Bắt nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II – AgribankSài gòn Giải Phóng
-
Ba “sếp” gây thất thoát hơn 700 tỷ đồng
cand.com
Phó trưởng Phòng Cho thuê tài chính của ALC II Tôn Quang Việt đã trình ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc ký duyệt nhiều văn bản cho Công ty Quang Vinh vay và đã được giải ngân số tiền hơn 700 tỷ đồng. Thực chất số tiền nêu trên đã bị ông Đặng Văn ...
Bắt nguyên tổng giám đốc Vũ Quốc HảoTuổi Trẻ
Bắt nguyên Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính IIThanh Niên
-----------
Lãnh đạo Agribank nói gì về khoản lỗ hơn 3.000 tỷ đồng?
(SGGP).- Ngày 16-4, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng – Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng NN-PTNT - Agribank), Tôn Quang Việt (Phó Trưởng phòng nghiệp vụ cho thuê tài chính của công ty), Đặng Văn Hai (Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Vinh). Cả ba bị can đều bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Công ty Cho thuê tài chính II đã để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn của Nhà nước. Cơ quan kiểm toán xác định năm 2009, công ty này kinh doanh lỗ 3.000 tỷ đồng và có thể chịu một số lỗ tiềm ẩn do khoản đầu tư tài sản cho thuê lên đến gần 4.600 tỷ đồng bị quá hạn, phải gia hạn nhiều lần, trong đó Kiểm toán Nhà nước tạm nêu ra số lỗ tiềm ẩn khoảng 1.266 tỷ đồng. Trong đó nổi lên một số sai phạm cụ thể: công ty trả lãi cho khách hàng không đúng thỏa thuận theo hợp đồng, gây thiệt hại trên 1,1 tỷ đồng; công ty huy động 26 hợp đồng trị giá hơn 1.300 tỷ đồng với mức lãi suất trên 17,5%/năm – vượt trần lãi suất quy định của Agribank; cố tình để cho khách hàng sử dụng tiền của công ty không đúng mục đích, không đúng thỏa thuận trong hợp đồng...
Một trong những sai phạm dẫn đến thua lỗ nhiều nhất của công ty là đầu tư vào tài sản cho thuê nhưng không có dự toán, thiết kế, không có cơ sở xác định giá của tài sản hoặc có dấu hiệu không bình thường trong việc xác định giá tài sản. Điển hình là vụ đầu tư mua xe cẩu thủy lực 250 tấn của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Vinh với giá 65 tỷ đồng; trong khi xe cẩu này được Công ty Quang Vinh mua với giá chỉ gần 32 tỷ đồng. Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, trách nhiệm chính để xảy ra các sai phạm tại công ty thuộc về ông Vũ Quốc Hảo. Một số cá nhân khác của Agribank cũng có liên quan...
ÁI CHÂN
-
Ba “sếp” gây thất thoát hơn 700 tỷ đồng
cand.com
Phó trưởng Phòng Cho thuê tài chính của ALC II Tôn Quang Việt đã trình ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc ký duyệt nhiều văn bản cho Công ty Quang Vinh vay và đã được giải ngân số tiền hơn 700 tỷ đồng. Thực chất số tiền nêu trên đã bị ông Đặng Văn ...
Bắt nguyên tổng giám đốc Vũ Quốc HảoTuổi Trẻ
Bắt nguyên Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính IIThanh Niên
-----------
Lãnh đạo Agribank nói gì về khoản lỗ hơn 3.000 tỷ đồng?
TP - “Chúng tôi không dung túng, bao che gì về các sai phạm này. Bản thân lãnh đạo của Agribank cũng có thiếu sót và trách nhiệm”. Ông Nguyễn Thế Bình, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn (Agribank) nói về khoản lỗ hơn 3.000 tỷ đồng, mà Kiểm toán Nhà nước vừa kết luận tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II), thuộc Agribank.
