The New York Times
--Donald Winslow Ngày 19 tháng 4 năm 2011
Donald R. Winslow là biên tập của tạp chí News Photographer của Hiệp hội nhiếp ảnh gia báo chí quốc gia [National Press Photographer Association]
Trong một thời gian dài sau khi Eddie Adams đoạt giải Pulitzer cho bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” ông không hề nhắc tới bức ảnh. Ông lảng tránh khi người ta hỏi ông về bức ảnh đó hoặc ông thẳng thừng từ chối bằng một giọng cằn nhằn chẳng hạn như “tất cả những gì về nó đã được nói hết rồi.” Hoặc: “Chẳng có điều gì mới mẻ cả. Giờ tôi không muốn nói về nó nữa.” Tôi đã trực tiếp trải qua chuyện này khi đang là một sinh viên đại học hồi những năm 1970. Trong một buổi thảo luận chuyên đề ở Đại họcIndianatôi đã hỏi ông về bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn.” Trước một thính phòng chật ních những sinh viên theo học nghề phóng viên nhiếp ảnh, Eddie đã gạt phăng đi khiến tôi bẽ mặt rồi ông chỉ tay về phía một sinh viên tiếp theo đang giơ tay.
Lúc đó tôi đã sửng sốt. Sau khi xem ông giới thiệu các tấm phim dương bản qua máy chiếu tất cả chúng tôi đều có chung một cảm giác mê mẩn. Eddie giống như một thứ Chúa trời trong nghề phóng viên nhiếp ảnh. Tôi hoàn toàn không biết mình đã vô tình chạm vào một chủ đề làm ông chạnh lòng. Tôi không thể lý giải nổi điều này. Có ai lại không muốn nói về một trong những bức ảnh mang tính hình tượng chiến tranh nhất trong lịch sử và nó đã đoạt giải Pulitzer? Chuyện quái quỷ gì mà một người lại lảng tránh một vinh dự như vậy cơ chứ?
Sau này Eddie và tôi đã thành chỗ bạn bè. Nhưng ngay cả sau khi ông qua đời vì bệnh Lou Gehrig [bệnh xơ cứng và teo cơ] năm 2004 ở tuổi 71 tôi vẫn chưa hiểu được toàn bộ câu chuyện.
Lý do vì sao ông lại tỏ ra phật ý một cách dường như khó hiểu như vậy cho mãi tới gần đây vẫn còn là một điều bí ẩn. Nhân dịp tưởng nhớ lần thứ 5 ngày Eddie qua đời, vợ ông, Alyssa Adams, đã tặng bộ sưu tập tư liệu của ông cho Trung tâm tư liệu về lịch sử nước Mỹ Dolph Briscoe của Đại học Texas ở Austin [lấy tên thống đốc Dolph Briscoe thứ 41 của Texas từ năm 1973 đến 1979]. Bộ sưu tập này gồm những tư liệu về hơn 50 năm của một nhà báo đã đưa tin 13 cuộc chiến tranh, sáu đời tổng thống Mỹ và hầu hết những diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Được phép của gia đình ông, Alison M. Beck làm việc tại Trung tâm Briscoe đã cho phép tôi ngó xem trước bộ sưu tập tư liệu này trong thời gian các nhân viên của Trung tâm đang phân loại 200 feet [1 foot bằng 0,3 m] phim dương bản, những tấm phim âm bản, những tấm ảnh đã rửa, những cuốn băng ghi âm và ghi hình, nhật ký, những ghi chép và những mẩu giấy được cắt từ những tờ báo. Tất cả đều làm tôi chú ý, song những trang nhật ký của Eddie mới là những viên ngọc quý.
Rút cục tôi đã hiểu trên thực tế ông đã từng rất muốn đoạt giải Pulitzer. Một thứ khát khao tột bậc gần giống như nỗi ám ảnh. Nhưng điều mà mãi sau này tôi mới phát hiện ra khi ngồi trong tầng hầm của Trung tâm Briscoe để đọc những trang nhật ký ông viết hồi năm 1963 và 1964 – được viết nguyệch ngoạc trong những cuốn vở bọc da màu đỏ – ấy là Eddie muốn có một bức ảnh đoạt giải Pulitzer từ rất lâu trước khi ông tình cờ chạm trán một tù binh Việt Cộng tên là Nguyễn Văn Lém * hoặc Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người đứng đầu cảnh sát quốc gia của miền Nam Việt Nam.
