trường làm việc, vì họ thường xuyên phải làm việc với nhiệt độ từ 40 – 60 độ C.
Thứ tư: Yêu cầu công ty phải cho công nhân hưởng đầy đủ các chế độ như Bảo hiểm xã hội, chế độ ngày lễ, ngày phép…..
Thứ năm: Yêu cầu nghỉ phép không bị mất lương chuyên cần.
Thứ sáu: Yêu cầu chế độ về sớm vì nuôi con nhỏ không mất lương chuyên cần.
Công ty Marumitsu Việt nam có 2.500 công nhân. Xuất phát từ những lý do trên, cộng với ngày 08/3 vừa qua và ngày Giỗ tổ Vua Hùng mồng mười tháng ba tức ngày 12/4/1011, công nhân họ không được nghỉ, nhưng họ cũng không được tính lương làm thêm ngoài giờ.
Áp lực công việc quá lớn và quá khắt khe đại loại như:
- Đi muộn 30 giây trừ 300 ngàn đồng/lần.
- Lên phòng y tá khám bệnh quá 30 phút/tháng thì bị cắt lương chuyên cần 300 ngàn đồng.
- Quên thẻ lương hoặc bất cứ thứ gì cũng đều bị phạt tiền thẻ và cắt lương chuyên cần.
- Một tháng nghỉ phép 1 lần thì bị cắt lương chuyên cần và toàn bộ tiền trợ cấp là 500 ngàn đồng.
- Máy móc ở đây không an toàn. Cách đây hơn 2 tháng, chị Vũ Thị Yến sinh năm 1987, mang thẻ số 75S, quê ở thôn: Xuân Áp, xã: Tân Dân, huyện: Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, bị tai nạn và chết tại chỗ làm việc, nhưng công ty bồi thường không thỏa đáng cho thân nhân của chị.
- Trong hợp đồng, phụ nữ mang thai tháng thứ 7 trở lên thì được hưởng quy độ làm việc hành chính nhưng trên thực tế thì không có
- Phụ nữ bị xảy thai và thai chết lưu rất nhiều vì làm việc ở môi trường nhiệt độ quá cao và độc hại. Có những trường hợp mang thai tháng thứ 6, thứ 7 vẫn bị hư thai.
Tất cả các Công ty ở Khu công nghiệp Quang Minh đẫ đều tăng lương từ tháng 3, nhưng riêng công ty Marumitsu không tăng lương là do ảnh hưởng của trận động đất tại Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua, cho nên người phát ngôn của Công ty tuyên bố : “Đến tháng 4 năm 2012 mới được tăng lương, công ty dành số tiền này để ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả thiên tai”.
Công nhân, họ đã gởi kiến nghị lên Ban Giám đốc Công ty đề nghị được giải quyết quyền lợi, nhưng công ty một mực không chấp nhận, cho nên buộc họ phải đình công, biểu tình ôn hòa bất bạo động trước cửa công ty.
Người phát ngôn của Công ty vẫn cao giọng trịnh trọng tuyên bố: “Cho dù công ty có phá sản đi chăng nữa thì vẫn không đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công nhân”.
Các Phóng viên Báo chí lề phải, Báo Nông thôn về và họ có phỏng vấn công nhân được vài lời rồi họ vào trong công ty được nhận phong bì của ông chủ ngoại quốc bịt miệng, thế là các Văn Nô biến mất tăm.
Ông chủ còn thuê công an cùng bọn lưu manh côn đồ cùng cảnh sát giao thông đến, dùng dùi cui điện và chĩa súng hù dọa công nhân, để bắt họ vào trong công ty và đánh đập một cách tàn nhẫn, làm mất hết tinh thần của công nhân.
Tại sao người Nhật họ biết thương yêu nhau? Người Nhật còn biết bỏ tiền ra để thuê người Việt đàn áp người Việt có khác gì “chó gặm xương chó”?
Tôi thiết nghĩ rằng: nếu như là ở nước Mỹ hoặc là các nước Âu Châu thì người nhật không dám dùng tiền mua chuộc người bản xứ đàn áp người bản xứ, bởi vì các nước đó pháp luật được tôn trọng và con người của họ có ý thức hệ dân tộc của họ.
