Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Quan chức quốc phòng CSVN được cấp tên tiếng Tàu

-Quan chức quốc phòng CSVN được cấp tên tiếng Tàu

May 25, 2015
Hàng loạt tướng lĩnh và quan chức cấp cao bộ quốc phòng CSVN sử dụng bảng tên chữ Tàu tham gia sự kiện ‘Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung’ lần thứ 2, kéo dài từ hôm 15 đến 18/5/2015.


Dẫn đầu phái đoàn CSVN, bô trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định đây là cuộc giao lưu ‘lịch sử’ khi nắm tay, ôm ấp người đồng nhiệm phía Trung Cộng là Thường Vạn Toàn.

Cuộc ‘giao lưu’ giữa bộ quốc phòng hai chế độ CS diễn ra trong bối cảnh Trung Cộng ngang ngược ban hành lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Nhìn vào video phóng sự do kênh truyền hình quân đội ghi lại, người ta khó có thể nhận ra sự khác biệt giữa tướng lính Việt Cộng và Tàu Cộng.

Trong các cuộc hội đàm tại biên giới hai nước, hàng loạt quan chức bộ quốc phòng CSVN, từ bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho đến thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đều xuất hiện với một bảng tên bằng chữ Tàu xa lạ.

Họ học theo tấm gương của thiếu tá Hồ Quang, hay đây chính là bước chuẩn bị cho âm mưu sát nhập trong tương lai?


-Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ thăm Việt Nam 
Friday, May 22, 2015-
HÀ NỘI (NV) - Đó là thông tin mà bà Lisa Wishman, tùy viên báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, cung cấp cho tờ Tuổi Trẻ.

Ông Ashton Carter, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ. (Hình: Politico)



Theo bà Wishman, ông Ashton Carter dự trù sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối tháng này sau khi tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á 2015 (Đối Thoại Shangri-La lần thứ 14), diễn ra tại Singapore từ ngày 29 đến 31 tháng 5, 2015.

Trước đó một chút, khi trò chuyện với hãng tin Bloomberg, ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam, ông Ashton Carter, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ sẽ thảo luận về những vấn đề có liên quan đến hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Trong cuộc trò chuyện vừa kể, ông Osius không giấu giếm nguyên nhân khiến Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác với nhau chặt chẽ hơn: Đó là vì những hành động của Trung Quốc trong thời gian vừa qua! Với bối cảnh như thế, quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có lợi cho cả hai quốc gia. Hoa Kỳ có thể bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình còn Việt Nam có thể nâng cao năng lực hành động.

Tuy nhiên ông Osius khẳng định, Hoa Kỳ không muốn xảy ra xung đột. Có nhiều cách để loại bỏ xung đột và tình trạng căng thẳng có thể giải trừ bằng áp lực ngoại giao. Thực tế cho thấy, Trung Quốc đã cũng như đang thúc đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam gắn kết với nhau.

Chẳng hạn trước kia, chế độ Hà Nội nhiều lần bày tỏ ước muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ và đề nghị Hoa kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam nhưng Hoa Kỳ không chấp thuận.

Thế rồi do cách hành xử của Trung Quốc tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (đưa giàn khoan 981 đến thăm dò dầu khí tại quần đảo Hoàng Sa, phong tỏa bãi Cỏ Mây, liên tục đòi chủ quyền tại những khu vực vốn là vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác,...) năm ngoái, Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ thiết lập và thực hiện một chính sách, sao cho phản ảnh được cả tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cũng như các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ.

Theo đó, chính phủ Hoa Kỳ có thể mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam.

Đến cuối năm ngoái, lệnh cấm vận vũ khí đã được dỡ bỏ một phần và tháng trước, hàng chục nhà thầu quốc phòng đã đến Việt Nam để thảo luận về những hợp đồng mua bán vũ khí trong tương lai.

Hồi giữa tháng 1 năm nay, ở hội thảo “Quan Hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Của Hoa Kỳ (CSIS) và đại học Portland của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức ở Hà Nội, ông Osius nhấn mạnh, Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.

Lúc đó, ông Hà Kim Ngọc, một thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, khẳng định, sự can thiệp sâu hơn của Hoa Kỳ sẽ “có lợi cho toàn khu vực” trong những năm sắp tới.