Những dòng chữ viết tay trong nhật ký cho thấy Eddie đã thừa nhận ông rất muốn được giải Pulitzer cho bức ảnh ông chụp đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy đang giơ tay đón lấy lá cờ Mỹ được gấp lại mà người ta trao cho bà tại lễ tang Tổng thống John F. Kennedy vào tháng 11 năm 1963. Eddie đã cáu vì lần đó ông đã không được giải Pulitzer rồi sau đó ông tức giận khi được biết là một người quản lý của hãng thông tấn AP [nơi ông làm việc] đã gửi những bức ảnh khác của hãng AP tới ban giám khảo giải Pulitzer mà không có bức ảnh nói trên của ông. Bức ảnh của ông [chụp đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy] đã không được xét trao giải thưởng.
Năm đó bức ảnh đoạt giải Pulitzer là bức ảnh của Bob Jackson làm việc cho tờ Dallas Times-Herald. Đó là bức ảnh chụp Jack Ruby đang lách qua đám đông và nổ súng bắn chết kẻ bị tình nghi ám sát tổng thống, Lee Harvey Oswald, trong lúc Bob Jackson đang tác nghiệp bám theo kẻ tội phạm [perp walk]. Đó là một bức ảnh thường được gọi là một bức ảnh “phản xạ”; nó được thực hiện khi người chụp ảnh không có đủ thời gian để suy nghĩ, khi trong đầu người chụp ảnh chợt nảy ra một thôi thúc nào đó hoặc như thể có giọng nói gào to “Hãy bấm máy đi!”
Như vậy Eddie đã coi bức ảnh về vụ ám sát Kennedy đoạt giải Pulitzer chỉ là một bức ảnh chụp bằng phản xạ chứ không phải một bức ảnh sâu sắc có chủ tâm, không phải là một bức ảnh chớp lấy một khoảnh khắc đau buồn của đất nước, một sự kiện vĩnh viễn đau buồn trong lịch sử nước Mỹ.
Song dường như câu chuyện nói trên về các bức ảnh đoạt giải Pulitzer chưa đủ để khiến ông tức giận như vậy trong rất nhiều năm trời. Xét cho cùng thì Eddie vẫn thường xuyên chịu đựng việc ông bị coi nhẹ, bị bỏ qua; bị khuất sau cái bóng của những người dường như nhận được sự chú ý của công chúng dành cho tài năng không bằng ông. Nhất là ở vào thời kỳ đầu của sự nghiệp ông đã chịu đựng cái điều mà bạn bè gọi là “tình cảm yêu mến chưa xứng với ông.”
Tôi đã đọc lướt qua nhật ký của ông, tưởng tượng lại những lần ông chuyện trò với tôi và hồi tưởng lại rất nhiều dịp được nghe ông nói chuyện trong lớp học trước những sinh viên theo học nghề phóng viên nhiếp ảnh hoặc những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc những lần ông nói chuyện trong quán bar hoặc ở một góc phố trong lúc đứng đợi để lấy tin. Tôi tập hợp những chi tiết rời rạc hoặc những hiểu biết sâu sắc mà ông chia sẻ tằn tiện với người này người kia theo thời gian. Trong đầu tôi lúc ấy chợt lóe lên một suy nghĩ. Trong lúc tôi cầm trên tay hai bức ảnh bên cạnh nhau [bức ảnh chụp Jacqueline Kennedy và bức kia là bức “Hành quyết ở Sài Gòn”] tôi chợt hiểu ra cái điều từ trước tới nay ông ấy đã nói bóng gió hoặc gián tiếp.
Eddie nghĩ rằng người ta đã trao cho ông giải Pulitzer vì cái bức ảnh mà ông ấy không thích.
Có một điều không thể bỏ qua ở Eddie. Trước khi ông ấy là một nhiếp ảnh gia thì ông ấy đã là một lính thủy quân lục chiến. Một số nguyên tắc của Thủy quân lục chiến đã bắt rễ trong cái tâm của ông ấy: trung thực, công bằng và coi trọng việc giữ vững và bênh vực một cái gốc đạo đức dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy ghi nhớ điều đó trong lúc bạn thưởng thức hai bức ảnh.
