Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Hà Nội Mới cáo lỗi với tỉnh đoàn Quảng Ngãi vụ 2.000 đồng/kg dưa

-Hà Nội Mới cáo lỗi với tỉnh đoàn Quảng Ngãi vụ 2.000 đồng/kg dưa

Do tiếp cận thông tin chưa đầy đủ, do nhầm lẫn giá giữa các loại dưa khác nhau, nên thông tin trong các bài báo của báo Hà Nội Mới đã đặt nghi vấn và từ đó hiểu nhầm rằng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thu gom và bán giá cao hưởng chênh lệch 2000 đ/kg dưa của nông dân, là không chính xác.

Báo Hà Nội Mới đã đăng các bài viết: "Họ đã "ăn" trên lưng nông dân 2.000 đồng/kg dưa?” - ngày 7.5.2015; " Số tiền chênh lệch đang nằm ở đâu, thưa Tỉnh đoàn Quảng Ngãi?" - ngày 8.5.2015; "Nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ"- ngày 9.5.2015.
Nội dung các bài báo đặt nghi vấn cần được làm rõ: Bên cạnh việc làm thiện nguyện của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi và các tổ chức cá nhân giúp nông dân tiêu thụ dưa hấu có hiệu quả, một số cán bộ của Tỉnh đoàn đã thu gom dưa của dân với giá 2000 đ/kg bán ra 4000 đ/kg hưởng chênh lệch 2000 đ/kg, thu gom dưa không đảm bảo chất lượng bán cho các đầu mối với giá cao gây bức xúc cho người mua dưa ủng hộ...?
Sau khi có phản hồi của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, ngày 9.5.2015 báo Hànộimới đã cử đại diện vào làm việc trực tiếp với Tỉnh đoàn Quảng Ngãi để nắm thông tin đầy đủ, đồng thời rà soát lại các nguồn thông tin, tư liệu của phóng viên. Nay báo Hànộimới xin CẢI CHÍNH như sau:
Do tiếp cận thông tin chưa đầy đủ, do nhầm lẫn giá giữa các loại dưa khác nhau, nên thông tin trong các bài báo của báo Hànộimới đã đặt nghi vấn và từ đó hiểu nhầm rằng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thu gom và bán giá cao hưởng chênh lệch 2000 đ/kg dưa của nông dân, là không chính xác.
Báo Hà Nội Mới xin cải chính và cáo lỗi cùng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi.


Tỉnh đoàn Quảng Ngãi ‘không ăn chặn chênh lệch tiền bán dưa’ (PLO): Chiều 7-5, Bí thư tỉnh đoàn Quảng Ngãi Hà Thị Anh Thư khẳng định hoàn toàn không có chuyện Tỉnh đoàn ăn chặn 2.000 đồng/kg tiền chênh lệch từ việc bán giúp dưa hấu cho nông dân Quảng Ngãi như một số trang mạng đã phản ánh.
Trong mấy ngày qua, một số trang mạng xã hội và cơ quan báo chí phản ánh về việc Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thu mua dưa hấu của người dân chỉ 3.000 đồng/kg và bán với giá 5.000 đồng/kg (đối với loại dưa Hắc Mỹ Nhân tại xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh).
Để làm rõ vấn đề này, bà Thư đã chứng minh bằng nhiều chứng từ, văn bản liên quan đến việc mua bán dưa với người nông dân; trong đó có cả những chứng từ cùng danh sách nhận tiền của bà con nông dân khi bán dưa hấu cho tỉnh đoàn.
Thông tin cho rằng trong thời điểm dưa xuất khẩu bị ách tắc, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng đứng ra thu mua với giá 2.000 đồng/kg rồi đem bán lại với giá 4.000 đồng/kg. Số tiền chênh lệch cho cả 2 đợt thu mua này là 2.000 đồng/kg bị cán bộ Tỉnh đoàn Quảng Ngãi “ăn chặn”.