Cũng thời điểm vừa kể, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc, nhận định, Việt Nam hy vọng TPP (Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương) sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và về lâu dài, muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập cảng từ Trung Quốc. Mặt khác, Biển Đông đang là lý do thúc đẩy Việt Nam tìm chỗ “đỡ đầu” và Hoa Kỳ được xem là lựa chọn tốt nhất. Tờ báo này “cảnh báo” giới lãnh đạo Việt Nam rằng, Hoa Kỳ muốn tạo ra các cuộc “cách mạng màu” tại Việt Nam nhằm sử dụng Việt Nam giống như Philippines - “những con tốt để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.”

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, năm nay là năm quan trọng đối với quan hệ ba bên Trung Quốc-Hoa Kỳ-Việt Nam. Việc “lôi kéo Việt Nam” của Hoa Kỳ sẽ “dễ dàng phá vỡ khuôn khổ mong manh về an ninh trong khu vực, gây ra những nguy cơ đối với sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.”

Hoàn Cầu Thời Báo lên án Hoa Kỳ “trơ tráo can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” và cho rằng Trung Quốc “có thể sử dụng những phương tiện dễ được chấp nhận hơn để giúp Việt Nam thu được những mối lợi từ quan hệ song phương tích cực.” Đồng thời cảnh cáo, “Nếu Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có những biện pháp trừng phạt.”

Hoàn Cầu Thời Báo khuyên rằng, để ngăn chặn Việt Nam nghiêng về phía Hoa Kỳ, Trung Quốc cần tỏ ra mềm mỏng hơn nhằm xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông. Nếu không, khi căng thẳng gia tăng, có nhiều khả năng Việt Nam lúng túng và trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ. Chính quyền Trung Quốc được khuyên là cần “triệt để khai thác các lợi thế truyền thống” vì “các mối lợi thực sự sẽ làm cho Việt Nam trở nên sáng suốt để cân nhắc giữa theo và chống khi đưa ra các quyết định liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ.”

Trong quan hệ với Việt Nam, trước nay, Trung Quốc vẫn rất “nhất quán,” vừa vỗ về để Việt Nam yên tâm thực hiện định hướng “kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được” để giải quyết mâu thuẫn về chủ quyền, vừa hành động để chứng minh tuyên bố “Biển Đông là sân riêng của Trung Quốc.”(G.Đ)



-Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc hội đàm ở biên giới
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Thượng tướng Thường Vạn Toàn duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam tại lễ đón. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Sáng 15/5, tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Lào Cai), Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì lễ đón chính thức Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Ủy viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc làm Trưởng đoàn sang thăm và tham dự Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần 2.



Cùng dự lễ đón còn có các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sau lễ đón trọng thể, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh làm Trưởng đoàn và Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Thường Vạn Toàn làm Trưởng đoàn, đã tiến hành hội đàm.

Vui mừng đón Bộ trưởng Thường Vạn Toàn và Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc sang thăm, tham dự Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần 2, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết đây là lần đầu tiên hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gặp nhau tại biên giới của hai nước, thể hiện sự quyết tâm cao trong hợp tác quốc phòng; đồng thời thể hiện Việt Nam và Trung Quốc hết sức coi trọng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, cuộc gặp gỡ lần này còn nhằm cụ thể hóa và thực hiện sự thỏa thuận, chỉ đạo cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước trong việc tăng cường tiếp xúc cấp cao Quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc; đẩy mạnh hợp tác hữu nghị giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước, qua đó tăng cường sự đoàn kết, tin cậy chính trị và thúc đẩy mối quan hệ hai quân đội Việt Nam-Trung Quốc.

Cuộc tiếp xúc lần này còn là hoạt động thiết thực gửi đến gửi đến nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc tín hiệu tích cực trong sự quyết tâm hợp tác hữu nghị và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân hai nước phát triển kinh tế.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tin tưởng cuộc Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần 2 sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân hai nước về biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài; vì hạnh phúc của nhân dân hai nước.

