Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Toà án liên bang Hoa Kỳ tuyên phạt hai công ty bồi thường 60 triệu dollars cho 50 công nhân “nô lệ” Việt Nam...

- Khía cạnh pháp lý trong vụ kiện 2 công ty Việt Nam buôn người RFA2011-04-26
Vụ án tại Houston liên hệ đến 2 công ty môi giới Hoa Kỳ và 2 công ty Việt Nam đưa các công nhân qua làm việc tại Texas và Louisiana có thêm những diễn tiến mới.
Xin nhắc lại là sau khi tòa án tiểu bang Texas phạt 2 công ty môi giới Hoa Kỳ phải bồi thường dân sự cho các nạn nhân 60 triệu Mỹ Kim, thì vào ngày 13 tháng Tư, 2011,  hai tổ hợp luật sư Tammy Trần và Tony Buzbee đã đại diện các công nhân Việt Nam chính thức khởi kiện 2 công ty Việt nam là Interserco và Vinamotors về tội buôn người và vi phạm khế ước tại tòa án liên bang, khu vực Galveston, thuộc tiểu bang Texas.


Tiếp theo đó, Đại học Luật Khoa South Texas College of Law tại Houston, tiểu bang Texas đã có một buổi họp cùng tổ hợp luật sư Tammy Trần và các nạn nhân để giúp đỡ những nạn nhân này lo thủ tục xin Visa. Giáo sư Luật Naomi Joyce Jiyoung Bang, chuyên về luật di trú, giải thích về tình trạng của các lao động Việt Nam này như sau:

Nạn nhân của sự buôn người

Hiền Vy: Kính chào giáo sư Naomi Bang, xin bà cho biết quá trình làm việc của bà và các sinh viên trong sự giúp đỡ pháp lý cho các công nhân lao động Việt Nam.
Prof.  Bang: Chúng tôi biết trường hợp này khoảng hơn một năm rưỡi nay và chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề của những công nhân này để coi có giúp được gì cho họ không.  Mới đây họ vừa thắng một vụ kiện rất lớn, vụ này giúp chúng tôi trong công việc xin Visa cho họ vì 2 công ty tại Mỹ đã thỏa thuận bồi thường. Sự thỏa thuận bồi thường này chứng tỏ là những công nhân này là nạn nhân của sự buôn người. Trong luật di trú có loại hộ chiếu để giúp đỡ nạn nhân của tệ nạn buôn người, gọi là T-Visa.
Hiền Vy: Tình trạng di trú của các nạn nhân bây giờ như thế nào?
Hai công ty tại Mỹ đã thỏa thuận bồi thường. Sự thỏa thuận bồi thường này chứng tỏ là những công nhân này là nạn nhân của sự buôn người.
Prof.  Bang
Prof.  Bang: Họ đến Mỹ với Visa H2B, tức là loại Visa tạm thời cho công nhân làm việc tại Mỹ, và được công ty môi giới hứa hẹn là Visa sẽ được gia hạn, nhưng chưa bao giờ Visa của những công nhân này được gia hạn cả. Họ đến Mỹ để làm thợ hàn cho công ty Coast to Coast nhưng đến ngày mà đáng lẽ Visa của họ được gia hạn thì họ lại được chỉ thị là phải trở về nước trong vòng 24 giờ đồng hồ.  
Hiền Vy: Bà đang giúp cho các nạn nhân ở lại Hoa kỳ dưới dạng VISA nào và trên căn bản pháp lý nào và theo bà thì khả năng được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận ra sao?
Prof. Bang: Chúng tôi rất tin tưởng rằng họ đủ điều kiện để xin T-Visa, là loại Visa cho nạn nhân của sự buôn người. Chúng tôi tin rằng những sự kiện mà họ đã trải qua như phải trả tiền để được qua đây, rồi bị đối xử như những tù nhân mặc dầu phải trả những chi phí cho cuộc sống tại đây ... và họ đã hoàn toàn bị bóc lột, bị lợi dụng. 
Thật khó mà tưởng tượng được là những sự cố như vậy lại xảy ra ngay tại Hoa Kỳ.
000_Hkg4153195-250.jpg
Một công nhân Việt Nam tại nhà máy sản xuất các linh kiện máy phát điện và tua-bin của GE tại khu công nghiệp Nomura, Hải Phòng hôm 15/10/2010. Ảnh chỉ mang tính minh họa. AFP photo
Hiền Vy: Như vậy lý do chính để bà xin Visa cho họ là vì họ là nạn nhân của sự buôn bán lao động, phải không ạ ?
Prof Bang:  Có 2 loại Visa có thể xin được trong trường hợp này là T-Visa và U-Visa. T-Visa cấp cho các nạn nhân của dịch vụ buôn người theo đạo luật Bảo Vệ Nạn Nhân Của Các Vụ Buôn Người được ban hành năm 2000 và được sửa đổi vào năm 2003 và mỗi năm đạo luật này có thêm điều khoản để bảo vệ nạn nhân của các vụ buôn người. Ngoài ra các nạn nhân cũng có bằng chứng là họ bị đối xử tàn tệ để xin cấp U-Visa nhưng chúng tôi đang xin T-Visa cho họ vì chúng tôi thấy có chứng cớ rõ ràng họ là nạn nhân của đường dây buôn người và chúng tôi muốn là họ được Visa càng sớm càng tốt.

Không thể đổ lỗi cho công ty môi giới

Hiền Vy: Bà có thống kê gì về nạn buôn người từ VN và các nơi khác đến  Hoa Kỳ không ?
Prof. Bang: Cho đến nay tôi chưa có thống kê về nạn buôn người từ VN qua Hoa Kỳ mặc dầu tôi cũng làm nhiều vụ liên quan tới Việt Nam. Nạn buôn người xảy ra khắp nơi trên thế giới và mang lại cả bạc triệu, bạc tỉ cho những người làm việc trong các âm mưu này và đáng tiếc là tệ nạn buôn người xảy ra rất nhiều tại vùng Houston này.
Hiền Vy: Bà có lời khuyên nào cho những công ty môi giới để họ tránh trường hợp bị phạt nặng nề như những công ty đang bị không ạ?
... phải nghiên cứu kỹ lưỡng các công ty môi giới vì nếu vi phạm luật pháp thì xứ Mỹ rất nghiêm ngặt và họ không thể đổ lỗi cho các công ty môi giới mà nói rằng là họ không biết gì cả.
Prof.  Bang
Prof. Bang: Tôi nghĩ các công ty làm việc này nên nhìn vào những sự kiện đang xảy ra và đừng có đối xử tệ với những công nhân lao động như họ đã đối xử với những nạn nhân này. Họ nên theo luật lệ của Hoa Kỳ, từ luật di trú đến luật lao động thì họ sẽ tránh được phiền phức.  Tại Hoa Kỳ công nhân được bảo vệ rất chặt chẽ. Đặc biệt đối với những công ty Hoa Kỳ thì họ cần phải cẩn trọng, phải nghiên cứu kỹ lưỡng các công ty môi giới vì nếu vi phạm luật pháp thì xứ Mỹ rất nghiêm ngặt và họ không thể đổ lỗi cho các công ty môi giới mà nói rằng là họ không biết gì cả.
Hiền Vy: Xin cảm ơn Professor Naomi Bang   

- Đại diện các công ty bị kiện ở Mỹ: “Các lao động đã nói sai sự thật” (Thanh niên).
Hôm qua 18.4, trao đổi với Thanh Niên, đại diện Công ty TTLC và Interserco khẳng định, thông tin các lao động (LĐ) khiếu kiện đều là bịa đặt và đã vi phạm hợp đồng (HĐ) ký kết.