Nông dân trồng dưa vượt qua khó khăn bởi sự chung sức của tuổi trẻ Quảng Ngãi và cả nước
Để giúp nông dân trồng dưa tiêu thụ được sản phẩm, trước đó xã đoàn Tịnh Hiệp cũng đứng ra thu mua được 10 tấn dưa Hắc Mỹ Nhân, với giá 3.500 đồng/kg để bán giúp cho bà con.
Sau khi thông tin trên lan truyền trên mạng xã hội, nhiều hộ dân trồng dưa tại các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà ( Sơn Tịnh) được Tỉnh đoàn hỗ trợ thu mua dưa đã có phản ứng.
Theo tính toán, với giá mua của tỉnh đoàn người dân khi bán ra đã lãi nhiều hơn so với thương lái thu mua và có lời nên được nhiều người dân đồng tình.
Bà Thư cho biết thêm số tiền chênh lệch còn lại sau khi được đầu cầu Hà Nội trả, tỉnh đoàn đã tính toán và hỗ trợ thêm cho bà con sau khi trừ các chi phí phát sinh, không có chuyện ăn chặn tiền chênh lệch.

Người dân được địa phương giúp thu gom dưa
Cụ thể, thời điểm đầu tiên, Tỉnh đoàn đã thu mua dưa hấu với giá 2.000 đồng/kg và bán lại với giá 4.000 đồng/kg. Vào thời điểm này, thương lái chỉ thu mua với mức giá 500 – 800 đồng/kg. Sau khi bán được 40 tấn dưa đầu tiên, Tỉnh đoàn đã quay lại từng hộ để hỗ trợ thêm từ 1.000 – 1.200 đồng/kg cho các hộ này, số tiền còn lại bù vào chi phí vận chuyển, hao hụt, vỡ dập do vận chuyển.
Xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện, hỗ trợ nông dân vượt khó, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã thu mua được trên 725 tấn dưa cho nông dân trong tỉnh với tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng, hàng trăm hộ nông dân đã thoát khỏi khó khăn. Việc làm này cũng đã tạo nên phong trào giúp nông dân trồng dưa Miền Trung một năng hai sương ổn định cuộc sống.


-Họ đã "ăn" trên lưng nông dân 2.000 đồng/kg dưa?
Thứ Tư 23:25 06/05/2015
(HNMO) - Gần đây, trên mạng xã hội Facebook, nhà báo Lê Ngọc liên tục có lời mời bạn bè mua dưa hấu ủng hộ bà con nông dân Quảng Ngãi.

Trước tấm lòng của Lê Ngọc, chiều Chủ nhật 3/5, nhóm "Sen hồng kết nối yêu thương" của Báo Hànộimới đã tiếp sức cùng đồng nghiệp, chia sẻ với bà con vùng Nam Trung bộ còn nhiều khó khăn. Chỉ trong thời gian ngắn, bạn bè đồng nghiệp và các thành viên của "Sen hồng kết nối yêu thương" đã đăng ký mua 240 quả dưa. Tất thảy người mua đều hồ hởi vì nghĩ đã làm được việc đầy ý nghĩa. Nhưng, cũng sau khi bán dưa và nghe phản ánh từ người mua, đã hé lộ sự giả dối, trục lợi trên mồ hôi, công sức của nông dân và lòng tốt của người dân Thủ đô từ đầu mối thu mua.

Nhóm "Sen hồng kết nối yêu thương" đang bán dưa từ Quảng Ngãi chuyển ra
Nhóm "Sen hồng kết nối yêu thương" đang bán dưa từ Quảng Ngãi chuyển ra

Dưa Hắc Mỹ nhân hay Bạch nhạt dưa?