Còn ở Việt Nam ta tại sao lại đáng buồn như vậy? Bởi vì chế độ độc tài toàn trị hiện nay vô cùng thối nát và khốn nạn, cho nên người Nhật mới dám làm như vậy.
Nói tóm lại Việt Nam ta “lệ thuộc về kinh tế là lệ thuộc vào chính trị”.
Chúng ta muốn có một xã hội phát triển, Dân chủ và công bằng thì cần phải có đa nguyên, đa đảng, phải có những Công đoàn độc lập để bảo vệ giai cấp công nhân (giai cấp nô lệ) Việt Nam. Mỗi công nhân Việt Nam nói chung và mỗi công nhân Công ty Marumitsu Việt Nam nói riêng, phải không ngừng nỗ lực đấu tranh đòi tự do, Dân chủ và Nhân quyền.
Còn đừng trông mong gì ở cái Công đoàn Nhà nước và Công đoàn ăn lương của những ông chủ Tư bản, Đế quốc. Họ đều là những công cụ tay sai đắc lực của ma môn (đồng tiền) mà thôi.
Tôi Lê Thanh Tùng, kịch liệt lên án, phản đối các Công đoàn bù nhìn và 700 tờ báo lề phải cùng gần 20.000 Văn nô bồi bút kiếm cơm (phóng viên lề phải) không bênh vực bảo vệ quyền lợi cho công nhân và nhân dân Việt nam, mà đi bênh vực bảo vệ quyền lợi cho Tư bản, cho Đế quốc, để chúng bóc lột nhân dân ta tới tận xương tận tuỷ.
Sóc Sơn Hà Nội ngày 15/4/2011
Lê Thanh Tùng – Phóng viên Phong trào Tự do, Dân chủ Việt Nam và Khối 8406.
Địa chỉ: Khối: 13 – Phù Lỗ – Sóc Sơn – Hà Nội
ĐT: 0915.128.256 Email: aiquocle@gmail.com
-Cuộc đình công của công nhân ở Hà Nội bước sang ngày thứ nhì (VOA)-Thông tấn xã Đức DPA ngày 15/4 loan tin cuộc đình công của hàng ngàn công nhân thuộc công ty Marumitsu Vietnam do Nhật Bản làm chủ bắt đầu từ chiều ngày 13/4.
Công nhân đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Nhiều người đã ném gạch đá và trứng vào các nhân viên bảo vệ bên ngoài nhà máy.
Chính quyền địa phương cho biết đã đề nghị công ty và công đoàn giải quyết vụ việc nhưng vấn đề chưa được dàn xếp ổn thỏa vì công ty chưa đáp ứng yêu cầu của người lao động.
Các công nhân cho biết sẽ tiếp tục đình công cho tới khi nào các yêu cầu của họ được xem xét.
Công ty Maramitsu Vietnam chuyên sản xuất đồ gỗ và thiết kế nội thất, thuộc Khu Công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Nguồn: DPA, Laodong
-
-2.000 công nhân KCN Quang Minh đình công vì lương-14/04/2011 18:05
(VTC News) - Sáng ngày 14/4, khoảng 2.000 công nhân công ty Marumitsu, có nhà máy tại KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội chuyên sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, đồ nội thất và trang trí nội thất đã tiến hành đình công để yêu cầu giải quyết các chế độ chính đáng cho người lao động.
Trao đổi với PV VTC News nhiều công nhân tại đây cho biết, lương cơ bản của công nhân ở công ty chỉ vào khoảng 1,6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó các công ty khác tại KCN Quang Minh, lương cơ bản đã được tăng lên 2 triệu/tháng. Nếu với mức thu nhập như vậy thì không đủ để trang trải cho cuộc sống với giá cả tăng cao như hiện nay.
Nhiều công nhân cũng cho biết, hàng ngày họ phải làm việc trong môi trường rất độc hại nhiều bụi và hoá chất. Những chiếc khẩu trang mà công ty phát lúc đi làm không đủ để giảm tác hại của hoá chất. Điều đó đã dẫn đến việc các công nhân sau khi đi làm về thường có dấu hiệu đau đầu, tức ngực, chóng mặt. Thậm chí có nhiều nữ công nhân đã bị sảy thai.
