Thâm nhập xưởng lắp ráp xe khách “công nghệ búa, cờ lê”
Những chiếc xe khách tiền tỉ được lắp mới hoàn toàn bằng tay bên trong “Văn phòng - trạm bảo hành - bảo dưỡng” Công ty ôtô Hồng Hà. Ảnh: V.KMột chiếc xe khách hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng cao… có giá bán gần 2 tỉ đồng, không ngờ lại được lắp ráp hoàn toàn thủ công với búa, cờ lê, mỏ lết… đó là những gì PV Báo Lao Động chứng kiến khi thâm nhập xưởng sản xuất ôtô của Cty TNHH ôtô Hồng Hà tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên.
Những chiếc xe khách tiền tỉ được lắp mới hoàn toàn bằng tay bên trong “Văn phòng - trạm bảo hành - bảo dưỡng” Công ty ôtô Hồng Hà. Ảnh: V.KMột chiếc xe khách hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng cao… có giá bán gần 2 tỉ đồng, không ngờ lại được lắp ráp hoàn toàn thủ công với búa, cờ lê, mỏ lết… đó là những gì PV Báo Lao Động chứng kiến khi thâm nhập xưởng sản xuất ôtô của Cty TNHH ôtô Hồng Hà tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên.
“Ngọa hổ tàng long”
Trong vai người tìm mua xe về chạy chở khách, chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Tưởng - Giám đốc Cty TNHH ôtô Hồng Hà (Hong Ha Automobile) và được hướng dẫn đến nhà máy tại KCN Phố Nối A. Ông Tưởng còn dặn kỹ phải để ý bên ngoài cổng nhà máy có biển hiệu “Cty ô tô Đông Phong”.
Quả thực khi tìm đến KCN Phố Nối A, hỏi Nhà máy ôtô Hồng Hà thì ai cũng lắc đầu, nhưng khi hỏi Nhà máy ôtô Đông Phong thì chúng tôi được chỉ dẫn đến ngay. Điều nhận biết duy nhất Cty ôtô Hồng Hà đang hoạt động trong khuôn viên Cty ôtô Đông Phong là tấm biển được treo ngay trên nhà xưởng phía trong khuôn viên với nội dung: “Cty ô tô Hồng Hà - Văn phòng - trạm bảo hành - bảo dưỡng”. Thế nhưng những gì đang diễn ra bên trong thì hoàn toàn ngược lại, gần chục chiếc xe khách đang được đóng mới hoàn toàn. Đúng là một kiểu “ngọa hổ tàng long”!. Một người dân kiếm sống gần Cty Đông Phong thì tỏ ra thành thạo thông tin cho biết: “Hồng Hà thuê lại 1/3 khu xưởng của Cty ôtô Đông Phong từ đầu năm 2014. Phần diện tích còn lại, Cty Đông Phong cho doanh nghiệp khác thuê”.
Theo quan sát của PV thì khu nhà xưởng của Cty ôtô Hồng Hà thuê lại của Cty ôtô Đông Phong chỉ rộng khoảng chừng 300m2. Thế nhưng theo thông tin về Cty ôtô Hồng Hà đưa trên mạng thì Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ôtô khách, ôtô buýt từ 29 đến 80 chỗ ngồi Hồng Hà của Cty TNHH ôtô Hồng Hà được Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 05221000216, lần đầu ngày 7.5.2014. Địa điểm thực hiện dự án: Thuê lại nhà xưởng và cơ sở hạ tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng Nhà máy ôtô Trường Giang của Cty TNHH ôtô Đông Phong (KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) với diện tích thuê đất là 15.000 m2.
Công nghệ lắp ráp… tuốc nơ vít
Thấy có người nói muốn mua ôtô về chở khách, người bảo vệ vội chạy vào bên trong gọi một thanh niên tên Thành. Thành giới thiệu nhanh: “Hôm nay các sếp đi vắng hết, chỉ còn mình em và vài công nhân lắp ráp thôi. Các anh cứ vào xem xe”.
Bên trong nhà xưởng có 3 chiếc ôtô 47 chỗ, dán nhãn Hino đã lắp ráp gần hoàn thiện và dăm chiếc khác của Trung Quốc đang hàn vỏ xe. Theo ông Thành, một chiếc ôtô khách có động cơ Hino và linh kiện nhập từ Hàn Quốc về lắp ráp có giá trên dưới 1,7 tỉ đồng. “Nếu các anh lấy xe Trung Quốc thì giá là hơn 1,4 tỉ đồng/chiếc”, ông Thành cho biết thêm.