17 giờ 14 phút ngày chủ nhật 3-5, "Sen hồng kết nối yêu thương" quyết định mở bán dưa trên mạng xã hội - nối dài cánh tay cùng đồng nghiệp sẻ chia với nông dân Quảng Ngãi. Chúng tôi được tỉnh Đoàn Quảng Ngãi cho biết: thu mua dưa Hắc mỹ nhân của bà con con nông dân với giá 5.000đ/kg. Chúng tôi quyết định bán 8.000 đồng. 3.000 đồng tiền chênh nằm trong chi phí vận chuyển, bốc vác, hao hụt và đề phòng dưa bị vỡ trong quá trình chuyên chở. Ngay sau những dòng viết trên Facebook lần lượt các thành viên của Sen hồng đã vào đăng ký. Người ít thì 2 quả, người nhiều 5 quả. Bạn bè đồng nghiệp như chị Phạm Hà, Báo Nhân dân đăng ký 5 quả; Thanh Tâm Báo Lao động, Khánh Huyền Báo Tiền Phong; Lý Điệp Báo Kinh tế Đô thị 3 quả... Đặc biệt bạn Nguyễn Huyền, đại diện nhóm từ thiện "Thắp sáng yệu thương" đặt mua 50 quả dưa để gửi tặng các bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Viện K, cơ sở 2 vào lúc 1giờ 54 phút sáng ngày 4-5. Thật là một ngày đáng nhớ và chúng tôi thực sự vui vì việc làm của chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ của bạn bè khắp nơi. Việc bán dưa còn tiếp tục đến sáng sớm ngày thứ ba 5-5 và được chốt lại với "lệnh" đặt mua 10 quả của nữ phóng viên Ánh Dương.

Sáng sớm ngày 5-5, chúng tôi có mặt tại báo từ sớm để rà soát lại danh sách và làm công tác chuẩn bị: túi, cân và cả việc điều đình với lái xe "mượn" tạm chỗ đậu xe ôtô để nhập dưa. 10h sáng  xe tải chở dưa về trụ sở báo trong niềm vui của đại gia đình Sen hồng. Không ai bảo ai, từ Giám đốc Trung tâm phát hành Trần Ngọc Bình, chuyên viên quảng cáo Phạm Kiều Vinh đến chị Thảo tạp vụ và nhiều thành viên đã ra bốc dỡ. Phòng Tài chính cử  chị Thanh Hương ra cân và tính tiền. Khỏi phải nói công việc bán và mua dưa thật vui.

Nhưng cũng trong quá trình bốc dỡ dưa mới phát hiện lẫn quá nhiều trái dưa bé, chỉ nặng khoảng 2kg hoặc chưa đến 2kg. Và đặc biệt hơn, trái dưa với tên gọi mỹ miều Hắc Mỹ nhân đã không đỏ và ngon như tên gọi. Nó hồng hồng nếu không nói là trắng ởn, cùi dày và chua. Chúng tôi quá ngỡ ngàng và thất vọng với loại trái cây đặc sản của Quảng Ngãi được Tỉnh đoàn thu mua của dân với giá 5.000 đồng này.

Với bức xúc này, cuối giờ chiều chúng tôi đã trở lại điểm tập kết dưa trên đường Hoàng Minh Giám. Thật xót xa, gần 2 tấn dưa đang còn nằm chỏng chơ trên hè đường đều thuần quả nhỏ. Nhiều trái bị vỡ, thấy rõ dưa có màu trắng phớt hồng, không còn là dưa hấu như đúng tên gọi. Chị Lê Ngọc cho biết: có người mua bổ ra thấy chất lượng dưa quá tệ đã ra trả lại, ngượng muối mặt. Rõ là mình làm việc tình nghĩa mà cứ như lừa đảo. Chị Ngọc cho biết thêm: xe dưa 10 tấn thì tới quá nửa là dưa bé. Hiện đã giao cho các điểm bán tình nguyện hầu hết đều bị kêu về chất lượng như: độ ngọt, màu và vỏ thì quá dày. Trong hơn 3 tiếng có mặt ở bãi dưa, tôi thấy lác đác chỉ vài người hỏi mua. Và chúng tôi cũng đã chứng kiến nhiều người bán hàng rong đi qua đã được Ngọc tặng không những trái dưa chỉ nhỉnh hơn... chú chuột cống!!!
Nông dân thu hoạch dưa hấu
Nông dân thu hoạch dưa hấu

Tỉnh Đoàn "ăn" trên lưng của nông dân 2.000 đồng/kg dưa?

