Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Thái độ hiếu chiến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là cưỡi trên lưng hổ

Thái độ hiếu chiến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là cưỡi trên lưng hổ
Foreign Policy
-- Daniel Blumenthal 15-04-2010
Vì sao chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiếu chiến hơn trong ba năm qua? Vì sao Trung Quốc xóa bỏ chính sách ngoại giao láng giềng tốt đúng đắn ở châu Á cả thập kỷ? Thực tế vấn đề được hiểu khá rõ. Trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” (một thuật ngữ trước đây chỉ dành cho Đài Loan và Tây Tạng), về bản chất để xác định vùng biển là lãnh thổ của Trung Quốc. Để nhấn mạnh quan điểm, Trung Quốc quấy nhiễu ngư dân Việt Nam (1) gần các đảo tranh chấp trên biển.  

Trong vùng Đông Bắc Á, Trung Quốc không thể lên án (2) đồng minh Bắc Hàn của mình (3) về việc Bình Nhưỡng cố tình giết hại các binh sĩ Nam Hàn và dân thường trong hai trường hợp riêng biệt hồi năm ngoái. Trung Quốc đã gây sự với Nhật Bản (4). Sau khi Tokyo đồng ý yêu cầu của Bắc Kinh phóng thích thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc đã bị bắt vì đâm vào tàu ​​Nhật Bản ở vùng biển tranh chấp, Trung Quốc đình chỉ quan hệ ngoại giao, yêu cầu một lời xin lỗi, và ngưng việc bán đất hiếm cho Tokyo.
Và cuối cùng là sự đối xử tệ bạc của Trung Quốc đối với Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm Trung Quốc của ông hồi tháng 11 năm 2009. Nếu từng có một tổng thống nhậm chức với một bàn tay chìa ra cho Bắc Kinh, thì đó là Obama. Ngoại trưởng của ông đã giảm nhẹ vấn đề Trung Quốc vi phạm nhân quyền (5). Obama đã trì hoãn cả cuộc họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma (6) – một vấn đề chuẩn mực trong chính sách ngoại giao của Mỹ – và bán nửa phần còn lại trong gói vũ khí rất cần thiết mà Tổng thống Bush đã hứa bán cho Đài Loan.
Trong chuyến viếng thăm đầu tiên của Obama đến Trung Quốc, Bắc Kinh đã không giữ lời hứa về những thỏa thuận (7) cho phép các bài phát biểu của tổng thống phát trên truyền hình mà không bị kiểm duyệt, và để cho vị tổng thống mới trở về Washington mà không hoàn thành bất cứ điều gì trong chương trình nghị sự của mình (8), từ các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu cho đến vấn đề thao túng tiền tệ của Bắc Kinh.   
Những lời giải thích cho sự thô lỗ mang tính quốc tế của Trung Quốc là một kế hoạch ba phần về trò láu cá: sức mạnh quân sự lớn hơn kết hợp với lãnh đạo yếu kém và chủ nghĩa dân tộc bài ngoại mà lãnh đạo Trung Quốc đã tạo ra (tôi bỏ qua quan điểm của một số người ở Trung Quốc cho rằng Mỹ tương đối suy sụp, bởi đây có thể là suy nghĩ nhất thời).
Sức mạnh quân sự lớn hơn
Trung Quốc hiện có quân đội đủ khả năng bắt nạt các nước láng giềng của mình. Họ phô trương sức mạnh hàng hải trên biển Đông, nghĩa là với mục đích đe dọa các nước yếu hơn. Thật vậy, ngay khi dấu hiệu đầu tiên về sự phản kháng của người Việt Nam đối với các tuyên bố của Trung Quốc, báo chí Trung Quốc chính thức cảnh cáo (9) các nước Đông Nam Á không nên quá gần với Hoa Kỳ. Và bỏ ra một trang trong chiến lược của mình để đe dọa Đài Loan, Quân đội Trung Quốc đã chuyển một lượng tên lửa tầm ngắn gây chết người của mình (10) đặt vào đúng nơi để đưa Việt Nam trở về đúng vị trí. Cho rằng Trung Quốc tấn công Việt Nam hồi năm 1979 do bị chọc tức vì sự can đảm của Hà Nội, khi Trung Quốc giơ nắm đấm vào Hà Nội, tất cả các bên quan tâm.  