Cảm ơn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đón tiếp đoàn trọng thị, chu đáo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho rằng cuộc gặp gỡ lần này tiếp tục củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Trung Quốc-Việt Nam và thực hiện sự quyết tâm của Quân đội hai nước, góp phần xây dựng, bảo vệ biên giới, hòa bình, hữu nghị, ổn định giữa hai nước.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tin tưởng với sự cố gắng chung và sự chuẩn bị chu đáo, cuộc Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần 2 nhất định sẽ thành công tốt đẹp; tô đậm thêm mối quan hệ hữu nghị Quân đội hai nước Trung Quốc-Việt Nam./.-

Không né tránh vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông


Đại tướng Phùng Quang Thanh đón Thượng tướng Quách Bá Hùng. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Phó Chủ tịch Quân ủy TƯ Trung Quốc chia sẻ quan điểm không cần né tránh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và phải giải quyết bằng đàm phán hòa bình.
Tiếp thượng tướng Quách Bá Hùng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, sáng 13/4 tại trụ sở Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định, trong quan hệ của hai nước còn vấn đề lớn là tồn tại tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Bộ trưởng tin tưởng hai nước sẽ từng bước giải quyết được vấn đề này bằng đàm phán hòa bình, luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS), bằng tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Thượng tướng Quách Bá Hùng cũng nhận định, biển Đông là vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ Việt - Trung mà hai bên cần coi trọng và giải quyết thỏa đáng. “Đây là một sự thật khách quan và không cần né tránh vấn đề này”, ông nói.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng hai bên cần tích cực tuyên truyền, cung cấp thông tin để nhân dân hai nước hiểu vấn đề này. Bên cạnh đó, xử lý vấn đề trên biển cần bình tĩnh và xuất phát từ quyết tâm chính trị cao. Còn theo thượng tướng Quách Bá Hùng, kinh nghiệm thành công trong hoạch định biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ cho thấy nếu hai bên kiên trì đàm phán và hiệp thương hữu nghị thì vấn đề dù phức tạp đều có thể giải quyết được.
Hai vị tướng chia sẻ quan điểm rằng hai bên cần xuất phát từ góc độ lâu dài và tầm cao chiến lược thông qua hợp tác cùng có lợi, mở rộng lợi ích chung, giải quyết thỏa đáng bất đồng, tập trung nhận thức chung và kiên quyết duy trì đại cục hữu nghị Việt - Trung. Theo đó, quân đội hai nước cố gắng trở thành lực lượng tích cực cùng nhau bảo vệ an ninh và lợi ích phát triển của khu vực.
Hai bên nhất trí cố gắng thúc đẩy tin cậy lẫn nhau, bảo đảm quan hệ giữa hai quân đội luôn phát triển tích cực theo quỹ đạo chính xác, lành mạnh; tích cực triển khai giao lưu biên phòng, bao gồm tuần tra liên hợp biên giới trên đất liền; đồng thời tăng thêm phạm vi và khoa mục phù hợp trong tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ của hải quân. Bên cạnh đó, hai bên sẽ cố gắng xây dựng biên phòng trên biển, trên đất liền hòa bình và hợp tác.
Chiều cùng ngày, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội đã tiếp thượng tướng Quách Bá Hùng. Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng bộ Quốc phòng hai nước cần hợp tác chặt chẽ trong triển khai các thỏa thuận đã đạt được đi vào chiều sâu.
Tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp ông Quách Bá Hùng và khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn chủ trương cùng Trung Quốc nỗ lực đưa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả theo phương châm "16 chữ vàng" và tinh thần "4 tốt".
Trên tinh thần vừa là đồng chí, vừa là anh em, hai bên cần tích cực hơn nữa trong việc xem xét, giải quyết những vấn đề còn có nhận thức khác biệt, nhất là vấn đề về biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng đề nghị hai bên cùng nhau đàm phán, thảo luận hòa bình để tìm ra những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Đây cũng là việc làm thiết thực góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Về phần mình, Thượng tướng Quách Bá Hùng khẳng định sẽ nỗ lực hết mình cùng Việt Nam xem xét, giải quyết những vấn đề còn có nhận thức khác biệt.
Thượng tướng Quách Bá Hùng thăm hữu nghị Việt Nam từ 12-15/4 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Qua trao đổi, lãnh đạo Quân ủy TƯ hai nước đã nhất trí tăng cường các chuyến thăm cấp cao giữa hai quân đội; tăng cường trao đổi chiến lược; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và quản lý quân đội, thúc đẩy hiện đại hóa quân đội mỗi nước; tiếp tục hợp tác đào tạo ngắn hạn và trao đổi lưu học sinh quân sự...
Hai bên cũng nhất trí về nguyên tắc sẽ tiến hành bàn bạc kỹ thuật để thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Nhân dịp này, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo năm 2011.
Theo TTXVN/QĐND/Cổng TTĐT Chính phủ

Tổng số lượt xem trang