Không chỉ bất ngờ về chất lượng dưa, khi điều tra về tận nơi bán, chúng tôi thực sự sốc khi biết một số cán bộ Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi đứng ra làm đầu mối thu gom đã ăn trên lưng của bà con nông dân tới 2000 đông/kg dưa. Tại một cuộc họp diễn ra vào giữa tháng 4 vừa qua, ông Đào Minh Hường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết, ở tỉnh này hiện còn 81 ha dưa hấu chuẩn bị thu hoạch. Giá bán lẻ đầu vụ khoảng 6.000-7.000 đồng/kg, nay giảm chỉ còn 1.200-1.500 đồng/kg. Giá thu mua tại ruộng cho nông dân của siêu thị cao hơn từ 500-1.000 đồng/kg so với thương lái và giá bán ra ở mức từ 3.000-3.300 đồng/kg. Sau đó, UBND xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) cũng cho biết, xã hiện có khoảng 80 hecta dưa hấu. Những ngày qua, tỉnh đoàn hỗ trợ bán giúp nông dân được hơn 140 tấn với giá 2.700 đồng/kg.

Tại các xã Tịnh Trà, Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), có lúc giá dưa thương lái mua chỉ ở mức 1.500-2.200 đồng/kg. Tuy nhiên vẫn không thấy người đến mua hoặc mua rất nhỏ giọt. Các tổ chức từ thiện, đoàn thể vẫn đang cố sức tìm cách tiêu thụ dưa cho người dân. Chỉ tính riêng xã Tịnh Hiệp, số lượng đăng ký bán dưa lên đến hơn 800 tấn. Tại các cánh đồng dưa Xuân Hòa, Xuân Mỹ, Vĩnh Tường, Mỹ Danh (xã Tịnh Hiệp), một số hộ hớn hở khoe họ đã "may mắn" bán dưa với giá 3.000 đồng/kg cho Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, hiện đang trồng mới lại ruộng dưa.

Còn anh Đặng Như Quỳnh, chủ một showroom ôtô tại phố Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân, Hà Nội) - người khởi xướng chiến dịch giải cứu dưa hấu cho đồng bào miền Trung cũng khẳng định với chúng tôi, tại đầu Quảng Nam, qua hệ thống phát thanh xã, các hộ dân có nhu cầu bán dưa sẽ mang dưa tới địa điểm tập kết. Đội tình nguyện thu mua cân và trả tiền trực tiếp theo đơn giá thỏa thuận công khai 3.000 đồng/kg, có xác nhận của chính quyền địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, chiều ngày 5/5 qua điện thoại, ông Hồng – Chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi - số điện thoại 0985755004) cho biết: Dưa đoàn thanh niên xã mua tận ruộng cho nông dân giá 3.000 đồng/kg. Ông Hồng còn bảo dưa ở Tịnh Hiệp bây giờ đã vào cuối vụ, trái không được to. Mua giúp cho dân 3.000 đồng là quý lắm rồi. Thế nhưng khi giao cho chúng tôi dưa tại Hà Nội, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi nói thu mua dưa Hắc mỹ nhân của bà con con nông dân với giá 5.000đ/kg.

21 giờ ngày 6/5, chúng tôi gọi điện cho anh Hải - người có 3 ha dưa ở xã Bình Chương, huyện Bình Sơn và được biết, hiện giá bán dưa tại ruộng của các hộ dân trong xã chỉ hơn 3000 đồng/kg - đấy là gặp các đoàn khách mua ủng hộ, còn thương lái thì không bao giờ được giá đó. Thế dưa non bổ ra trắng nhởn thì sao? Loại đấy bán chẳng ai mua, cho bò nó cũng chẳng thèm ăn - anh Hải nói.

