-Sông Mekong, đoạn gần Luang Prabang của Lào
- Lào vẫn tiếp tục xây đập?
Tin cho hay Lào vẫn tiếp tục dự án đập Xayabury gây tranh cãi, trong lúc TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Vientiane.
Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn một t̀ổ chức bảo vệ môi trường loan báo tin này. Hiện BBC chưa thể kiểm chứng thông tin một cách độc lập.
Báo Việt Nam trước đó đưa tin hồi tháng Năm, bên lề Hội nghị cấp cao Asean 18 tại Jakarta (Indonesia), thủ tướng hai nước Việt Nam và Lào đã có cuộc gặp trong đó Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong thông báo cho ông Nguyễn Tấn Dũng về việc "Lào quyết định tạm dừng dự án thủy điện Xayabury".
Ông Thongsing Thammavong vừa tái nhiệm chức Thủ tướng Lào trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước này hồi giữa tháng.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng vừa thăm Lào từ 20/06-22/06 trong chuyến công cán nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức.
Truyền thông Việt Nam mô tả chuyến đi Lào của ông Trọng "thành công tốt đẹp" nhưng không đề cập tới chủ đề đập Xayabury.
Tổ chức môi trường này cho hay họ biết được thông tin trên qua các văn bản giữa hai bên bị rò rỉ ra ngoài.
Ame Trandem, thành viên của International Rivers, tuyên bố trong một thông cáo: "Chính phủ Lào đã vi phạm nghiêm trọng lòng tin và gia nhập hàng ngũ các quốc gia cứng đầu (rogue nations) trên thế giới".
Dự án Xayaburi trị giá 3,5 tỷ đôla- dự án lớn nhhất trong 11 dự án đập thủy điện mà các nước đang lên kế hoạch xây dựng trên sông Mekong, gây quan ngại đặc biệt về môi trường cho các quốc gia ở hạ nguồn, nhất là Việt Nam.
Sau nhiều tháng áp lực, hôm 19/04 chính phủ Lào đã chấp thuận tạm hoãn công trình cho tới cuộc họp cấp bộ trưởng của bốn nước liên quan, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, International Rivers nói đã có trong tay một văn bản của Bộ Năng lượng Lào đề ngày 08/06 gửi tới Công ty Xây dựng Đập Xayaburi, nói là quá trình tham vấn đã hoàn tất.
Thời điểm ra văn bản này xảy ra trước chuyến thăm của ông Trọng, nhưng sau cuộc gặp giữa hai thủ tướng Việt-Lào, trong đó ông Dũng "chân thành cám ơn phía Lào" đã tạm ngừng việc xây đập, mà ông cho là "thông báo hết sức quan trọng và đầy nghĩa tình của Đảng và Chính phủ Lào anh em".
Ông Dũng cũng được dẫn lời cho rằng "điều này thể hiện sự hợp tác và quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ Lào đối với đề nghị của Việt Nam".
Trước đó, Việt Nam cùng một số nước trong khu vực đã lên tiếng phản đối việc xây đập Xayabury, mà họ cho là hết sức bất lợi cho các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong.
Việt Nam cũng đề xuất một thời hạn tạm ngừng để tiếp tục nghiên cứu là 10 năm.
-Nhà thầu xây đập Sayabouri lên tiếng (24/04/2011)
- Nhà thầu xây dựng lớn thứ 2 ở Thái Lan đang chuẩn bị và hy vọng có thể tiếp tục công việc dang dở của họ tại khu vực xây dựng đập Sayabouri trong thời gian ngắn tới.
Ch Karnchang (CK) cũng hy vọng họ sẽ ký được hợp đồng mua bán điện từ dự án trị giá 110 tỷ baht này của Chính phủ Lào trong vòng 30 ngày tới.
Giám đốc điều hành của CK, Plew Trivisvavet, nói trong cuộc họp thường niên của công ty hôm 22/4: "Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được thông báo chính thức từ phía chính phủ Lào trong vòng 1-2 tuần tới".
Đoàn xe của CK tại khu vực xây dựng đập Xayaburi.
Tờ Bangkok Post cho biết, trong cuộc họp tại Bangkok, ông Plew cho rằng, Chính phủ Lào đã quyết định sẽ tiếp tục dự án.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Lào trong cuộc họp với Ủy hội sông Mekong (MRC) đã thừa nhận có trao đổi về vấn đề này với CK và công ty này khẳng định vấn đề môi trường đã được họ tính tới trong quá trình họ thiết kế con đập.
TIN LIÊN QUAN
Một ủy ban Quốc hội Thái Lan phản đối xây đập Sayabouri
Thái Lan tiếp tục thúc đẩy kế hoạch mua điện từ Sayabouri
Các hãng tin phương Tây: "Lào hoãn quyết định xây đập Sayabouri"
VUSTA tọa đàm trước ngày quyết định số phận đập Sayabouri
Cận cảnh công trường xây đập Sayabouri
Lào khởi công xây đập Sayabouri bất chấp dư luận?
Giới bảo vệ môi trường bất bình về việc xây đập Sayabouri
Nhưng theo lời Plew Trivisvavet, công ty CK còn đang "nhắm tới việc ký kết hợp đồng mua bán điện và hợp đồng xây dựng trị giá 76 tỷ baht, cũng như các thỏa thuận vay ngân hàng để tài trợ cho dự án, trong vòng 30 ngày tới".
Trước đó, báo giới Thái Lan cũng đã đưa tin và hình ảnh cho thấy những đoàn xe tải của CK và công nhân lao động đã được đưa tới làm việc tại khu vực xây đập Sayabouri mặc dù dự án chưa được phê duyệt chính thức.
Ông Plew thừa nhận công trình xây dựng tuyến đường bộ tại khu vực xây đập, nằm cách Luang Prabang 80km, đã được khởi công. Ông cũng tiết lộ thêm rằng CK sẽ xây dựng một thị trấn mới cho người dân trong khu vực phải di tản, trong đó có trường học và bệnh viện.
Dự án sẽ trích 8 tỷ baht để phục vụ các hoạt động giúp giảm thiểu tác động tới môi trường do con đập được xây lên. Ông Plew khẳng định, "ngoài cá, thiết kế của đập cũng sẽ giúp làm giảm thiểu tác động tới các thành phần khác của môi trường như rừng. Và tiền cũng sẽ giành cho việc cải thiện sức khỏe của người dân địa phương".
Plew cũng tuyên bố người dân sống gần con đập đã được bồi thường 450 baht để di tản.
Trước đó, ngày 22/4, tờ Bangkok Post dẫn lời Nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ Watchara Phethong cho biết Ủy ban về vấn đề phát triển chính trị, truyền thông đại chúng và sự tham gia của công chúng, vốn thuộc Quốc hội Thái Lan, đã lên tiếng phản đối dự án xây dựng đập thủy điện Sayabouri, do đập này sẽ tác động tiêu cực đến cư dân và môi trường dọc hai bờ sông Mekong.
