Những người không giao dịch với Bắc Triều Tiên hiếm khi nhận ra được rằng những người bên ngoài ít hiểu biết về độ thâm sâu chính trị của họ ra sao. Truyền thông Bắc Triều Tiên đã mở rộng giới hạn của bí mật quốc gia đến một mức có thể nói là còn hơn cả Joseph Stalin. Đã có nhiều trường hợp, các phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên chọn lựa không đưa tin về một số biến cố rất quan trọng (và thú vị là, từng rất công khai, được mọi người biết đến) vốn có tác động sâu sắc đến đời sống của tất cả người dân Bắc Hàn.
Andrei Lankov/Asia Times
Lê Quốc Tuấn - X CàfeVN - chuyển dịch Việt Ngữ
SEOUL - Tuần trước, các phương tiện truyền thông thế giới tường thuật rằng hai quan chức quan trọng Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết một vài tháng trước. Một người là Kim Yong-sam, cựu bộ trưởng đường sắt. Được biết, ông bị quy trách nhiệm về một vụ nổ bí ẩn trong năm 2004 khiến đã tiêu hủy toàn bộ nhà ga đường sắt của Ryongchon một vài giờ sau khi đoàn tàu bọc thép của chủ tịch kính yêu Kim Jong-il đi ngang qua - một tình nghi có âm mưu ám sát lãnh tụ.
Người kia Mun Il-bong, bộ trưởng tài chính. Tội danh bị cáo buộc của ông là không có khả năng xử lý vụ cải cách tiền tệ vào cuối năm 2009 khiến gần như đã đưa nền kinh tế Bắc Triều Tiên đến hoàn toàn bế tắc.
Tin tức này được công bố trước tiên bởi Chosun Ilbo, tờ báo lớn của Hàn Quốc, trích dẫn từ nguồn Bắc Triều Tiên riêng của mình. Tờ báo này có nhiều quan hệ tốt trong cộng đồng tị nạn Bắc Triều Tiên, nơi các thành viên cộng đồng có liên lạc các quan chức ở Bắc Triều Tiên.
Những bản tin này đã được thảo luận rộng rãi trong các phương tiện truyền thông và đã gây ra làn sóng thường thấy về các dự đoán đến những bất đồng phe phái trong giới lãnh đạo Bắc Hàn. Tuy nhiên, những dự đoán ấy có thể là quá sớm. Không có cách nào để xác minh được rằng các vụ hành quyết ấy đã có thực sự diễn ra hay không. Chúng ta không biết - và, trong tất cả xác suất, sẽ không thể biết được ngay - là các vị cựu bộ trưởng Bắc Triều Tiên có thực sự tận số hay không.
Những người không giao dịch với Bắc Triều Tiên hiếm khi nhận ra được rằng những người bên ngoài ít hiểu biết về độ thâm sâu chính trị của họ. Truyền thông Bắc Triều Tiên đã mở rộng giới hạn của bí mật quốc gia đến một mức có thể nói là còn hơn cả Joseph Stalin. Đã có nhiều trường hợp, các phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên chọn lựa không đưa tin về một số biến cố rất quan trọng (và thú vị là, rất công khai) vốn có tác động sâu sắc đến đời sống của tất cả người dân Bắc Hàn.
Ví dụ, nếu như các báo cáo trên đây là đáng tin thì vụ cải cách tiền tệ năm 2009 đã dẫn đến sự sụp đổ gây chết người của Mun Il-bong, một trong những nhà hoạch định chính. Nói chung, vụ cải cách mô phỏng những cải cách tiền tệ của Liên Xô năm 1947 mà trong nhiều thập kỷ đã phục vụ như một nguyên mẫu trong việc cải cách tiền tệ ở tất cả các nước cộng sản. Tuy nhiên, đã có một khác biệt quan trọng.
Vào năm 1947, tất cả các tờ báo lớn của Liên Xô đã chạy những bài dài trên trang nhất những câu chuyện về cải cách tiền tệ, tán dương sự kịp thời và giải thích sự cần thiết phải cải thiện cuộc sống những công dân tốt phổ biến của Liên Xô bằng cách quét sạch các cổ phiếu thua lỗ, đồng tiền bất chính của những người trục lợi vô liêm sỉ.