Như vậy đã rõ. Một số cán bộ Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi đứng ra làm đầu mối thu gom đã trắng trợn "ăn chênh" của nông dân những 2000 đồng/kg dưa. Trong khi các hiệp sỹ cứu dưa, các tổ chức đoàn thể, từ thiện không quản ngại đường xa, từ TP Hồ Chí Minh ra, từ Hà Nội vào mua dưa giúp bà con nông dân Quảng Ngãi, chia sẽ những khó khăn, thiệt hại của người dân sau trận lụt vừa qua, thì ngay tại địa phương, một số cán bộ Tỉnh Đoàn lợi dụng danh nghĩa thu mua trợ giúp đã ngang nhiên ăn chặn trên mồ hôi, nước mắt của nông dân.

Hẳn người dân cả nước chưa hết xúc động với hình ảnh người nông dân Quảng Ngãi đứng thất thất bên ruộng dưa hấu bị lũ cuốn. Thiệt hại về kinh tế phải còn lâu mới khắc phục được. Với chúng tôi, chỉ là vài tấn dưa non bị lừa. Còn tại Quảng Ngãi khi dưa vào giai đoạn thu hoạch rộ, xuất khẩu bì ùn tắc, giá dưa giảm sút thê thảm, tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng đã đứng ra thu mua, hỗ trợ nông dân tiêu thụ. Vào các ngày cuối tháng 4, Tỉnh đoàn đã bán giúp nông dân Quảng Ngãi  hàng trăm tấn dưa hấu. Giá bán là 4.000 đồng/kg, trong khi giá dưa mua của nông dân tại ruộng lúc cao nhất cũng chỉ khoảng 2.000 đồng.

Số tiền chênh không phải là nhỏ, không biết đã rơi vào túi những ai?




-Son Tran -
HOT!!!HOT!!!HOT!!!

Tình hình tại chiến trường Quảng Ngãi hôm nay 18.4.2015 diễn biến cực kì xấu: Tại huyện Bình Sơn, sau khi bà con đã đồng ý bán cho nhóm tình nguyện số dưa tầm 200-300 tấn trong 2 ngày 18 và 19 thì đến hôm nay, thương lái Trung Quốc bất ngờ xuất hiện đẩy giá dưa lên 3200đ/kg và đặt cọc 50%, trong khi nhóm tình nguyện mua chịu sang t2 tt tiền (vì t7, cn Vcbank có làm đâu). Xe vận chuyển đã được điều vào tận Quảng Ngãi, một số xe hợp đồng chở dưa đã vào đến Quảng Trị, Nghệ An. Cánh tài xế áp lực khủng khiếp, dùng những từ ngữ ghê ghớm nhất để đe doạ trưởng nhóm (30' nữa không có dưa là tau chém mày nhé, đừng có tưởng đất này thì tau ngán, bla bla...). Trong khi bà con nông dân bán chịu thì nghi hoặc, thương lái tung đủ chiêu trò để cản trở. Tài xế hăm doạ không chở cũng phải trả tiền vì dù sao xe cũng đã chạy vào.


Ôi giời ơi 10 con xe phí vận chuyển 300tr lấy tiền đâu mà tui trả chứ, thôi thì thuyết phục, dụ dỗ bà con bán đi, con mới là người giúp đỡ nông dân cả tỉnh Quảng Ngãi này, mọi người phải tin tưởng con (éo muốn mua nữa đâu nhưng thế kẹt ko có dưa thì chết với cánh xe tải).

Giữa thế trận kim cô với muôn vàn áp lực nhưng tôi vẫn hết sức bình tĩnh nhận ra một điểm sáng vô cùng tích cực để động viên mình tiếp tục chiến đấu.

Tôi TỰ HÀO tuyên bố: Chương trình bán nông sản hỗ trợ bà con của nhóm chúng tôi đã tác động trực tiếp đến chính sách thu mua dưa hấu của TRUNG QUỐC.

