Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

QUAN HỆ MỸ-TRUNG: SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ QUYỀN LỰC VÀ THIẾU TIN TƯỞNG LẪN NHAU

- QUAN HỆ MỸ-TRUNG: SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ QUYỀN LỰC VÀ THIẾU TIN TƯỞNG LẪN NHAU anhbasam
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 21/04/2011
TTXVN (Oasinhton 13/4)
Joseph Nye, giáo sư đại học Havard, tác giả cuốn “Tương lai của Quyền lực”, có bài viết về quan hệ Mỹ – Trung đăng trên tờ Thời báo Los Angeles ngày 6/4 như sau:
Năm ngoái, khi Trung Quốc cắt đứt các cuộc đối thoại quân sự sau khi Chính quyền Obama bán vũ khí phòng vệ cho Đài Loan, một hợp đồng đã được chờ đợi từ lâu, một quan chức cấp cao của Mỹ hỏi người đồng cấp phía Trung Quốc vì sao Trung Quốc lại phản ứng mạnh như vậy trước một việc mà nước này đã chấp nhận trước đó. Câu trả lời: “Vì trước đây chúng tôi yếu, còn bây giờ chúng tôi mạnh.” Trong một chuyến đi gần đây tới Bắc KInh, tôi hỏi một chuyên gia Trung Quốc rằng điều gì phía sau sự tự thị mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Câu trả lời là: “Sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều người Trung Quốc tin rằng chúng tôi đang nổi lên còn Mỹ thì đang đi xuống”.
Những người Trung Quốc này không đơn độc. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy số người Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ là thế lực thống trị trong hai mười năm nữa nhiều hơn số người tin rằng Mỹ sẽ duy trì được vị trí đó. Một số nhà phân tích còn đi xa hơn và lập luận rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ dẫn đến một cuộc va chạm tương tự như đã từng xảy ra giữa một nước Đức đang lên và một nước Anh đang thống trị, dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất một thế kỷ trước.
Chúng ta cần thận trọng với những dự đoán khốc liệt như vậy. Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài mới đuổi kịp Mỹ về quân sự, kinh tế và các nguồn lực quyền lực mềm. Ngược lại, đến năm 1900, Đức đã vượt qua Anh. Ngay cả trường hợp GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ vào một thời điểm nào đó trong những năm 2020, hai nền kinh tế vẫn không thể coi là ngang bằng nhau. Trung Quốc sẽ vẫn có một khu vực nông thôn rộng lớn kém phát triển, và gần như chắc chắn đã bắt đàu phải đối mặt với những vấn đề về dân số và tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Như một số người Trung Quốc thường nói, họ sợ rằng họ sẽ già trước khi giàu. Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài mới có thể trở thành một thách thức nào đó đối với nước Mỹ giống như nước Đức của Kaiser tạo ra khi Đức vượt qua Anh.
Nhưng nhiều người Trung Quốc không nhìn thế giới theo cách đó. Họ tin rằng cuộc suy thoái năm 2008 đã tạo ra một sự thay đổi về cân bằng quyền lực thế giới, và rằng Trung Quốc cần bày tỏ ít tôn trọng hơn với một nước Mỹ đang đi xuống. đánh giá quá tự tin này là một phần nguyên nhân dẫn đến chính sách đối ngoại tự thị hơn của Trung Quốc trong hai năm qua. Sự thay đổi nhận thức dường như đã làm củng cố thêm sự tự tin của Chính quyền Trung Quốc, mặc dù đánh giá của họ là sai lầm.
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã đi theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là “giấu mình chờ thời”. Tuy nhiên, với sự thành công trong phục hồi kinh tế sau suy thoái và đạt mức tăng trưởng 10%, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm ngoái, và nhiều người ở Trung Quốc đã thúc giục phải có một chính sách đối ngoại mạnh mẽ hơn. Một số người đổ lỗi điều này cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng quan điểm đó là quá đơn giản. Các nhà lãnh đạo cao nhất vẫn muốn đi theo chiến lược của Đặng Tiểu Bình, nhưng họ cảm thấy bị sức ép từ bên dưới bởi chủ nghĩa dân tộc đang lên, cả trong hệ thống chính trị lẫn thế giới mạng.
