Trong phần lớn thập kỷ vừa qua, Mỹ đã nài xin và cả đe dọa Trung Quốc thay đổi các chính sách tiền tệ khiến hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc rẻ hơn một cách giả tạo và hàng hóa nước ngoài bán tại Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn.
Từ tháng 6/2010, Trung Quốc đã để cho đồng nhân dân tệ (NDT) của họ tăng giá gần 5% so với đồng USD, nhưng họ không hề có sự giảm bớt trong sức mua đối với tài sản tài chính Mỹ, khiến NDT vẫn thấp hơn giá trị thực rất nhiều. Trong bối cảnh kinh tế suy yếu kéo dài, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh trong khi thất nghiệp vẫn ở mức cao - và nợ Mỹ do Trung Quốc sở hữu có thể đã vượt quá 2.000 tỷ - một lần nữa Mỹ lại đứng trước sức ép đòi gia tăng các hàng rào thương mại chống hàng hóa của Trung Quốc.
Không thể phủ nhận là Mỹ cần tăng sức ép với Trung Quốc, và cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung dự kiến diễn ra đầu tháng Năm tới tại Washington sẽ là một cơ hội tốt. Nhưng Mỹ có thể làm gì để thuyết phục Trung Quốc ngừng hành vi có hại của họ?
Các biện pháp thương mại nho nhỏ, như gia tăng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Trung Quốc, sẽ không tạo ra hiệu quả đáng kể nhằm giảm thâm hụt thương mại hay giảm thất nghiệp. Còn các biện pháp thương mại lớn như đánh thuế hay áp dụng hạn ngạch đối với toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) kết luận là bất hợp pháp và chắc chắn sẽ gây ra sự trả đũa từ phía Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh thương mại xuyên Thái Bình Dương sẽ nhanh chóng tạo ra những lợi ích cho các công ty của Mỹ và Trung Quốc được bảo hộ, khiến các biện pháp trả đũa khó mà ngừng lại.
Vì vậy, không ngạc nhiên khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ buộc phải phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc; các quan chức ở Bắc Kinh hiểu rõ sự miễn cưỡng này và vì thế cho rằng mối đe dọa của Mỹ chẳng nhằm nhò gì.
Nhưng có một cách giải quyết tình trạng này mang tính xây dựng hơn, đó là đánh thuế các hoạt động đầu tư tiền tệ của Trung Quốc thay vì nhằm hàng hóa xuất khẩu của nước này.
Để giảm giá trị NDT so với USD, Trung Quốc đã làm tăng giá trị của USD bằng việc mua các tài sản tài chính bằng đồng USD, chủ yếu là trái phiếu Kho bạc Mỹ. Để khiến Trung Quốc thôi làm như vậy, Chính phủ Mỹ nên đánh thuế thu nhập đối với các tổ chức Trung Quốc nắm giữ tài sản tài chính Mỹ.
Ví dụ, Kho bạc Mỹ sẽ thu lại một phần lãi phải trả cho trái phiếu Kho bạc mà Trung Quốc nắm giữ. Cứ 10 tỷ USD lãi suất trái phiếu Kho bạc phải trả cho Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Kho bạc Mỹ nên giữ lại 30% - tức 3 tỷ USD - tiền thuế.
Một khoản thuế như vậy sẽ không vi phạm các quy định quốc tế và không làm xáo trộn thương mại quốc tế, dù sẽ đòi hỏi Mỹ phải tuân theo các thủ tục sửa đổi hoặc hủy hiệp định về thuế giữa Mỹ với Trung Quốc. Nếu muốn áp thuế mới vào tháng 1/2012, Mỹ cần thông báo với Trung Quốc trước tháng 7/2011 ý định hủy hiệp định này. Chính quyền của Tổng thống Obama cũng phải đề cập tới khả năng này trong các cuộc gặp giới chức Trung Quốc vào tháng tới.
Đánh thuế tài sản của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc "sửng cồ", nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có cách trả đũa tương tự, bởi tài sản của Trung Quốc mà Mỹ nắm giữ ít hơn 10% giá trị tài sản Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ. Hơn nữa, Mỹ sẽ ngăn được khả năng trừng phạt thương mại nếu Trung Quốc dùng đến cách đối xử không công bằng với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, như đánh thuế tùy tiện.