Các bạn Trung Quốc, các bạn o ép thương lái Việt chúng tôi, nông dân Việt chúng tôi đủ đường. Nếu các bạn nhận đơn hàng bên đó, rồi tư tưởng ra Quảng Nam, Quảng Ngãi dưa đầy thì tôi tuyên bố các bạn xác cmn định là chuẩn bị tinh thần đền hợp đồng rồi đó ạ. Ko còn dưa nữa đâu. Hahaha....

CÔNG TY CP TM SX DT KD XNK DƯA HẤU VIỆT sẽ được thành lập, lấy quyền lợi nông dân Việt - thương nhân Việt - người tiêu dùng Việt làm giá trị cốt lõi, gắn chặt với tư tưởng: người Việt hành động bảo vệ người Việt để làm tôn chỉ hoạt động.
Từ trước đến giờ, cái nào ko làm đc thì đều có 1 lý do đó là thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành. Nhưng tôi thì có một góc nhìn khác, tôi chấp nhận thực trạng: ko có bất kì một sự hỗ trợ nào thậm chí là còn cả cản trở, gây khó dễ. Nhưng tôi tin với nhiệt huyết của tuổi 27 tràn đầy sức sống, TÔI SẼ LÀM ĐƯỢC. Vì tôi đang nắm giữ một nguồn vốn cực kì vô giá - "LÒNG DÂN".
P.s: Tất cả phía trên là sự thật, đoạn cuối có thể chém gió, hahahaha....

Phát hiện thêm một thực tế kinh hoàng là việc buôn bán nông sản Việt Nam của những thương lái lớn hoàn toàn là nguồn vốn từ Trung Quốc đổ về.

Đây có lẽ là phương thức tốt chống lại sự thao túng và âm mưu xâm lược của người hàng xóm "tốt bụng" mà không cần ĐÁNH NHAU.

Chúng tôi tạm gọi là "chiến dịch diễn tiến hoà bình Việt Nam - Trung Quốc" trên mặt trận KINH TẾ.

Trên cánh đồng huyện Mê Linh - nơi được sáp nhập vào đô thị Hà Nội từ năm 2008, nhiều đất ruộng khu vực này đã được chuyển đổi thành khu đô thị - Ảnh: lê bích




THÔNG ĐIỆP NÀO CHO DƯA QUẢNG NAM, HÀNH TÍM SÓC TRĂNG, THANH LONG BÌNH THUẬN,...?

Cả tuần nay, ngày nào tôi cũng suy nghĩ và đắn đo rất nhiều. Tôi đọc FB thấy bạn bè tôi hò nhau mua dưa ủng hộ nông dân Quảng Nam, nhiều người tag tôi mong tôi hưởng ứng, một số bạn thì chủ động xin ý kiến vụ hành tím Sóc Trăng,... Thế nhưng tôi vẫn im lặng, bởi lẽ tôi thấy có cái gì đó chưa được thoả mãn khiến tôi phân vân. 


Tôi biết, cực chẳng đã các bạn mới phải kêu gọi nhập dưa hấu, nhập hành và sắp tới là thanh long tiêu thụ giúp nông dân, cứu họ khỏi một vụ mùa thất thu. Điều đó giúp lan toả tình tương thân tương ái trong cộng đồng. Nhưng rồi sau đó thì sao? Các mùa vụ tiếp theo sẽ thế nào? Hành động này không khác gì việc kêu gọi ủng hộ từ thiện giúp trẻ em nghèo mà tôi vẫn thường làm, và rồi trẻ em trên đất nước này nghèo vẫn hoàn nghèo, cánh tay và sức lực nhỏ bé của tôi không thể thay đổi cục diện. Biết thế nhưng tôi vẫn làm, vẫn kêu gọi từng nghìn đồng một chỉ với mục đích lan toả tâm thiện ra cộng đồng.