Eddie đã chụp bà Kennedy một cách có mục đích. Đó là bức ảnh có chủ tâm và được chụp có phương pháp hẳn hoi. Bức ảnh nói lên được điều rằng Edward T. Adams có tài chụp được những bức ảnh sâu sắc. Ông biết quan sát một khoảnh khắc khi nó sắp xảy ra và khi nó xảy ra là ông liền chộp được ngay. Tuyệt diệu. Bức chụp Jacqueline Kennedy là một ví dụ rõ rệt nhất về chỗ tài giỏi nhất trong nghệ thuật nhiếp ảnh của ông.
Bây giờ hãy xem thử bức “Hành quyết ở Sài Gòn.” Chính Eddie đã nói rằng đó là một bức ảnh ông chụp bằng phản xạ. Vào cái ngày hôm đó tại Sài Gòn hồi năm 1968 Eddie nhìn thấy tướng [Loan] thò tay rút khẩu súng ngắn trong lúc ông ta tiến tới bên cạnh người tù binh. Lúc vị tướng giơ khẩu súng lên cao Eddie cũng giơ chiếc máy ảnh cỡ 35 li về phía khuôn mặt của người tù binh. Bằng một động tác hoàn toàn do phản xạ, ông đã bấm máy. Ông chỉ biết rõ ông đã chụp gì sau khi cuộn phim được rửa và một biên tập viên của hãng AP, Horst Faa, đã chọn bức ảnh đó.
Và đối với Eddie thì câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thôi. Trong những trang nhật ký của ông nhiều ngày sau đó ông hầu như không nhắc tới bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn”. Điều rõ ràng là hồi năm 1968 người cựu lính thủy quân lục chiến này coi việc bắn giết như là điều gì đó chỉ đơn giản xảy ra trong chiến tranh. Chỉ là một ngày bình thường như bao ngày khác ở ViệtNamhồi đó. Chẳng có chi ghê gớm cả. Một tù binh đã bị bắn chết. Rồi thời gian trôi đi Eddie dần dần tin rằng ông là nguyên nhân khiến cho vị tướng đó bị buộc tội vì vụ hành quyết đó và rằng ông — với tư cách một nhiếp ảnh gia — ông đã đóng một vai trò đáng kể trong việc “làm lụn bại cuộc đời một con người”. Đối với một người xuất xứ từNew Kensington, bangPennsylvania, từng là một lính chiến thuộc thủy quân lục chiến tính cách mạnh mẽ bất chấp luật lệ thì điều này không thể phù hợp với định nghĩa thế nào là cái gốc đạo đức.
Nhiều năm sau đó trong thời gian làm biên tập cho News Photographer, tạp chí xuất bản hàng tháng của Hiệp hội Nhiếp ảnh gia báo chí quốc gia một hôm tôi đã bất ngờ nhận được một cú điện thoại của Eddie. Ông ấy nói ông ấy biết tôi sớm muộn sẽ phải viết lời cáo phó về ông ấy và ông ấy đã bảo với tôi cái điều ông ấy không muốn tôi đưa vào câu đầu tiên trong cáo phó. Ông còn lầm bầm thêm rằng ông đã gọi điện thoại cho tờ New York Times để nói điều tương tự nhưng biết chắc rằng khi giờ của ông ấy sẽ điểm thì “có lẽ họ sẽ không thể tránh được điều đó.”
Ông ấy muốn tôi hiểu rằng bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” không phải là bức quan trọng nhất đối với ông ấy và ông ấy không muốn lời cáo phó về ông ấy bắt đầu bằng câu “Eddie Adams, nhiếp ảnh gia được biết tới nhiều nhất nhờ bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” mang tính hình tượng về Việt Nam. Ông muốn được tưởng nhớ tới nhiều hơn vì loạt phóng sự ảnh năm 1979 về những người Việt di tản, “Con thuyền không nụ cười,” [Boat of No Smiles] và vì hàng trăm bức ảnh ông đã chụp những đứa trẻ người chỉ còn da bọc xương vì mất nước và rất nhiều bức ảnh của ông được in trên trang bìa của tạp chí Parade. Nếu bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” đã làm lụn bại cuộc đời của một con người, thì “Con thuyền không nụ cười” đã làm thay đổi cuộc đời của hơn 200.000 người tị nạn ngày ấy đang bị từ chối nhập cảnh vào nước Mỹ. Eddie đã lên thuyền cùng và đi cùng với họ dưới nắng mặt trời như nướng da thịt, không thực phẩm, không nước uống hoặc lương thực dự trữ, không biết số phận của chính ông và của họ sẽ ra sao. Các bức ảnh của ông đã góp phần thúc giục chính phủ Mỹ mở cửa đón những người tị nạn, làm thay đổi cơ cấu của nền văn hóa Mỹ. Ông rất tự hào về thành tích này.
