Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Philippines phản kháng Trung Quốc về Biển Ðông - Trung Quốc cũng gửi công hàm lên LHQ

Bản đồ “Lưỡi Bò” mà Trung Quốc tự vẽ, chiếm gần hết biển Ðông. Các nước trong khu vực chỉ còn một rẻ biển sát bờ. (Hình: Internet)
 -Cơ sở của Philippines tại Trường Sa -Trung Quốc cũng gửi công hàm lên LHQ
Đáp lại Philippines, Trung Quốc vừa gửi công hàm ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc khẳng định chủ quyền 'không thể chối cãi' ở Biển Đông.
Manila đã gửi note verbale lên LHQ hồi đầu tháng để phản đối yêu sách đường chín đoạn chiếm gần 80% Biển Đông của Bắc Kinh.
Ngay lập tức, Trung Quốc lên tiếng phản bác thư ngoại giao của Philippines thông qua phát ngôn của Bộ Ngoại giao.

Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh cũng gửi công hàm lên LHQ nói chính Manila từ những năm 1970 đã "bắt đầu xâm lược" quần đảo Nam Sa (Trường Sa) mà Trung Quốc "nắm chủ quyền không thể chối cãi".
Công hàm này được gửi cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hôm 14/04.
Hãng thông tấn Associated Press của Mỹ đã có trong tay văn bản này và cho hay nội dung công hàm chỉ trích việc mà Trung Quốc gọi là "Philippines chiếm đóng một số đảo và bãi cạn thuộc quần đảo Nam Sa, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Bắc Kinh vẫn kiên quyết yêu sách đường chữ U chiếm phần lớn Biển Đông, đã được nước này chuyển cho LHQ năm 2009.
Yêu sách này trước đã bị các nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia phản đối.

'Ông nói qua, bà nói lại'

Hiện Philippines, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam đang tham gia tranh chấp lãnh thổ tại Trường Sa.
Theo quy ước chung, Ủy ban về định giới thềm lục địa của LHQ sẽ không chấp thuận bất cứ tuyên bố chủ quyền của nước nào nếu như còn có tranh chấp về chủ quyền.
Trong công hàm mới nhất, Trung Quốc nói thư ngoại giao của Philippines "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Bắc Kinh nói chủ quyền của Trung Quốc được dựa trên nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý.
Công hàm của Trung Quốc cũng nói cho tới trước những năm 1970, Philippines còn chưa nhắc tới chủ quyền ở quần đảo Trường Sa trong một loạt các hiệp ước về lãnh thổ.
Thế nhưng kể từ đó, "Philippines đã bắt đầu xâm lược và chiếm đóng một số đảo và bãi cạn tại Nam Sa và tyên bố chủ quyền, gây phản đối dữ dội từ Trung Quốc".
Trung Quốc nói quyền hợp pháp không thể bắt nguồn từ hành động phi pháp, vậy nên Philippines không thể tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

Philippines phản đối Trung Quốc lên LHQ
- Trung Quốc ‘phản pháo’ trước thư của Philippines
Người phát ngôn Hồng Lôi
Ông Hồng Lôi là phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Một ngày sau khi có tin Philippines gửi thư lên Liên Hiệp Quốc để phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, Bắc Kinh lên tiếng nói điều này "không thể chấp nhận được".
Trong thư ngoại giao (note verbale) gửi lên LHQ hồi đầu tháng, Manila viết rằng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc "không có cơ sở theo luật quốc tế".
Sau khi các hãng tin nước ngoài đưa tin về sự việc, chính phủ Trung Quốc lập tức lên tiếng nói sẽ không chấp nhận điều này.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Hồng Lôi tuyên bố khu vực yêu sách hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.

Ông Hồng nói với các nhà báo: "Chủ quyền của Trung Quốc, các quyền liên quan và quyền quản lý hành chính tại Biển Đông đều bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên các cơ sở pháp lý."
"Chính phủ Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà chính phủ Philippines đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc."
Trước đó các nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia cũng đã lên tiếng phản đối khi Trung Quốc đệ trình bản đồ thềm lục địa mở rộng lên Liên Hiệp Quốc hồi năm 2009, trên đó có mô tả đường chín đoạn bao quanh tới 80% diện tích Biển Đông.