Thái độ tự thị mới của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến các quan hệ của họ với các nước khác ngoài Mỹ. Chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến các nước ASEAN cảm thấy lo ngại, và phản ứng của Trung Quốc với các hành động của Nhật Bản sau vụ va chạm tàu gần quần đảo Senkaku (đảo Điếu Ngư) đang tranh chấp đã dẫn đến việc Tôkyô củng cố thêm quan hệ liên minh với Oasinhton. Bắc Kinh cũng làm Hàn Quốc xa lánh thêm bằng việc không chỉ trích việc Bắc Triều Tiên bắn pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc, làm Ấn Độ tức giận về các vấn đề biên giới và hộ chiếu, rồi tự làm xấu mình tại châu Âu và những nơi khác bằng việc phản ứng quá mức trước việc trao giải Nobel hoà bình cho nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba.
Vậy các vấn đề này sẽ diễn ra như thế nào trong những năm tới? Có khả năng lãnh đạo Trung Quốc sẽ lùi lại ở mức độ nào đó từ lập trường quá tự thị hiện đã chứng tỏ khiến họ mất nhiều. Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn hợp tác trong các vấn đề khủng bố, phổ biến vũ khí và năng lượng sạch sẽ giúp giảm những căng thẳng, nhưng các nhóm lợi ích nội bộ đầy quyền lực trong các ngành xuất khẩu và Quân Giải phóng Nhân dân muốn hạn chế hợp tác kinh tế và quân sự. Và quan trọng nhất, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên của người dân Trung Quốc được thể hiện trên các trang blog, sẽ rất khó cho các nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có thay đổi nhiều trong chính sách của họ. Chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào đến Oasinhton vào tháng Giêng giúp cải thiện được một số vấn đề, nhưng mối quan hệ sẽ vẫn khó khăn chừng nào nhiều người Trung Quốc còn phải chịu đựng sự ngạo mạn dựa trên chủ nghĩa dân tộc và niềm tin sai lầm vào sự đi xuống của Mỹ.
Trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như bất ổn tài chính, an ninh mạng và biến đổi khí hậu, hai nước còn nhiều thứ để đạt được từ việc làm việc cùng nhau. Không may thay, những đánh giá sai lầm về quyền lực đã tạo ra sự ngạo mạn cho người Trung Quốc, và nỗi lo sợ không cần thiết của một số người Mỹ về sự đi xuống của Mỹ, và những thay đổi nhận thức này khiến cho việc hợp tác khó khăn hơn. Bất cứ sự thoả hiệp nào từ Mỹ đều được Bắc Kinh coi là dấu hiệu khẳng định thêm thế yếu của Mỹ. Nhưng với những dự đoán thực tế hơn, Trung Quốc và Mỹ không được phép lặp lại kinh nghiệm đầy thảm hoạ của Đức và Anh cách đây một thế kỷ.
*
*        *
TTXVN (Luân Đôn 15/4)
Sự không tin tưởng lẫn nhau trong mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng sâu đậm đã làm cho các công ty Trung Quốc khó lòng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Tờ “Thời báo Tài chính” vừa qua đã có bài phân tích vì sao tập đoàn Huawei của Trung Quốc, một trong những nhà cung cấp các giải pháp mạng viễn thông hàng đầu trên thế giới lại không thể “truy cập” được thị trường này.
Kể từ năm 1997 khi Huawei bắt đầu chi 3% trong tổng doanh thu hàng năm để học tập kinh nghiệm quản lý từ các công ty Mỹ như IBM, Accenture và Hay Group để ứng dụng hệ thống quản lý như các công ty đa quốc gia của Mỹ nhưng Huawei vẫn chưa tiếp cận được thị trường Mỹ. Trong khi những bài học từ thung lũng Silicon đã giúp Huawei chiếm lĩnh thị trường ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Âu – và đã làm cho công ty trở thành đại gia lớn thứ hai về lĩnh vực này trên toàn cầu – thì nó đã vấp phải bức tường đá ở Mỹ. Mặc dầu năm ngoái, công ty thu về 28 tỷ USD doanh thu, 4,4 tỷ USD lợi nhuận và chiếm 14,2% thị phần thế giới nhưng lại chưa giành được hợp đồng đáng kể nào ở Mỹ.