Quan sát toàn bộ nhà xưởng của một Cty chuyên lắp ráp ôtô, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy bốn bề không có bất cứ một dây chuyền hay thiết bị máy móc hiện đại nào phục vụ cho việc lắp ráp những chiếc ôtô tiền tỉ. Các nhóm công nhân đang miệt mài lắp ráp xe với công nghệ “hand made”.
Theo một công nhân đang lắp các bóng điện vào ôtô thì từ tết đến thời điểm hiện tại Cty đã bán được khoảng 10 xe, chủ yếu cho thị trường Bắc Giang và Bắc Ninh. Khi được hỏi về năng lực sản xuất nếu khách có nhu cầu mua 5 đến 7 xe liền, ông Thành khẳng định, nếu cần sẽ huy động thêm công nhân đến làm việc khoảng một tháng có thể bàn giao xe cho khách.
Khi PV băn khoăn về điều kiện nhà xưởng và muốn đi thử xe trên đường thử theo quy định, ông Thành cho biết, đường thử chính là các đường nội bộ trong khu công nghiệp?!
Có vẻ hơi ngại khi thấy chúng tôi nhìn chăm chú vào những công nhân đang lắp một số bộ phận vào ôtô với búa, cờ lê, mỏ lết, tuốc nơ vít…, ông Thành đã liên tục khẳng định xe của Cty lắp ráp đảm bảo chất lượng vì “Đăng kiểm đã kiểm tra xe đảm bảo an toàn mới cho chạy
ra ngoài”.
ra ngoài”.
Quy định Tiêu chuẩn DN sản xuất, lắp ráp ôtô. Dây chuyền lắp ráp khung, thân xe phải được trang bị tối thiểu các thiết bị chính sau đây: Các máy hàn điểm đứng, hàn điểm treo, hàn lăn, hàn mig, hàn tig, kèm theo thiết bị hàn và đồ đá chuyên dùng; Thiết bị tán đinh bằng khí nén; Hệ thống palăng nâng - hạ, xe vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền, hệ thống ray dẫn hướng dùng cho xe gá đẩy… hệ thống gầm, cầu sau, cầu trước và động cơ vào khung, các cụm điều khiển chính... Ngoài ra, còn được trang bị các trang thiết bị phụ trợ như: Hệ thống cung cấp khí nén, xe vận chuyển chuyên dùng, súng xiết bu lông, đai ốc, máy cân bằng động chuyên dùng ...
Tìm 20 DN Việt Nam không mua nổi cái ốc vít
(VEF.VN) - Trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài.
Việt Nam có 18 ngành hàng xuất khẩu tỷ đô, trong đó dệt may, da giày, điện tử được coi là thành công nhất. Song theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sự thành công này dường như rất mong manh khi năng lực cạnh tranh đang ở mức rất thấp.
Năng lực cạnh tranh "hạng bét" dù nhất xuất khẩu
Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu 3 ngành dệt may, thủy sản và điện tử do CIEM công bố hôm 19/4 đã cho thấy, phía sau ánh hào quang rực rỡ của thành tích đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, 3 nhóm ngành chủ lực này đang đối mặt với một thực tế trần trụi là năng lực cạnh tranh kém.
Hầu hết, các ngành "thắng" được trên thị trường quốc tế những năm qua là dựa trên một bệ đỡ các ưu đãi của Nhà nước, lợi thế truyền thống nhân công rẻ và khai thác tài nguyên. Đến nay, trong WTO, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ là nguồn dinh dưỡng có hạn và các điều kiện "giá rẻ" và "có sẵn" kia đã mất dần ưu thế.
Trong khi bản thân các doanh nghiệp vẫn dậm chân làm gia công, lắp ráp và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài. Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD nhưng thực chất, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp nên hiệu quả kinh doanh chung 3 ngành này là thấp.
Điển hình nhất cho mô hình gia công từng thịnh vượng ở 10-20 năm trước là phải nói tới dệt may và điện tử. Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM, có đến 70% doanh nghiệp dệt may làm gia công và 60% doanh nghiệp làm trực tiếp sản xuất - xuất khẩu song 100% doanh nghiệp đều phải nhập khẩu nguyên liệu.
Bất lợi ở chỗ, nguyên phụ liệu lại chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí hình thành giá sản phẩm dệt may nên mỗi khi giá nguyên liệu tăng đã làm cho ngành này mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây cũng là ngành có năng suất lao động thấp nhất trong 3 ngành được điều tra.