Tranh chấp

Nhiều nước, trong đó có Philippines, Trung Quốc và Việt Nam, đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, khu vực được cho là giàu tài nguyên và có những tuyến hàng hải vô cùng quan trọng.
Chính phủ Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà chính phủ Philippines đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc.
Người phát ngôn Hồng Lôi
Trong note verbale gửi lên bộ phận chuyên trách Luật biển của LHQ, Philippines tuyên bố quần đảo Kalayaan (Trường Sa) là bộ phận không thể tách rời của Philippines và nước này có chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo này, cũng như các vùng biển xung quanh.
Manila viện dẫn Công ước về Luật biển của LHQ (UNCLOS) để minh chứng.
Bởi vậy, theo Philippines, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc "đối với các vùng biển, đáy biển và thềm lục địa không có cơ sở nào theo luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS".
Tuần này Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Được biết, một trong các nội dung quan trọng trong hội đàm hai bên là giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Một điều đáng chú ý là nội dung Biển Đông được nhắc tới trong hầu hết các bản tin mà báo chí Việt Nam đăng tải.
Thế nhưng tin của các hãng Trung Quốc như Tân Hoa Xã phát đi từ Hà Nội không đề cập tới khía cạnh này mà chỉ nói chung chung về việc Việt Nam và Trung Quốc cam kết phát triển quan hệ giữa hai quân đội.

-Biển Đông - Philippin - Trung Quốc: -Philippines phản kháng Trung Quốc về Biển Ðông Nguoi-Viet Online

 MANILA (TH) -Philippines mới đây nộp bản phản kháng ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc chống lại Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền rộng lớn gồm tất cả các đảo và vùng biển chung quanh trên biển Ðông là không có căn cứ theo luật quốc tế.

 Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã nộp các bản phản kháng tương tự về bản đồ Biển Ðông mà Trung Quốc nộp tại Liên Hiệp Quốc năm 2009 xác nhận chủ quyền trên các quần đảo, các vùng biển chung quanh, lòng biển của Biển Ðông.
Philippines nộp phản kháng hôm Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011 tuần trước.