Chính sách mới của Trung Quốc khoe khoang thay vì che giấu khả năng quân sự lớn mạnh được họ phô bày khi Bộ trưởng Quốc phòng Gates đến thăm Trung Quốc đầu năm nay. Để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ông, Quân Giải phóng Nhân dân [Trung Quốc] rõ ràng đã chứng tỏ khả năng tên lửa đạn đạo chống tàu bè, dẫn đến việc chỉ huy Bộ Tư lệnh đặc trách Thái Bình Dương (PACOM), đô đốc Willard khẳng định rằng, tên lửa này đã đạt “khả năng hoạt động ban đầu” (11). Rõ ràng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem chuyến thăm của ông Gates là thời điểm thích hợp để phô trương máy bay chiến đấu mới, J-20 của họ (12), một loại máy bay chắc chắn có khả năng tàng hình. Tóm lại, Trung Quốc mạnh hơn và đang sử dụng sức mạnh đó để theo đuổi lợi ích quốc gia của họ.   
Lãnh đạo yếu kém
Ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo chứng tỏ là những nhà lãnh đạo yếu kém, không có khả năng ra quyết định cứng rắn về cải cách kinh tế và không làm cho các Ủy viên Bộ chính trị làm theo chính sách của Đặng Tiểu Bình về “ẩn mình chờ thời” (tức là, cho phép Trung Quốc phát triển mạnh mẽ mà không khiêu khích, gây ra một liên minh đối kháng do lo ngại sức mạnh của Trung Quốc). Nhưng đó không chỉ là vấn đề lãnh đạo yếu kém, mà là hệ thống lãnh đạo yếu kém.
Không ai còn sót lại ở Trung Quốc có chính nghĩa cách mạng như ông Đặng hoặc có chính nghĩa mà không cần ông ta (như ông ta đã làm với Giang Trạch Dân), và do đó nhà nước độc đảng hiện được điều khiển bởi sự đồng thuận – dường như không có ủy viên nào trong Bộ Chính trị có nhiều quyền hơn hoặc hợp pháp hơn người nào. Các quyết định có vẻ chao đảo từ những người hoàn toàn không dám chấp nhận rủi ro (ví dụ như Bắc Triều Tiên và cải cách kinh tế) đối với những người đã bị lèo lái bởi chủ nghĩa dân tộc gây phiền toái, điều khiển bởi “các cư dân mạng” và giới tinh hoa (ví dụ, các vấn đề về biển Đông và Nhật Bản được mô tả ở trên). Do hệ thống lãnh đạo yếu kém, Quân đội Trung Quốc có khuynh hướng ủng hộ chính sách đối ngoại diều hâu hơn, có tiếng nói mạnh mẽ trong việc ra quyết định như các đảng viên quan tâm đến cải cách kinh tế.  
Chủ nghĩa dân tộc bài ngoại
Nhiều nhà quan sát Trung Quốc đã nhận diện chủ nghĩa dân tộc thường được biểu lộ bởi những người sử dụng internet và trí thức Trung Quốc, là một kênh điều khiển chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Nhiều người không nhận ra rằng, chính Trung Quốc đang tự cưỡi trên lưng hổ. Kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Đảng đã tham gia vào một chiến dịch “giáo dục lòng yêu nước” có quy mô lớn, nhấn mạnh uy thế văn minh Trung Quốc cũng như nỗi nhục trong tay các cường quốc như Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Nói chuyện với các công dân Trung Quốc ở độ tuổi 20-30, bạn có thể nghe về kế hoạch của Mỹ – Nhật làm cho Trung Quốc suy yếu và chia cắt Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương của Trung Quốc, và về vị trí tự nhiên của Trung Quốc đứng đầu trong hệ thống quyền lực ở châu Á. Đây là những người Trung Quốc được học hành ở phương Tây, mà chính sách của Mỹ đã xem họ như những người có thể mang lại tự do cho nước Cộng hòa Nhân dân [Trung Hoa]. Nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi chưa bao giờ nghe nói về cuộc thảm sát Thiên An Môn, xem tất cả chính sách của Mỹ là một nỗ lực nhằm ngăn chặn Trung Quốc (gồm cả cuộc chiến ở Afghanistan), tin rằng nền dân chủ Đài Loan là một ví dụ về sự hỗn loạn chính trị và bực bội với những người Tây Tạng (nhiều người trong số họ đã bị giết hoặc bị cầm tù trong một chiến dịch đàn áp kéo dài ba năm, không được báo cáo đầy đủ) không hiểu rõ giá trị việc Bắc Kinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Tây Tạng.  