Nhưng về giải Pulitzer năm 1969 thì không. Rút cục tôi đã hiểu ra rằng ông không thừa nhận giải thưởng này không phải vì hờn dỗi, ghen tị hay nôn nóng. Việc ông không thừa nhận giải thưởng này là một vấn đề thuộc về nguyên tắc nằm ở tận nơi sâu kín nhất trong lòng ông. Nhưng ông đã không để cho tình huống khó xử âm thầm này làm cùn đi khả năng hài hước của mình. Lúc tôi đặt mấy cuốn nhật ký chiến tranh của ông trở lại chỗ cũ trong hộp đựng tư liệu lưu trữ, một câu trong nhật ký đã đập vào mắt tôi. “Cái chết là cú đá lớn nhất,” ông viết. “Vì thế người ta dành nó cho lần cuối cùng.”
Tôi tự hỏi không biết Eddie có bao giờ hình dung một ngày nào đó có người sẽ đọc cái dòng chữ viết nguyệch ngoạc đó trong tư liệu lưu trữ của một trường đại học, người đó đang cười phá lên đấy nhưng mà trong lòng nhớ ông quá đỗi và thấy thanh thản bởi vì một câu hỏi được đặt từ ngày nảo ngày nào hồi ở đại học Indiana cuối cùng cũng đã có câu trả lời.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
* Nguyễn Văn Lém – xem Wikipedia. Mời xem thêm: 62:Chiến Tranh Việt Nam và Sự Thật (1)
Ảnh nhỏ: Eddie Adams ở Việt Nam, năm 1965.
--Donald Winslow Ngày 19 tháng 4 năm 2011
Donald R. Winslow là biên tập của tạp chí News Photographer của Hiệp hội nhiếp ảnh gia báo chí quốc gia [National Press Photographer Association]
Trong một thời gian dài sau khi Eddie Adams đoạt giải Pulitzer cho bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” ông không hề nhắc tới bức ảnh. Ông lảng tránh khi người ta hỏi ông về bức ảnh đó hoặc ông thẳng thừng từ chối bằng một giọng cằn nhằn chẳng hạn như “tất cả những gì về nó đã được nói hết rồi.” Hoặc: “Chẳng có điều gì mới mẻ cả. Giờ tôi không muốn nói về nó nữa.” Tôi đã trực tiếp trải qua chuyện này khi đang là một sinh viên đại học hồi những năm 1970. Trong một buổi thảo luận chuyên đề ở Đại họcIndianatôi đã hỏi ông về bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn.” Trước một thính phòng chật ních những sinh viên theo học nghề phóng viên nhiếp ảnh, Eddie đã gạt phăng đi khiến tôi bẽ mặt rồi ông chỉ tay về phía một sinh viên tiếp theo đang giơ tay.
Lúc đó tôi đã sửng sốt. Sau khi xem ông giới thiệu các tấm phim dương bản qua máy chiếu tất cả chúng tôi đều có chung một cảm giác mê mẩn. Eddie giống như một thứ Chúa trời trong nghề phóng viên nhiếp ảnh. Tôi hoàn toàn không biết mình đã vô tình chạm vào một chủ đề làm ông chạnh lòng. Tôi không thể lý giải nổi điều này. Có ai lại không muốn nói về một trong những bức ảnh mang tính hình tượng chiến tranh nhất trong lịch sử và nó đã đoạt giải Pulitzer? Chuyện quái quỷ gì mà một người lại lảng tránh một vinh dự như vậy cơ chứ?
Sau này Eddie và tôi đã thành chỗ bạn bè. Nhưng ngay cả sau khi ông qua đời vì bệnh Lou Gehrig [bệnh xơ cứng và teo cơ] năm 2004 ở tuổi 71 tôi vẫn chưa hiểu được toàn bộ câu chuyện.