Điều đặc biệt ở đây, các công nhân được hưởng mỗi người 300 ngàn đồng/tháng phụ cấp nhưng số tiền này sẽ bị cắt hẳn bởi các lý do được công ty đề ra như đi vệ sinh quá lâu, nằm ở phòng y tế quá 30 phút…
Chị L.T. Hạnh, một công nhân bức xúc cho biết: “Những công nhân nữ chưa có hợp đồng vô thời hạn sau khi nghỉ sinh đều bị cắt hợp đồng không rõ lý do. Chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên ban lãnh đạo công ty nhưng không có ai trả lời cả”.
Đặc biệt, vào buổi sáng nay công nhân Lê Văn Hoà ở bộ phận sơn đã bị hai người lạ kéo vào phía trong công ty và có hành vi hành hung. Ông Hoà cho biết: “Những người này vốn không làm việc ở công ty. Khi tôi cùng 1 số người nữa đứng ở cổng công ty thì bị 2 người này chạy ra văng tục và kéo vào công ty để đánh và đau ê ẩm ở đầu gối”.
Trước việc ông Hoà bị đánh, nhiều công nhân đã rất bức xúc và cho biết sẽ tiếp tục đình công tới cùng cho đến khi nào đòi được quyền lợi.
Khi PV VTC News xin phép bảo vệ công ty Marumitsu để được gặp lãnh đạo và làm việc thì bị những nhân viên bảo vệ ở đây từ chối mà không nêu rõ lý do. Đến khoảng 14 giờ, công ty này đã dán thông báo cho biết là không thể đáp ứng được các yêu cầu của công nhân.
Trao đổi với VTC News Ông Phạm Dũng, phòng Quản lý lao động, Ban Quản lý Các Khu công nghiệp, Khu chế xuất Hà Nội cho biết, đến cuối giờ chiều cùng ngày, các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Ban đã yêu cầu công đoàn công ty đối thoại với công nhân. Phía công ty phải đảm bảo các quyền lợi cơ bản cho công nhân. Phía công ty cho biết, hiện các kho hàng của công ty ở Nhật đã sập hoàn toàn sau động đất. Hàng nhập kho vẫn tồn rất nhiều, sản xuất bị ảnh hưởng nên chưa thể điều chỉnh lương cho lao động.
Về việc công nhân bị đánh, ông Dũng cho biết có nghe công nhân nói lại về việc đó và sẽ yêu cầu cơ quan Công an tiến hành làm rõ.
Quang Tùng
Trao đổi với PV VTC News nhiều công nhân tại đây cho biết, lương cơ bản của công nhân ở công ty chỉ vào khoảng 1,6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó các công ty khác tại KCN Quang Minh, lương cơ bản đã được tăng lên 2 triệu/tháng. Nếu với mức thu nhập như vậy thì không đủ để trang trải cho cuộc sống với giá cả tăng cao như hiện nay.
Nhiều công nhân cũng cho biết, hàng ngày họ phải làm việc trong môi trường rất độc hại nhiều bụi và hoá chất. Những chiếc khẩu trang mà công ty phát lúc đi làm không đủ để giảm tác hại của hoá chất. Điều đó đã dẫn đến việc các công nhân sau khi đi làm về thường có dấu hiệu đau đầu, tức ngực, chóng mặt. Thậm chí có nhiều nữ công nhân đã bị sảy thai.
Điều đặc biệt ở đây, các công nhân được hưởng mỗi người 300 ngàn đồng/tháng phụ cấp nhưng số tiền này sẽ bị cắt hẳn bởi các lý do được công ty đề ra như đi vệ sinh quá lâu, nằm ở phòng y tế quá 30 phút…
Hình ảnh 2.000 công nhân đình công tại KCN Quang Minh sáng ngày 14/4. (Ảnh Q.T) |
Chị L.T. Hạnh, một công nhân bức xúc cho biết: “Những công nhân nữ chưa có hợp đồng vô thời hạn sau khi nghỉ sinh đều bị cắt hợp đồng không rõ lý do. Chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên ban lãnh đạo công ty nhưng không có ai trả lời cả”.