 
Khu nhà ở của các lao động tại Houston (Mỹ) - ảnh do Công ty TTCL cung cấp  
Lao động vi phạm luật pháp
Ông Nguyễn Trí Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty TTLC cho rằng, các LĐ nói bị giam trong nhà, hiếp đáp và phải sống trong điều kiện tồi tệ là hoàn toàn sai sự thật. Để chứng minh, ông Dũng đã đưa cho PV xem bức thư gửi Công ty TTLC của nhóm LĐ gửi ngày 5.1.2008, có đoạn: “Ngày 27.12.2007, sau khi xuống sân bay Houston, chúng tôi được Công ty Coat to Coat đón về nhà tập thể. Ở 4 người một phòng, khoảng 60m2, đầy đủ bếp nấu, tủ lạnh, lò sưởi, bàn ghế, toilet… khu tập thể sạch sẽ và văn minh… Chúng tôi tự đi chợ nấu ăn bởi vì nó phù hợp và rẻ hơn nhiều so với đặt cơm ngoài… Công việc chúng tôi làm ở xưởng sửa chữa tàu, sà lan. Chúng tôi làm ca từ 15 giờ 30 đến 24 giờ… Phương tiện chúng tôi đi làm có người lái xe đưa đón, ở đây không có xe buýt cũng như các bốt điện thoại công cộng nên không gọi được về VN”. 



Có thể sẽ kiện ngược lại người lao động
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế Interserco cũng khẳng định, thông tin các LĐ khiếu kiện hoàn toàn bịa đặt. Công ty đã kêu gọi LĐ trở về VN để giải quyết, tuy nhiên các LĐ cố tình bỏ trốn. “Căn cứ vào pháp luật VN, các LĐ đã vi phạm HĐLĐ. DN có thể kiện lại người LĐ”, ông Hải nói.
Ông Nguyễn Trí Dũng cho biết, trao đổi qua e-mail ngày 18.4, ông Vũ Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty  ILP Agency LLC (công ty cung cấp LĐ bên Mỹ) cho hay, vấn đề LĐ VN thưa kiện tại Mỹ đã được giải quyết xong ngoài tòa từ cách đây 3 tháng.

Ông Dũng cho biết thêm, đoàn công tác của Bộ Ngoại giao và Bộ LĐ-TB-XH sang Mỹ hồi tháng 5.2010 đã đến thăm nơi ở của công nhân. Đó là một khu nhà ở rộng rãi, không chỉ có LĐ VN mà còn có LĐ nước ngoài sinh sống. Về việc các LĐ nói, họ bị sa thải sau 8 tháng làm việc, ông Dũng giải thích: “Thủ tục I-129 của Bộ Lao động Mỹ chỉ có hiệu lực trong vòng 10 tháng, sau đó bắt buộc người LĐ phải gia hạn visa tiếp. Các LĐ đã được tạo điều kiện gia hạn giấy phép một lần ngay tại Mỹ. Do không được gia hạn tiếp visa nên Công ty Coast to Coast  đã chính thức yêu cầu người LĐ quay trở về nước vào ngày 1.3.2009 và chờ đợi duyệt cấp visa mới vào tháng 4.2009. Tuy nhiên, ngày 27.2, một số LĐ bị kích động không muốn quay về nước đã tham gia kiện cáo công ty sử dụng LĐ”.
Theo báo cáo của các DN với các cơ quan chức năng, trước khi sang Mỹ, các LĐ đã được cung cấp thông tin chính xác về thời hạn làm việc thực tế tại đây và khả năng tiếp nhận “có thể được gia hạn giấy phép hoặc không” nên tất cả LĐ đều đã chấp thuận và khi giấy phép làm việc của họ bị cơ quan di trú Mỹ từ chối gia hạn, một số LĐ đã chấp thuận về nước. Số còn lại không quay về, mặc dù đối tác đã mua vé máy bay cho các LĐ. Tổng số thời gian làm việc tại Mỹ, người ít nhất là 9 tháng, người nhiều nhất là 14 tháng. Tổng thu nhập của các LĐ từ 12.000 USD - 30.000 USD. 
Sau khi sự việc xảy ra, Công ty TTLC đã gửi thông báo đến các cơ quan chức năng địa phương và gia đình LĐ; đồng thời mong muốn gia đình khuyên bảo và động viên người LĐ quay trở về nước. Theo ông Dũng, căn cứ luật VN và những điều khoản ký kết giữa công ty với người LĐ; các điều khoản người LĐ ký kết với Công ty Coast to Coast, người LĐ đã vi phạm luật pháp như: ở lại nước ngoài trái phép; người LĐ chạy trốn hoặc có ý định chạy trốn là vi phạm HĐ và bị trả về nước. Trong trường hợp LĐ bỏ trốn, công ty có toàn quyền từ bỏ trách nhiệm quản lý từ ngày bỏ trốn và bản thân LĐ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật VN và pháp luật sở tại.
Thị trường XKLĐ đi Mỹ “chết yểu”
Năm 2008, Bộ LĐ-TB-XH cho phép 5 DN thí điểm xuất khẩu LĐ VN sang Mỹ làm việc. Có hàng trăm LĐ đã được đưa sang Mỹ làm nghề hái cam, cắt cỏ, chăm sóc sân golf, thợ hàn, y tá… với mức lương cơ bản 1.300 - 3.500 USD/người/tháng. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Thanh, Phó cục trưởng Cục Quản lý LĐ ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), hiện chưa có DN nào đăng ký đưa LĐ sang Mỹ làm việc. Lý do là xin visa vào Mỹ rất khó, phía Mỹ lo ngại LĐ VN khi sang đây làm việc sẽ bỏ trốn; hơn nữa, các tiêu chuẩn phía Mỹ đưa ra rất khắt khe cả về trình độ tay nghề, ngoại ngữ lẫn sức khỏe. Chỉ sau một thời gian ngắn thí điểm, thị trường xuất khẩu LĐ đi Mỹ đã “chết yểu”.
Hải Bình