Lý do vì sao ông lại tỏ ra phật ý một cách dường như khó hiểu như vậy cho mãi tới gần đây vẫn còn là một điều bí ẩn. Nhân dịp tưởng nhớ lần thứ 5 ngày Eddie qua đời, vợ ông, Alyssa Adams, đã tặng bộ sưu tập tư liệu của ông cho Trung tâm tư liệu về lịch sử nước Mỹ Dolph Briscoe của Đại học Texas ở Austin [lấy tên thống đốc Dolph Briscoe thứ 41 của Texas từ năm 1973 đến 1979]. Bộ sưu tập này gồm những tư liệu về hơn 50 năm của một nhà báo đã đưa tin 13 cuộc chiến tranh, sáu đời tổng thống Mỹ và hầu hết những diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Được phép của gia đình ông, Alison M. Beck làm việc tại Trung tâm Briscoe đã cho phép tôi ngó xem trước bộ sưu tập tư liệu này trong thời gian các nhân viên của Trung tâm đang phân loại 200 feet [1 foot bằng 0,3 m] phim dương bản, những tấm phim âm bản, những tấm ảnh đã rửa, những cuốn băng ghi âm và ghi hình, nhật ký, những ghi chép và những mẩu giấy được cắt từ những tờ báo. Tất cả đều làm tôi chú ý, song những trang nhật ký của Eddie mới là những viên ngọc quý.
Rút cục tôi đã hiểu trên thực tế ông đã từng rất muốn đoạt giải Pulitzer. Một thứ khát khao tột bậc gần giống như nỗi ám ảnh. Nhưng điều mà mãi sau này tôi mới phát hiện ra khi ngồi trong tầng hầm của Trung tâm Briscoe để đọc những trang nhật ký ông viết hồi năm 1963 và 1964 – được viết nguyệch ngoạc trong những cuốn vở bọc da màu đỏ – ấy là Eddie muốn có một bức ảnh đoạt giải Pulitzer từ rất lâu trước khi ông tình cờ chạm trán một tù binh Việt Cộng tên là Nguyễn Văn Lém * hoặc Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người đứng đầu cảnh sát quốc gia của miền Nam Việt Nam.
Những dòng chữ viết tay trong nhật ký cho thấy Eddie đã thừa nhận ông rất muốn được giải Pulitzer cho bức ảnh ông chụp đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy đang giơ tay đón lấy lá cờ Mỹ được gấp lại mà người ta trao cho bà tại lễ tang Tổng thống John F. Kennedy vào tháng 11 năm 1963. Eddie đã cáu vì lần đó ông đã không được giải Pulitzer rồi sau đó ông tức giận khi được biết là một người quản lý của hãng thông tấn AP [nơi ông làm việc] đã gửi những bức ảnh khác của hãng AP tới ban giám khảo giải Pulitzer mà không có bức ảnh nói trên của ông. Bức ảnh của ông [chụp đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy] đã không được xét trao giải thưởng.
Năm đó bức ảnh đoạt giải Pulitzer là bức ảnh của Bob Jackson làm việc cho tờ Dallas Times-Herald. Đó là bức ảnh chụp Jack Ruby đang lách qua đám đông và nổ súng bắn chết kẻ bị tình nghi ám sát tổng thống, Lee Harvey Oswald, trong lúc Bob Jackson đang tác nghiệp bám theo kẻ tội phạm [perp walk]. Đó là một bức ảnh thường được gọi là một bức ảnh “phản xạ”; nó được thực hiện khi người chụp ảnh không có đủ thời gian để suy nghĩ, khi trong đầu người chụp ảnh chợt nảy ra một thôi thúc nào đó hoặc như thể có giọng nói gào to “Hãy bấm máy đi!”
Như vậy Eddie đã coi bức ảnh về vụ ám sát Kennedy đoạt giải Pulitzer chỉ là một bức ảnh chụp bằng phản xạ chứ không phải một bức ảnh sâu sắc có chủ tâm, không phải là một bức ảnh chớp lấy một khoảnh khắc đau buồn của đất nước, một sự kiện vĩnh viễn đau buồn trong lịch sử nước Mỹ.
