Tại Hải Phòng, sáng 26/4 khoảng 1.300 công nhân công ty Stateway sản xuất giày đã đình công đòi tăng lương và phúc lợi lao động.
Trong ngày, yêu sách chủ yếu của công nhân đã được ban giám đốc công ty đáp ứng, công nhân được tăng lương cơ bản gần 400 ngàn đồng mỗi người lên mức 1.819.000 đ/ tháng. Một số công nhân đã đi làm lại, nhưng đến chiều 26/4 vẫn còn 1.300 người ngừng việc đòi công ty phải trả lời về các phúc lợi khác như, lương tháng thứ 13, trợ cấp tiền xăng, tăng tiền ăn trưa, chế độ cho nữ công nhân trong thời kỳ thai sản.
-Hàng ngàn công nhân ở miền bắc Việt Nam chấm dứt đình công (VOA)-Hãng thông tấn Đức DPA ngày 27/4 loan tin khoảng 1,300 công nhân của một nhà máy do Đài Loan làm chủ ở miền Bắc Việt Nam hôm nay chấm dứt đình công sau khi được công ty đồng ý tăng lương.
Hôm thứ ba, công nhân công ty giày Stateway Việt Nam ở thành phố Hải Phòng tổ chức đình công đòi tăng thêm 18 đô la tiền lương, nâng mức lương hằng tháng lên thành 88 đô la.
Theo luật Việt Nam các cuộc đình công phải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương và các công đoàn liên kết với nhà nước.
Tuy nhiên, trên thực tế đa số các cuộc đình công trong nước đều không xin phép.
Hôm 21 tháng này, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội thừa nhận luật hiện hành không giải quyết được đình công vì không bảo vệ quyền lợi người lao động.
Không có thống kê chính thức về số cuộc đình công tại Việt Nam, nhưng tin tức cho hay từ đầu năm tới nay đã xảy ra hơn 100 cuộc đình công trong nước.
Nguồn: DPA, Vietnam Business News
-Hàng ngàn công nhân ở miền bắc Việt Nam chấm dứt đình công (VOA)-Hãng thông tấn Đức DPA ngày 27/4 loan tin khoảng 1,300 công nhân của một nhà máy do Đài Loan làm chủ ở miền Bắc Việt Nam hôm nay chấm dứt đình công sau khi được công ty đồng ý tăng lương.
Hôm thứ ba, công nhân công ty giày Stateway Việt Nam ở thành phố Hải Phòng tổ chức đình công đòi tăng thêm 18 đô la tiền lương, nâng mức lương hằng tháng lên thành 88 đô la.
Theo luật Việt Nam các cuộc đình công phải được sự chấp thuận của chính quyền địa phương và các công đoàn liên kết với nhà nước.
Tuy nhiên, trên thực tế đa số các cuộc đình công trong nước đều không xin phép.
Hôm 21 tháng này, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội thừa nhận luật hiện hành không giải quyết được đình công vì không bảo vệ quyền lợi người lao động.
Không có thống kê chính thức về số cuộc đình công tại Việt Nam, nhưng tin tức cho hay từ đầu năm tới nay đã xảy ra hơn 100 cuộc đình công trong nước.
Nguồn: DPA, Vietnam Business News