Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Moody's vẫn đánh giá 'tiêu cực' về kinh tế VN

-Moody's vẫn đánh giá 'tiêu cực' về kinh tế VN
Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's nói đánh giá tiêu cực về kinh tế Việt Nam của hãng này bắt nguồn từ sự bất trắc của cán cân thanh toán.
Moody's Investors Service Inc. nói trong một báo cáo ra hôm thứ Tư 20/04 rằng Việt Nam chưa có thay đổi gì sau các biện pháp thắt chặt kiểm soát nhằm giảm áp lực lạm phát và bình ổn tỷ giá hối đoái.
Hãng này cũng cảnh báo rằng chỉ số khả tín dành cho Việt Nam có thể còn tụt nữa nếu như dự trữ ngoại tệ của Hà Nội tiếp tục bị sụt giảm.
Một số nguồn ước tính dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn 12,2 tỷ đôla vào cuối năm 2010, so với đỉnh điểm hồi tháng Hai 2008 là 25,8 tỷ.

Vào tháng 12 năm ngoái, Moody's đã hạ mức tín nhiệm đối với nợ nước ngoài của Việt Nam từ Ba3 xuống B1 vì các lý do như khủng hoảng cán cân thanh toán, áp lực phá giá tiền đồng và lạm phát tăng nhanh.
Tin cho hay, chỉ số CPI tức tỷ lệ lạm phát tại đô thị lớn nhất Việt Nam - TP Hồ Chí Minh, vào tháng 4/2011 lên tới gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chưa có giải pháp

Trong báo cáo của mình, Moody's nói Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm cách cân bằng tăng trưởng kinh tế với ổn định vĩ mô, trong khi "chính sách đưa ra trong những năm qua đã góp phần trực tiếp tăng áp lực khiến kinh tế quá nóng, dẫn tới lạm phát cao và sút giảm khả năng thanh toán nợ nước ngoài".
Hiện vẫn chưa rõ liệu việc thắt lưng buộc bụng trong năm nay của chính phủ Việt Nam có phải là thái độ từ bỏ hệ thống chính sách cũ, hay chỉ là một chương mới của các chuỗi hành động nhất thời vốn đã tạo ra mất cân bằng trong nền kinh tế.
Moody's
Mới đây chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xem lại chính sách kinh tế lâu nay chỉ coi trọng tăng trưởng và đưa ra một loạt các biện pháp để khắc phục sự mất cân bằng của nền kinh tế và giảm lạm phát.
Chỉ số CPI toàn quốc trong tháng Ba tăng 13,89% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 2/2009 và khiến cho mục tiêu giữ lạm phát cả năm dưới 7% trong năm nay dường như khó có thể thực hiện được.
Chính phủ đang chủ trương siết chặt chính sách tài chính-tiền tệ thông qua các biện pháp giảm đầu tư công và khắc phục thâm hụt ngân sách, tái cân bằng thương mại... Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng sẽ được giảm trong khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cho vay vài lần trong thời gian qua.
Bên cạnh các chính sách tích cực đó, chính phủ lại cũng công bố một loạt quyết định có nguy cơ tăng lạm phát như tăng giá điện và xăng dầu cùng với điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Các động thái trên khiến Moody's bình luận: "Hiện vẫn chưa rõ liệu việc thắt lưng buộc bụng trong năm nay của chính phủ Việt Nam có phải là thái độ từ bỏ hệ thống chính sách cũ, hay chỉ là một chương mới của các chuỗi hành động phản ứng nhất thời vốn đã tạo ra mất cân bằng trong nền kinh tế".

--VN tăng mức thâm hụt thương mại từ 1.15 tỷ lên 1,41 tỷ đôla (VOA)-Việt Nam đã điều chỉnh số liệu về mức thâm hụt thương mại trong tháng ba từ 1,15 tỷ đôla lên 1,41 tỷ đôla. Theo hãng tin Reuters, số liệu mới này đã đưa tổng mức thâm hụt thương mại trong 3 tháng đầu năm 2011 của Việt Nam lên 3,5 tỷ đôla thay vì 3,02 tỷ đôla theo ước tính của Tổng cục Thống kê hồi tháng trước. Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam trong cùng kỳ năm ngoái là 3,43 tỷ đôla. 

-Moody's: Viễn cảnh tiêu cực về Việt Nam phản ánh sự bất ổn định (VOA) Hãng đánh giá tín dụng Moody's Investors Service Inc. cho hay viễn cảnh tiêu cực của họ về Việt Nam phản ánh sự bất ổn định của cán cân thanh toán.
Hãng đánh giá tín nhiệm này cũng cảnh báo rằng thứ hạng của Việt Nam có thể tiếp tục tụt bậc nếu dự trữ ngoại hối quốc gia, vốn đang ở mức thấp, tiếp tục giảm thêm. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức 12,2 tỷ đôla vào cuối năm 2010 so với mức 25,8 tỷ đôla hồi tháng 2 năm 2008.Theo hãng tin Reuters, hồi tháng 12 năm ngoái, Moody's đã giảm bậc tín nhiệm về nợ của chính phủ Việt Nam từ mức Ba3 xuống B1 vì nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, áp lực giảm giá tiền đồng và lạm phát tăng cao.
Trong phúc trình công bố hôm thứ Tư, Moody's cho rằng Việt Nam đã phải chật vật để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với sự ổn định về kinh tế vĩ mô.
Báo cáo nhận định thêm rằng “việc điều tiết chính sách trong những năm qua đã trực tiếp góp phần tạo áp lực quá nóng dẫn đến kết quả là tình trạng lạm phát cao và làm suy giảm khả năng thanh toán quốc tế”.
Chính phủ Việt Nam trước đó cho biết họ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và tài chính bằng cách giảm bớt các dự án đầu tư công và giảm thâm hụt ngân sách, tăng cường sản xuất trong nước và cân bằng lại cán cân thương mại.
Chính phủ cũng hạ giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng và nhiều lần tăng các mức lãi suất chính trong vài tháng qua. Ngoài ra, kiềm chế lạm phát cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ.
Tuy nhiên, Moody's nhận định rằng “hiện vẫn chưa rõ liệu một loạt các biện pháp thắt chặt chính sách của Việt Nam được đưa ra sau năm mới có vĩnh viễn tách rời khỏi khuôn khổ chính sách cũ hay không, hay đó chỉ là phiên bản mở rộng của một chính sách ‘nhất thời’ vốn đã càng làm trầm trọng sự mất cân bằng của nền kinh tế”.
Nguồn: Reuters, WSJ

Tổng số lượt xem trang