Trong năm 2009, không một phương tiện truyền thông Bắc Hàn nào đề cập đến kế hoạch cải cách, vốn là tin tức quan trọng nhất và có tác động sâu sắc đến đời sống của tất cả người dân Bắc Hàn lúc ấy. Thông tin và điều kiện về những thay đổi đã được gửi đến công chúng qua những thông báo công cộng dán nơi các cửa ra vào của các ngân hàng, cũng như qua các tin nhắn bí mật đến chính quyền địa phương.
Các Đại sứ quán nước ngoài được thông báo bằng một lá thư ngắn chính thức. Cuối cùng, tờ báo do Bình Nhưỡng Hàn Quốc tài trợ ở Nhật Bản đã chạy một vài tin tức về cuộc cải cách. Nhưng truyền thông chính thống trong Bắc Triều Tiên vẫn hoàn toàn im lặng về những biến động đáng kể ấy.
Những người còn ghi lại các sự kiện ở Bắc Triều Tiên có thể nhớ đến cái gọi là "Cuộc cải cách Ngày 01 tháng 7" của năm 2002. Sự kiện này đã từng được báo trước (và đã trở nên không đúng) như một dấu hiệu cho sự sẵn sàng của Bình Nhưỡng để mô phỏng theo các chính sách cải cách của Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng phương tiện truyền thông Bắc Hàn đã từng đề cập trước đến những cải cách đang diễn ra trong tháng Chín, vài tháng sau khi những cải cách này được bắt đầu.
Sự việc này đặc biệt có liên quan đến các thăng thưởng và bãi nhiệm, cũng như những cuộc thanh trừng và khủng bố các quan chức hàng đầu của chế độ. Miền Bắc thường dàn dựng các phiên toà giả tạo công khai vào những năm 1950, nhưng truyền thống theo kiểu chủ nghĩa Stalinnày đã bị loại bỏ. Trong những thập kỷ tiếp theo, các quan chức bị sa thải chỉ đơn giản là không còn được nhắc đến trong giới truyền thông và biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng, do đó, công chúng nói chung - bao gồm cả giới ưu tú thấp hơn - chỉ có thể đoán được lý do đằng sau sự biến mất đột ngột của một số bộ trưởng có thế lực, chẳng hạn như, một bí thư Trung ương Đảng.
Sự biến mất của một chức sắc gần như luôn luôn được hiểu như một dấu hiệu chắc chắn rằng người đó đã bị thanh lọc. Công chúng Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ bắt đầu loan truyền tin đồn rằng một quan chức không may đã không chỉ bị cách chức, mà đã bị bắt hoặc thậm chí đã bị sát hại.
Sau một thời gian những tin đồn này đến tai giới truyền thông nước ngoài, thường là thông qua các tổ chức tị nạn Bắc Triều Tiên có mạng lưới tốt bên trong Bắc Hàn. Kết quả là, các phương tiện truyền thông trên thế giới đã tường thuật một câu chuyện khác về một vị bộ trưởng Bắc Triều Tiên bị cáo buộc về những việc làm sai trái của mình hoặc vì hậu quả của các xung đột phe phái.
Các chi tiết ấn tượng thường được thêm thắt vào - ví dụ như, thường cho rằng việc hành quyết là công khai, hay ít nhất, đã được thực hiện trước sự hiện diện của các chức sắc hàng đầu khác (trong khi thực tế là, những người viết tin đã chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ bằng chứng đáng tin nào về một cuộc hành quyết công khai hoặc bán công khai của một cựu quan chức cao cấp - loại hành quyết bạo tàn này dường như chỉ dành cho thành phần hèn mọn).
Đã có một số trường hợp, khi cuối cùng những tin đồn đã được xác định. Ví dụ như, hiện nay chúng ta biết chắc chắn rằng Bộ trưởng An Ninh Kim Pyong-ha, người đã biến mất vào năm 1982, hoặc đã bị hành quyết hoặc đã tự sát trong thời gian bị bắt giữ (sự sụp đổ của ông đã theo sau bởi một cuộc thanh trừng quy mô lớn của cảnh sát bí mật Bắc Triều Tiên) .