Lao động Việt Nam tại Mỹ kiện doanh nghiệp Việt Nam

- Cộng đồng người Việt Texas hỗ trợ lao động Việt Nam “bị” xuất khẩu sang Mỹ  —  (RFI).
-Người gốc Việt ở Mỹ bị bóc lột:- Toà án liên bang Hoa Kỳ tuyên phạt hai công ti... (Hà Ngọc Cư)
“…Lãnh Sự Quán Việt Nam ở Houston thì nhất quyết giả câm giả điếc trước việc công dân của mình bị người ta bắt nạt…”

Toà án liên bang Hoa Kỳ tuyên phạt
hai công ti bồi thường 60 triệu dollars cho 50 công nhân “nô lệ” Việt Nam
Hà Ngọc Cư


Ngày 14-04-2011 toà Liên Bang ở Harris County (Texas) đã phán quyết hai công ty Mỹ, Coast to Coast Resources và ILP phải bồi thường 60 triệu dollars cho 12 thợ hàn Việt Nam (nguyên đơn) hiện cư ngụ tại Galveston và 43 công nhân khác sống rải rác ở hai tiểu bang Texas và Louisiana, do hai công ty Vinamotor và Interserco ở Việt Nam cung cấp cho Công Ty Coast to Coast Resources, Inc, USA và công ty ILC, cà hai đều có trụ sở tại Lousiana.

Từ năm 2009, Văn phòng luật sư Tony Buzbee đã khởi kiện hai công ty trên về tội buôn bán người (human traficking) qua thể thức tuyển dụng mang tính lừa đảo của Vinamotor và Interserco với mục đích trấn lột người đi lao động ở nước ngoài với lệ phí “khủng” từ $7.500 (USD) tới $15.000 (USD), đối với người lao động ở Việt Nam là cả một gia tài. Hai công ty Việt Nam trên đã quảng cáo trên truyền hình rằng họ sẽ kiếm được $100.000 (USD) sau 30 tháng làm việc ở Mỹ. Cái bánh vẽ này qúa hấp dẫn nên gia đình các nạn nhân đã dốc hết vốn liếng, vay nợ với lãi xuất cắt cổ họăc cầm cố nhà cửa để nộp cho bọn “cá mập xuất cảng lao động” với hy vọng sau 30 tháng họ sẽ có một số tiền lớn sau khi đã trả xong món nợ “phí xuất cảnh lao động”.

Xin trích dẫn một vài điều khoản trong hợp đồng (hiện ngừời viết có trong tay) giữa công nhân và công ty Coast to Coast Resources:
- Bên A: Coast to Coast Resources, Inc, USA ủy quyền cho ông Vũ Quốc Hùng, Chủ Tịch Công Ty ILP, LLC ký hợp đồng với công nhân Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ lao động.

- Bên B là công nhân xuất đi lao động tại Hoa Kỳ.

- Bên A sẽ tiếp nhận công nhân VN làm thợ hàn tại các khu kỹ nghệ dầu khí ở Mỹ với thời hạn là 10 tháng và triển hạn hai lần, mỗi lần 10 tháng. Nơi làm việc là hãng Dynamic Industries, Inc, có trụ sở tại Harvey, tiểu bang Louisiana. Mỗi ngày làm 10 giờ, 5 ngày một tuần, lương bổng :$15/giờ cho 40 giờ đầu và $22.50 cho mồi giờ “overtime”. Số giờ tối thiểu là 50giờ/tuần hay 2000 giờ cho 10 tháng, ngoại trừ trường hợp thật đặc biệt…

- Công nhân phải tự trả chi phí dụng cụ hành nghề : $280 tiền welder, $300 tiền fitter và phí chuyên chở $85/tuần và nhà ở $125/tuần và phí điều hành $2,00/giờ (cho hãng Coast to Coast Resources) – Công nhân phải tự túc về ăn uống.

- Công nhân phải tự trả các phí tổn về Visa, vé máy bay tới Mỹ cũng như các phí tổn khác về giấy tờ và vận chuyển ở Việt Nam.

- Trong trường hợp bên B phải trở về VN trước khi hoàn tất lao động trong hợp đồng mà lỗi không thuộc bên A thì hai bên có thể thương thảo để đạt được đồng thuận.

- Trong trường hợp bên B phải trở về VN trước khi hoàn tất lao động trong hợp đồng do lỗi của bên B thì bên B phải có trách nhiệm bồi thường các mất mát (nếu có) cho bên A cũng như cho thành phần thứ 3…
Xin phân tích một vài điều khoản “nguy hiểm” của bản hợp đồng trên.

1/Theo luật Di Trú Mỹ thời hạn cư trú dành cho các công nhân vào Mỹ theo visa H-2B tối đa là 12 tháng nhưng có thể xin triển hạn thêm 2 lần; mỗi lần 12 tháng nhưng không thể qúa 3 năm, nếu hãng thu nhận công nhân chứng minh được với Sở Di Trú rằng công việc của họ chưa hoàn tất và không kiếm được người thay thế ở nước Mỹ (Visa H-2B chỉ cho phép các hãng mướn công nhân -có chuyên môn hoặc không chuyên môn- vào Mỹ làm việc tạm thời trong một thời gian ngắn hạn.

Trong hợp đồng trên ghi rõ rằng “thời hạn lao động là 10 tháng VÀ triển hạn hai lần, mỗi lần 10 tháng”, có nghĩa là người công nhân trong hợp đồng được bảo đảm sẽ được làm việc ở Mỹ tới 30 tháng.

2/Các khoản phí : chuyên chở công từ chỗ ở tới nơi làm việc $85/tuần; chỗ ở $125/tuần; phí điều hành $2/giờ đã ngốn gần hết lợi tức của công nhân. Nếu công nhân làm việc 40 giờ/tuần thì cứ mỗi 4 tuần lãnh được $600, trừ các khoản chi phí $390 thì chỉ còn $210. Sau 10 tháng chỉ còn trên tay khoảng $3.000, sau 30 tháng được $9.000. Con số $100.000 lợi tức mà Vinamotor và Interserco vẽ trên quảng cáo rõ ràng là lừa bịp.

Khi tới Mỹ các công nhân đã phải đối diện với một thực tế qúa phũ phàng. Xin nghe lời kể của họ dưới đây.

Theo lời anh Ngô Bá Chín nói với phóng viên của nhật báo Houston Chronicle thi “anh không tưởng tượng nổi cuộc đời của anh lại có cái kết cục kinh khủng như thế tại xứ siêu cường này. Anh cứ tưởng sẽ được sống tại một nơi sạch sẽ nhưng họ đã bắt anh ở chung phòng với hai người khác trong một căn hộ ổ chuột đầy gián, thảm nhà thì rách nát dơ bẩn, với tiền nhà là $2.000/tháng, chúng tôi phải trả thêm tiền xe hơi di chuyển tới nơi làm việc (và mỗi tuần đến siêu thị một lần) tới $1.200/tháng”.