Đặc biệt, vào buổi sáng nay công nhân Lê Văn Hoà ở bộ phận sơn đã bị hai người lạ kéo vào phía trong công ty và có hành vi hành hung. Ông Hoà cho biết: “Những người này vốn không làm việc ở công ty. Khi tôi cùng 1 số người nữa đứng ở cổng công ty thì bị 2 người này chạy ra văng tục và kéo vào công ty để đánh và đau ê ẩm ở đầu gối”.
Trước việc ông Hoà bị đánh, nhiều công nhân đã rất bức xúc và cho biết sẽ tiếp tục đình công tới cùng cho đến khi nào đòi được quyền lợi.
Khi PV VTC News xin phép bảo vệ công ty Marumitsu để được gặp lãnh đạo và làm việc thì bị những nhân viên bảo vệ ở đây từ chối mà không nêu rõ lý do. Đến khoảng 14 giờ, công ty này đã dán thông báo cho biết là không thể đáp ứng được các yêu cầu của công nhân.
Trao đổi với VTC News Ông Phạm Dũng, phòng Quản lý lao động, Ban Quản lý Các Khu công nghiệp, Khu chế xuất Hà Nội cho biết, đến cuối giờ chiều cùng ngày, các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Ban đã yêu cầu công đoàn công ty đối thoại với công nhân. Phía công ty phải đảm bảo các quyền lợi cơ bản cho công nhân. Phía công ty cho biết, hiện các kho hàng của công ty ở Nhật đã sập hoàn toàn sau động đất. Hàng nhập kho vẫn tồn rất nhiều, sản xuất bị ảnh hưởng nên chưa thể điều chỉnh lương cho lao động.
Về việc công nhân bị đánh, ông Dũng cho biết có nghe công nhân nói lại về việc đó và sẽ yêu cầu cơ quan Công an tiến hành làm rõ.
Quang Tùng
Thứ Sáu, 15.4.2011 | 08:58 (GMT + 7)
Từ chiều 13.4, tại KCN Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã xảy ra cuộc đình công của hàng trăm CN của Cty Marumitsu – Cty có vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Ngô Văn Tuyến – Trưởng ban Chính sách pháp luật (LĐLĐ TP.Hà Nội) - cho biết: “Ngay sau khi cuộc đình công xảy ra, LĐLĐ TP.Hà Nội và trực tiếp là CĐ các KCN Hà Nội đã đến hiện trường để tham gia giải quyết vụ đình công. Lý do đình công của CN chủ yếu là yêu cầu tăng lương. Đến chiều 14.4, mặc dù có sự can thiệp của tổ chức CĐ trong vai trò hòa giải, thương lượng, nhưng yêu cầu của CN chưa được chủ DN đáp ứng. Vì vậy, các CN vẫn tiếp tục đình công..
Ông Tuyến cho biết, trong ngày 15.4, trọng tài LĐ của TP.Hà Nội sẽ xuống Cty để giải quyết vụ việc. LĐLĐ TP.Hà Nội đã chỉ đạo CĐ các KCN Hà Nội bám sát vụ việc và tích cực nắm bắt tình hình diễn biến tâm lý của CN, nhằm tham gia với các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNLĐ cũng như đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường của DN.
Q.C - H.A
(Nguoiduatin.vn) - Toàn bộ công nhân Công ty Marumitsu Vietnam EPE (MVE - 100% vốn Nhật Bản, chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất cao cấp, đóng trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc) đã đồng loạt đình công đòi tăng lương.
Một vài công nhân đang tham gia cuộc bãi công cho biết, họ làm ở đây đã hơn 2 năm nay nhưng lương cơ bản chỉ khoảng 1.650.000 đồng, thêm phụ cấp thì tổng thu nhập khoảng 2.550.000. Có một số công nhân làm lâu năm thì được thêm khoản phụ cấp thâm niên nhưng không đáng kể.
Công nhân bãi công, tụ tập bên ngoài nhà máy |
Vụ công nhân công ty Marumitsu bãi công năm 2005 (Nguồn: Tuổi Trẻ) |
P.V