Nếu không có cơ chế để những góp ý, phản biện của trí thức bắt buộc phải được tiếp nhận, phản hồi rõ ràng, thậm chí tranh luận sòng phẳng, thì mọi chủ trương, chính sách khuyến khích trí thức phản biện, góp ý chính sách dù tốt đẹp đến mấy vẫn chỉ dừng ở khẩu hiệu. >> Bài này nói về "chức năng" phản biện của Vusta. Đã xuất bản trên các trang VEF.VN và Vietnamnet, nhưng hình như đã rút. Tác giả chẳng hiểu gì cả ! Phản biện mà lại muốn công khai ư ??? Cũng may trang nhà "Quê Việt bên BaLan vừa đăng lại.
Trường Minh (VEF.VN)
Nếu không có cơ chế để những góp ý, phản biện của trí thức bắt buộc phải được tiếp nhận, phản hồi rõ ràng, thậm chí tranh luận sòng phẳng, thì mọi chủ trương, chính sách khuyến khích trí thức phản biện, góp ý chính sách dù tốt đẹp đến mấy vẫn chỉ dừng ở khẩu hiệu.
Trước đó một tháng, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cũng gặp các trí thức của VUSTA để nghe kiến nghị về cơ chế hoạt động của giới trí thức.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của giới trí thức Việt Nam thời gian qua vào quá trình hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ - như ghi nhận của chính Thủ tướng.
Dư luận vẫn chưa quên câu chuyện đông đảo trí thức thời gian qua đã lên tiếng một cách sôi nổi, mạnh mẽ đối với những chủ trương đầu tư lớn gây tranh cãi hay những vấn đề hệ trọng của đất nước liên quan đến mô hình tăng trưởng, đường hướng phát triển.
Và cũng hiếm thấy hiện tượng, thay vì cứ tiếp tục dự án theo quy trình lâu nay, Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng đã chủ động "đặt hàng" giới trí thức, thông qua VUSTA, tổ chức các hội thảo khoa học lấy ý kiến phản biện đối với bô xít Tây Nguyên và cao tốc Bắc - Nam. Trong vai trò của mình, VUSTA đã thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều nhóm trí thức, trong đó có nhiều trí thức độc lập. Công bằng mà nói, ở những cấp độ khác nhau, những phản biện này đã tác động đáng kể đến các dự án này, hoặc điều chỉnh quy hoạch và quy mô như bô xít Tây Nguyên, hay không thông qua như đường sắt cao tốc.
Tuy nhiên, đấy chỉ là một vài câu chuyện nổi bật bởi những dự án kia đã trở thành tâm điểm tranh cãi và làm nóng dư luận một thời gian dài.
Còn không ít những dự án hay vấn đề quan trọng khác thì việc lấy ý kiến phản biện của giới trí thức vẫn ở tình trạng "mạnh ai nấy làm", hoặc làm cho có. Chưa kể, các ý kiến phản biện ít khi có phản hồi.
Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng đặt vấn đề với Thường trực Ban Bí thư: "Để phản biện không trở thành cách làm hình thức, làm cho có thì Nhà nước phải có phản hồi. Nhiều lần chúng tôi góp ý kiến nhưng không thấy phản hồi trở lại nên cũng không hiểu phản biện của mình đúng hay sai, được tiếp thu đến đâu".
Không phải ngẫu nhiên, trong cả hai cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo cấp cao đều nhiều lần nhấn mạnh về việc tạo điều kiện thực chất và cơ chế thông thoáng cho hoạt động của giới trí thức.
Bởi nếu những góp ý, phản biện trung thực, khách quan của những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc ấy cứ rơi vào thinh không thì sớm muộn những ai tâm huyết đến mấy cũng nản lòng và vơi nhạt niềm tin, như khuyến cáo của lãnh đạo VUSTA trong cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang.
Và khi tầng lớp tinh hoa, kết tinh trí tuệ của xã hội ấy trở nên im lặng, sẽ là một chỉ báo đáng sợ.
Muốn thuyết phục trí thức tin vào mong muốn thực tâm lắng nghe góp ý của chính quyền, chỉ có thể bằng hành động. Các nhà khoa học đã tha thiết kiến nghị chuyện phản biện phải được thể chế hóa bằng luật pháp, với các cơ chế, chính sách về tiếp nhận ý kiến phản biện cũng như tài chính.
Và trong khi chờ đợi một cơ chế pháp lý như vậy được ra đời, thì lãnh đạo VUSTA vẫn đang "chạy đôn chạy đáo" để "thông cửa" cho đề án hoạt động và điều lệ của Liên hiệp hội - công cụ và môi trường để hoạt động phản biện của giới trí thức hiệu quả hơn. Thế nhưng, Đại hội diễn ra gần 1 năm mà điều lệ vẫn chưa được thông qua, nhiều đề án về kiện toàn tổ chức, thu hút trí thức người Việt ở nước ngoài dự kiến phê duyệt quý II/2011 đến nay vẫn chưa thấy đâu.