Có rất ít lý do để nghi ngờ rằng So Kwang-him, bí thư Nông nghiệp của đảng, đã thực sự bị giết hành hình vào năm 1997. Vị quan chức già này bị buộc tội gián điệp và âm mưu lật đổ. Bản án của ông là đã cố tình hủy hoại ngành nông nghiệp Bắc Triều Tiên và kích động một nạn đói thảm khốc, từng làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và các cơ quan tình báo nước ngoài khác.
Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như thế. Đã có nhiều trường hợp khi chức sắc nổi tiếng trước tiên là bị mất tích, sau đó được nhiều người tin rằng đã bị bắt và bị hành quyết - nhưng sau đó đã xuất hiện trở lại và tái hội nhập vào chính trường Bắc Triều Tiên. Một ví dụ rõ rệt về sự hồi sinh chính trị ấy là số phận của Pak Chong-ae, một người Liên xô gốc Hàn đã được điều đến Hàn Quốc để thu thập thông tin tình báo và lật đổ vào đầu những năm 1930.
Sau năm 1945, bà đã trở thành một thành viên nổi bật của lãnh đạo Bắc Hàn. Không như đa số người Hàn gốc Liên Xô, Pak Chong-ae đã sống sót được qua một cuộc thanh trừng hàng loạt các thành phần thân Liên Xô trong 1956-1961, nhưng vào năm 1985 bà đột nhiên mất tích. Lúc ấy, tất cả mọi người, kể cả các nhà ngoại giao Liên Xô, đều đã đoan chắn rằng bà đã bị bắn hoặc có thể đã chết trong tù - và đây chính là những gì mà các tin đồn đáng tin đã từng cho biết. Tuy nhiên, vào năm 1986, Pak Chong-ae lại xuất hiện trong chính trường Hàn Quốc, mặc dù ở vai trò thứ yếu.
Một trường hợp thậm chí còn thú vị hơn là của Ch'oe Kwang, một vị cựu tham mưu trưởng. Ch'oe Kwang biến mất vào năm 1969, và có tin đồn cho rằng không lâu sau đó ông đã bị bắn chết. Điều này khó có thể xảy ra, vì từ cuối những năm 1970, Ch'oe Kwang đã đầu tiên xuất hiện ở các chức vụ thứ cấp, sau đó tái lập sự nghiệp của mình và năm 1988 lại được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng !
Vậy ta nên đánh giá các báo cáo về cuộc hành quyết Kim Yong-sam và Mun-bong như thế nào ? Ta phải thận trọng. Không có lý do để hoàn toàn bác bỏ những tin tức này - bởi vì thực ra chúng có thể là đúng. Thành ra, không nghi ngờ tại sao những tin đồn về việc hành quyết các cựu Bộ trưởng đang lưu hành rộng rãi trong giới cán bộ Bắc Triều Tiên. Cải cách tiền tệ năm 2009 đã thực sự là một thảm họa, và được cho là, một thứ cải cách tiền tệ được chuẩn bị tồi tệ nhất trong toàn bộ lịch sử các nước cộng sản.
Vụ nổ ở Ryongchon năm 2004 cũng là một sự kiện đặc biệt, cho dù đó là một âm mưu ám sát nhằm vào Lãnh tụ Kính yêu, hay chỉ là hậu quả của sự kém may mắn và do sơ suất đáng kể. Vì vậy, ta có thể tin rằng sẽ có một sự trừng phạt nặng nề đến người chịu trách nhiệm cho cả hai thảm kịch. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những thập kỷ trước đây đã chứng minh rằng những tin đồn như vậy nên được tiếp nhận với một sự hoài nghi lành mạnh.
Ngẫu nhiên, khoảng một năm trước đây, có tin đồn rằng một quan chức cao cấp, người đứng đầu bộ phận tài chính đảng, Pak Nam-gi, đã bị hành quyết để xử lý sai phạm của ông về cải cách tiền tệ. Câu chuyện này được nhiều người tin, nhưng cho đến nay không hề xuất hiện bằng chứng rõ ràng về số phận dáng thương của ông.