Ủy ban trên muốn Chính phủ Thái Lan trình kế hoạch mua điện từ dự án đó để các nghị sỹ xem xét, đồng thời sẽ điều tra vai trò của Ngân hàng Krung Thai trong việc cấp vốn vay cho Ch Karnchang – nhà thầu của dự án kể trên.
Nhiều người dân Thái Lan cũng đã gửi kiến nghị phản đối kế hoạch xây dựng đập thủy điện Sayabouri và lên án công ty Thái Lan đầu tư vào thủy điện này.
Nguyễn Hường (Theo Bangkok Post)-
– AusAid backs Laos dam decision (smh)- Xây đập Xayaburi: Báo The Nation vạch rõ “kẻ đồng lõa” (tt 22/04) TT - Báo The Nation ngày 21-4 cảnh báo khi viết: “Là một trong những cổ đông chính đằng sau việc cung cấp tài chính và đề xuất xây dựng dự án đập Xayaburi, Thái Lan đang là kẻ đồng lõa của kế hoạch gây tranh cãi này nên không thể xem đó là việc của Lào”.-Chưa quyết định số phận đập thủy điện ở Lào anhbasam- Bất đồng xung quanh việc xây đập thủy điện trên sông Mê Kông — (RFI).
-Tin "Lào hoãn xây đập Xayaburi" là không đúng
MRCS cho biết thêm tại cuộc họp đặc biệt của Ủy ban Liên hiệp Ủy hội sông Mê Kông (MRC-JC) tại Vientiane - Lào ngày 19-4, các nước thành viên MRC đã không tìm được tiếng nói chung về tiến trình tham vấn trước (prior consultation) đối với dự án Xayaburi.
Chẳng hạn, Việt Nam đề xuất hoãn thực hiện 10 năm đối với toàn bộ các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, kể cả Xayaburi (tổng cộng 12 dự án - NV). Campuchia và Thái Lan yêu cầu gia hạn thời gian tham vấn vì còn những thiếu sót cần được làm rõ. Trong khi đó, phía Lào cho rằng tiến trình tham vấn trước đã kết thúc khi họ đã hoàn tất yêu cầu của MRC là đưa dự án ra tham vấn trong hạn định 6 tháng.
Vì chưa thể đi đến kết luận chung, các thành viên MRC cùng quyết định trình vấn đề lên cấp bộ trưởng (ministerial level) để giải quyết.
Theo quy chế hoạt động của MRC, cấp bộ trưởng được gọi là Hội đồng MRC. Hội đồng này họp một lần mỗi năm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hội đồng có thể yêu cầu thêm phiên họp đặc biệt để giải quyết. Hội đồng MRC thường họp vào tháng 10 hoặc tháng 11 hằng năm.
Lào tuyên bố hoãn quyết định xây đập thủy điện Xayaburi (Dân trí) - Lào hôm nay tuyên bố sẽ hoãn quyết định xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mekong, một công trình mà tác động đến môi trường của nó gây nhiều quan ngại. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp hôm nay 19/4 tại Viêng Chăn giữa các giới chức từ ...
Uỷ hội sông Mekong Quốc tế nhóm họpĐài Truyền Hình Việt Nam
Xây đập Xayabury: Nhiều bằng chứng rủi roNgười Lao Động
Phiên họp đặc biệt về dự án đập Xayaburi của VUSTAĐài Á Châu Tự Do
VNExpress -RFI -Thanh Niên
- - No Accord on Mekong Dam(New York Times)
- Thủy điện chưa hẳn là nguồn năng lượng xanh — (RFI). – Phiên họp đặc biệt về dự án đập Xayaburi của VUSTA — (RFA). – Campuchia phản đối Lào xây đập Xayaburi — (RFA). – Trần Phong: Đập Xayaburi và ‘tình anh em’ Việt Lào — (BBC). – Lào đối đầu với các nước láng giềng về đập xây trên sông Mekong (VOA). – Chưa rõ số phận đập Xayaburi (Người LĐ) “…các bên đã không tìm được tiếng nói đồng thuận về dự án này nên đã đi đến quyết định: Trình vụ việc lên cấp cao hơn – cấp bộ trưởng – để tiếp tục giải quyết”. – WWF: Ủy ban sông Mê Kông đã thể hiện rõ trọng trách của mình (DVT). – Dựng đập trên sông: Ai được ai mất? (VNN).
VIỆT - LÀO - THỦY ĐIỆN: Lào tuyên bố hoãn quyết định xây đập thủy điện Xayaburi (RFI)-Lào tuyên bố sẽ hoãn quyết định xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mêkông, một công trình mà tác động đến môi trường gây nhiều quan ngại. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp hôm nay 19/4 tại Viêng Chăn giữa các giới chức từ Thái Lan, Cam Bốt, Lào và Việt Nam, tức là bốn nước thuộc Ủy hội sông Mêkông, để thảo luận về đập thủy điện Xayaburi ở miền Bắc nước Lào.
– Đập trên thượng nguồn Mê Kông ảnh hưởng mũi Cà Mau (Thanh niên). -Xây đập Xayaburi: Bước hủy diệt dòng Cửu Long! (PL)-
- VN muốn Lào hoãn xây đập một thập niên — (BBC). - Giới bảo vệ môi trường bất bình về việc xây đập Sayabouri (Bee)-Thông tin về việc Lào quyết định xây dựng đập thủy điện Sayabouri đã làm nhiều nhà hoạt động môi trường bất bình
– Tiền lệ nguy hiểm (Người LĐ) “khi Xayaburi được xây dựng chẳng khác nào các vùng hạ lưu, đặc biệt là ĐBSCL của Việt Nam, nhận lãnh những tác động nghiêm trọng về môi sinh. Đáng lo hơn là điều này sẽ tạo nên tiền lệ cực kỳ nguy hiểm, vì ngoài Xayaburi còn có 11 dự án đập thủy điện khác trên dòng chính Mê Kông đang ngấp nghé”. – Xây Đập ở Lào làm giới bảo vệ môi trường phẫn nộ (VOA). – Dân Thái phản đối Lào xây đập thủy điện Xaraburi — (RFA). - Đập bên Lào:Đập Xayaburi: 'Cục pin châu Á' hay hạt giống xung đột? (VNN 18-4-11) -- “Phát đại bác khai hỏa"trên sông Mekong (SGTT 18-4-11) --- Decision Looms for Laos Dam, but Impact Is Unclear (NYT 17-4-11)
-BNG Việt Nam nói về việc Lào xây đập Sayabouri
Theo thỏa thuận ký năm 1995, bốn nước thành viên MRC nhất trí tham vấn lẫn nhau khi mỗi nước lên kế hoạch xây đập.
Thỏa thuận không có tính ràng buộc này có nghĩa rằng không nước nào có thể phủ quyết các kế hoạch của những nước khác.