ALC II đầu tư tiền mua tàu biển cho thuê nhưng thực tế không thấy tàu ở đâu (ảnh minh họa). |
Chờ chỉ đạo từ cấp trên
Ông Nguyễn Thế Bình thừa nhận với tư cách là công ty mẹ của ALC II, so sánh với phần kiểm tra của Agribank và báo cáo kiểm toán, giống nhau về cơ bản. “Chúng tôi không dung túng, bao che gì về các sai phạm này. Bản thân lãnh đạo của Agribank cũng có thiếu sót và trách nhiệm” - Ông Bình thừa nhận
Cho thuê tài chính bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1996 và cho đến nay đã có 12 công ty được cấp giấy phép và hoạt động, trong đó đa phần thuộc các ngân hàng thương mại. |
Liên quan đến nội dung KTNN đề nghị làm rõ như việc giải ngân cho các hợp đồng đầu tư từ năm 2008- 2009 để mua 5 con tàu biển trị giá 451 tỷ đồng nhưng đến nay chưa hình thành tài sản, theo ông Bình, bản thân ông đã phải vào tận TP Hồ Chí Minh để xác minh. “Việc ALC II định hướng đầu tư vào tàu biển là sai, quản lý thể hiện rõ sự yếu kém qua xác định, nhưng về nhu cầu thanh khoản không có nghĩa là mất hoàn toàn. Chúng tôi đang có những xem xét, tính toán cụ thể hơn”.
Trước câu hỏi của PV, có nên cho ALC II phá sản? Chủ tịch HĐQT Agribank cho biết, muốn cứu ALC II thông qua các giải pháp: gỡ cơ chế, bơm vốn giải quyết thanh khoản. “Dù đang tích cực xem xét tình trạng tài chính để cố gắng tái cơ cấu nhưng về cơ bản, chúng tôi sẵn sàng chờ ý kiến chỉ đạo từ phía Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ”- Ông Bình nói.
Thất thoát hơn 4.000 tỷ đồng
ALC II được thành lập năm 2006 là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Agribank. Theo kết quả kiểm toán, dù mới thành lập, ít vốn (350 tỷ đồng vốn điều lệ) nhưng ALC II đầu tư quá nhiều vào các công ty cổ phần ít vốn mới thành lập, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển (chiếm 98,75%); đầu tư tập trung tài sản cho thuê vào ngành vận tải biển quá lớn (chiếm 56,6% tổng dư nợ).
Hơn thế, trong lĩnh vực cho thuê tài chính, công ty này đã không tuân thủ các nguyên tắc với khách hàng như: thực hiện thẩm định hồ sơ trước khi cho thuê chưa đúng quy định, không kiểm tra chất lượng tài sản, xác định giá.
Trong quá trình đầu tư tài sản cho thuê đã có sai phạm như: mua tài sản không thuộc sở hữu của bên bán, xác định giá mua bán tài sản không có cơ sở, có dấu hiệu bất thường trong việc xác định giá mua tài sản (cho thuê xe cẩu của Cty THNN Xây dựng và Thương mại Quang Vinh), không quản lý chặt chẽ tiền giải ngân, có ý để bên thuê chiếm dụng số tiền lớn (vụ đầu tư vào 5 tàu biển từ 2008- 2009 trị giá 451 tỷ đồng đã giải ngân hết trong khi khách hàng chưa có tàu bàn giao có dấu hiệu làm thất thoát tài sản của Nhà nước)… Bên cạnh, chưa kể đến việc ALC II còn rất mạnh tay trong huy động vốn với mức huy động vượt trần lãi suất, thậm chí thoát ra khỏi hạn mức bảo lãnh của Agribank...