Để làm mọi chuyện phức tạp thêm, vài tuần trước, một nhóm có nhiều thông tin của những người đào ngũ báo lại là Pak Nam-gi vẫn còn sống khỏe mạnh, được phát hiện đang ở châu Âu, nơi ông đang cai quản các ngân quỹ cá nhân của gia đình Kim. Vậy, có phải Pak Nam-gi đã chết, và tất cả thân nhân gia đình ông đã bị đưa đến một trại tù ? Hay ông đang điều hành một doanh nghiệp trị giá nhiều tỷ USD từ một đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Thụy Sĩ ? Chúng tôi không biết đưọc. Nhưng đây là một lời nhắc nhở khác về nhiều điều không chắc chắn mà một người quan sát Bắc Triều Tiên phải đương đầu.
Vì vậy, những tin đồn (và các báo cáo dựa vào tin đồn) về việc hành quyết Kim và Mun cũng có thể đúng, nhưng tại thời điểm này hầu như là không thể nói chắc. Mọi việc cuối cùng rồi cũng sẽ trở nên rõ ràng, nhưng điều này có lẽ chỉ xảy ra sau vài năm. Sớm hay muộn, một số tài liệu có liên quan sẽ lộ ra.
Thậm chí trước đó, một số nhân chứng đáng tin cậy cho những vụ hành quyết của họ đã xuất hiện. Thế nhưng, cũng có thể là một ngày nào đó vị cựu Bộ trưởng từng bị coi là đã hành quyết sẽ xuất hiện trở lại, còn sống và khỏe mạnh với tuổi tác của mình.
Tuy nhiên, vào lúc ấy, toàn bộ câu chuyện này sẽ là mối quan tâm lớn hơn cho các nhà sử học chứ không phải nhà báo hay các nhà phân tích chính sách.
Andrei Lankov là giáo sư Đại học Kookmin tại Seoul, trợ giảng viên nghiên cứu tại Research School of Pacifica and Asian Studies, Đại học Quốc gia Australia. Ông tốt nghiệp Đại học Quốc gia Leningrad với bằng tiến sĩ về lịch sử Viễn Đông và Trung Quốc, đặc biệt về Hàn Quốc. Ông đã xuất bản nhiều sách và bài viết về Hàn Quốc và Bắc Á.
* Tựa do người dịch đặt.
Nguồn: Asia Times
Lê Quốc Tuấn - X CàfeVN - chuyển dịch Việt Ngữ
SEOUL - Tuần trước, các phương tiện truyền thông thế giới tường thuật rằng hai quan chức quan trọng Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết một vài tháng trước. Một người là Kim Yong-sam, cựu bộ trưởng đường sắt. Được biết, ông bị quy trách nhiệm về một vụ nổ bí ẩn trong năm 2004 khiến đã tiêu hủy toàn bộ nhà ga đường sắt của Ryongchon một vài giờ sau khi đoàn tàu bọc thép của chủ tịch kính yêu Kim Jong-il đi ngang qua - một tình nghi có âm mưu ám sát lãnh tụ.
Người kia Mun Il-bong, bộ trưởng tài chính. Tội danh bị cáo buộc của ông là không có khả năng xử lý vụ cải cách tiền tệ vào cuối năm 2009 khiến gần như đã đưa nền kinh tế Bắc Triều Tiên đến hoàn toàn bế tắc.
Tin tức này được công bố trước tiên bởi Chosun Ilbo, tờ báo lớn của Hàn Quốc, trích dẫn từ nguồn Bắc Triều Tiên riêng của mình. Tờ báo này có nhiều quan hệ tốt trong cộng đồng tị nạn Bắc Triều Tiên, nơi các thành viên cộng đồng có liên lạc các quan chức ở Bắc Triều Tiên.
Những bản tin này đã được thảo luận rộng rãi trong các phương tiện truyền thông và đã gây ra làn sóng thường thấy về các dự đoán đến những bất đồng phe phái trong giới lãnh đạo Bắc Hàn. Tuy nhiên, những dự đoán ấy có thể là quá sớm. Không có cách nào để xác minh được rằng các vụ hành quyết ấy đã có thực sự diễn ra hay không. Chúng ta không biết - và, trong tất cả xác suất, sẽ không thể biết được ngay - là các vị cựu bộ trưởng Bắc Triều Tiên có thực sự tận số hay không.