Bằng cách đánh thuế vào đúng những hành động gây ra sự xáo trộn tỷ giá hối đoái, Mỹ sẽ càng khuyến khích Trung Quốc và các nước khác để cho đồng tiền của mình phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Thuế suất sẽ bắt đầu từ mức bình thường 30% và có thể tăng lên tùy theo quyết định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ, trừ phi Chính phủ quyết định ngừng biện pháp này. Chính phủ Mỹ sẽ được hưởng vài tỷ USD mỗi năm tiền thu nhập thêm để giảm thâm hụt ngân sách và mức thu nhập này sẽ tăng lên hàng chục tỷ mỗi năm khi Washington tăng thuế lợi tức.
Một lợi ích lớn của biện pháp này là sẽ bẻ gãy những lời đồn, chủ yếu lan truyền ở Trung Quốc, rằng Mỹ muốn và cần Trung Quốc mua trái phiếu Kho bạc Mỹ. Nhiều người dân thường Trung Quốc không gắn kết chính sách tiền tệ của nước này với việc nhà nước mua tài sản của Mỹ. Họ thấy việc Trung Quốc mua trái phiếu Kho bạc Mỹ là một sự ban ơn cho Mỹ. Nhưng trên thực tế, hành động mua này là kỹ xảo mà nhờ đó Trung Quốc vừa trợ giá được cho xuất khẩu sang Mỹ vừa làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không ồ ạt mua tài sản tài chính của Mỹ, qua đó phá giá đồng NDT, thì các công ty Mỹ sẽ có khả năng cạnh tranh với các công ty Trung Quốc.
Hơn nữa, đánh thuế đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ sẽ nhận được sự ủng hộ của dân chúng bên trong Trung Quốc, muốn Ngân hàng trung ương ngừng mua trái phiếu Kho bạc Mỹ. Trên thực tế, để mua trái phiếu Mỹ, Chính phủ Trung Quốc phải vay tiền trong dân chúng. Và vì lãi suất ở Trung Quốc cao hơn ở Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã mất tiền cho trái phiếu Mỹ. Nhiều người Trung Quốc trung lưu không hài lòng khi thấy chính phủ của mình đang trợ giá các khoản vay cho Mỹ trong khi còn nhiều người ở trong nước muốn vay tiền. Và việc Mỹ áp thuế với thu nhập của Trung Quốc khi nắm giữ tài sản Mỹ sẽ làm tăng thêm sự mất mát này, đồng thời cho thấy rõ rằng việc Trung Quốc mua tài sản Mỹ là không được hoan nghênh.
Nếu Trung Quốc ngừng bóp méo giá trị đồng nội tệ của mình, USD sẽ giảm giá so với NDT, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Mỹ. William Cline, một thành viên Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, cho rằng nếu NDT tăng giá 20% so với USD sẽ giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ từ 50 - 125 tỷ USD, và tạo thêm từ 300.000 -750.000 việc làm mới.
Tác động của loại thuế này sẽ phụ thuộc vào khả năng Cục Dự trữ liên bang mua trái phiếu Kho bạc mà Trung Quốc lẽ ra sẽ mua. Chắc chắn là khi kinh tế phục hồi nhanh hơn sẽ làm thay đổi mức thuế này, đưa nó trở lại mức bình thường.
Phải làm những bước gì để áp đặt loại thuế này?
Bước đầu tiên để khởi động loại thuế này sẽ là Mỹ đưa ra thông báo, phù hợp với hiệp định về thuế giữa hai nước và trước tháng 7/2011, rằng hiệp định này sẽ bị hủy bỏ vào tháng 1/2012. Bước thứ hai là Quốc hội Mỹ sửa đổi một số điều trong Bộ luật Thu nhập Nội địa Mỹ vốn đảm bảo đối xử không áp thuế thu nhập đối với tài sản tài chính mà Chính phủ và các thể chế chính thức của Trung Quốc nắm giữ. Việc sửa đổi này sẽ cho phép Mỹ áp dụng một mức thuế lợi tức nào đó do Bộ Tài chính quyết định, chừng nào Trung Quốc còn kìm giá đồng NDT.
Nếu các nước và vùng lãnh thổ khác hiện đang bóp méo tỷ giá của mình - như Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) - không rút ra bài học, thì các hiệp định thuế song phương giữa họ với Mỹ cũng sẽ bị hủy và sửa đổi tương tự.