Các công nhân khi tới Mỹ hầu như bị cô lập hoàn toàn với xã hội bên ngoài . Họ sống như những ngừời nô lệ trên đất tự do nhất hành tinh này và bị đe doạ rằng vì họ là công dân một nước Cộng Sản nên chớ có tiếp xúc với người Mỹ mà sẽ bị đối xử tồi tệ, kể cả bạo lực. Từ vật chất tới tinh thần họ đã bị đày đoạ như súc vật và ngược đãi như người nô lệ của hợp đồng bởi hai công ty Mỹ và hai công ty ở Việt Nam.

Phần lớn tới Mỹ từ trong khoảng các tháng 3 và tháng 5 năm 2008, và chỉ sau 8 tháng đã bị mất việc vì sắp hết hạn cư trú 10 tháng mà không được hai hãng trung gian là Coast to Coast và ILP xin gia hạn như đã hứa. Các công nhân Việt Nam như bị người ta đem con bỏ chợ, chưa kiếm đủ “sở hụi” đã bị hãng Dynamic Industries, mướn họ qua Coast to Coast và ILP, cho nghỉ việc (vì thời hạn cư trú hết hạn nên dù muốn hãng này cũng không đuợc phép tiếp tục thuê mướn họ nữa).

Khi nội vụ bị phơi ra trước ánh sáng công luận và dẫn đến “cửa quan” thì cả hai hãng đều chối phăng. Coast to Coast thì nói rằng họ không hề biết ILP đã hứa với công nhân được làm việc 30 tháng ở Mỹ mặc dầu trên hợp đồng có ghi rõ “Authorized Representative: Mr. Hung Quoc Vu, Chairman of ILP Agency, LLC”, under the authorization of Mr. Ken W. Yarbrough, Jr – Chairman of Coast to Coast Resources, Ltd.”

Mặc dầu thắng kiện, với tiền bồi thường lên đến 60 triệu và nếu chia đều cho 50 người thì mỗi người đều trở thành một triệu phú nhưng trong thực tế, 60 triệu này chỉ có trên giấy tờ vì các bị cáo đã biến mất. Luật sư của hãng Coast to Coast nói rằng hãng đã đóng cửa, còn ông giám đốc ILP, Vũ Quốc Hùng, thì đã lặn mất tăm từ lâu rồi.

Tệ hại hơn nữa là hai hãng Vinamotor và Interserco đã về hùa với Coast to Coast và ILP, gửi thư “cảnh cáo” tới từng công nhân, đe doạ nào là “một số lao động đã bị kích động nên không muốn trở về nước, hiện tại một số lao động đã tham gia kiện cáo công ty sử dụng lao động (công ty Coast to Coast) và việc này gây ra những khó khăn liên quan đến chính trị cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”, nào là: “Tình hình sẽ không có lợi cho người lao động khi ra toà án vì đã không tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ, cảnh sát sẽ bắt và áp giải về nước…

Bức thư “cảnh cáo” trên do ông Nguyễn Trí Dũng, Phó Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động, Thương Mại và Du Lịch (TTLC) ký ngày 12 tháng 4 năm 2009. Công ty TTLC là công ty “con” của công ty Vinamotor.

Đọc bức thư trên không ai nhịn cười nổi về sự dốt nát của ông Dũng (mặc dầu tên ông vừa có Trí vừa có Dũng). Ông Dũng doạ người Việt khi họ còn ở trong nước XHCN thì đuợc, chứ sang tới cái nước tự do này mà giở cái trò hù doạ của công an XHCN ra thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Người ta sắp kiện các ông lên toà Liên Bang về tội buôn bán con người đấy.

Trên thế giới, Việt Nam là nước xuất khẩu lao động nhiều nhất. Các công ty xuất cảng lao động đều là các “công ty con”của những công ty quốc doanh “khủng” bất khả xâm phạm. Mỗi năm các công ty này thu về hàng tỷ dollar tiền phí xuất cảng lao động. Môt báo cáo về nạn buôn bán người (Report on Trafficking On Person) của Bộ Ngoại Giao Mỹ năm 2010, cho biết chính quyền Việt Nam đã buông lỏng cho các công ty xuất cảng lao động, phần lớn Nhà Nước có cổ phần, mặc sức thu phí quá đáng so với các nước xuất cảng lao động khác ở Châu Á, khiến người đi lao động ở nước ngoài lâm vào cảnh nợ nần chồng chất trong khi làm cô lệ cho các công ty nước ngoài.

Công ty Vinamotor là “đấng trên cao” nào?

Vinamotor là Tổng Công Ty Công Nghiêp Ô Tô Việt Nam, liên doanh với hàng chục công ty khác và đang bị đưa lên bàn mổ về tội lừa đảo 10 tỳ đồng của 100 gia đình cho dự án ma “Phân Hiệu Trường Đào Tạo Nghề Cơ Khí GTVT ở Việt Yên. Sau 6 năm chờ đợi dự án trên vẫn nằm khòeo trên bàn giấy của các ông thợ vẽ dự án khiến hàng trăm nạn nhân sống dở chết dở.

Muốn biết cơ sở Vinamotor “hoành tráng” và có bao nhiêu “con” thì chỉ cần vào Google và gõ cái tên Vinamotor là bạn sẽ ngộp thở vì ấn tượng. Vậy mà con khủng long này sắp bị phá sản đấy.

Công ty Interserco cũng có muôn mặt, kinh doanh thượng vàng hạ cám. Nó nổi tiếng nhờ vụ làm nổ pháo hoa đêm 6/10/2010 ở sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) khiến 2 chuyên viên Đức, một chuyên viên Singapore tử thương và khoảng 3 phần tư số pháo mất tiêu. Ông Nhà Nước phải giả vờ nhân nghĩa rằng “vì nhân dân miền Trung bị lũ nặng nên chính phủ quyết định giảm thiểu số pháo hoa bắn trong đêm Ngàn Năm Thăng Long”.

Cộng đồng người Việt ở Houston đã mở rộng vòng tay đón nhận các nạn nhân của bọn cá mập xuất cảng lao động Việt-Mỹ. Một số tổ chức thiện nguyện đã sốt sắng giúp đỡ họ. Văn phòng luật sư Buzbee và Trường Đại Học South Texas College of Law đang tiến hành thủ tục xin gia hạn cư trú cho họ. Trong khi Lãnh Sự Quán Việt Nam ở Houston thì nhất quyết giả câm giả điếc trước việc công dân của mình bị người ta bắt nạt. Thế Sứ quán Việt Nam đại diện cho ai ? Bảo vệ quyền lợi của ai? Hay ông cũng sợ “gây ảnh hưởng xấu đến chính trị và làm hại mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” như ông Nguyễn Trí Dũng, Phó Tống Giám Đốc công ty TTLC?

