Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

‘Học bổng’ lừa: Các chỉ dấu đáng nghi

-- ‘Học bổng’ lừa: Các chỉ dấu đáng nghi  —  (Người Việt). Coi chừng mất tiền

Lê Tâm (theo Scholarship Coach)

Hàng năm, ở ngay trên đất Mỹ, và cũng rất nhiều người ở các quốc gia khác, trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo từ những kẻ lợi dụng sự thiếu tin tức của những người muốn vào đại học qua hình thức “giúp” tìm học bổng.



Ðể bảo vệ chính mình không bị sự lừa gạt của thành phần này, đây là những chỉ dấu bạn cần lưu ý:
1. Tiền lệ phí: Tránh xa những loại học bổng đòi hỏi bạn phải đóng “một số tiền lệ phí nhỏ,” ngay cả khi chỉ vài dollars. Người quảng cáo có thể nói họ làm điều này để gạt ra ngoài những người “không thực sự mong muốn đi học,” nhưng bạn chớ để bị lừa. Một cơ quan cấp học bổng thật sự muốn cho bạn tiền chứ không lấy tiền của bạn.
2. Không có số điện thoại: Hãy thật cẩn thận với những “cơ hội cung cấp học bổng” mà không cho biết số điện thoại để liên lạc. Phần lớn những tay lường gạt loại này không muốn đưa ra số điện thoại vì dễ dàng bị theo dấu.
3. Ai xin cũng được: Ða số loại học bổng tư nhân chỉ cấp cho các sinh viên đáp ứng được một số điều kiện nhất định, như ngành học hay hoàn cảnh đặc biệt. Nếu bạn gặp quảng cáo nào có vẻ là “ai xin cũng được” thì hãy tìm hiểu cặn kẽ hơn nữa trước khi nộp đơn.
4. Không biết ai từng được cấp: Hãy thử tìm kiếm qua Google để kiếm tin tức về học bổng và tìm xem ai là người từng được cấp học bổng này. Nếu bạn không kiếm ra ai, “học bổng” đó có thể là chuyện bịp. Tuy nhiên đây không phải là điều lúc nào cũng đúng vì có một số học bổng mới và chưa có người được trao trong các đợt trước.
5. Thành phần giả bất vụ lợi hay giả chính quyền: Ngay cả khi một công ty có địa chỉ ở Washington D.C. hay có tên nghe “kêu” cũng có thể là đồ giả! Và nếu tên của công ty đó có chữ “Foundation” hay “Fund” cũng không có nghĩa họ là các tổ chức bất vụ lợi.
6. Yêu cầu cung cấp tin tức cá nhân: Các cơ quan cấp học bổng không bao giờ đòi bạn đưa số thẻ tín dụng (credit card) hay số trương mục ngân hàng hoặc số an sinh xã hội. Nếu có ai gọi điện thoại hỏi bạn các chi tiết này, hãy cắt ngay.
7. Không xin mà có học bổng: Nếu bạn nhận email hay điện thoại từ ai đó về học bổng mà bạn chưa bao giờ nộp đơn xin, hãy hết xức cẩn thận. Tốt nhất là đừng đưa ra chi tiết gì về cá nhân bạn.
8. Những người nói “sẽ lo mọi thứ cho bạn”: Học bổng là điều bạn phải mất công sức mới có. Chớ tin ai là sẽ lo hết mọi việc cho bạn.
Nếu bạn từng bị lừa, hãy giúp cho những người khác tránh lâm vào tình trạng này bằng cách báo cáo cho Federal Trade Commission. Hãy vào www.ftc.gov or call 1-877-FTC-HELP.

Tổng số lượt xem trang