Kết luận kiểm toán ban hành cuối tháng 10-2010 khẳng định, tình hình tài chính hiện nay của ALC II rất nghiêm trọng, do công ty có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng vốn của Nhà nước… Theo đó, năm 2009 ALC II lỗ tới 3.004 tỷ đồng (gấp 8,5 lần vốn điều lệ), đưa công ty đến bờ vực phá sản và làm thất thoát số tiền của Nhà nước lên tới 4.617 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao bằng 60,4% tổng dư nợ, tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản là 2.573 tỷ đồng, mất khả năng thanh khoản trầm trọng vào quý IV năm 2009 là 1.763 tỷ đồng và đến cuối năm2010, ước tính mất khả năng thanh khoản ở mức hơn 6.600 tỷ đồng và có thể còn cao hơn thế nếu không có biện pháp thu hồi nợ tích cực.
Đề nghị chuyển cơ quan điều tra Theo KTNN, trách nhiệm chính để xảy ra các sai phạm tại Công ty CTTCII thuộc về ban lãnh đạo công ty và cá nhân ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch HĐQT Agribank kiêm chủ tịch HĐQT ALC II, do đã cố ý làm trái các quy định của Agribank khi ký ban hành QĐ số 351 để phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2007 với hạn mức vay vốn 3.770 tỷ đồng trong khi tại thời điểm đó, công ty này đang nợ Agribank tới 2.555 tỷ đồng, vượt hạn mức hơn 1.300 tỷ. Cùng đó, giai đoạn ông Ngọc làm chủ tịch đã buông lỏng quản lý, không thực hiện bất kỳ cuộc kiểm tra giám sát nào với doanh nghiệp này... Trên cơ sở đó, KTNN đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan, xử lý trước pháp luật và thu hồi tiền, tài sản nhà nước. |
Khánh Huyền
- Công ty Cho thuê tài chính II và khoản lỗ 3.000 tỉ đồng: Phải có cá nhân và tập thể cụ thể chịu trách nhiệm (PL TPHCM).
Năm 2009, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng NN&PTNT là 3.600 tỉ đồng nhưng cuối cùng chỉ còn 744 tỉ.
Như đã thông tin ở số báo trước, cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tiến hành tại Công ty Cho thuê tài chính II - Ngân hàng NN&PTNT (ALC II) năm 2010 cho thấy những số liệu rõ ràng hàng ngàn tỉ đồng thua lỗ và những sai phạm, làm trái nghiêm trọng tại đây. Bước đầu báo cáo kiểm toán cũng đã xác định được địa chỉ trách nhiệm tập thể và cá nhân cụ thể.
Ngân hàng NN&PTNT liên đới trách nhiệm
Địa chỉ đầu tiên, trực tiếp và rõ nhất được chỉ ra là ông Vũ Quốc Hảo, Tổng Giám đốc ALC II, cho đến khi những sai phạm ở đây bắt đầu bị Ngân hàng NN&PTNT phát hiện vào đầu năm 2009. Kiểm toán Nhà nước kết luận ông Hảo đã cố ý làm trái các quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), của Ngân hàng NN&PTNT và kể cả của chính Hội đồng quản trị (HĐQT) ALC II, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tiền và tài sản Nhà nước. Về trách nhiệm tập thể, HĐQT và các phòng chức năng ở ALC II đã thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý hoặc trực tiếp có nhiều sai phạm, tham mưu những nội dung trái pháp luật.
Gián tiếp hơn, Kiểm toán Nhà nước cho rằng Ngân hàng NN&PTNT, chủ quản của ALC II, cũng có trách nhiệm, có sai phạm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của ALC II - một tổ chức tài chính tín dụng phi ngân hàng mà luật đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, ông Đỗ Tất Ngọc là chủ tịch HĐQT Ngân hàng NN&PTNT giai đoạn 2007 đồng thời là chủ tịch HĐQT ALC II đã ký những văn bản cho phép ALC II nâng hạn mức vay vốn bỏ qua các chuẩn mực an toàn, trong khi lúc ấy ALC II đã thực nợ vượt hạn mức cho phép của NHNN.