Nếu toà án phán quyết rằng các công nhân trên là nạn nhân của Nạn Buôn Người thì chắc chắn họ sẽ được ở lại Hoa Kỳ với visa T như trường hợp các công nhân VN ở Samoa trước đây (Visa T cho phép nạn nhân của tệ nạn buôn bán người cư trú và làm việc ở Mỹ có thời hạn).
Hà Ngọc Cư
© Thông Luận 2011  
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết bị kiện ở Mỹ (Thanh niên)
Hôm qua 16.4, sau khi Báo Thanh Niên đăng tải thông tin Hai công ty Việt Nam bị người lao động kiện ở Mỹ, ông Hoàng Văn Hùng - Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu lao động, thương mại và du lịch TTLC (thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô VN - Vinamotor) - công ty bị các lao động kiện, cho biết chưa nhận được thông tin trên.
Ông Lê Văn Thanh - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho hay chưa nhận được báo cáo từ phía 2 doanh nghiệp bị khởi kiện.
Được biết, năm 2008, Bộ LĐ-TB-XH cho phép 5 doanh nghiệp thí điểm xuất khẩu lao động VN sang Mỹ làm việc. Trong đó, TTLC là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ký được đơn hàng đưa gần 20 lao động sang Mỹ.
T.Hằng

. Were they 'indentured servants'? Cheated by U.S. firms, Vietnamese allege homeland exploited them (Houston Chronicle 16-4-11) 

 Có phải họ là những công nhân có khế ước? (RFA)-Luật sư Tony Buzbee đại diện cho nhóm công nhân Việt Nam sang lao động tạo Houston, Texas trả lời phỏng vấn RFA về vụ kiện 2 công ty Việt Nam.
Một bài viết với tựa đề Were they "indentured servants"? đăng trên nhật báo Houston Chronicle ngày thứ Năm, 14 tháng 4 vừa qua có đoạn mở đầu như sau:
"Chỉ sau vài tuần được một thẩm phán quận hạt Harris, thuộc bang Texas, xử được bồi thường 60 triệu mỹ kim cho thiệt hại dân sự vì bị lợi dụng bởi những công ty cung cấp lao động, nhóm công nhân ViệtNam đã tiếp tục kiện lên tòa án liên bang là họ còn là nạn nhân của một âm mưu buôn người quốc tế rộng lớn." 

Bài báo cũng cho biết tổ hợp luật sư Tony Buzbee đại diện nhóm công nhân Việt này trong vụ kiện 2 công ty Việt Nam tại tòa án liên bang, với sự cộng tác của văn phòng luật Tammy Trần.
Để tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện cũng như các tình tiết pháp lý của vụ kiện này, Hiền Vy, thông tín viên Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do tại Houston, Texas, có phỏng vấn với luật sư Tony Buzbee.
Hiền Vy: Xin kính chào luật sư Buzbee. Xin ông cho thính giả của đài RFA được biết trong vụ kiện này ai là nạn nhân, ai là bị cáo?
LS Tony Buzbee: Nạn nhân là những công nhân người Việt Nam, họ đến từ nhiều nơi trên nước Việt, còn bị cáo là 2 công ty rất lớn, có cổ phần của nhà nước Việt Nam là Interserco và Vinamotors.
Nạn nhân là những công nhân người Việt Nam, họ đến từ nhiều nơi trên nước Việt, còn bị cáo là 2 công ty rất lớn, có cổ phần của nhà nước Việt Nam.
LS Tony Buzbee
Hiền Vy: Xin ông tóm lược tại sao có vụ kiện này?
LS Tony Buzbee: Xuất cảng lao động là một nghiệp vụ rất lớn của Việt Nam, có năm Việt Nam xuất cảng lên tới 85 ngàn công nhân đi lao động nước ngoài. 
Trường hợp này, 2 công ty Việt Nam là Interserco và Vinamotors quảng cáo là muốn đi làm lao động tại Hoa Kỳ, mà đặc biệt là vùng Houston, bang Texas, mỗi công nhân phải đóng số tiền từ 5 ngàn đến 15 ngàn Mỹ kim tùy theo công việc.
Có khoảng 50 người được chọn và mỗi công nhân này phải vay mượn tiền bạc của gia đình hay bằng hữu. Có người còn phải cầm cả nhà cửa để có tiền đóng cho khế ước đầy hứa hẹn là có việc làm 30 tháng tại Mỹ.  Họ hy vọng là với lời hứa được làm việc 30 tháng, họ sẽ thâu được khoảng 100 ngàn dollars sau gần 3 năm làm việc.
Sau khi nhận tiền của các công nhân, 2 công ty này lo việc Visa cho công nhân đến Mỹ để làm việc. Trong khế ước thì những công nhân này được cung cấp nhà ở và phương tiện di chuyển.
Hiền Vy:  Thưa ông, như vậy là một khế ước tốt quá đó chứ ạ?

courthousenewsservice-305.jpg
Bản tin trên báo chí Mỹ về vụ 2 công ty Việt Nam bị kiện ra tòa án liên bang Hoa Kỳ.

LS Tony Buzbee: Nhưng khi đến Mỹ họ gặp những người môi giới, thì họ được đưa tới một khu chung cư tồi tệ, mỗi 4 người ở một phòng.  Họ bị trừ 2 ngàn dollars từ lương tháng của mỗi người và còn phải trả thêm tiền di chuyển nhưng họ phải sống trong môi trường nghèo khổ, bẩn thỉu.
Sau khoảng 8 tháng làm việc họ bị đuổi việc và được thông báo là phải trở về Việt Nam.  Khi ở tại Mỹ những người môi giới cấm họ không được nói chuyện với người lạ, không được nói với ai họ là những lao động từ nước ngoài. 
Mặc dù họ đến đây hợp pháp nhưng lại bị những người môi giới hăm dọa là họ có thể bị bắt hay bị đánh đập nếu người khác biết sự hiện diện của họ.
Hiền Vy: Thưa luật sư, ông kiện 2 công ty này với tội trạng gì ở tòa án liên bang của Hoa Kỳ ạ ?
LS Tony Buzbee:  Chúng tôi nộp đơn kiện tại tòa án liên bang thuộc khu vực Galveston để tố cáo những công ty này phạm luật cấm buôn người và vi phạm khế ước với các công nhân.

Kết quả vụ kiện?