Nếu nhiều người thuộc giới tinh hoa của Trung Quốc che giấu những quan điểm như thế về thế giới, một người có thể tưởng tượng “những kẻ thất bại” khi tin vào những năm bị bóp méo về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là gì. Và còn hàng chục triệu đàn ông dư thừa trong chính sách một con của Trung Quốc và ưu tiên chọn con trai thì sao? Họ sẽ là những người ở dưới đáy của tầng lớp kinh tế, xã hội Trung Quốc, không thể kết hôn và sẵn sàng cho cách hành xử bạo lực và tình trạng lộn xộn.
Sự thật là Trung Quốc phải đối mặt nhiều hơn với ý kiến ​​công chúng mà họ đã từng đối mặt, nhưng điều đó tạo ra không khí chủ nghĩa dân tộc phiền toái mà hiện nay hạn chế hoặc thậm chí điều khiển cả chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Điều này không có nghĩa muốn nói rằng, không có những người tự do ở Trung Quốc, những người muốn cải cách kinh tế hoặc những người muốn Trung Quốc hoàn toàn nắm lấy quyền tự do tại Trung quốc và ngoài quốc tế. Thực tế cũng có, nhưng những người muốn cải cách kinh tế thì cúi đầu xuống để kiếm tiền và những người muốn hoàn toàn tự do thì không làm được gì nhiều từ các xà lim trong tù.
Sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự nhiều hơn, lãnh đạo yếu kém, và chủ nghĩa dân tộc phiền toái là những vấn đề mang tính hệ thống. Ba điều này có thể sẽ là một phần trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong một thời gian. Trung Quốc đã gieo những hạt giống cho mỗi kế hoạch hàng thập kỷ trước, bằng cách đầu tư vào khả năng quân sự gượng ép, trì hoãn cải cách chính trị, và bằng cách “giáo dục” người dân của họ qua cách tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Bây giờ cả thế giới đang gặt hái những gì mà Đặng Tiểu Bình đã gieo.
Người dịch: Ngọc Thu
Ghi chú:
(1) http://www.reuters.com/article/2010/07/27/us-china-usa-seas-analysis-idUSTRE66Q2GW20100727
(2) http://www.defensenews.com/story.php?i=4649363
(3) http://www.china.org.cn/opinion/2010-11/29/content_21444052.htm
(4) http://www.nytimes.com/2010/09/25/world/asia/25chinajapan.html
(5) http://articles.cnn.com/2009-02-21/politics/clinton.china.asia_1_human-rights-china-policy-chinese-president-hu-jintao?_s=PM:POLITICS
(6) http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/barackobama/6262938/Barack-Obama-cancels-meeting-with-Dalai-Lama-to-keep-China-happy.html
(7) http://www.nytimes.com/2009/11/25/opinion/25iht-edying.html
(8) http://online.wsj.com/article/SB125857743503654225.html
(9) http://news.xinhuanet.com/english2010/indepth/2010-07/27/c_13417848.htm
(10) http://blog.project2049.net/2010/08/second-artillery-anti-ship-ballistic.html
(11) http://www.asahi.com/english/TKY201012270241.html
(12) http://www.reuters.com/article/2011/01/11/us-china-defence-fighter-idUSTRE70A19B20110111

Tổng số lượt xem trang