Những sự việc xảy ra ở ALC II còn có phần trách nhiệm của ban giám đốc, ban kiểm soát, một số phòng ban chuyên môn thuộc Ngân hàng NN&PTNT do không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, không phát hiện những rủi ro tiềm ẩn.
Kiểm điểm chưa nghiêm túc
Những sai phạm ấy đã được thống đốc NHNN chỉ ra từ đầu năm 2010 và yêu cầu kiểm điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, việc kiểm điểm sau đó của các tập thể, cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT vẫn chưa đầy đủ, chưa thấy hết trách nhiệm của mình. Thậm chí NHNN đã yêu cầu kiểm điểm lại để báo cáo Chính phủ nhưng đến thời điểm kiểm toán, Ngân hàng NN&PTNT vẫn chưa thực hiện.
Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Ngân hàng NN&PTNT phải tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan. ALC II hiện đang trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng NN&PTNT. Vì vậy, ban lãnh đạo phải cùng với tổ giám sát đặc biệt rà soát lại các khoản đầu tư trái quy định, có biện pháp tăng tài sản đảm bảo cho các khoản đầu tư, hủy hoặc thanh lý các hợp đồng đầu tư để thu hồi tiền, tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho Nhà nước.
Người lao động bị thiệt do lỗi một nhóm người
Những sai phạm, thất thoát, lỗ nghiêm trọng tại ALC II ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hơn 40.000 lao động trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng NN&PTNT hơn 3.600 tỉ đồng nhưng hợp nhất với khoản lỗ, lãi ở ALC II và các công ty con khác chỉ còn 744 tỉ đồng. Thu nhập của người lao động trên toàn hệ thống dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước cho rằng Ngân hàng NN&PTNT cần đề xuất với cấp có thẩm quyền để người lao động trong hệ thống không bị thiệt thòi do sai phạm của một nhóm nhỏ cá nhân ở ALC II.
Nguyên tổng giám đốc ALC II bị đe dọa tính mạng Quá trình kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã có phối hợp, chia sẻ thông tin với Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Cục Điều tra tội phạm tham nhũng (C48 Bộ Công an)… Vì vậy, chuyên án ALC II và các cuộc xác minh, thanh tra đột xuất, toàn diện đã được tiến hành. Thông tin ban đầu cho thấy ông Vũ Quốc Hảo đã thông đồng với nhiều chủ doanh nghiệp bên ngoài, đứng ra huy động vốn, cho vay lại có thu phí, mà bản chất là tham nhũng. Ông Hảo còn liên quan đến nhiều hợp đồng danh nghĩa là đầu tư, mua tài sản nhưng thực chất là nhằm chuyển tiền cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, kể cả các công ty sân sau, người quen để sử dụng vào mục đích khác. Trong số này, hàng chục tỉ đồng được chia chác trở lại để ông Hảo mua bất động sản. Ngoài ra, trong thời gian làm tổng giám đốc ALC II, ông có nhiều mối quan hệ tài chính bất thường với bên ngoài. Nên từ khi bị cách chức (đầu năm 2009), ông Hảo bị những đối tượng ngoài xã hội đe dọa tính mạng. Để bảo vệ mắt xích trách nhiệm quan trọng này, từ đầu năm 2011 đến nay, ALC II đã phải thuê công ty bảo vệ canh chừng ông Hảo 24/24 giờ. __________________________________________________ Cho thuê tài chính là gì? Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê là khách hàng. Bên cho thuê (công ty cho thuê tài chính) cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê (cá nhân, tổ chức) và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê. Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu (với giá tượng trưng), mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thỏa thuận. Ở đây cần hiểu tài sản thuê là các máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác được công ty đứng ra mua theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản này trong suốt thời hạn cho thuê. Hiện nay, các công ty cho thuê tài chính không được cho thuê bất động sản, cũng không được cho vay tiền. Công ty cho thuê tài chính đầu tiên thành lập ở Việt Nam vào năm 1996 và hoạt động này chỉ sôi nổi kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 16 năm 2001. ở Việt Nam, công ty cho thuê tài chính thường là công ty con trực thuộc ngân hàng. Ông ĐINH THẾ HIỂN, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và tin học ứng dụng |
NGHĨA NHÂN
Công ty mua một xe cẩu thủy lực với giá 65 tỉ đồng, trong khi đó cũng chính tài sản này, bảy ngày trước, giá nhập khẩu của bên bán chỉ 31,8 tỉ đồng.
