Chính sách mới có lọai trừ tình trạng hai giá ngọai tệ? (IE)
- -Giới đầu tư Mỹ có thể chạy khỏi Việt Nam Nguoi-Viet Online -
JAKARTA 8-4 (TH) - Phá giá đồng bạc quá bạo ở Việt Nam gây sốc cho thị trường do hậu quả của nền kinh tế mất thăng bằng, có thể thúc đẩy giới tư bản Mỹ nghĩ lại chuyện đầu tư ở xứ này.
Một viên chức của Hội đồng Doanh Nghiệp Mỹ-ASEAN phát biểu như vậy hôm Thứ Năm.
Ông Marc Mealy, phó chủ tịch tổ chức vừa kể nói các doanh nghiệp Mỹ có thể kinh doanh ở Á Châu dù hối suất tiền tệ có thay đổi lên xuống không quá đáng. Nhưng mới đây, một loạt biện pháp từ phá giá tiền đến các biện pháp nhằm kềm chế lạm phát của nhà cầm quyền Hà Nội đã khiến các nhà kinh doanh Mỹ đầu tư ở Việt Nam thấy cần phải nghĩ lại, theo lời ông Mealy nói với hãng tin tài chính Dow Jones.
“Vì các sự thử thách mà Việt Nam đối diện, đưa ra các biện pháp đối phó, nó tác động đến sự đánh giá các kế hoạch phát triển kinh doanh ở Việt Nam của các công ty ngoại quốc”. Ông Mealy nói trong cuộc phỏng vấn bên lề phiên họp cấp bộ trưởng tài chính của tổ chức ASEAN.
Ông cho hay ông không biết đích xác công ty nào sẽ ngừng đầu tư hay ngừng gia tăng đầu tư tại Việt Nam.
Hồi Tháng Hai 2011, Việt Nam phá giá đồng nội tệ 8.5% so với đồng đô la, một phần là nhằm kích thích xuất cảng để hy vọng thu hẹp thâm thủng mậu dịch ngày càng làm mòn thêm dự trữ ngoại tệ. Giải pháp này được một số kinh tế gia khen ngợi là cần thiết nhằm đối phó với nền kinh tế mất thăng bằng nhưng lại thúc đẩy lạm phát gia tăng nhanh hơn.
Ðồng nội tệ trị giá thấp hơn khiến cho chi phí sản xuất của các xí nghiệp ở Việt Nam cao hơn. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối xuống thấp (mà giải pháp phá giá tiền muốn đối phó) có thể tạo nhức đầu đến độ Việt Nam không thể bảo đảm chi trả cho hàng hóa nhập cảng.
“Về một mặt, Việt Nam là xứ hoàn toàn hấp dẫn để tới kinh doanh bây giờ.” Mealy nói như vậy căn cứ theo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian gần đây. “Nhưng họ không giống như Singapore, cũng không giống như Malaysia, các nước có các định chế mạnh và ở trong vị thế tốt hơn để đối phó với các tình huống bất thường.”
Một cách tổng quát, Hội Ðồng Doanh Nghiệp Mỹ-ASEAN cổ võ Hoa Kỳ nên gia tăng đầu tư và mậu dịch với khu vực. Có nhiều đại công ty của Mỹ làm ăn ở đây như Coca-Cola, Chevron, Ford, Intel.
Theo Mealy, một số nước ASEAN đề nghị trong phiên họp tuần này một kế hoạch liên kết các thị trường chứng khoán của họ với nhau. Nếu điều này thực hiện sẽ tốt cho các công ty dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ.
Theo ông, khu vực Ðông Nam Á vẫn là khu rất tốt cho đầu tư của Hoa Kỳ cho dù nền kinh tế ở đây chậm lại hai năm vừa qua.
-"Hai mặt" của chính sách ngoại tệ mới (09/04/2011)
Sau khoảng thời gian dài với nhiều tin đồn và khuyến nghị, cuối cùng NHNN đã quyết định tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 2%. Quyết định này sẽ gây ra lợi và hại gì cho nền kinh tế và hệ thống tài chính?
Ngày 09/4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số 750/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD).
Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại (trừ Agribank) với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng từ 4% lên 6%, tiền gửi trên 12 tháng từ 2% lên 4%. Đối với Agribank và các quỹ tín dụng nhân dân thì tiền gửi bằng ngoại tệ kỳ hạn dưới 12% là 5%, trên 12 tháng là 3%.
Tác động tích cực
Ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối: Tăng dự trữ bắt buộc và áp đặt trần lãi suất bằng ngoại tệ dưới 3% làm giảm sự hấp dẫn của việc nắm giữ ngoại tệ. Hiện tại, lãi suất giữa tiền VND và USD chênh lệch khoảng 11%, do vậy đồng USD chỉ hấp dẫn hơn VND khi VND mất giá hơn 11% so với USD trong năm nay. Trong khi đó, kịch bản tiền đồng mất giá hơn 11%, tức là tỷ giá vào cuối năm khoảng 23,300 VND/USD dường như khó xảy ra.
Giảm sự hấp dẫn của đồng ngoại tệ sẽ làm giảm quá trình đầu cơ và nắm giữ ngoại tệ. Từ đó cũng làm giảm sự biến động của tỷ giá. Người dân và doanh nghiệp sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại. NHNN cũng có thể mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.
Thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát: Tuy việc tăng dự trữ bắt buộc tác động không mạnh bằng nội tệ nhưng đây vẫn là công cụ ”lợi hại” trong việc kiềm chế lạm phát. Tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, giảm tổng tăng trưởng tín dụng. Về bản chất, đây là chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát.
Giảm đô la hóa: Gần đây có nhiều đánh giá cho rằng đô la hóa của kinh tế Việt Nam đang ở mức rất cao. Tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ năm 2010 và quý 1/2011 cao hơn rất nhiều so với đồng nội tệ. Với việc tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ sẽ làm cho lãi suất cho vay bằng đồng ngoại tệ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc dư nợ bằng ngoại tệ sẽ làm giảm đô hóa trong nền kinh tế.
Tác động tiêu cực
Bất kỳ một chính sách nào bên cạnh các tác động tích cực thì chúng ta buộc phải chấp nhận những tác động tiêu cực.
Gây sức ép cho lãi suất: Lãi suất bằng tiền đồng hiện nay đang ở mức rất cao và cũng rất khó vay. Không ít doanh nghiệp tìm lối thoát bằng cách vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn và dễ dàng hơn. Nguồn vốn từ ngoại tệ đã giải quyết được nhiều nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp. .
Ảnh hưởng đến kinh doanh của ngân hàng: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ và khống chế lãi suất tiền gửi USD sẽ ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Những ngân hàng có tỷ lệ tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ lớn sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi chi phí vốn tăng. Ngoài ra, tín dụng cho vay ngoại tệ giảm cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của họ.
Hoàng Nam (theo VietStock)
TIN LIÊN QUAN |
---|