Hiền Vy: Thưa ông kết quả cho đến hôm nay như thế nào ?
LS Tony Buzbee: Cho đến hôm nay, chúng tôi đã nộp hồ sơ vụ kiện tại tòa. Chúng tôi đang xúc tiến thủ tục pháp lý để thông báo cho 2 công ty bị cáo biết là họ đang bị kiện và họ sẽ phải trả lời trước tòa.
Tôi hy vọng chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam sẽ giúp làm sáng tỏ vụ việc cũng như để ngăn chận tệ nạn buôn người và giúp đỡ những nạn nhân đang gặp khó khăn này.
LS Tony Buzbee
Sau đó, chúng tôi sẽ thẩm vấn các nhân chứng và thu thập tài liệu để đối chứng trước tòa. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ chứng minh được các công ty này hoạt động trong đường dây buôn người.
Hiền Vy:  Vì nhà nước Việt Nam có cổ phần trong 2 công ty này thì thưa ông, tòa đại sứ Việt Nam ở Washington DC cũng như tòa lãnh sự Việt Nam tại Houston có vị thế nào trong vụ kiện này?
LS Tony Buzbee: Tôi hy vọng là chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ vụ việc này cũng như để ngăn chận tệ nạn buôn người và giúp đỡ những nạn nhân đang gặp khó khăn này.
Hiền Vy:  Thưa ông sự cộng tác của văn phòng luật Tammy Trần và công ty luật của ông trong vụ kiện này như thế nào?
LS Tony Buzbee:  Tôi là luật sư biện hộ chính tại tòa và luật sư Tammy Trần và văn phòng của bà ấy phụ tôi trong công việc liên hệ trực tiếp với các công nhân vì vấn đề ngôn ngữ.
Hiền Vy: Thưa ông như vậy thì tình trạng di trú tại Hoa Kỳ của những công nhân này như thế nào?
LS Tony Buzbee: Về vấn đề di trú của những công nhân này thì những chuyên viên chuyên về luật di trú của đại học luật khoa South Texas đang phụ trách việc này để giúp đỡ các công nhân.
Hiền Vy:  Xin cảm ơn luật sư Tony Buzbee đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay!

-Việt Nam bị cáo buộc tiếp tay cho việc buôn người và lao động cưỡng bức tại Mỹ
Vietnam Backs Human Traffickers and Forced Labor in U.S., Suit Says
CAMERON LANGFORD--Courthouse News Service   -   Ngày 14 tháng 11 năm 2008
Người dịch: Hiền Ba

HOUSTON (CN) – 55 lao động người Việt nói rằng hai công ty nhà nước đã bắt họ phải trả những khoản “phí dịch vụ đắt cắt cổ” với hứa hẹn họ sẽ có công việc thợ hàn được trả lương cao tại Mỹ nhưng sau đó đã đẩy họ vào tình trạng phải làm việc như những lao nô rồi sau 8 tháng bỏ rơi họ “không xu dính túi và đối mặt với việc bị trục xuất” và thay họ bằng một nhóm nạn nhân mới khác. Họ nói thêm: “Quan trọng hơn nữa, bởi vì bên bị là các công ty nhà nước cho nên những người đứng đơn kiện lo sợ cho cuộc sống của họ và cuộc sống của gia đình họ ở Việt Nam.”

Công ty Dịch vụ và Đầu tư Thương mại quốc tế (Interserco) đóng tại Hà Nội và Tổng công ty công nghiệp ô tô (Vinamotor) “đã quảng cáo trên truyền hình rằng Hoa Kỳ đang cần tuyển thợ hàn với mức lương cao”, những người đứng đơn kiện đã viết như vậy trong đơn kiện tập thể gửi lên tòa án liên bang Hoa Kỳ.
Những công nhân này kể lại rằng sau khi họ bị lừa và bóc lột thì hai công ty bị kiện nói trên đã sa thải họ và thay họ “bằng một nhóm công nhân mới đang háo hức hi vọng và không chút nghi ngờ gì và những người này có thể cũng đã bị thu các khoản phí theo âm mưu lừa đảo nói trên (chủ yếu là lao động tự do)” (Dấu ngoặc trong đơn kiện).
Người đứng đầu nhóm công nhân đứng đơn kiện, Thang Hon Luu, nói rằng các công ty trên đã thu từ 7.000 đến 15.000 đô la với hứa hẹn họ sẽ có việc làm trong 30 tháng và nói rằng công nhân phải trích một phần lương ở Mỹ để trả cho họ.
Những công nhân đứng kiện nói rằng hai công ty nói trên nói họ sẽ dùng số tiền đó vào việc thu xếp thị thực, vé máy bay, nơi ở, ăn uống và phương tiện đi lại từ nhà đến công trường ở Mỹ.
”Để có tiền liều thử vận may này, nhiều người đã phải viết giấy thế chấp nhà,” những người công nhân này nói.
”Sau khi đã thanh toán đủ số tiền yêu cầu cho hai công ty nói trên, những công nhân này cùng rất nhiều những người lao động khác có cùng hoàn cảnh như họ đã được đưa từ Việt Nam tới Houston, Texas, bằng máy bay,” đơn kiện đã viết như vậy.
”Nhưng mặc dù được hứa hẹn về nơi ăn ở đủ tiện nghi và thích hợp, các công nhân đứng đơn kiện và những người lao động khác đã bị chia thành các nhóm bốn người một và mỗi nhóm phải sống trong một căn hộ hai phòng tồi tàn bẩn thỉu ở Pasadena, Texas. Điều kiện sống tại tòa nhà căn hộ rất tồi tệ.
”Ban ngày họ phải lao động nặng nhọc còn ngoài giờ làm việc họ sống cách biệt và không có phương tiện giải trí. Hằng ngày một chiếc xe đưa họ và nhóm người lao động khác từ căn hộ đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về căn hộ; lái xe là người gốc Tây Ban Nha và không nói được tiếng Việt, họ làm thế để các công nhân không thể giao tiếp với bất cứ người nào.”
Người lái xe mỗi tuần một lần đưa các công nhân tới một siêu thị để mua tạp phẩm, ngoài ra họ không được đưa đi bất cứ nơi nào khác, những người đứng đơn kiện nói. Họ không có cách nào để học tiếng Anh bởi vì họ không có TV, báo hoặc tạp chí, những người đứng đơn kiện nói.
”Các công nhân đứng đơn kiện này thường xuyên bị đe dọa nếu họ tiếp xúc với người ngoài họ sẽ bị bắt giữ hoặc bị đánh đập. Do thường xuyên bị đe dọa và áp bức cho nên ngay cả những lần giao tiếp hiếm hoi với người ngoài thì họ cũng phải làm rất giấu giếm và không bao giờ để lộ thân phận công nhân ngoại quốc được xuất khẩu sang Mỹ. Nhóm công nhân đứng đơn kiện và những người lao động đồng bào của họ mặc dù sống ngay cạnh vùng Greater Houston có cộng đồng người Việt rất sôi động thế nhưng họ thực chất đã bị bỏ rơi và cô lập,” đơn kiện đã viết như vậy.
Mặc dù được hứa hẹn thời hạn công việc là 30 tháng nhưng sau 8 tháng thì họ đã bị hai công ty nói trên sa thải và họ bị đề nghị đóng gói hành lý để ngay lập tức để bay về Việt Nam, các công nhân đã kể lại như vậy.
Các công nhân đứng đơn kiện nói rằng những người đại diện của bị đơn “đã từ chối trả lời cứ như không” khi các công nhân hỏi họ tại sao lại xảy ra chuyện như vậy.
”Các công nhân không được nhận lương và các khoản tiền chi tiêu bằng tiền mặt, lại càng không thể làm thêm để có tiền cho bản thân họ và gia đình. Ngoài ra, theo lời cáo buộc và dựa trên sự hiểu biết chắc chắn thì hai công ty bị kiện này đã chấm dứt hợp đồng với các công nhân đứng đơn kiện và cả những lao động khác nữa và thay thế họ bằng một nhóm lao động khác đang hi vọng và không có chút nghi ngờ gì (chủ yếu là lao động tự do) và những người này có thể cũng đã bị thu những khoản phí theo âm mưu lừa đảo giống hệt,” các công nhân nói.
Thêm nữa, giờ đây họ còn đang đối mặt với việc bị trục xuất.
”Hơn nữa, bởi vì họ không kiếm được số tiền như được hứa hẹn cho nên những công nhân khởi kiện này đang có nguy cơ bị mất nhà và những tài sản khác ít ỏi của họ ở Việt Nam. Quan trọng hơn nữa, bởi vì hai công ty bị kiện là công ty nhà nước cho nên các nguyên đơn lo sợ cho cuộc sống của họ và gia đình họ ở Việt Nam.”
Những công nhân này đang theo đuổi vụ kiện đòi Interserco và Vinamotors phải bồi thường thiệt hại vì vi phạm Luật chống buôn người và bảo vệ nạn nhân của buôn người (Trafficking Victims Protection Reauthorization Act), Tu chính án thứ 13 về cấm bóc lột lao động và Luật cho phép người nước ngoài đệ đơn kiện tới tòa án liên bang Hoa Kỳ (Alien Torts Claims Act). Những công nhân này cũng đệ đơn kiện đòi bồi thường do vi phạm hợp đồng, tuyển dụng lao động không cẩn thận và âm mưu ỉm thông tin.
Luật sư biện hộ của những công nhân đứng đơn kiện là Anthony Buzbee ở Houston.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Họ là những “lao nô nhập cư”bị  các công ty của Mỹ lừa?
Công nhân Việt cáo buộc các  công ty ở bên nhà đã bóc lột họ
Were they ‘indentured servants’?
Cheated by U.S. firms, Vietnamese allege homeland exploited them
By LISE OLSEN
HOUSTON CHRONICLE
April 15, 2011, 1:28AM
http://www.chron.com/disp/story.mpl/metropolitan/7522851.html
Những người Việt nhập cư, Ngo Ba Chin (người bên trái), Nguyen Van Hung, Vu Van Tuyn va Le Hai No vừa đệ đơn lên tòa án liên bang Hoa Kỳ để kiện các công ty của Việt Nam với cáo buộc tuyển dụng lừa đảo và bóc lột