Quần đảo Hoàng Sa chỉ có sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng quần đảo Trường Sa thì còn có sự tranh chấp cả của Philippines, Ðài Loan, Malaysia và Brunei, hoặc tuyên bố chủ quyền toàn quần đảo, hoặc chỉ một phần.
Vùng biển Trường Sa được tin tưởng là có tiềm năng dầu khí rất lớn nằm dưới lòng biển ngoài tiềm năng hải sản.
Indonesia tuy không tuyên bố hay tranh giành gì về quần đảo Trường Sa nhưng cũng nộp đơn phản đối năm ngoái vì Bắc Kinh vẽ cái bản đồ vùng biển hình “lưỡi bò” tới sát nước họ.
Tàu chiến Indonesia và tàu chiến Trung Quốc từng kình nhau hồi năm ngoái khi Indonesia bắt giữ một số tàu đánh cá Trung Quốc mà họ nói xâm phạm lãnh hải nước họ.
Trong hồ sơ nộp tại ngành Hải Dương Vụ và Luật Biển của LHQ, Philippines nói nhóm đảo Kalayaan (trong đó có đảo Việt Nam gọi là Thị Tứ) nằm trong quần đảo Trường Sa là một thành phần của nước Philippines mà họ có chủ quyền và quyền pháp lý địa lý. Bởi vậy, Philippines nói họ có chủ quyền cả các vùng nước chung quanh căn cứ trên luật quốc tế về luật biển (UNCLOS).
Lời phản đối của Philippines nổi lên vì tháng trước, khi tàu dò tìm dầu khí của Philippines đang hoạt động ở khu vực Bãi Rong (Reed Bank) gần quần đảo Trường Sa đã bị hai tàu tuần Trung Quốc tới quấy nhiễu. Hai tàu này chỉ bỏ đi khi hai phi cơ khu trục của Philippines được phái đến quan sát.
Theo giới chuyên viên phân tích thời sự, Bắc Kinh ngày càng hung hăng đối với tranh chấp biển Ðông vì nhu cầu và sự thèm khát dầu khí.
Gabe Collins, một chuyên viên về đầu tư khai thác tài nguyên, cho rằng khả năng sản xuất dầu khí của Trung Quốc tại Hoa Lục ngày càng cạn dần, họ phải tìm kiếm nguồn sản xuất từ các nơi xa.
Phía Nam thì Trung Quốc hung hăng với các nước nhỏ quanh biển Ðông mà họ gọi là Nam Hải. Phía trên thì họ hung hăng với Nhật trong sự tranh chấp đảo Ðiếu Ngư (Diaoyu), Nhật gọi là Senkaku.
Gần đây, Việt Nam loan báo sẽ cho đại công ty Hoa Kỳ Exxon-Mobil dò tìm dầu khí ở khu vực ngoài khơi Ðà Nẵng, đối diện với quần đảo Hoàng Sa từ khoảng cuối tháng 4 sẽ khởi sự.
Cho tới nay, chưa thấy Bắc Kinh lên tiếng phản ứng.
Báo South China Morning Post ở Hongkong, trong bài bình luận hôm 12 tháng 4, 2011 rằng: “Giới chức Bắc Kinh chưa thấy bình luận gì về vụ Exxon-Mobil sắp dò tìm dầu, nhưng hãy yên trí là các bộ phận khác nhau của họ đang theo dõi diễn biến rất sát. Và, đổi lại, chính phủ và các nhà phân tích quân sự từ các nước Ðông Á đến xa hơn đang chờ xem Bắc Kinh phản ứng ra sao, đặc biệt là những dấu hiệu của những biến chuyển xoay quanh chiến lược quân sự-ngoại giao hoặc dấu hiệu quân sự, hoặc kỹ nghệ dầu khí can dự vào chính sách ngoại giao.”
Theo South China Morning Post, viên chức chính phủ và quân đội Trung Quốc tỏ ý bực tức kín đáo trong riêng tư về việc Việt Nam quốc tế hóa hiệu quả sự tranh chấp bằng cách lôi kéo các hãng dầu ngoại quốc vào làm các đối tác chiến lược.
Hàng năm, từ khoảng tháng 6, Trung Quốc giở trò cấm đánh cá trên biển Ðông từ 45 ngày đến 60 ngày ngay vào giữa đại mùa đi biển của ngư dân Việt Nam, lấy cớ bảo vệ nguồn hải sản. Hạn kỳ này năm nay cũng sắp đến. Ðể xem họ sẽ làm gì nếu dàn khoan của Exxon-Mobil kéo tới.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhiều lần cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao phản đối Trung Quốc tập trận, mở rộng cơ sở hay dò tìm dầu khí ở khu vực Hoàng Sa. (TN)


Philippines files protest against China in the UN for terrorial claims in South China Sea (AP 13-4-11)


Philippines protests China's maritime claim in UN
MANILA - THE Philippines has protested to the United Nations over China's claim's to disputed areas in the South China Sea, saying Beijing's stance has no basis under international law.
The Philippines claims sovereignty over parts of the Spratly Islands and its adjacent waters, an area believed to be sitting on huge deposits of oil, gas and minerals. China claims the whole territory.
Brunei, Malaysia, Taiwan and Vietnam also claim all or parts of the South China Sea.
In an April 5 protest sent by the Philippine's permanent mission in the United Nations in New York, a copy of which was seen by Reuters, Manila asserted portions of the Spratly Islands, known as the Kalayaan island group, are an integral part of the country's territory.
The Philippines said Beijing's claim had no legal basis under the U.N. Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), and said parts of the Spratly Islands were part of the Philippines based on international laws.

The Philippine protest was sent to the UN Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea. The Philippines questioned China's sweeping claims laid out in its 'nine-dotted line' claim over the entire South China Sea submitted to the UN in 2009. -- REUTERS

Tổng số lượt xem trang