          Những cố gắng bất thành đến nản lòng của Huawei để tìm đường vào Mỹ cho thấy giữa Mỹ và Trung Quốc có mối lo ngại nghi ngờ lẫn nhau ngày càng sâu đậm. Ở Mỹ, ngày càng có nỗi thất vọng và lo lắng trong cộng đồng tình báo và quốc hội về việc các công ty Mỹ phụ thuộc nhiều vào các công ty Trung Quốc cung cấp các thiết bị thiết yếu cho các ngành công nghiệp nhạy cảm cao. Ngoài ra cũng có mối lo ngại rằng các doanh nghiệp Mỹ bị yếu thế hơn các đối thủ của mình do việc các công ty Trung Quốc được hỗ trợ tài chính ngầm từ Bắc Kinh. Còn về phía Trung Quốc, họ nghi ngờ Mỹ đang tìm cách chặn lại sự trỗi dậy của họ trên tất cả các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực kinh tế.
Bằng chứng rõ nhất là năm ngoái Huawei đã cố gắng tăng thị phần ở thị trường Mỹ nhưng đều thất bại. Trong tháng 10, công ty này suýt nữa thì thắng một hợp đồng lớn trị giá hàng tỷ USD từ Sprint Nextel, tập đoàn viễn thông lớn thứ ba ở Mỹ. Mặc dầu Chính quyền Obama thiếu một cơ chế chính thức để ngăn chặn thoả thuận này, nhưng vì Mỹ có lý do để lo ngại nên Gary Locke, người Mỹ gốc Hoa, lúc đó là Bộ trưởng Thương mại, (người vừa được bổ nhiệm là đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh tháng 3/2011), đã gọi điện cho giám đốc điều hành của Sprint. Và cuối cùng, Spint đã chọn công ty Samsung của Hàn Quốc chứ không phải Huawei.
Stephanie Kirchgaesner, phóng viên Thời báo Tài chính đã viết rằng chính quyền Obama tỏ thái độ cứng rắn hơn với việc các công ty nước ngoài mua lại các tài sản của Mỹ hơn là những người tiền nhiệm trước, một động thái mà những nhà quan sát cho rằng nó phản ánh một thái độ cẩn trọng khi thẩm định những thoả thuận kinh tế có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Năm 2006, các quan chức trong Chính quyền Bush đã bị giới chính trị tức giận sau khi họ thông qua một thoả thuận trong đó công ty Dubai Ports World được phép mua lại các tài sản cảng của Mỹ chỉ sau khi xem xét có 30ngày.
Kể từ đó, Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài ở Mỹ (CFIUS), một ban điều hành bí mật do Bộ Tài chính phụ trách gồm có các quan chức tình báo và quốc phòng hàng đầu, bắt đầu tăng cường các vụ điều tra, một thực tế mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể không nhận ra.
Dưới các qui định của CFIUS, việc mua lại các tài sản nhạy cảm sẽ được thẩm định trong vòng 30 ngày. Dưới thời của Bush, hiếm khi các công ty bị thẩm định kéo dài hơn hạn định này, tức thêm 45 ngày sau khoảng thời gian được ấn định là 30 ngày. Nhưng điều này đã thay đổi. Theo số liệu của CFIUS, trong năm 2007, chỉ có 4% các thoả thuận là bị thẩm định kéo dài, nhưng năm 2009 con số này là 38%.
Neal Wolin, Thứ trưởng Bộ Tài chính và là một trong những quan chức phụ trách CFIUS, nói rằng Mỹ là “một trong những nền kinh tế mở nhất” trên thế giới đối với đầu tư nước ngoài. “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ cam kết lâu dài của lưỡng đảng đón nhận đầu tư nước ngoài, phù hợp với an ninh quốc gia”.
Nhưng những luật sư có liên quan đến các hợp đồng cho rằng rõ ràng có sự thay đổi trong quan điểm này. Paul Marquardt của công ty luật quốc tế Cleary Gottlieb nói: “Trong chính quyền trước, rõ ràng có xu hướng để các thoả thuận đi đến kết quả. Còn các quan chức hiện nay làm quá cẩn trọng”.
Năm ngoái, Huawei cũng thua Nokia Siemens Networks trong vụ đấu thầu dự án thiết bị không dây của Motorola và cũng không thắng thầu dự án của công ty 2wire, công ty phần mềm Internet, mà hợp đồng này lại rơi vào tay công ty Pace của Anh. Các nguồn tin cho rằng những quan ngại về mối nguy hiểm của những trở ngại về qui chế đóng vai trò trong những thất bại đó của Huawei.
Tháng trước, Huawei buộc phải chấp nhận không thắng thầu trong việc mua lại các bằng sáng chế từ 3Leaf, một công ty vỡ nợ có trụ sở ở Califonia, sau khi CFIUS từ chối thông qua.