Trung Quốc, quốc gia không tham gia MRC, đã xây ba con đập tại một số khúc ở thượng nguồn Mekong nằm ngoài Đông Nam Á, bất chấp lời phản đối từ chính phủ tại các nước ở hạ nguồn, Bấm The Wall Street Journal đưa tin trong bài báo ngày 18/04.
Trong bốn nước thành viên, Thái Lan và Việt Nam là hai nước có nền kinh tế nổi trội.
Nhu cầu dùng điện của hai quốc gia này dự kiến sẽ tăng 6%-7% vào năm 2025 và cả hai nước đều chưa có nhà máy điện hạt nhân.
Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của cả Thái Lan và Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ngưng trệ do biến cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản gần đây.
Và điều đó có nghĩa là thủy điện đã, đang và sẽ vẫn là giải pháp dễ thực hiện.
Thái Lan, nơi dự kiến sẽ mua đa phần điện của dự án đập Xayaburi, đang tìm hậu thuẫn quốc tế để bật đèn xanh cho dự án đập thủy điện Xayaburi.
Báo Thái Lan đưa tin có công ty nước họ tham gia xây thủy điện Xayaburi mà chi phí lên tới 3,5 tỷ đô la Mỹ.
Cùng lúc, một biên tập viên của BBC Tiếng Trung tại London cho hay rằng trong khoản tiền lớn mà Lào bỏ ra để xây đập một phần nhiều "chắc chắn là đến từ Trung Quốc".
Trước đó, dự án xây đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở đầu nguồn Mekong của Trung Quốc có có công suất 1750 MW đã bị nhiều chỉ trích từ giới bảo vệ môi sinh
'Ảnh hưởng lớn'
Trong khi đó Việt Nam muốn trì hoãn dự án này khoảng 10 năm để có đánh giá đúng mức về tác động theo như lời Tiến sĩ Lê Anh Tuấn từ khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên của Đại Học Cần Thơ.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ ngày 18/04, Tiến sĩ Tuấn mô tả ảnh hưởng về môi trường đối với các loài cá nước ngọt, phù sa là rất nhiều.
“Hầu hết các loài cá trên sông Mekong là cá di cư, tới mùa sinh sản cá di cư từ hạ lưu lên thượng lưu, và việc xây đập có nghĩa là làm cản trở cho môi trường sống của các loài cá và có thể dẫn tới tiệt chủng”.
“Đồng bằng sông Mekong sống phần lớn nhờ vào phù sa, và nếu không có phù sa thì nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng, chưa kể xói lở bờ sông và vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”, Tiến sĩ Tuấn nói.
Bấm Jonathan Watts, phóng viên môi trường Châu Á của báo Anh The Guardian hôm 18/04 viết trên blog rằng liên minh gồm 263 tổ chức phi chính phủ (NGO) đã gửi một thư chung tới thủ tướng Lào Thongsing Thammavong thúc giục ông bỏ dự án nhưng không nhận được phản hồi nào.
Phóng viên này nói là họ nên gửi thư tới thủ tướng Thái Lan, là nước được hưởng lợi nhiều nhất nếu dự án được triển khai, thay vì gửi cho thủ tướng Lào.
Một nghiên cứu do MRC thực hiện được công bố vào năm ngoái nói rằng các con đập nếu được xây sẽ “làm tổn hại cơ bản về mức trù phú, đa dạng của khả năng sinh sản tài nguyên cá” làm ảnh hưởng tới hàng triệu người và gây tổn hại tới hoạt động canh tác cũng như đe dọa nguồn lương thực.
Xem thêm: Bấm Chuyên đề của BBC về dòng Mekong
-VN nên "đền" để Lào ngừng xây thủy điện trên dòng chính? (Bee)-Đề xuất của nhóm các nhà khoa học thuộc Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam sau thông tin Lào đang khởi động xây dựng đập Sayabouri - Thai villagers protest controversial Lao dam on Mekong River DPA - Southeast Asian Nations to Discuss Laos Dam (The Wall Street Journal)
-- Cam go “cuộc chiến nguồn nước: Hầu hết thủy điện chưa được cấp phép (Dân Việt).
SÔNG MÊKÔNG
- Lào vẫn tiếp tục xây đập?
Tin cho hay Lào vẫn tiếp tục dự án đập Xayabury gây tranh cãi, trong lúc TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Vientiane.
Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn một t̀ổ chức bảo vệ môi trường loan báo tin này. Hiện BBC chưa thể kiểm chứng thông tin một cách độc lập.
Báo Việt Nam trước đó đưa tin hồi tháng Năm, bên lề Hội nghị cấp cao Asean 18 tại Jakarta (Indonesia), thủ tướng hai nước Việt Nam và Lào đã có cuộc gặp trong đó Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong thông báo cho ông Nguyễn Tấn Dũng về việc "Lào quyết định tạm dừng dự án thủy điện Xayabury".
Ông Thongsing Thammavong vừa tái nhiệm chức Thủ tướng Lào trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước này hồi giữa tháng.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng vừa thăm Lào từ 20/06-22/06 trong chuyến công cán nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức.
Truyền thông Việt Nam mô tả chuyến đi Lào của ông Trọng "thành công tốt đẹp" nhưng không đề cập tới chủ đề đập Xayabury.
Tiếp tục dự án?
Hãng Reuters trong bản tin phát đi hôm thứ Năm 23/06 từ Bangkok dẫn lời tổ chức International Rivers nói chính phủ Lào đã thông qua quyết định cho công ty Ch Karnchang của Thái Lan nối lại công việc ở khu vực đập Xayaburi.Tổ chức môi trường này cho hay họ biết được thông tin trên qua các văn bản giữa hai bên bị rò rỉ ra ngoài.
Ame Trandem, thành viên của International Rivers, tuyên bố trong một thông cáo: "Chính phủ Lào đã vi phạm nghiêm trọng lòng tin và gia nhập hàng ngũ các quốc gia cứng đầu (rogue nations) trên thế giới".
Dự án Xayaburi trị giá 3,5 tỷ đôla- dự án lớn nhhất trong 11 dự án đập thủy điện mà các nước đang lên kế hoạch xây dựng trên sông Mekong, gây quan ngại đặc biệt về môi trường cho các quốc gia ở hạ nguồn, nhất là Việt Nam.
Sau nhiều tháng áp lực, hôm 19/04 chính phủ Lào đã chấp thuận tạm hoãn công trình cho tới cuộc họp cấp bộ trưởng của bốn nước liên quan, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, International Rivers nói đã có trong tay một văn bản của Bộ Năng lượng Lào đề ngày 08/06 gửi tới Công ty Xây dựng Đập Xayaburi, nói là quá trình tham vấn đã hoàn tất.
Thời điểm ra văn bản này xảy ra trước chuyến thăm của ông Trọng, nhưng sau cuộc gặp giữa hai thủ tướng Việt-Lào, trong đó ông Dũng "chân thành cám ơn phía Lào" đã tạm ngừng việc xây đập, mà ông cho là "thông báo hết sức quan trọng và đầy nghĩa tình của Đảng và Chính phủ Lào anh em".