Cuộc họp ngày 6-4, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã đưa vào chương trình theo dõi, đôn đốc một vụ việc có dấu hiệu tham nhũng rất nghiêm trọng. Đó là vụ thất thoát, thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng tại Công ty Cho thuê tài chính II - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN&PTNT), địa chỉ 422 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM (viết tắt là ALC II).
Huy động vốn khổng lồ
Sự việc vốn lùm xùm từ những năm 2008-2009 khi ALC II, vốn điều lệ 350 tỉ đồng nhưng chỉ trong vài năm đã huy động số tiền khổng lồ hơn 11.000 tỉ đồng, gấp 31 lần vốn điều lệ của mình. Hàng loạt hoạt động tài chính đã được ALC II tiến hành, nâng tổng dư nợ lên 11.500 tỉ đồng, vượt qua các chuẩn mực an toàn, dẫn tới tình trạng không trả được nợ tới hạn, phải đề nghị Ngân hàng NN&PTNT cứu nạn.
Tuy nhiên, những lộn xộn trong hoạt động của ALC II chỉ được nêu ra và công khai khi Kiểm toán Nhà nước mở cuộc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 của Ngân hàng NN&PTNT, trong đó có một nhánh đi vào lĩnh vực cho thuê tài chính. Kết luận kiểm toán ban hành cuối tháng 10-2010 cho thấy: “Tình hình tài chính hiện nay của ALC II rất nghiêm trọng, do công ty có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng vốn của Nhà nước…”. Đoàn kiểm toán đã không thể xác định số liệu chính xác về hoạt động của ALC II mà chỉ “tạm ghi nhận giá trị theo sổ kế toán của đơn vị”.
Thẩm định hồ sơ có nhiều sai sót
Theo số liệu này, trong hai hoạt động chính đến năm 2009, mảng cho thuê tài chính đã đạt dư nợ hơn 6.900 tỉ đồng nhưng tới 60% là nợ xấu. Mảng đầu tư tài sản cho thuê đã ngốn gần 4.600 tỉ đồng nhưng một tỉ lệ lớn là quá hạn, tiềm ẩn nguy cơ lỗ. Kết quả, năm 2009 ALC II lỗ tới 3.000 tỉ đồng, chưa kể nếu phải trích lập dự phòng rủi ro các khoản đầu tư tài sản cho thuê thì lỗ sẽ tăng thêm hơn 1.260 tỉ đồng.
Bóc tách từng mảng cụ thể, Kiểm toán Nhà nước kết luận trong hoạt động cho thuê tài chính, ban lãnh đạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ trái quy định hiện hành. Việc thẩm định hồ sơ trước cho thuê có nhiều sai sót; nhiều khách hàng có tình hình tài chính khó khăn, đang là con nợ khó đòi của các tổ chức tín dụng khác nhưng lại được ALC II mua và cho thuê thêm tài sản. Công ty không thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra chất lượng, kiểm tra việc sử dụng tài sản cho thuê nên có một số tàu biển giao cho bên thuê sử dụng thời gian ngắn đã phải sửa chữa, nâng cấp, gây tốn kém thêm 100 tỉ đồng.