Mario Mancuso, cựu Trợ lý Bộ trưởng Thương mại hiện làm việc cho công ty Fried Frank, một công ty luật quốc tế nói: “Mọi thứ rõ ràng bất lợi cho Huawei”.
Điều này một phần do quan hệ sóng gió giữa hai nước, kể cả các báo cáo về các cuộc tấn công mạng vào các công ty mỹ như Google ở Trung Quốc. James Lewis, Trung âm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Oasinhton nói dù công bằng hay không, thì Mỹ sẽ khó lòng cho phép một tập đoàn của Trung Quốc tiếp cận hệ thống viễn thông nếu Mỹ có lý do để nghi ngờ việc làm như vậy sẽ tăng nhiều khả năng chiến tranh mạng.
Theo ông Mancuso, nhận thức về những mối đe doạ đối với cộng đồng chính sách an ninh quốc gia trong lĩnh vực mạng đã tăng lên nhanh chóng. Thế nên nếu như người ta tin rằng Chính phủ Trung Quốc đang tiến hành các cuộc xâm nhập mạng, người ta sẽ phải cẩn trọng với Huawei bởi vì Huawei cung cấp cơ sở hạ tầng (viễn thông) quan trọng.
Huawei cũng coi mình như một nạn nhân của mối quan hệ bị đầu độc bởi sự nghi ngờ và thâm hiểm của Trung Quốc. Bill Plummer, người phát ngôn của Huawei ở Bắc Mỹ, nhắc lại nhiều lần những vấn đề của hai bên bao gồm cuộc chiến tiền tệ, bất đồng về vấn đề Tây Tạng và Đài Loan, xu hướng sử dụng an ninh thông tin và các chính sách để đóng cửa thị trường đối với các công ty nước ngoài. Ông nói: “Chúng tôi luôn bị nhìn qua lăng kính này”.
Lo ngại về việc bành trướng của các tập đoàn Trung Quốc đã gây hại cho các công ty Trung Quốc khác. Năm 2005, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã thát bại khi tham gia bỏ thầu trị giá 18,5 tỷ USD mau lại công ty Unocal của Mỹ do những cản trở chính trị mạnh mẽ. Cũng vào thời gian này, một nhân vật cấp cao của tập đoàn Chevron ở Mỹ, nói với tờ Thời báo Tài chính rằng tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã có những lợi thế không công bằng nhờ có đựơc nguồn tiền “miễn phí” từ Bắc Kinh.
Trong một lá thư gần đây gửi Tổng thống Obama, các nhà lập pháp cao cấp của Đảng Cộng hoà đã cảnh báo về sự hỗ trợ lớn của Bắc Kinh cho Huawei và ZTE, một tập đoàn công nghệ khác của Trung Quốc, và những mối liên hệ tài chính này sẽ làm tăng nguy cơ các công ty sẽ phải nghe theo chỉ thị của Bắc Kinh. Huawei thừa nhận đã nhận được một vài nguồn vốn từ các ngân hàng nhà nước nhưng cho rằng đây chỉ đóng vai trò như cầu nối giữa các ngân hàng và khách hàng cần những khoản vay để mua thiết bị và nói rằng Huawei không nhận hỗ trợ đáng kể nào từ phía chính phủ.
Tháng trước, Huawei đã bán một hệ thống băng thông rộng dùng cho vùng nông thôn cho công ty Mỹ Northeast Wireless ở Maine. Tuy vậy, những vấn đề mà Huawei phải đối mặt ở Mỹ vẫn không thay đổi. Trong một phiên điều trần trước quốc hội gần đây, một thượng nghị sĩ đã hỏi những người phụ trách về luật pháp về thương vụ này và tiết lộ rằng FBI đã trao đổi về hợp đồng này với công ty Mortheast Wireless. Vụ giao dịch này đã hoàn tất và cuối cùng thì cũng không gây tranh cãi. Nhưng đây lại thêm một dấu hiệu nữa cho thấy những khó khăn sắp tới của Huawei ở Mỹ./.

- Mỹ điều ‘thần chết’ giám sát Trung Quốc
-Vạch mặt âm mưu ám sát ‘ghê rợn’ của CIA vnn - Tổng tư lệnh quân đội Nga thăm Trung Quốc (Vit)
-Nhóm lợi ích đang đứng sau chính sách đối ngoại của Trung Quốc (TVN)

Tổng số lượt xem trang