Ông Dũng cũng được dẫn lời cho rằng "điều này thể hiện sự hợp tác và quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ Lào đối với đề nghị của Việt Nam".
Trước đó, Việt Nam cùng một số nước trong khu vực đã lên tiếng phản đối việc xây đập Xayabury, mà họ cho là hết sức bất lợi cho các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong.
Việt Nam cũng đề xuất một thời hạn tạm ngừng để tiếp tục nghiên cứu là 10 năm.
-Nhà thầu xây đập Sayabouri lên tiếng (24/04/2011)
- Nhà thầu xây dựng lớn thứ 2 ở Thái Lan đang chuẩn bị và hy vọng có thể tiếp tục công việc dang dở của họ tại khu vực xây dựng đập Sayabouri trong thời gian ngắn tới.
Ch Karnchang (CK) cũng hy vọng họ sẽ ký được hợp đồng mua bán điện từ dự án trị giá 110 tỷ baht này của Chính phủ Lào trong vòng 30 ngày tới.
Giám đốc điều hành của CK, Plew Trivisvavet, nói trong cuộc họp thường niên của công ty hôm 22/4: "Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được thông báo chính thức từ phía chính phủ Lào trong vòng 1-2 tuần tới".
Đoàn xe của CK tại khu vực xây dựng đập Xayaburi.
Tờ Bangkok Post cho biết, trong cuộc họp tại Bangkok, ông Plew cho rằng, Chính phủ Lào đã quyết định sẽ tiếp tục dự án.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Lào trong cuộc họp với Ủy hội sông Mekong (MRC) đã thừa nhận có trao đổi về vấn đề này với CK và công ty này khẳng định vấn đề môi trường đã được họ tính tới trong quá trình họ thiết kế con đập.
TIN LIÊN QUAN
Một ủy ban Quốc hội Thái Lan phản đối xây đập Sayabouri
Thái Lan tiếp tục thúc đẩy kế hoạch mua điện từ Sayabouri
Các hãng tin phương Tây: "Lào hoãn quyết định xây đập Sayabouri"
VUSTA tọa đàm trước ngày quyết định số phận đập Sayabouri
Cận cảnh công trường xây đập Sayabouri
Lào khởi công xây đập Sayabouri bất chấp dư luận?
Giới bảo vệ môi trường bất bình về việc xây đập Sayabouri
Nhưng theo lời Plew Trivisvavet, công ty CK còn đang "nhắm tới việc ký kết hợp đồng mua bán điện và hợp đồng xây dựng trị giá 76 tỷ baht, cũng như các thỏa thuận vay ngân hàng để tài trợ cho dự án, trong vòng 30 ngày tới".
Trước đó, báo giới Thái Lan cũng đã đưa tin và hình ảnh cho thấy những đoàn xe tải của CK và công nhân lao động đã được đưa tới làm việc tại khu vực xây đập Sayabouri mặc dù dự án chưa được phê duyệt chính thức.
Ông Plew thừa nhận công trình xây dựng tuyến đường bộ tại khu vực xây đập, nằm cách Luang Prabang 80km, đã được khởi công. Ông cũng tiết lộ thêm rằng CK sẽ xây dựng một thị trấn mới cho người dân trong khu vực phải di tản, trong đó có trường học và bệnh viện.
Dự án sẽ trích 8 tỷ baht để phục vụ các hoạt động giúp giảm thiểu tác động tới môi trường do con đập được xây lên. Ông Plew khẳng định, "ngoài cá, thiết kế của đập cũng sẽ giúp làm giảm thiểu tác động tới các thành phần khác của môi trường như rừng. Và tiền cũng sẽ giành cho việc cải thiện sức khỏe của người dân địa phương".
Plew cũng tuyên bố người dân sống gần con đập đã được bồi thường 450 baht để di tản.
Trước đó, ngày 22/4, tờ Bangkok Post dẫn lời Nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ Watchara Phethong cho biết Ủy ban về vấn đề phát triển chính trị, truyền thông đại chúng và sự tham gia của công chúng, vốn thuộc Quốc hội Thái Lan, đã lên tiếng phản đối dự án xây dựng đập thủy điện Sayabouri, do đập này sẽ tác động tiêu cực đến cư dân và môi trường dọc hai bờ sông Mekong.
Ủy ban trên muốn Chính phủ Thái Lan trình kế hoạch mua điện từ dự án đó để các nghị sỹ xem xét, đồng thời sẽ điều tra vai trò của Ngân hàng Krung Thai trong việc cấp vốn vay cho Ch Karnchang – nhà thầu của dự án kể trên.
Nhiều người dân Thái Lan cũng đã gửi kiến nghị phản đối kế hoạch xây dựng đập thủy điện Sayabouri và lên án công ty Thái Lan đầu tư vào thủy điện này.
Nguyễn Hường (Theo Bangkok Post)-
– AusAid backs Laos dam decision (smh)- Xây đập Xayaburi: Báo The Nation vạch rõ “kẻ đồng lõa” (tt 22/04) TT - Báo The Nation ngày 21-4 cảnh báo khi viết: “Là một trong những cổ đông chính đằng sau việc cung cấp tài chính và đề xuất xây dựng dự án đập Xayaburi, Thái Lan đang là kẻ đồng lõa của kế hoạch gây tranh cãi này nên không thể xem đó là việc của Lào”.-Chưa quyết định số phận đập thủy điện ở Lào anhbasam- Bất đồng xung quanh việc xây đập thủy điện trên sông Mê Kông — (RFI).
-Tin "Lào hoãn xây đập Xayaburi" là không đúng
Thứ Tư, 20/04/2011 11:40
(NLĐO) - Trả lời riêng Báo Người Lao Động, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông, khẳng định như vậy.
Về việc “Lào hoãn xây đập Xayaburi” như một số hãng thông tấn phương Tây đã đưa tin vào ngày 19-4, trả lời riêng Báo Người Lao Động vào ngày 20-4 qua e-mail, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông (MRCS) khẳng định “thông tin trên là không chính xác, Lào không hoãn quyết định thực hiện dự án đập Xayaburi”.
Ngư dân Campuchia đánh bắt cá trên dòng Mê Kông. Ảnh: AP
MRCS cho biết thêm tại cuộc họp đặc biệt của Ủy ban Liên hiệp Ủy hội sông Mê Kông (MRC-JC) tại Vientiane - Lào ngày 19-4, các nước thành viên MRC đã không tìm được tiếng nói chung về tiến trình tham vấn trước (prior consultation) đối với dự án Xayaburi.
Chẳng hạn, Việt Nam đề xuất hoãn thực hiện 10 năm đối với toàn bộ các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, kể cả Xayaburi (tổng cộng 12 dự án - NV). Campuchia và Thái Lan yêu cầu gia hạn thời gian tham vấn vì còn những thiếu sót cần được làm rõ. Trong khi đó, phía Lào cho rằng tiến trình tham vấn trước đã kết thúc khi họ đã hoàn tất yêu cầu của MRC là đưa dự án ra tham vấn trong hạn định 6 tháng.