Còn với người nông dân, nếu chỉ để cứu họ khỏi mất mùa thì không nên dùng cách làm như làm từ thiện, bởi thay vì hò nhau ra bê dưa, mua dưa mất cả ngày để kiếm vài chục nghìn giúp người nông dân thì cứ đi làm việc của mình đi, rồi mang nguyên số tiền kiếm được trong ngày đó đi ủng hộ chẳng phải sẽ được gấp nhiều lần số tiền bán dưa sao? Ngoài dưa Quảng Nam, hành tím Sóc Trăng, thanh long Bình Thuận thì còn xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi Năm Roi, vải Thiều, nhãn lồng Hưng Yên,... đều đang chịu những số phận tương tự, liệu chúng ta có còn đủ sức để ủng hộ nữa không?

Tôi cảm thấy việc cần làm là:

Thứ nhất: đánh giá lại nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tiêu thụ được của nông sản Việt Nam, do chất lượng hay do chưa có đầu ra ổn định, do cung vượt quá cầu hay vì nguyên nhân nào đó khác nữa? Từ đó đưa ra kế hoạch canh tác hợp lý chứ không phải đua nhau làm theo số đông như nhiều vùng nông thôn hiện nay, người người trồng dưa, nhà nhà trồng dưa mà không quan tâm sau này bán cho ai, giá cả thế nào.

Thứ hai: kết hợp với các cơ quan truyền thông, tận dụng sức mạnh cộng đồng để đưa ra thông điệp hướng tới các doanh nghiệp, các nhà chính sách và các cơ quan chức năng để họ thấy sự thờ ơ của họ đang dẫn đến hệ quả đáng tiếc như thế nào, từ đó đưa ra những chính sách ưu đãi cho nông sản trong nước, thậm chí áp dụng chính sách bảo hộ, giảm thiểu việc nhập khẩu nông sản từ các nước Trung Quốc, Thái Lan. Bởi với các doanh nghiệp, họ luôn đặt lợi ích của họ lên hàng đầu, đừng mong họ chịu thiệt để dang tay cứu giúp ai.

Thứ ba: kêu gọi cộng đồng chỉ mua các nông sản Việt, tẩy chay các siêu thị không bán dưa hấu, hành, thanh long và các nông sản khác xuất xứ trong nước, tạo áp lực khiến các siêu thị, chợ đầu mối phải nhập nông sản Việt để bán ra thị trường, tạo đầu ra ổn định cho người nông dân yên tâm.

Tôi không phải nhà làm chính sách nên chỉ có thể tạm thời nghĩ ra 3 việc cần làm như trên. Hi vọng các nhóm từ thiện đang giúp người nông dân tiêu thụ dưa hấu, hành tím vẫn cứ tiếp tục làm, nhưng hãy đổi thông điệp của mình để sức ảnh hưởng lớn hơn nhằm đạt được mục đích lâu dài hơn nữa.

Về phần tôi, tôi cũng sẽ tác động lên những người đang là chủ các siêu thị, nhà hàng trong network của tôi để họ cùng quan tâm. Mong các bạn share giúp cho những người liên quan trong network của mình được biết và tham gia nhé.

Người thành phố mang đôi mắt khác 17/03/2015 Truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao kể về sự lệch lạc trong con mắt của một trí thức thành thị nhìn những người dân quê, đã đi vào kinh điển. Nó chưa bao giờ lỗi thời, thậm chí Đôi mắt đang có một phiên bản mới nghiêm trọng hơn, có nguy cơ làm sai lệch chính sách vĩ mô.