Vì quá trình pháp lý và hành chính để dẫn tới đánh thuế mới đang bắt đầu, chính quyền Trung Quốc sẽ có thời gian để thay đổi chính sách tiền tệ của mình trước - một kết cục đôi bên cùng thắng./.
Từ tháng 6/2010, Trung Quốc đã để cho đồng nhân dân tệ (NDT) của họ tăng giá gần 5% so với đồng USD, nhưng họ không hề có sự giảm bớt trong sức mua đối với tài sản tài chính Mỹ, khiến NDT vẫn thấp hơn giá trị thực rất nhiều. Trong bối cảnh kinh tế suy yếu kéo dài, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh trong khi thất nghiệp vẫn ở mức cao - và nợ Mỹ do Trung Quốc sở hữu có thể đã vượt quá 2.000 tỷ - một lần nữa Mỹ lại đứng trước sức ép đòi gia tăng các hàng rào thương mại chống hàng hóa của Trung Quốc.
Không thể phủ nhận là Mỹ cần tăng sức ép với Trung Quốc, và cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung dự kiến diễn ra đầu tháng Năm tới tại Washington sẽ là một cơ hội tốt. Nhưng Mỹ có thể làm gì để thuyết phục Trung Quốc ngừng hành vi có hại của họ?
Các biện pháp thương mại nho nhỏ, như gia tăng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Trung Quốc, sẽ không tạo ra hiệu quả đáng kể nhằm giảm thâm hụt thương mại hay giảm thất nghiệp. Còn các biện pháp thương mại lớn như đánh thuế hay áp dụng hạn ngạch đối với toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) kết luận là bất hợp pháp và chắc chắn sẽ gây ra sự trả đũa từ phía Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh thương mại xuyên Thái Bình Dương sẽ nhanh chóng tạo ra những lợi ích cho các công ty của Mỹ và Trung Quốc được bảo hộ, khiến các biện pháp trả đũa khó mà ngừng lại.
Ảnh minh họa: saga |
Nhưng có một cách giải quyết tình trạng này mang tính xây dựng hơn, đó là đánh thuế các hoạt động đầu tư tiền tệ của Trung Quốc thay vì nhằm hàng hóa xuất khẩu của nước này.
Để giảm giá trị NDT so với USD, Trung Quốc đã làm tăng giá trị của USD bằng việc mua các tài sản tài chính bằng đồng USD, chủ yếu là trái phiếu Kho bạc Mỹ. Để khiến Trung Quốc thôi làm như vậy, Chính phủ Mỹ nên đánh thuế thu nhập đối với các tổ chức Trung Quốc nắm giữ tài sản tài chính Mỹ.
Ví dụ, Kho bạc Mỹ sẽ thu lại một phần lãi phải trả cho trái phiếu Kho bạc mà Trung Quốc nắm giữ. Cứ 10 tỷ USD lãi suất trái phiếu Kho bạc phải trả cho Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Kho bạc Mỹ nên giữ lại 30% - tức 3 tỷ USD - tiền thuế.
Một khoản thuế như vậy sẽ không vi phạm các quy định quốc tế và không làm xáo trộn thương mại quốc tế, dù sẽ đòi hỏi Mỹ phải tuân theo các thủ tục sửa đổi hoặc hủy hiệp định về thuế giữa Mỹ với Trung Quốc. Nếu muốn áp thuế mới vào tháng 1/2012, Mỹ cần thông báo với Trung Quốc trước tháng 7/2011 ý định hủy hiệp định này. Chính quyền của Tổng thống Obama cũng phải đề cập tới khả năng này trong các cuộc gặp giới chức Trung Quốc vào tháng tới.
Đánh thuế tài sản của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc "sửng cồ", nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có cách trả đũa tương tự, bởi tài sản của Trung Quốc mà Mỹ nắm giữ ít hơn 10% giá trị tài sản Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ. Hơn nữa, Mỹ sẽ ngăn được khả năng trừng phạt thương mại nếu Trung Quốc dùng đến cách đối xử không công bằng với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, như đánh thuế tùy tiện.