Vì chưa thể đi đến kết luận chung, các thành viên MRC cùng quyết định trình vấn đề lên cấp bộ trưởng (ministerial level) để giải quyết.
Theo quy chế hoạt động của MRC, cấp bộ trưởng được gọi là Hội đồng MRC. Hội đồng này họp một lần mỗi năm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hội đồng có thể yêu cầu thêm phiên họp đặc biệt để giải quyết. Hội đồng MRC thường họp vào tháng 10 hoặc tháng 11 hằng năm.
Việc xây các đập thủy điện đầu nguồn Mê Kông đã làm giảm sản lượng thủy sản trên sông này. Trong ảnh: Ngư dân Campuchia bủa lưới trên dòng Mê Kông. Ảnh: AP
D.Quang
-Mekong river dam decision delayed (FT 19-4-11)Lào tuyên bố hoãn quyết định xây đập thủy điện Xayaburi (Dân trí) - Lào hôm nay tuyên bố sẽ hoãn quyết định xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mekong, một công trình mà tác động đến môi trường của nó gây nhiều quan ngại. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp hôm nay 19/4 tại Viêng Chăn giữa các giới chức từ ...
Uỷ hội sông Mekong Quốc tế nhóm họpĐài Truyền Hình Việt Nam
Xây đập Xayabury: Nhiều bằng chứng rủi roNgười Lao Động
Phiên họp đặc biệt về dự án đập Xayaburi của VUSTAĐài Á Châu Tự Do
VNExpress -RFI -Thanh Niên
- - No Accord on Mekong Dam(New York Times)
- Thủy điện chưa hẳn là nguồn năng lượng xanh — (RFI). – Phiên họp đặc biệt về dự án đập Xayaburi của VUSTA — (RFA). – Campuchia phản đối Lào xây đập Xayaburi — (RFA). – Trần Phong: Đập Xayaburi và ‘tình anh em’ Việt Lào — (BBC). – Lào đối đầu với các nước láng giềng về đập xây trên sông Mekong (VOA). – Chưa rõ số phận đập Xayaburi (Người LĐ) “…các bên đã không tìm được tiếng nói đồng thuận về dự án này nên đã đi đến quyết định: Trình vụ việc lên cấp cao hơn – cấp bộ trưởng – để tiếp tục giải quyết”. – WWF: Ủy ban sông Mê Kông đã thể hiện rõ trọng trách của mình (DVT). – Dựng đập trên sông: Ai được ai mất? (VNN).
VIỆT - LÀO - THỦY ĐIỆN: Lào tuyên bố hoãn quyết định xây đập thủy điện Xayaburi (RFI)-Lào tuyên bố sẽ hoãn quyết định xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mêkông, một công trình mà tác động đến môi trường gây nhiều quan ngại. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp hôm nay 19/4 tại Viêng Chăn giữa các giới chức từ Thái Lan, Cam Bốt, Lào và Việt Nam, tức là bốn nước thuộc Ủy hội sông Mêkông, để thảo luận về đập thủy điện Xayaburi ở miền Bắc nước Lào.
Dự án này có chi phí 3,8 tỷ đôla và theo dự trù sẽ có công suất 1.620 megawatt. Đây là đập đầu tiên trong tổng cộng 11 đập sẽ được xây trên hạ lưu sông Mêkông.
Theo bản thông cáo của Ủy hội sông Mêkông sau cuộc họp, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã tỏ vẻ lo ngại vì thấy chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động đến môi trường của đập thủy điện nói trên, trong khi Lào thì cho rằng không cần phải tham khảo thêm ý kiến.
Riêng Việt Nam đặc biệt bày tỏ « những mối quan ngại sâu sắc và nghiêm trọng » về việc thiếu những kiểm định thích ứng, kêu gọi phải ngưng mọi dự án đập thủy điện trên nhánh chính ở hạ lưu sông Mêkông trong ít nhất là 10 năm.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cũng đã cho biết là Việt Nam « Mong muốn các quốc gia có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng tổng thể những tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông trước khi đưa ra quyết định triển khai xây dựng các công trình này. ».
Nhưng mặc dù Lào tuyên bố hoãn quyết định xây đập Xayaburi, trước cuộc họp hôm nay, báo chí chính thức của Lào đã nhấn mạnh là dự án này sẽ nhanh chóng được khởi công, nói rằng chính phủ Lào « có đầy đủ quyền để quyết định có nên xây đập Xuyaburi hay không ». Theo tờ Vientiane Times, con đường dẫn đến khu vực đập thủy điện đã được xây xong. Tờ Bangkok Post chủ nhật vừa qua cũng loan tin là dự án dường như đã được bắt đầu được tiến hành từ nhiều tháng trước.
Vấn đề xây đập Xayaburi như vậy là sẽ được tiếp tục xem xét ở cấp bộ trưởng, trong một cuộc họp vào cuối năm nay.Theo nhận định của hãng tin AP, tuy đúng là theo quy định của Ủy hội sông Mêkông, Lào hoàn toàn có quyền xây đập Xayaburi, cho dù ba nước thành viên kia không đồng ý, nhưng chính phủ Viêng Chăn dường như muốn được sự ủng hộ của các nước láng giềng trước khi tiến hành, nhất là của Việt Nam, đối tác thương mại quan trọng và là quốc gia bảo trợ Lào về mặt chính trị.
Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã WWF cùng hàng trăm tổ chức phi chính phủ cũng đã kêu gọi tạm ngưng xây dựng trong 10 năm toàn bộ các đập thủy điện ở hạ lưu sông Mêkông. Theo các chuyên gia môi trường, việc xây đập Xayaburi sẽ tác hại đến nguồn cá ở khu vực này, gây ra những hậu quả tai hại cho nguồn cung cấp lương thực cho hàng triệu người. Theo Ủy hội sông Mêkông, hơn 60 triệu dân ở bốn nước sống phụ thuộc vào con sông về mặt giao thông, lương thực và các hoạt động kinh tế.
-Chưa ra phán quyết về đập Sayabouri (Bee)-Số phận đập Sayabouri sẽ được quyết định trong một cuộc họp cấp quốc gia.Theo bản thông cáo của Ủy hội sông Mêkông sau cuộc họp, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã tỏ vẻ lo ngại vì thấy chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động đến môi trường của đập thủy điện nói trên, trong khi Lào thì cho rằng không cần phải tham khảo thêm ý kiến.
Riêng Việt Nam đặc biệt bày tỏ « những mối quan ngại sâu sắc và nghiêm trọng » về việc thiếu những kiểm định thích ứng, kêu gọi phải ngưng mọi dự án đập thủy điện trên nhánh chính ở hạ lưu sông Mêkông trong ít nhất là 10 năm.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cũng đã cho biết là Việt Nam « Mong muốn các quốc gia có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng tổng thể những tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông trước khi đưa ra quyết định triển khai xây dựng các công trình này. ».