Những người không giao dịch với Bắc Triều Tiên hiếm khi nhận ra được rằng những người bên ngoài ít hiểu biết về độ thâm sâu chính trị của họ. Truyền thông Bắc Triều Tiên đã mở rộng giới hạn của bí mật quốc gia đến một mức có thể nói là còn hơn cả Joseph Stalin. Đã có nhiều trường hợp, các phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên chọn lựa không đưa tin về một số biến cố rất quan trọng (và thú vị là, rất công khai) vốn có tác động sâu sắc đến đời sống của tất cả người dân Bắc Hàn.
Ví dụ, nếu như các báo cáo trên đây là đáng tin thì vụ cải cách tiền tệ năm 2009 đã dẫn đến sự sụp đổ gây chết người của Mun Il-bong, một trong những nhà hoạch định chính. Nói chung, vụ cải cách mô phỏng những cải cách tiền tệ của Liên Xô năm 1947 mà trong nhiều thập kỷ đã phục vụ như một nguyên mẫu trong việc cải cách tiền tệ ở tất cả các nước cộng sản. Tuy nhiên, đã có một khác biệt quan trọng.
Vào năm 1947, tất cả các tờ báo lớn của Liên Xô đã chạy những bài dài trên trang nhất những câu chuyện về cải cách tiền tệ, tán dương sự kịp thời và giải thích sự cần thiết phải cải thiện cuộc sống những công dân tốt phổ biến của Liên Xô bằng cách quét sạch các cổ phiếu thua lỗ, đồng tiền bất chính của những người trục lợi vô liêm sỉ.
Trong năm 2009, không một phương tiện truyền thông Bắc Hàn nào đề cập đến kế hoạch cải cách, vốn là tin tức quan trọng nhất và có tác động sâu sắc đến đời sống của tất cả người dân Bắc Hàn lúc ấy. Thông tin và điều kiện về những thay đổi đã được gửi đến công chúng qua những thông báo công cộng dán nơi các cửa ra vào của các ngân hàng, cũng như qua các tin nhắn bí mật đến chính quyền địa phương.
Các Đại sứ quán nước ngoài được thông báo bằng một lá thư ngắn chính thức. Cuối cùng, tờ báo do Bình Nhưỡng Hàn Quốc tài trợ ở Nhật Bản đã chạy một vài tin tức về cuộc cải cách. Nhưng truyền thông chính thống trong Bắc Triều Tiên vẫn hoàn toàn im lặng về những biến động đáng kể ấy.
Những người còn ghi lại các sự kiện ở Bắc Triều Tiên có thể nhớ đến cái gọi là "Cuộc cải cách Ngày 01 tháng 7" của năm 2002. Sự kiện này đã từng được báo trước (và đã trở nên không đúng) như một dấu hiệu cho sự sẵn sàng của Bình Nhưỡng để mô phỏng theo các chính sách cải cách của Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng phương tiện truyền thông Bắc Hàn đã từng đề cập trước đến những cải cách đang diễn ra trong tháng Chín, vài tháng sau khi những cải cách này được bắt đầu.
Sự việc này đặc biệt có liên quan đến các thăng thưởng và bãi nhiệm, cũng như những cuộc thanh trừng và khủng bố các quan chức hàng đầu của chế độ. Miền Bắc thường dàn dựng các phiên toà giả tạo công khai vào những năm 1950, nhưng truyền thống theo kiểu chủ nghĩa Stalinnày đã bị loại bỏ. Trong những thập kỷ tiếp theo, các quan chức bị sa thải chỉ đơn giản là không còn được nhắc đến trong giới truyền thông và biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng, do đó, công chúng nói chung - bao gồm cả giới ưu tú thấp hơn - chỉ có thể đoán được lý do đằng sau sự biến mất đột ngột của một số bộ trưởng có thế lực, chẳng hạn như, một bí thư Trung ương Đảng.