Bằng cách đánh thuế vào đúng những hành động gây ra sự xáo trộn tỷ giá hối đoái, Mỹ sẽ càng khuyến khích Trung Quốc và các nước khác để cho đồng tiền của mình phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Thuế suất sẽ bắt đầu từ mức bình thường 30% và có thể tăng lên tùy theo quyết định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ, trừ phi Chính phủ quyết định ngừng biện pháp này. Chính phủ Mỹ sẽ được hưởng vài tỷ USD mỗi năm tiền thu nhập thêm để giảm thâm hụt ngân sách và mức thu nhập này sẽ tăng lên hàng chục tỷ mỗi năm khi Washington tăng thuế lợi tức.
Một lợi ích lớn của biện pháp này là sẽ bẻ gãy những lời đồn, chủ yếu lan truyền ở Trung Quốc, rằng Mỹ muốn và cần Trung Quốc mua trái phiếu Kho bạc Mỹ. Nhiều người dân thường Trung Quốc không gắn kết chính sách tiền tệ của nước này với việc nhà nước mua tài sản của Mỹ. Họ thấy việc Trung Quốc mua trái phiếu Kho bạc Mỹ là một sự ban ơn cho Mỹ. Nhưng trên thực tế, hành động mua này là kỹ xảo mà nhờ đó Trung Quốc vừa trợ giá được cho xuất khẩu sang Mỹ vừa làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không ồ ạt mua tài sản tài chính của Mỹ, qua đó phá giá đồng NDT, thì các công ty Mỹ sẽ có khả năng cạnh tranh với các công ty Trung Quốc.
Hơn nữa, đánh thuế đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ sẽ nhận được sự ủng hộ của dân chúng bên trong Trung Quốc, muốn Ngân hàng trung ương ngừng mua trái phiếu Kho bạc Mỹ. Trên thực tế, để mua trái phiếu Mỹ, Chính phủ Trung Quốc phải vay tiền trong dân chúng. Và vì lãi suất ở Trung Quốc cao hơn ở Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã mất tiền cho trái phiếu Mỹ. Nhiều người Trung Quốc trung lưu không hài lòng khi thấy chính phủ của mình đang trợ giá các khoản vay cho Mỹ trong khi còn nhiều người ở trong nước muốn vay tiền. Và việc Mỹ áp thuế với thu nhập của Trung Quốc khi nắm giữ tài sản Mỹ sẽ làm tăng thêm sự mất mát này, đồng thời cho thấy rõ rằng việc Trung Quốc mua tài sản Mỹ là không được hoan nghênh.
Nếu Trung Quốc ngừng bóp méo giá trị đồng nội tệ của mình, USD sẽ giảm giá so với NDT, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Mỹ. William Cline, một thành viên Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, cho rằng nếu NDT tăng giá 20% so với USD sẽ giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ từ 50 - 125 tỷ USD, và tạo thêm từ 300.000 -750.000 việc làm mới.
Tác động của loại thuế này sẽ phụ thuộc vào khả năng Cục Dự trữ liên bang mua trái phiếu Kho bạc mà Trung Quốc lẽ ra sẽ mua. Chắc chắn là khi kinh tế phục hồi nhanh hơn sẽ làm thay đổi mức thuế này, đưa nó trở lại mức bình thường.
Phải làm những bước gì để áp đặt loại thuế này?
Bước đầu tiên để khởi động loại thuế này sẽ là Mỹ đưa ra thông báo, phù hợp với hiệp định về thuế giữa hai nước và trước tháng 7/2011, rằng hiệp định này sẽ bị hủy bỏ vào tháng 1/2012. Bước thứ hai là Quốc hội Mỹ sửa đổi một số điều trong Bộ luật Thu nhập Nội địa Mỹ vốn đảm bảo đối xử không áp thuế thu nhập đối với tài sản tài chính mà Chính phủ và các thể chế chính thức của Trung Quốc nắm giữ. Việc sửa đổi này sẽ cho phép Mỹ áp dụng một mức thuế lợi tức nào đó do Bộ Tài chính quyết định, chừng nào Trung Quốc còn kìm giá đồng NDT.
Nếu các nước và vùng lãnh thổ khác hiện đang bóp méo tỷ giá của mình - như Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) - không rút ra bài học, thì các hiệp định thuế song phương giữa họ với Mỹ cũng sẽ bị hủy và sửa đổi tương tự.
Vì quá trình pháp lý và hành chính để dẫn tới đánh thuế mới đang bắt đầu, chính quyền Trung Quốc sẽ có thời gian để thay đổi chính sách tiền tệ của mình trước - một kết cục đôi bên cùng thắng./.
- Quốc Thái dịch từ foreignaffairs