Nhưng mặc dù Lào tuyên bố hoãn quyết định xây đập Xayaburi, trước cuộc họp hôm nay, báo chí chính thức của Lào đã nhấn mạnh là dự án này sẽ nhanh chóng được khởi công, nói rằng chính phủ Lào « có đầy đủ quyền để quyết định có nên xây đập Xuyaburi hay không ». Theo tờ Vientiane Times, con đường dẫn đến khu vực đập thủy điện đã được xây xong. Tờ Bangkok Post chủ nhật vừa qua cũng loan tin là dự án dường như đã được bắt đầu được tiến hành từ nhiều tháng trước.
Vấn đề xây đập Xayaburi như vậy là sẽ được tiếp tục xem xét ở cấp bộ trưởng, trong một cuộc họp vào cuối năm nay.Theo nhận định của hãng tin AP, tuy đúng là theo quy định của Ủy hội sông Mêkông, Lào hoàn toàn có quyền xây đập Xayaburi, cho dù ba nước thành viên kia không đồng ý, nhưng chính phủ Viêng Chăn dường như muốn được sự ủng hộ của các nước láng giềng trước khi tiến hành, nhất là của Việt Nam, đối tác thương mại quan trọng và là quốc gia bảo trợ Lào về mặt chính trị.
Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã WWF cùng hàng trăm tổ chức phi chính phủ cũng đã kêu gọi tạm ngưng xây dựng trong 10 năm toàn bộ các đập thủy điện ở hạ lưu sông Mêkông. Theo các chuyên gia môi trường, việc xây đập Xayaburi sẽ tác hại đến nguồn cá ở khu vực này, gây ra những hậu quả tai hại cho nguồn cung cấp lương thực cho hàng triệu người. Theo Ủy hội sông Mêkông, hơn 60 triệu dân ở bốn nước sống phụ thuộc vào con sông về mặt giao thông, lương thực và các hoạt động kinh tế.
-Đập Xayaburi: 'Cục pin châu Á' hay hạt giống xung đột?
--Đập Xayaburi đe dọa 20 triệu dân hạ lưu -Vietnam calls for more research on Mekong dam planned in Laos DPA- Đập thủy điện Xayaburi và trách nhiệm xã hội (TVN) -Trên đời này, không có việc gì là không thể, bởi vậy khi thích hợp, cần thiết phải có tiếng nói ở cấp Chính phủ về dự án thủy điện Xayaburi. Đối với các ngành chức năng, việc chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp thích ứng, đối phó với các tác động từ thượng lưu vì cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết cả trước mắt và lâu dài.
. – Xây đập Xayaburi: Bước hủy diệt dòng Cửu Long! (PLTP). - “Phát đại bác khai hỏa”trên sông Mekong(SGTT).--Đập Xayaburi đe dọa 20 triệu dân hạ lưu -Vietnam calls for more research on Mekong dam planned in Laos DPA- Đập thủy điện Xayaburi và trách nhiệm xã hội (TVN) -Trên đời này, không có việc gì là không thể, bởi vậy khi thích hợp, cần thiết phải có tiếng nói ở cấp Chính phủ về dự án thủy điện Xayaburi. Đối với các ngành chức năng, việc chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp thích ứng, đối phó với các tác động từ thượng lưu vì cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết cả trước mắt và lâu dài.
SGTT.VN - Nhận định về việc Lào có thể khởi công đập thủy điện Xayaburi vào ngày 19.4.2011, có ý kiến cho rằng: việc xây đập Xayaburi sẽ là “phát đại bác khai hỏa”, gây tổn thất không thể bù đắp được với sông Mekong.
– Tiền lệ nguy hiểm (Người LĐ) “khi Xayaburi được xây dựng chẳng khác nào các vùng hạ lưu, đặc biệt là ĐBSCL của Việt Nam, nhận lãnh những tác động nghiêm trọng về môi sinh. Đáng lo hơn là điều này sẽ tạo nên tiền lệ cực kỳ nguy hiểm, vì ngoài Xayaburi còn có 11 dự án đập thủy điện khác trên dòng chính Mê Kông đang ngấp nghé”. – Xây Đập ở Lào làm giới bảo vệ môi trường phẫn nộ (VOA). – Dân Thái phản đối Lào xây đập thủy điện Xaraburi — (RFA). - Đập bên Lào:Đập Xayaburi: 'Cục pin châu Á' hay hạt giống xung đột? (VNN 18-4-11) -- “Phát đại bác khai hỏa"trên sông Mekong (SGTT 18-4-11) --- Decision Looms for Laos Dam, but Impact Is Unclear (NYT 17-4-11)
-BNG Việt Nam nói về việc Lào xây đập Sayabouri
Ngày 18/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói, là một nước nằm ven sông Mekong, Việt Nam mong muốn các quốc gia có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng tổng thể những tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong trước khi đưa ra quyết định triển khai xây dựng các công trình này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mekong trong đó có đập Sayabouri, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định, sông Mekong là một dòng sông quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các nước ven sông.
Các quốc gia ven sông cần hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác và sử dụng công bằng và hợp lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước dòng sông Mekong nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của toàn bộ lưu vực sông Mekong và mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia ven sông và người dân sinh sống tại khu vực này./.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mekong trong đó có đập Sayabouri, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định, sông Mekong là một dòng sông quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các nước ven sông.
Các quốc gia ven sông cần hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác và sử dụng công bằng và hợp lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước dòng sông Mekong nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của toàn bộ lưu vực sông Mekong và mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia ven sông và người dân sinh sống tại khu vực này./.
(TTXVN/Vietnam+)
- VN muốn Lào hoãn xây đập một thập niên BBC-Ủy hội Sông Mekong họp bàn về dự án đập thủy điện gây nhiều tranh cãi tại Lào.
Ủy hội sông Mekong (MRC), với các thành viên Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào, sẽ nhóm họp vào hôm thứ Ba 19/04 tại Vientiane để bàn cách xử lý dự án đập thủy điện Xayaburi mà Bấm Lào dường như đang triển khai.
Dự án vốn gây nhiều tranh cãi đang trở thành phép thử về quyết định có thể xem là lớn nhất của MRC, ủy hội được lập ra năm 1995 để chia sẻ tài nguyên con sông quan trọng nhất đông nam Á.Theo thỏa thuận ký năm 1995, bốn nước thành viên MRC nhất trí tham vấn lẫn nhau khi mỗi nước lên kế hoạch xây đập.
Thỏa thuận không có tính ràng buộc này có nghĩa rằng không nước nào có thể phủ quyết các kế hoạch của những nước khác.
Trung Quốc, quốc gia không tham gia MRC, đã xây ba con đập tại một số khúc ở thượng nguồn Mekong nằm ngoài Đông Nam Á, bất chấp lời phản đối từ chính phủ tại các nước ở hạ nguồn, Bấm The Wall Street Journal đưa tin trong bài báo ngày 18/04.