Nguồn:Diễn Đàn Forum
Nếu không có cơ chế để những góp ý, phản biện của trí thức bắt buộc phải được tiếp nhận, phản hồi rõ ràng, thậm chí tranh luận sòng phẳng, thì mọi chủ trương, chính sách khuyến khích trí thức phản biện, góp ý chính sách dù tốt đẹp đến mấy vẫn chỉ dừng ở khẩu hiệu.
Thủ tướng Chính phủ gặp lãnh đạo VUSTA giữa tháng 4. Ảnh: chinhphu.vn
Trong cuộc gặp lãnh đạo Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) trung tuần tháng này, Thủ tướng Chính phủ khẳng định sẽ tạo điều kiện hơn nữa để VUSTA đóng góp vào các vấn đề, giải pháp điều hành, chương trình mục tiêu mà Chính phủ triển khai.Trước đó một tháng, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cũng gặp các trí thức của VUSTA để nghe kiến nghị về cơ chế hoạt động của giới trí thức.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của giới trí thức Việt Nam thời gian qua vào quá trình hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ - như ghi nhận của chính Thủ tướng.
Dư luận vẫn chưa quên câu chuyện đông đảo trí thức thời gian qua đã lên tiếng một cách sôi nổi, mạnh mẽ đối với những chủ trương đầu tư lớn gây tranh cãi hay những vấn đề hệ trọng của đất nước liên quan đến mô hình tăng trưởng, đường hướng phát triển.
Và cũng hiếm thấy hiện tượng, thay vì cứ tiếp tục dự án theo quy trình lâu nay, Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng đã chủ động "đặt hàng" giới trí thức, thông qua VUSTA, tổ chức các hội thảo khoa học lấy ý kiến phản biện đối với bô xít Tây Nguyên và cao tốc Bắc - Nam. Trong vai trò của mình, VUSTA đã thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều nhóm trí thức, trong đó có nhiều trí thức độc lập. Công bằng mà nói, ở những cấp độ khác nhau, những phản biện này đã tác động đáng kể đến các dự án này, hoặc điều chỉnh quy hoạch và quy mô như bô xít Tây Nguyên, hay không thông qua như đường sắt cao tốc.
Tuy nhiên, đấy chỉ là một vài câu chuyện nổi bật bởi những dự án kia đã trở thành tâm điểm tranh cãi và làm nóng dư luận một thời gian dài.
Còn không ít những dự án hay vấn đề quan trọng khác thì việc lấy ý kiến phản biện của giới trí thức vẫn ở tình trạng "mạnh ai nấy làm", hoặc làm cho có. Chưa kể, các ý kiến phản biện ít khi có phản hồi.
Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng đặt vấn đề với Thường trực Ban Bí thư: "Để phản biện không trở thành cách làm hình thức, làm cho có thì Nhà nước phải có phản hồi. Nhiều lần chúng tôi góp ý kiến nhưng không thấy phản hồi trở lại nên cũng không hiểu phản biện của mình đúng hay sai, được tiếp thu đến đâu".
Không phải ngẫu nhiên, trong cả hai cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo cấp cao đều nhiều lần nhấn mạnh về việc tạo điều kiện thực chất và cơ chế thông thoáng cho hoạt động của giới trí thức.
Bởi nếu những góp ý, phản biện trung thực, khách quan của những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc ấy cứ rơi vào thinh không thì sớm muộn những ai tâm huyết đến mấy cũng nản lòng và vơi nhạt niềm tin, như khuyến cáo của lãnh đạo VUSTA trong cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang.
Và khi tầng lớp tinh hoa, kết tinh trí tuệ của xã hội ấy trở nên im lặng, sẽ là một chỉ báo đáng sợ.
Muốn thuyết phục trí thức tin vào mong muốn thực tâm lắng nghe góp ý của chính quyền, chỉ có thể bằng hành động. Các nhà khoa học đã tha thiết kiến nghị chuyện phản biện phải được thể chế hóa bằng luật pháp, với các cơ chế, chính sách về tiếp nhận ý kiến phản biện cũng như tài chính.
Và trong khi chờ đợi một cơ chế pháp lý như vậy được ra đời, thì lãnh đạo VUSTA vẫn đang "chạy đôn chạy đáo" để "thông cửa" cho đề án hoạt động và điều lệ của Liên hiệp hội - công cụ và môi trường để hoạt động phản biện của giới trí thức hiệu quả hơn. Thế nhưng, Đại hội diễn ra gần 1 năm mà điều lệ vẫn chưa được thông qua, nhiều đề án về kiện toàn tổ chức, thu hút trí thức người Việt ở nước ngoài dự kiến phê duyệt quý II/2011 đến nay vẫn chưa thấy đâu.
Nguồn:Diễn Đàn Forum