Chỉ một tuần sau khi một thẩm phán của Quận Harry đưa ra quyết định một khoản tiền bồi thường chưa có tiền lệ là 60 triệu đôla cho những thợ hàn người Việt được tuyên bố là đã bị các công ty cung ứng lao động của Mỹ bóc lột thì vào hôm thứ Tư chính những công nhân này đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang hàng quận khẳng định rằng họ là nạn nhân của một âm mưu buôn bán người ở quy mô quốc tế còn rộng hơn nữa.
Đơn kiện xác định thủ phạm là hai công ty lớn của Việt Nam, cả hai công ty này đều do nhà nước sở hữu một phần: Công ty Dịch vụ và Đầu tư Thương mại, tên viết tắt là Interserco, và Tổng công ty Công nghiệp Ô tô, tên viết tắt là Vinamotors.

Luật sư của các công nhân này, Tony Buzbee, cho rằng các công ty có quan hệ với chính phủ Việt Nam nói trên đã cố tình tuyển dụng lừa đảo để xuất khẩu rất nhiều người lao động và bóc lột họ theo cách chiếm đoạt số tiền tiết kiệm của họ rồi đưa họ sang làm việc tại những công ty của Mỹ chỉ muốn thu lợi từ những nhân công “chung quy chỉ là những lao nô nhập cư.” Đơn kiện lên tòa án liên bang này đòi một khoản tiền bồi thường nữa là 100 triệu đô.
Nhân viên tại tòa lãnh sự quán của Việt Nam ở Houston đã không nhấc máy trả lời những lời cáo buộc và những cuộc gọi tới tòa đại sứ Việt Nam ở Washington rồi được hướng dẫn là phải gọi tới lãnh sự quán ở Houston. Phát ngôn viên của tòa đại sứ đã không nhấc máy trả lời các cú điện thoại gọi tới hôm thứ Tư.
Qua phỏng vấn và theo nội dung của đơn kiện thì khoảng 50 công nhân xuất xứ từ các thành phố lớn ở Việt Nam khẳng định họ đã đăng ký để được tuyển dụng sang làm việc tại một nhà máy đóng tàu ở Houston vì bị lừa từ một chương trình quảng cáo do các công ty Việt Nam nói trên thuê phát trên truyền hình.
Năm 2008, người muốn được tuyển dụng phải trả ngay một khoản thủ tục phí lên tới 15.000 đôla – số tiền này được gom từ tiền thế chấp nhà cửa, bán phương tiện làm ăn sinh sống và vay mượn tiền tiết kiệm cả đời của những người họ hàng. Để đổi lại, họ được hứa hẹn sẽ nhận được tổng số tiền công vào khoảng 100.000 đôla cho một hợp đồng kéo dài 30 tháng.
Sau khi sang tới Mỹ, những công nhân này được đưa tới sống trong “những ngôi nhà như dành cho súc vật”,” “bị đối xử như những lao nô nhập cư” và bị sa thải sau tám tháng khi chính các công ty môi giới này dự định thay họ bằng những chuyến hàng mới và do đó là những khoản thanh toán thủ tục phí mới, theo các cuộc phỏng vấn và theo đơn kiện được đệ trình lên tòa án liên bang hàng quận ở Galveston.
“Đây là cường quốc và chúng tôi không thể tin nổi rút cục chúng tôi đã bị lừa như thế này, công ty đang lừa chúng tôi,” Ngo Ba Chin, một người trong số những công nhân nói trên đã nói với tờ Chronicle thông qua một người phiên dịch. Tình cảnh ở đây tồi tệ hơn bất cứ nước nào khác mà anh ta từng tới làm việc chẳng hạn như Nga, Hàn Quốc và Lybia. “Không khác gì đi tù.”
85.000 người lao động mỗi năm
Việt Nam hàng năm xuất khẩu tới 85.000 người lao động đem lại nguồn thu khoảng 2 tỉ đôla, theo lá đơn kiện và những nguồn tin của chính phủ Việt Nam. Việt Nam quảng cáo sáng kiến này như là cách để tăng cường kinh tế trong nước và giảm thất nghiệp.
Ngo, một thợ hàn có kinh nghiệm ở độ tuổi 50, nhớ lại rằng anh xem TV và thấy có quảng cáo đi làm việc tại Mỹ. Anh đã nhanh chóng hưởng ứng, nộp thủ tục phí và một hôm thấy mình đã ngồi trên một chiếc máy bay sang Texas. Tới Texas anh được ghép với khoảng ba chục người khác, hầu hết đều còn trẻ và là dân sống tại nhiều thanh phố khác nhau ở Việt Nam.
Chẳng có một căn phòng đầy đủ tiện nghi và an toàn nào hết, Ngo phải sống chung với những người khác trong một căn hộ đầy chuột và gián ở Pasadena, dây điện thì thò cả ra ngoài tường còn thảm trải sàn thì bẩn thỉu hôi hám vậy mà anh và ba người sống cùng phải trả 2000 đôla một tháng. Người sử dụng lao động đã trừ tiền thuê nhà và chi phí đi lại hàng tháng là 1.200 đô la trên bảng lương mặc dù những công nhân này chỉ được chở bằng xe tới nơi làm việc rồi về nhà và mỗi tuần một lần đi tới một siêu thị.
Hai công ty môi giới của Mỹ bị tòa ra lệnh phải bồi thường 60 triệu đôla cho những công nhân nói trên là: ILP Agency LLC ở Louisiana và Coast to Coast Resources Management Services, trước đây có trụ sở ở Houston. Một luật sư của công ty Coast to Coast nói rằng công ty này hiện đang ngừng hoạt động. Tờ The Chronicle không thể liên lạc được với bất kỳ ai ở công ty ILP Agency.