Sự biến mất của một chức sắc gần như luôn luôn được hiểu như một dấu hiệu chắc chắn rằng người đó đã bị thanh lọc. Công chúng Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ bắt đầu loan truyền tin đồn rằng một quan chức không may đã không chỉ bị cách chức, mà đã bị bắt hoặc thậm chí đã bị sát hại.
Sau một thời gian những tin đồn này đến tai giới truyền thông nước ngoài, thường là thông qua các tổ chức tị nạn Bắc Triều Tiên có mạng lưới tốt bên trong Bắc Hàn. Kết quả là, các phương tiện truyền thông trên thế giới đã tường thuật một câu chuyện khác về một vị bộ trưởng Bắc Triều Tiên bị cáo buộc về những việc làm sai trái của mình hoặc vì hậu quả của các xung đột phe phái.
Các chi tiết ấn tượng thường được thêm thắt vào - ví dụ như, thường cho rằng việc hành quyết là công khai, hay ít nhất, đã được thực hiện trước sự hiện diện của các chức sắc hàng đầu khác (trong khi thực tế là, những người viết tin đã chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ bằng chứng đáng tin nào về một cuộc hành quyết công khai hoặc bán công khai của một cựu quan chức cao cấp - loại hành quyết bạo tàn này dường như chỉ dành cho thành phần hèn mọn).
Đã có một số trường hợp, khi cuối cùng những tin đồn đã được xác định. Ví dụ như, hiện nay chúng ta biết chắc chắn rằng Bộ trưởng An Ninh Kim Pyong-ha, người đã biến mất vào năm 1982, hoặc đã bị hành quyết hoặc đã tự sát trong thời gian bị bắt giữ (sự sụp đổ của ông đã theo sau bởi một cuộc thanh trừng quy mô lớn của cảnh sát bí mật Bắc Triều Tiên) .
Có rất ít lý do để nghi ngờ rằng So Kwang-him, bí thư Nông nghiệp của đảng, đã thực sự bị giết hành hình vào năm 1997. Vị quan chức già này bị buộc tội gián điệp và âm mưu lật đổ. Bản án của ông là đã cố tình hủy hoại ngành nông nghiệp Bắc Triều Tiên và kích động một nạn đói thảm khốc, từng làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và các cơ quan tình báo nước ngoài khác.
Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như thế. Đã có nhiều trường hợp khi chức sắc nổi tiếng trước tiên là bị mất tích, sau đó được nhiều người tin rằng đã bị bắt và bị hành quyết - nhưng sau đó đã xuất hiện trở lại và tái hội nhập vào chính trường Bắc Triều Tiên. Một ví dụ rõ rệt về sự hồi sinh chính trị ấy là số phận của Pak Chong-ae, một người Liên xô gốc Hàn đã được điều đến Hàn Quốc để thu thập thông tin tình báo và lật đổ vào đầu những năm 1930.
Sau năm 1945, bà đã trở thành một thành viên nổi bật của lãnh đạo Bắc Hàn. Không như đa số người Hàn gốc Liên Xô, Pak Chong-ae đã sống sót được qua một cuộc thanh trừng hàng loạt các thành phần thân Liên Xô trong 1956-1961, nhưng vào năm 1985 bà đột nhiên mất tích. Lúc ấy, tất cả mọi người, kể cả các nhà ngoại giao Liên Xô, đều đã đoan chắn rằng bà đã bị bắn hoặc có thể đã chết trong tù - và đây chính là những gì mà các tin đồn đáng tin đã từng cho biết. Tuy nhiên, vào năm 1986, Pak Chong-ae lại xuất hiện trong chính trường Hàn Quốc, mặc dù ở vai trò thứ yếu.
Một trường hợp thậm chí còn thú vị hơn là của Ch'oe Kwang, một vị cựu tham mưu trưởng. Ch'oe Kwang biến mất vào năm 1969, và có tin đồn cho rằng không lâu sau đó ông đã bị bắn chết. Điều này khó có thể xảy ra, vì từ cuối những năm 1970, Ch'oe Kwang đã đầu tiên xuất hiện ở các chức vụ thứ cấp, sau đó tái lập sự nghiệp của mình và năm 1988 lại được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng !
Vậy ta nên đánh giá các báo cáo về cuộc hành quyết Kim Yong-sam và Mun-bong như thế nào ? Ta phải thận trọng. Không có lý do để hoàn toàn bác bỏ những tin tức này - bởi vì thực ra chúng có thể là đúng. Thành ra, không nghi ngờ tại sao những tin đồn về việc hành quyết các cựu Bộ trưởng đang lưu hành rộng rãi trong giới cán bộ Bắc Triều Tiên. Cải cách tiền tệ năm 2009 đã thực sự là một thảm họa, và được cho là, một thứ cải cách tiền tệ được chuẩn bị tồi tệ nhất trong toàn bộ lịch sử các nước cộng sản.
Vụ nổ ở Ryongchon năm 2004 cũng là một sự kiện đặc biệt, cho dù đó là một âm mưu ám sát nhằm vào Lãnh tụ Kính yêu, hay chỉ là hậu quả của sự kém may mắn và do sơ suất đáng kể. Vì vậy, ta có thể tin rằng sẽ có một sự trừng phạt nặng nề đến người chịu trách nhiệm cho cả hai thảm kịch. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những thập kỷ trước đây đã chứng minh rằng những tin đồn như vậy nên được tiếp nhận với một sự hoài nghi lành mạnh.
Ngẫu nhiên, khoảng một năm trước đây, có tin đồn rằng một quan chức cao cấp, người đứng đầu bộ phận tài chính đảng, Pak Nam-gi, đã bị hành quyết để xử lý sai phạm của ông về cải cách tiền tệ. Câu chuyện này được nhiều người tin, nhưng cho đến nay không hề xuất hiện bằng chứng rõ ràng về số phận dáng thương của ông.
Để làm mọi chuyện phức tạp thêm, vài tuần trước, một nhóm có nhiều thông tin của những người đào ngũ báo lại là Pak Nam-gi vẫn còn sống khỏe mạnh, được phát hiện đang ở châu Âu, nơi ông đang cai quản các ngân quỹ cá nhân của gia đình Kim. Vậy, có phải Pak Nam-gi đã chết, và tất cả thân nhân gia đình ông đã bị đưa đến một trại tù ? Hay ông đang điều hành một doanh nghiệp trị giá nhiều tỷ USD từ một đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Thụy Sĩ ? Chúng tôi không biết đưọc. Nhưng đây là một lời nhắc nhở khác về nhiều điều không chắc chắn mà một người quan sát Bắc Triều Tiên phải đương đầu.
Vì vậy, những tin đồn (và các báo cáo dựa vào tin đồn) về việc hành quyết Kim và Mun cũng có thể đúng, nhưng tại thời điểm này hầu như là không thể nói chắc. Mọi việc cuối cùng rồi cũng sẽ trở nên rõ ràng, nhưng điều này có lẽ chỉ xảy ra sau vài năm. Sớm hay muộn, một số tài liệu có liên quan sẽ lộ ra.
Thậm chí trước đó, một số nhân chứng đáng tin cậy cho những vụ hành quyết của họ đã xuất hiện. Thế nhưng, cũng có thể là một ngày nào đó vị cựu Bộ trưởng từng bị coi là đã hành quyết sẽ xuất hiện trở lại, còn sống và khỏe mạnh với tuổi tác của mình.
Tuy nhiên, vào lúc ấy, toàn bộ câu chuyện này sẽ là mối quan tâm lớn hơn cho các nhà sử học chứ không phải nhà báo hay các nhà phân tích chính sách.
Andrei Lankov là giáo sư Đại học Kookmin tại Seoul, trợ giảng viên nghiên cứu tại Research School of Pacifica and Asian Studies, Đại học Quốc gia Australia. Ông tốt nghiệp Đại học Quốc gia Leningrad với bằng tiến sĩ về lịch sử Viễn Đông và Trung Quốc, đặc biệt về Hàn Quốc. Ông đã xuất bản nhiều sách và bài viết về Hàn Quốc và Bắc Á.
* Tựa do người dịch đặt.
Nguồn: Asia Times