Bà Tuệ Anh nêu ví dụ, công ty may Esquel Việt Nam là một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông đã nhập gần như 100% các nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Lý do là nguồn phụ liệu trong nước không đáp ứng nổi. Chẳng hạn như chỉ may, Việt Nam đã làm được nhưng các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đều cho rằng vẫn chưa đáp ứng chất lượng. Năng suất lao động của Esquel tại Việt Nam được đơn vị này trả lời là thấp hơn năng suất lao động tại Trung Quốc.
Bà Nguyễn Minh Thảo, chuyên viên Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM nghiên cứu về ngành điện tử cho biết, doanh nghiệp điện tử xuất khẩu chủ yếu lại là FDI và cũng hầu hết dừng lại ở mức lắp ráp.
Bà Thảo kể, trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài. Tuy tốc độ xuất khẩu của ngành điện tử này tăng cao nhưng không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.
Một chiến lược kinh doanh dựa trên mô hình gia công và tận dụng giá rẻ như vậy đã lạc hậu hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh yếu kém bắt đầu từ chính những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh toàn cầu đầy năng động hiện nay, những lỗ hổng đó càng bị khoét rộng ra bởi các khó khăn khách quan.
7 rào cản từ môi trường kinh doanh
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu này, đang có 7 rào cản đáng lo ngại. Đáng chú ý nhất là việc thiếu vốn và công nghệ. Khi đó, các doanh nghiệp bị rơi vào một vòng luẩn quẩn: không có vốn, không đầu tư công nghệ thì thiếu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kéo theo làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và từ đó, giảm lợi nhuận, hiệu quả thấp. Kết cục là doanh nghiệp lại khó giữ thị phần của mình.
Kế đến là vấn đề lao động. Các doanh nghiệp đang thiếu lao động cả số lượng và chất lượng. Theo khảo sát của bà Thảo, năm 2010, công ty Intel dự kiến sẽ tuyển 3.000 lao động nhưng rồi qua 50 trường đại học, họ chỉ tuyển được 40 người. Ở ngành thủy sản, ông Lưu Minh Đức, chuyên viên Ban này cho biết, ngành thâm dụng lao động lớn và đang thiếu lao động nghiêm trọng. Chưa đến 50% các doanh nghiệp thủy sản hài lòng về chất lượng của lao động, kể cả đã qua đào tạo.
Bên cạnh đó, chi phí năng lượng gia tăng như giá điện, xăng dầu... đang trở thành một áp lực lớn khiến lợi thế nhân công rẻ cũng không đủ bù đắp cho doanh nghiệp nếu muốn giá thành sản phẩm thấp đi. Một rào cản khác là các vấn đề chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng vẫn hạn chế. Các doanh nghiệp "sợ" nhất là điện bị cắt nhiều. Giai đoạn năm 2006-2009, kinh tế vĩ mô lại thiếu ổn định, lạm phát và thâm hụt thưuơng mại.
Ngoài ra, ở từng ngành, các yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã được nhóm nghiên cứu chỉ rõ như chính sách thuế, thủ tục hải quan vẫn mất thời gian, vấn đế tỷ giá, tín dụng, tiếp cận đất đai...
Đáng lo ngại là, cùng với những khó khăn mới nảy sinh trong điều kiện Việt Nam thực thi các cam kết hội nhập, đã có một số doanh nghiệp muốn cắt giảm hoạt động lắp ráp xuất khẩu mà có xu hướng nhập khẩu để phân phối cho thị trường nội địa. Một số doanh nghiệp xuất khẩu FDI chuyển sang nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thay vì nhập linh kiện về lắp ráp.
Theo nhóm nghiên cứu, hướng giải pháp để tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu trước tiên phải bắt đầu từ việc cắt giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện tối đa phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hình thành cụm ngành và mạng lưới liên kết sản xuất. Đặc biệt, các chính sách phát triển ngành hàng chủ lực cần nâng lên một nấc thang mới bằng việc xây dựng các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu xuất khẩu.
Năng lực cạnh tranh "hạng bét" dù nhất xuất khẩu
Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu 3 ngành dệt may, thủy sản và điện tử do CIEM công bố hôm 19/4 đã cho thấy, phía sau ánh hào quang rực rỡ của thành tích đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, 3 nhóm ngành chủ lực này đang đối mặt với một thực tế trần trụi là năng lực cạnh tranh kém.
Hầu hết, các ngành "thắng" được trên thị trường quốc tế những năm qua là dựa trên một bệ đỡ các ưu đãi của Nhà nước, lợi thế truyền thống nhân công rẻ và khai thác tài nguyên. Đến nay, trong WTO, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ là nguồn dinh dưỡng có hạn và các điều kiện "giá rẻ" và "có sẵn" kia đã mất dần ưu thế.