Song dường như câu chuyện nói trên về các bức ảnh đoạt giải Pulitzer chưa đủ để khiến ông tức giận như vậy trong rất nhiều năm trời. Xét cho cùng thì Eddie vẫn thường xuyên chịu đựng việc ông bị coi nhẹ, bị bỏ qua; bị khuất sau cái bóng của những người dường như nhận được sự chú ý của công chúng dành cho tài năng không bằng ông. Nhất là ở vào thời kỳ đầu của sự nghiệp ông đã chịu đựng cái điều mà bạn bè gọi là “tình cảm yêu mến chưa xứng với ông.”
Tôi đã đọc lướt qua nhật ký của ông, tưởng tượng lại những lần ông chuyện trò với tôi và hồi tưởng lại rất nhiều dịp được nghe ông nói chuyện trong lớp học trước những sinh viên theo học nghề phóng viên nhiếp ảnh hoặc những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc những lần ông nói chuyện trong quán bar hoặc ở một góc phố trong lúc đứng đợi để lấy tin. Tôi tập hợp những chi tiết rời rạc hoặc những hiểu biết sâu sắc mà ông chia sẻ tằn tiện với người này người kia theo thời gian. Trong đầu tôi lúc ấy chợt lóe lên một suy nghĩ. Trong lúc tôi cầm trên tay hai bức ảnh bên cạnh nhau [bức ảnh chụp Jacqueline Kennedy và bức kia là bức “Hành quyết ở Sài Gòn”] tôi chợt hiểu ra cái điều từ trước tới nay ông ấy đã nói bóng gió hoặc gián tiếp.
Eddie nghĩ rằng người ta đã trao cho ông giải Pulitzer vì cái bức ảnh mà ông ấy không thích.
Có một điều không thể bỏ qua ở Eddie. Trước khi ông ấy là một nhiếp ảnh gia thì ông ấy đã là một lính thủy quân lục chiến. Một số nguyên tắc của Thủy quân lục chiến đã bắt rễ trong cái tâm của ông ấy: trung thực, công bằng và coi trọng việc giữ vững và bênh vực một cái gốc đạo đức dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy ghi nhớ điều đó trong lúc bạn thưởng thức hai bức ảnh.
Eddie đã chụp bà Kennedy một cách có mục đích. Đó là bức ảnh có chủ tâm và được chụp có phương pháp hẳn hoi. Bức ảnh nói lên được điều rằng Edward T. Adams có tài chụp được những bức ảnh sâu sắc. Ông biết quan sát một khoảnh khắc khi nó sắp xảy ra và khi nó xảy ra là ông liền chộp được ngay. Tuyệt diệu. Bức chụp Jacqueline Kennedy là một ví dụ rõ rệt nhất về chỗ tài giỏi nhất trong nghệ thuật nhiếp ảnh của ông.
Bây giờ hãy xem thử bức “Hành quyết ở Sài Gòn.” Chính Eddie đã nói rằng đó là một bức ảnh ông chụp bằng phản xạ. Vào cái ngày hôm đó tại Sài Gòn hồi năm 1968 Eddie nhìn thấy tướng [Loan] thò tay rút khẩu súng ngắn trong lúc ông ta tiến tới bên cạnh người tù binh. Lúc vị tướng giơ khẩu súng lên cao Eddie cũng giơ chiếc máy ảnh cỡ 35 li về phía khuôn mặt của người tù binh. Bằng một động tác hoàn toàn do phản xạ, ông đã bấm máy. Ông chỉ biết rõ ông đã chụp gì sau khi cuộn phim được rửa và một biên tập viên của hãng AP, Horst Faa, đã chọn bức ảnh đó.
Và đối với Eddie thì câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thôi. Trong những trang nhật ký của ông nhiều ngày sau đó ông hầu như không nhắc tới bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn”. Điều rõ ràng là hồi năm 1968 người cựu lính thủy quân lục chiến này coi việc bắn giết như là điều gì đó chỉ đơn giản xảy ra trong chiến tranh. Chỉ là một ngày bình thường như bao ngày khác ở ViệtNamhồi đó. Chẳng có chi ghê gớm cả. Một tù binh đã bị bắn chết. Rồi thời gian trôi đi Eddie dần dần tin rằng ông là nguyên nhân khiến cho vị tướng đó bị buộc tội vì vụ hành quyết đó và rằng ông — với tư cách một nhiếp ảnh gia — ông đã đóng một vai trò đáng kể trong việc “làm lụn bại cuộc đời một con người”. Đối với một người xuất xứ từNew Kensington, bangPennsylvania, từng là một lính chiến thuộc thủy quân lục chiến tính cách mạnh mẽ bất chấp luật lệ thì điều này không thể phù hợp với định nghĩa thế nào là cái gốc đạo đức.