Hợp đồng mới được tám tháng thì Ngo và những công nhân Việt Nam khác được bảo là bị sa thải và được lệnh phải đóng gói hành lý.
Đang sống như những kẻ trắng tay
Trên giấy tờ những cựu công nhân ở nhà máy đóng tàu đã thắng trong vụ kiện dân sự chống lại người sử dụng lao động của họ thì nay họ đang là những triệu phú đôla, song họ chẳng nhận được xu nào sau khi phán quyết của tòa được ký hồi tháng 1 và tháng 2 bởi Thẩm phán Tòa Liên bang hàng Quận Steven Kirkland.
Thay vì thế, những công nhân này hiện đang sống như những người trắng tay, lo sợ bị trục xuất và bị chính phủ Việt Nam trả thù.
“Theo sự hiểu biết chắc chắn của tôi thì thủ phạm thực sự (và) phần tiền được chia nhiều hơn đang được hưởng bởi các công ty ở bên nhà,” luật sư Buzbee đã nói trong một cuộc phỏng vấn.
Lời khẳng định này phù hợp với những báo cáo do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố từ rất lâu trước đây đã chỉ trích chính phủ Việt Nam không bảo vệ công dân của mình khỏi nạn buôn người trong đó bao gồm cả việc “các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam”, hầu hết là những công ty của nhà nước, đã thu những khoản phí bất hợp pháp và quá cao. Những khoản phí này thuộc loại “cao nhất” so với mức phí của “nhân công nước ngoài đến từ tất cả các nước châu Á khác”, điều này khiến cho họ rất dễ bị rơi vào tình trạng bị trói chặt vì nợ nần và lao động cưỡng bách,” Báo cáo năm 2010 về tình hình buôn người do Bộ Ngoại giao công bố đã viết như vậy.
Việt Nam chưa bao giờ khởi tố một công ty nào vì các tội buôn người, bản báo cáo nói trên viết.

Bị canh phòng biệt lập
Houston có một cộng đồng người Việt đông đúc và hùng mạnh về chính trị, thế nhưng các công nhân của nhà máy đóng tàu nói rằng họ bị canh phòng biệt lập và được cảnh báo rằng vì họ là công dân của một nước cộng sản cho nên họ bị người Mỹ đối xử tồi tệ thậm chí bị đối xử bằng bạo lực, đơn kiện và các cuộc trả lời phỏng vấn đã cho biết như vậy.
Chỉ sau khi có sự can thiệp của các nhà truyền giáo của giáo phái Chứng nhân của Đức Jehovah (Jehohah’s Witness) khi họ tới thăm căn hộ của những công nhân này ở Pasadena thì họ mới nhận được sự giúp đỡ kể từ khi bị sa thải.
Luật sư Tammy Tran ở Houston, một người Mỹ gốc Việt, đã tập hợp được một số luật sư làm việc thiện nguyện từ các văn phòng luật ở Houston gồm Buzbee, Mark Lanier và Gordon Quan.
Một nhóm sinh viên của khoa luật thuộc trường đại học South Texas College do luật sư Naomi Bang phụ trách cũng giúp những công nhân này xin thị thực với tư cách họ là những nạn nhân của buôn người và những tội ác khác.
“Tôi muốn cả thế giới biết tới vụ kiện này,” Tran nói. “Giúp đỡ những con người này là một vinh dự và chúng tôi hi vọng rằng thông qua vụ kiện này chúng tôi có thể giúp đỡ rất nhiều người đàn ông và đàn bà khác đang là nạn nhân của buôn người.”

Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

- Đã có trên 200.000 lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia QĐND Online – Đó là thông tin được công bố tại Hội thảo hợp tác thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia, do Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Cục Lao động, Bộ Nguồn Nhân lực Malaysia tổ chức sáng 15-4 tại Hà Nội...

-Một nhóm lao động VN tại Mỹ tố cáo là nạn nhân của nạn buôn người (VOA)-Một nhóm lao động người Việt Nam hôm nay đâm đơn kiện hai công ty Việt Nam ra tòa án liên bang ở Texas, Hoa Kỳ.

Theo báo Chron xuất bản ở Texas và trang báo điện tử Pr-usa.net ngày 15/4, 13 người lao động đứng tên trong vụ kiện tố cáo rằng khoảng 50 người trong nhóm của họ đã xem quảng cáo trên truyền hình Việt Nam về các việc làm được trả lương cao, và mỗi người đã chi hàng ngàn đô la cho các lệ phí để được sang Texas làm việc.

Theo đơn kiện, khi sang tới Mỹ, họ bị cầm nhốt trong nhà và bị đối xử như những người phục dịch, bị hiếp đáp, và phải sống trong các điều kiện tồi tệ.

Hai công ty bị kiện là Interserco và Vinamotors có trụ sở tại Hà Nội, một phần do nhà nước làm chủ.


Việt Nam mỗi năm xuất khẩu 85.000 lao động trong các lĩnh vực như xây dựng, câu cá, và các khâu ngành sản xuất ra nước ngoài thông qua các công ty xuất khẩu lao động tư nhân hay của nhà nước.
Nguồn: Chron, Pr- usa.net

Tổng số lượt xem trang