Ở mảng đầu tư vào tài sản cho thuê, ALC II đã làm trái Nghị định 16/2001 của Chính phủ cũng như chính điều lệ của mình. Theo đó, lẽ ra chỉ được phép mua tài sản có sẵn thì ALC II lại bỏ vốn đầu tư mới. Có trường hợp, ALC II mua một xe cẩu thủy lực với giá 65 tỉ đồng, trong khi đó cũng chính tài sản này, bảy ngày trước, giá nhập khẩu của bên bán chỉ 31,8 tỉ đồng.
Dễ dãi giải ngân
Trong khá nhiều dự án đầu tư hình thành tài sản cho thuê, ALC II đã giải ngân không cần biết tiến độ thực hiện hợp đồng ra sao. Như hợp đồng mua dây chuyền nghiền đá đã xuất 7,1 tỉ đồng nhưng đoàn kiểm toán tới vẫn chưa thấy dây chuyền đâu; năm hợp đồng khác đầu tư 633 tỉ đồng vào năm tàu biển nhưng tới nay tàu vẫn chưa có để cho thuê như hợp đồng ký kết. Trường hợp khác, tàu chưa thuộc sở hữu của bên bán nhưng ALC II vẫn ký hợp đồng mua và cho thuê lại, rước vào mình nhiều rủi ro pháp lý…
Tháo gỡ khủng hoảng, hiện Ngân hàng NN&PTNT đang xây dựng phương án tái cấu trúc ALC II. Tuy nhiên, theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, với phương án dự thảo này, khả năng tổn thất vốn dư nợ cho thuê sẽ lên tới 2.680 tỉ đồng và tổn thất vốn đầu tư vào tài sản cho thuê sẽ tới 1.937 tỉ đồng.
Nếu chấp nhận đổ vỡ, hàng loạt quỹ, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đang cho ALC II vay sẽ phải chịu thiệt hại. Trong đó, đáng kể nhất có thể là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, Quỹ Bảo hiểm Xã hội đã cho ALC II vay 1.010 tỉ đồng, trong khi hạn mức bảo lãnh của Ngân hàng NN&PTNT chỉ 610 tỉ đồng.
Từ các phát hiện nói trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
Có dấu hiệu tham nhũng
Ngoài kết quả kiểm toán, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã lập tổ công tác xác minh một số vụ việc tại ALC II. Tại phiên họp Ban Chỉ đạo ngày 6-4, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Vũ Tiến Chiến cho biết đã thấy có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, cần sớm làm rõ, xử lý nghiêm.
Mặt khác, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Cơ quan Thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra đột xuất, toàn diện ALC II và đến ngày 1-4 đã có kết luận. Thông tin ban đầu cho thấy rất nhiều doanh nghiệp được ALC II đổ tiền vào để đầu tư hình thành tài sản cho thuê nhưng thực tế lại được sử dụng vào mục đích khác. Chỉ tính một vài hợp đồng như vậy, số tiền liên quan đã lên tới hơn 1.000 tỉ đồng.
Về phía Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng (C48, Bộ Công an), báo cáo Ban Chỉ đạo, Cục trưởng Trần Duy Thanh cho biết đã lập ban chuyên án và qua xác minh thấy có nhiều dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng. Hiện cơ quan điều tra đang chuyển hồ sơ để cùng VKSND Tối cao thẩm định, đánh giá. Khi có chỉ đạo của Thủ tướng sẽ khởi tố vụ án ngay.
Phải chi hoa hồng? Một nguồn tin cho biết trong số hàng trăm doanh nghiệp làm ăn với ALC II, C48 mới chỉ làm việc với một vài chủ doanh nghiệp. Kết quả cho thấy khá nhiều hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng cho thuê tài chính ký kết thực ra chỉ để rút tiền của ALC II để cho các doanh nghiệp, cá nhân khác vay lại, sử dụng sai mục đích. Việc ALC II đi huy động vốn và việc các cá nhân, doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vay lại của ALC II đều phải chi những khoản lại quả, hoa hồng tính theo phần trăm số tiền vay, huy động được. |
NGHĨA NHÂN