Trong khi bản thân các doanh nghiệp vẫn dậm chân làm gia công, lắp ráp và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài. Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD nhưng thực chất, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp nên hiệu quả kinh doanh chung 3 ngành này là thấp.
Bất lợi ở chỗ, nguyên phụ liệu lại chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí hình thành giá sản phẩm dệt may nên mỗi khi giá nguyên liệu tăng đã làm cho ngành này mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây cũng là ngành có năng suất lao động thấp nhất trong 3 ngành được điều tra.
Bà Tuệ Anh nêu ví dụ, công ty may Esquel Việt Nam là một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông đã nhập gần như 100% các nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Lý do là nguồn phụ liệu trong nước không đáp ứng nổi. Chẳng hạn như chỉ may, Việt Nam đã làm được nhưng các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đều cho rằng vẫn chưa đáp ứng chất lượng. Năng suất lao động của Esquel tại Việt Nam được đơn vị này trả lời là thấp hơn năng suất lao động tại Trung Quốc.
Bà Nguyễn Minh Thảo, chuyên viên Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM nghiên cứu về ngành điện tử cho biết, doanh nghiệp điện tử xuất khẩu chủ yếu lại là FDI và cũng hầu hết dừng lại ở mức lắp ráp.
Bà Thảo kể, trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài. Tuy tốc độ xuất khẩu của ngành điện tử này tăng cao nhưng không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.
Một chiến lược kinh doanh dựa trên mô hình gia công và tận dụng giá rẻ như vậy đã lạc hậu hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh yếu kém bắt đầu từ chính những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh toàn cầu đầy năng động hiện nay, những lỗ hổng đó càng bị khoét rộng ra bởi các khó khăn khách quan.
7 rào cản từ môi trường kinh doanh
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu này, đang có 7 rào cản đáng lo ngại. Đáng chú ý nhất là việc thiếu vốn và công nghệ. Khi đó, các doanh nghiệp bị rơi vào một vòng luẩn quẩn: không có vốn, không đầu tư công nghệ thì thiếu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kéo theo làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và từ đó, giảm lợi nhuận, hiệu quả thấp. Kết cục là doanh nghiệp lại khó giữ thị phần của mình.
Kế đến là vấn đề lao động. Các doanh nghiệp đang thiếu lao động cả số lượng và chất lượng. Theo khảo sát của bà Thảo, năm 2010, công ty Intel dự kiến sẽ tuyển 3.000 lao động nhưng rồi qua 50 trường đại học, họ chỉ tuyển được 40 người. Ở ngành thủy sản, ông Lưu Minh Đức, chuyên viên Ban này cho biết, ngành thâm dụng lao động lớn và đang thiếu lao động nghiêm trọng. Chưa đến 50% các doanh nghiệp thủy sản hài lòng về chất lượng của lao động, kể cả đã qua đào tạo.
Bên cạnh đó, chi phí năng lượng gia tăng như giá điện, xăng dầu... đang trở thành một áp lực lớn khiến lợi thế nhân công rẻ cũng không đủ bù đắp cho doanh nghiệp nếu muốn giá thành sản phẩm thấp đi. Một rào cản khác là các vấn đề chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng vẫn hạn chế. Các doanh nghiệp "sợ" nhất là điện bị cắt nhiều. Giai đoạn năm 2006-2009, kinh tế vĩ mô lại thiếu ổn định, lạm phát và thâm hụt thưuơng mại.
Ngoài ra, ở từng ngành, các yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã được nhóm nghiên cứu chỉ rõ như chính sách thuế, thủ tục hải quan vẫn mất thời gian, vấn đế tỷ giá, tín dụng, tiếp cận đất đai...
Đáng lo ngại là, cùng với những khó khăn mới nảy sinh trong điều kiện Việt Nam thực thi các cam kết hội nhập, đã có một số doanh nghiệp muốn cắt giảm hoạt động lắp ráp xuất khẩu mà có xu hướng nhập khẩu để phân phối cho thị trường nội địa. Một số doanh nghiệp xuất khẩu FDI chuyển sang nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thay vì nhập linh kiện về lắp ráp.
Theo nhóm nghiên cứu, hướng giải pháp để tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu trước tiên phải bắt đầu từ việc cắt giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện tối đa phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hình thành cụm ngành và mạng lưới liên kết sản xuất. Đặc biệt, các chính sách phát triển ngành hàng chủ lực cần nâng lên một nấc thang mới bằng việc xây dựng các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu xuất khẩu.