Nhiều năm sau đó trong thời gian làm biên tập cho News Photographer, tạp chí xuất bản hàng tháng của Hiệp hội Nhiếp ảnh gia báo chí quốc gia một hôm tôi đã bất ngờ nhận được một cú điện thoại của Eddie. Ông ấy nói ông ấy biết tôi sớm muộn sẽ phải viết lời cáo phó về ông ấy và ông ấy đã bảo với tôi cái điều ông ấy không muốn tôi đưa vào câu đầu tiên trong cáo phó. Ông còn lầm bầm thêm rằng ông đã gọi điện thoại cho tờ New York Times để nói điều tương tự nhưng biết chắc rằng khi giờ của ông ấy sẽ điểm thì “có lẽ họ sẽ không thể tránh được điều đó.”
Ông ấy muốn tôi hiểu rằng bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” không phải là bức quan trọng nhất đối với ông ấy và ông ấy không muốn lời cáo phó về ông ấy bắt đầu bằng câu “Eddie Adams, nhiếp ảnh gia được biết tới nhiều nhất nhờ bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” mang tính hình tượng về Việt Nam. Ông muốn được tưởng nhớ tới nhiều hơn vì loạt phóng sự ảnh năm 1979 về những người Việt di tản, “Con thuyền không nụ cười,” [Boat of No Smiles] và vì hàng trăm bức ảnh ông đã chụp những đứa trẻ người chỉ còn da bọc xương vì mất nước và rất nhiều bức ảnh của ông được in trên trang bìa của tạp chí Parade. Nếu bức ảnh “Hành quyết ở Sài Gòn” đã làm lụn bại cuộc đời của một con người, thì “Con thuyền không nụ cười” đã làm thay đổi cuộc đời của hơn 200.000 người tị nạn ngày ấy đang bị từ chối nhập cảnh vào nước Mỹ. Eddie đã lên thuyền cùng và đi cùng với họ dưới nắng mặt trời như nướng da thịt, không thực phẩm, không nước uống hoặc lương thực dự trữ, không biết số phận của chính ông và của họ sẽ ra sao. Các bức ảnh của ông đã góp phần thúc giục chính phủ Mỹ mở cửa đón những người tị nạn, làm thay đổi cơ cấu của nền văn hóa Mỹ. Ông rất tự hào về thành tích này.
Nhưng về giải Pulitzer năm 1969 thì không. Rút cục tôi đã hiểu ra rằng ông không thừa nhận giải thưởng này không phải vì hờn dỗi, ghen tị hay nôn nóng. Việc ông không thừa nhận giải thưởng này là một vấn đề thuộc về nguyên tắc nằm ở tận nơi sâu kín nhất trong lòng ông. Nhưng ông đã không để cho tình huống khó xử âm thầm này làm cùn đi khả năng hài hước của mình. Lúc tôi đặt mấy cuốn nhật ký chiến tranh của ông trở lại chỗ cũ trong hộp đựng tư liệu lưu trữ, một câu trong nhật ký đã đập vào mắt tôi. “Cái chết là cú đá lớn nhất,” ông viết. “Vì thế người ta dành nó cho lần cuối cùng.”
Tôi tự hỏi không biết Eddie có bao giờ hình dung một ngày nào đó có người sẽ đọc cái dòng chữ viết nguyệch ngoạc đó trong tư liệu lưu trữ của một trường đại học, người đó đang cười phá lên đấy nhưng mà trong lòng nhớ ông quá đỗi và thấy thanh thản bởi vì một câu hỏi được đặt từ ngày nảo ngày nào hồi ở đại học Indiana cuối cùng cũng đã có câu trả lời.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
* Nguyễn Văn Lém – xem Wikipedia. Mời xem thêm: 62:Chiến Tranh Việt Nam và Sự Thật (1)
Ảnh nhỏ: Eddie Adams ở Việt Nam, năm 1965.