Nếu không có phù sa do xây đập thì nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng, chưa kể xói lở bờ sông và vùng ven biển đồng bằng
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ
Nhu cầu dùng điện của hai quốc gia này dự kiến sẽ tăng 6%-7% vào năm 2025 và cả hai nước đều chưa có nhà máy điện hạt nhân.
Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của cả Thái Lan và Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ngưng trệ do biến cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản gần đây.
Và điều đó có nghĩa là thủy điện đã, đang và sẽ vẫn là giải pháp dễ thực hiện.
Thái Lan, nơi dự kiến sẽ mua đa phần điện của dự án đập Xayaburi, đang tìm hậu thuẫn quốc tế để bật đèn xanh cho dự án đập thủy điện Xayaburi.
Báo Thái Lan đưa tin có công ty nước họ tham gia xây thủy điện Xayaburi mà chi phí lên tới 3,5 tỷ đô la Mỹ.
Cùng lúc, một biên tập viên của BBC Tiếng Trung tại London cho hay rằng trong khoản tiền lớn mà Lào bỏ ra để xây đập một phần nhiều "chắc chắn là đến từ Trung Quốc".
Trước đó, dự án xây đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở đầu nguồn Mekong của Trung Quốc có có công suất 1750 MW đã bị nhiều chỉ trích từ giới bảo vệ môi sinh
'Ảnh hưởng lớn'
Trong khi đó Việt Nam muốn trì hoãn dự án này khoảng 10 năm để có đánh giá đúng mức về tác động theo như lời Tiến sĩ Lê Anh Tuấn từ khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên của Đại Học Cần Thơ.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ ngày 18/04, Tiến sĩ Tuấn mô tả ảnh hưởng về môi trường đối với các loài cá nước ngọt, phù sa là rất nhiều.
“Hầu hết các loài cá trên sông Mekong là cá di cư, tới mùa sinh sản cá di cư từ hạ lưu lên thượng lưu, và việc xây đập có nghĩa là làm cản trở cho môi trường sống của các loài cá và có thể dẫn tới tiệt chủng”.
“Đồng bằng sông Mekong sống phần lớn nhờ vào phù sa, và nếu không có phù sa thì nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng, chưa kể xói lở bờ sông và vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”, Tiến sĩ Tuấn nói.
Bấm Jonathan Watts, phóng viên môi trường Châu Á của báo Anh The Guardian hôm 18/04 viết trên blog rằng liên minh gồm 263 tổ chức phi chính phủ (NGO) đã gửi một thư chung tới thủ tướng Lào Thongsing Thammavong thúc giục ông bỏ dự án nhưng không nhận được phản hồi nào.
Phóng viên này nói là họ nên gửi thư tới thủ tướng Thái Lan, là nước được hưởng lợi nhiều nhất nếu dự án được triển khai, thay vì gửi cho thủ tướng Lào.
Một nghiên cứu do MRC thực hiện được công bố vào năm ngoái nói rằng các con đập nếu được xây sẽ “làm tổn hại cơ bản về mức trù phú, đa dạng của khả năng sinh sản tài nguyên cá” làm ảnh hưởng tới hàng triệu người và gây tổn hại tới hoạt động canh tác cũng như đe dọa nguồn lương thực.
Xem thêm: Bấm Chuyên đề của BBC về dòng Mekong
-- Cam go “cuộc chiến nguồn nước: Hầu hết thủy điện chưa được cấp phép (Dân Việt).
SÔNG MÊKÔNG
Ngày 19/04/2011, các nước hạ nguồn sông Mêkông mới họp lại để quyết định chính thức về dự án của Lào muốn xây đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính của con sông. Thế nhưng, nhật báo Thái Lan Bangkok Post số ra chủ nhật 17/04 vừa tiết lộ : chính quyền Viêng Chăn đã cho tiến hành công việc xây dựng từ cách nay năm tháng, bất chấp dư luận phản đối.
Phóng viên của báo Bangkok Post trong tuần qua đã lặn lội đến khu vực ở vùng Thượng Lào, nơi con đập sẽ được xây dựng, và đã phát hiện ra cả một công trường xây dựng rầm rộ nhằm mở rộng một con đường trải nhựa dài 30 km dẫn đến Xayaburi, nằm cách cố đô Luang Prabang của Lào 150 km về phía bắc.
Nhà báo Thái Lan ghi nhận sự hiện diện của hàng chục chiếc xe xúc đất (xáng cuốc) và xe tải gần làng Ban Nara, cách địa điểm xây đập khoảng 10 km, bên trên có logo và tên tập đoàn xây dựng Thái Lan Ch Karnchang, công ty hợp tác với chính quyền Lào trong công trình xây dựng con đập Xayaburi.
Tại nơi này còn có cả một trại lao động lớn, với máy móc thiết bị hạng nặng, bồn chứa nhiên liệu, máy trộn bê tông, thậm chí có cả các quầy hàng thực phẩm và cửa hiệu tạp hóa. Cổng vào trại này có trạm kiểm soát treo biển “công trường xây dựng”. Một công nhân cho biết là họ được lệnh phải hoàn tất công việc làm đường trước mùa mưa.
Song song với việc chuẩn bị đường xá, chính quyền Lào cũng bắt đầu cho di dời dân sinh sống trong khu vực đi nơi khác. Cư dân ở gần địa điểm xây đập cho phóng viên Bangkok Post biết là được bồi thường khoảng 15 đô la để di chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, người từ các nơi khác trên lãnh thổ Lào cũng bắt đầu đổ về khu vực công trường này, hoặc để mở hàng quán buôn bán, hoặc để tìm việc.
Trên nguyên tắc, tiến trình tham vấn kéo dài 6 tháng, việc Viêng Chăn cấp tốc cho khởi động công trình như kể trên chứng tỏ rằng chính quyền Lào ngay từ đầu đã quyết định phớt lờ các ý kiến phản đối.
Dư luận phản đối đã xuất hiện ngay từ khi 11 con đập trên dòng chính sông Mêkông ở dưới hạ nguồn được dự trù, và đã càng ngày càng mạnh khi gần đến lúc Ủy hội Sông Mêkông phải ra quyết định về con đập đầu tiên là Xayaburi, với cuộc họp đúc kết tiến trình tham vấn tại 4 nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan sẽ mở ra vào ngày 19/04 tới đây.
Các tổ chức phi chính phủ là thành phần đi đầu trong phong trào quyết liệt phản đối dự án Xayaburi, xuất phát từ mối lo ngại về nguy cơ con đập trên dòng chính sẽ gây ra những tổn hại vĩnh viễn cho môi trường cũng như đời sống của hàng triệu cư dân vùng hạ lưu của sông Mêkông.
Gần đây nhất, ngày 14/04, Quỹ Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên WWF đã cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đập Xayaburi, mà Lào mới công bố để biện minh cho quyết đinh xây đập, vừa không không đầy đủ, vừa thấp hơn rất nhiều so với chuẩn mực quốc tế của các công trình nghiên cứu loại này
Trước đó, WWF cùng với 263 tổ chức phi chính phủ trên thế giới và trong khu vực, cũng đã kêu gọi tạm hoãn xây đập trong vòng 10 năm trên dòng chính sông Mêkông, chờ đến khi đánh giá được đầy đủ các tác động của đập thủy điện, trong đó có đập Xayaburi, đối với môi trường và đời sống cư dân toàn vùng.
Ở cấp quốc gia, Cam Bốt và nhất là Việt Nam, cũng đã lên tiếng phản đối đề án Xayaburi, yêu cầu tạm ngừng để xem xét tác động một cách thấu đáo trước khi tiến hành. Các nhà tài trợ cho các nước hạ nguồn sông Mêkông, từ Úc cho tới Mỹ, cũng không tán đồng.
Ngày 14/04 vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng đã bày tỏ thái độ quan ngại trước nguy cơ đập Xayaburi được xây dựng. Theo ông : “Đây là một tiền lệ nguy hiểm và tai hại vì can hệ đến môi trường vùng Đông Nam Á”.
Thông tin được báo Bangkok Post tiết lộ hôm nay, đã khiến cho giới quan sát bi quan về khả năng chính quyền Lào cũng như các thế lực kinh tế Thái Lan đứng phía sau đề án Xayaburi, chiều theo các ý kiến phản biện. Vấn đề là Viêng Chăn sẽ phải trả giá chính trị ra sao khi phớt lờ những lời can gián.
- -Lào xây đập ở Mekong bất chấp có phản đối BBC-Lào khởi công xây đập thủy điện ở hạ lưu Mekong bất chấp phản đối từ Việt Nam và Campuchia. -Lào lẳng lặng xây dựng đập trên sông Mêkông (RFA)-Trong khi đó tin cho biết Lào đã lẳng lặng cho khởi sự công tác xây dựng con đập đầu tiên trên hạ nguồn sông Mêkông, ngay cả trước kỳ họp của bốn quốc gia để đưa ra quyết định về dự án, khiến gây ra làn sóng chỉ trích từ đồng minh thân cận là Việt Nam cho đến thượng nghị sĩ Jim Webb của Hoa Kỳ.Nhà báo Thái Lan ghi nhận sự hiện diện của hàng chục chiếc xe xúc đất (xáng cuốc) và xe tải gần làng Ban Nara, cách địa điểm xây đập khoảng 10 km, bên trên có logo và tên tập đoàn xây dựng Thái Lan Ch Karnchang, công ty hợp tác với chính quyền Lào trong công trình xây dựng con đập Xayaburi.
Tại nơi này còn có cả một trại lao động lớn, với máy móc thiết bị hạng nặng, bồn chứa nhiên liệu, máy trộn bê tông, thậm chí có cả các quầy hàng thực phẩm và cửa hiệu tạp hóa. Cổng vào trại này có trạm kiểm soát treo biển “công trường xây dựng”. Một công nhân cho biết là họ được lệnh phải hoàn tất công việc làm đường trước mùa mưa.
Song song với việc chuẩn bị đường xá, chính quyền Lào cũng bắt đầu cho di dời dân sinh sống trong khu vực đi nơi khác. Cư dân ở gần địa điểm xây đập cho phóng viên Bangkok Post biết là được bồi thường khoảng 15 đô la để di chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, người từ các nơi khác trên lãnh thổ Lào cũng bắt đầu đổ về khu vực công trường này, hoặc để mở hàng quán buôn bán, hoặc để tìm việc.
Công trường đã khởi sự từ cách đây 5 tháng
Theo dân chúng sinh sống trong vùng, công việc mở đường đã bắt đầu từ 5 tháng trước đây. Như vậy là chính quyền Lào đã cho khởi động công trình xây đập vỏn vẹn một tháng sau khi chuyển giao cho Ủy hội Sông Mêkông các tài liệu cần thiết để tham khảo ý kiến về dự án này.Trên nguyên tắc, tiến trình tham vấn kéo dài 6 tháng, việc Viêng Chăn cấp tốc cho khởi động công trình như kể trên chứng tỏ rằng chính quyền Lào ngay từ đầu đã quyết định phớt lờ các ý kiến phản đối.
Dư luận phản đối đã xuất hiện ngay từ khi 11 con đập trên dòng chính sông Mêkông ở dưới hạ nguồn được dự trù, và đã càng ngày càng mạnh khi gần đến lúc Ủy hội Sông Mêkông phải ra quyết định về con đập đầu tiên là Xayaburi, với cuộc họp đúc kết tiến trình tham vấn tại 4 nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan sẽ mở ra vào ngày 19/04 tới đây.
Các tổ chức phi chính phủ là thành phần đi đầu trong phong trào quyết liệt phản đối dự án Xayaburi, xuất phát từ mối lo ngại về nguy cơ con đập trên dòng chính sẽ gây ra những tổn hại vĩnh viễn cho môi trường cũng như đời sống của hàng triệu cư dân vùng hạ lưu của sông Mêkông.
Gần đây nhất, ngày 14/04, Quỹ Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên WWF đã cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đập Xayaburi, mà Lào mới công bố để biện minh cho quyết đinh xây đập, vừa không không đầy đủ, vừa thấp hơn rất nhiều so với chuẩn mực quốc tế của các công trình nghiên cứu loại này
Trước đó, WWF cùng với 263 tổ chức phi chính phủ trên thế giới và trong khu vực, cũng đã kêu gọi tạm hoãn xây đập trong vòng 10 năm trên dòng chính sông Mêkông, chờ đến khi đánh giá được đầy đủ các tác động của đập thủy điện, trong đó có đập Xayaburi, đối với môi trường và đời sống cư dân toàn vùng.
Ở cấp quốc gia, Cam Bốt và nhất là Việt Nam, cũng đã lên tiếng phản đối đề án Xayaburi, yêu cầu tạm ngừng để xem xét tác động một cách thấu đáo trước khi tiến hành. Các nhà tài trợ cho các nước hạ nguồn sông Mêkông, từ Úc cho tới Mỹ, cũng không tán đồng.
Ngày 14/04 vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng đã bày tỏ thái độ quan ngại trước nguy cơ đập Xayaburi được xây dựng. Theo ông : “Đây là một tiền lệ nguy hiểm và tai hại vì can hệ đến môi trường vùng Đông Nam Á”.
Thông tin được báo Bangkok Post tiết lộ hôm nay, đã khiến cho giới quan sát bi quan về khả năng chính quyền Lào cũng như các thế lực kinh tế Thái Lan đứng phía sau đề án Xayaburi, chiều theo các ý kiến phản biện. Vấn đề là Viêng Chăn sẽ phải trả giá chính trị ra sao khi phớt lờ những lời can gián.