Chuyện của khói rơm rạ
Tết vừa rồi, người Hà Nội lại nói về “đào Nhật Tân” như một thói quen từ quá khứ. Giống bích đào thuần chủng ở đây đã đi vào huyền thoại. Nhưng giờ làm gì còn đào Nhật Tân. Nông dân trồng đào ở ngoại thành Hà Nội có thời gian phải “dạt” ra bờ sông Hồng trồng đào vì 90% diện tích đất bị đưa vào quy hoạch, xây những khu nhà to đẹp. Bây giờ, ý thức được thực tế một loại gen đào quý chuẩn bị mất đi, người ta lại đang muốn xây khu bảo tồn nó ở... quận Long Biên.
“Khi nhân dân đòi hỏi bảo tồn đào Nhật Tân, cơ quan quản lý thản nhiên trả lời quận Tây Hồ không còn đất (!?)” - báo điện tử Đảng Cộng Sản viết trong bài “Lạ thật, đào Nhật Tân bảo tồn ở Long Biên”. Báo khẳng định đào Nhật Tân có nguy cơ tuyệt chủng chính là sai lầm quy hoạch. Sự “thản nhiên” ấy liệu có phải là một phiên bản hiện đại truyệnĐôi mắt của những người muốn có những khu đô thị đẹp, chưa từng “ăn đời ở kiếp” với cây đào như nông dân để biết yêu nó?
Hãy bắt đầu đi tìm khoảng cách trong “đôi mắt” giữa “phố” và “quê” từ một thứ gắn bó chặt chẽ với đời sống nông nghiệp: rơm rạ. Trong quá khứ, rơm rạ là nguồn chất đốt và chăn nuôi gia súc quan trọng. Mỗi nóc nhà nông thôn đều có cây rơm để đun bếp và cho trâu bò ăn trong mùa đông. Nhưng những năm gần đây, khi nấu gas rất rẻ và trâu bò cũng không còn nhiều như trước thì sau vụ gặt, nông dân không còn biết làm gì với rơm rạ: họ vun lại thành đống và đốt ngay trên đường làng. Khói bay vào trong thành phố. Hà Nội những ngày quẩn gió, khói mù mịt đường như sương mù tháng giêng.
Người dân thành phố vô cùng khó chịu. Hãy dạo vòng quanh những trang mạng để thấy thái độ của họ. Những bài viết chủ yếu tập trung mô tả sự bực mình của người thành phố. “Rơm rạ do nông dân đốt sau khi thu hoạch lúa chính là “thủ phạm” khiến thủ đô chìm trong sương mù” - một trang tin dùng ngôn ngữ điều tra. “Khói đốt rơm rạ “bức tử” người đi đường” - một tác giả khác dùng từ mạnh hơn, đồng thời yêu cầu chính quyền “ngăn chặn tình trạng này”.
Suốt nhiều năm, tuyến đề tài này cứ đến mùa đốt rơm là được khai thác, hầu như không có ý kiến nào từ phía nông dân. Trong các đoạn phỏng vấn chỉ thấy người dân Hà Nội phàn nàn. Năm này qua năm khác, chuỗi ý kiến dày đặc này - với chủ ngữ là “Hà Nội” - tạo ấn tượng về việc thủ đô là nạn nhân của một hành vi ác ý nào đó. “Thủ đô Hà Nội lại bị hun... khói” - một trang mạng giật tít đầy bức bối.
Có một vấn đề rất rõ ràng ở đây: nông dân không biết làm thế nào với rơm rạ ngoài việc đốt. Và ở trong thành phố lớn - nơi tập trung những người được đào tạo tốt hơn về tư duy kinh tế, khoa học, phần lớn ý kiến là than phiền. Rất ít người nhìn từ phía khó khăn của nông dân để đưa ra giải pháp cho họ. Và khi một vài nhà khoa học đưa ra giải pháp, ví dụ như biến rơm rạ thành phân bón, chúng cũng được ứng dụng rất chậm chạp...
Việc đốt rơm rạ hay không chính là vấn đề của chính sách. Nhưng chính sách được đưa ra theo “góc nhìn thành phố”: các văn bản hướng tới vấn đề này tại các cấp địa phương hầu như là “cấm” đốt rơm rạ. Chưa thấy có chính sách “áp dụng phương pháp xử lý rơm rạ mới” một cách quyết liệt.
Khi đô thị được thiên vị
“Thành kiến đô thị” (urban bias) là khái niệm được giáo sư Michael Lipton đưa ra năm 1977. Cho đến nay, nó vẫn đang gây nhiều tranh cãi, nhưng tư tưởng của Lipton đã đóng góp rất nhiều cho các công trình khoa học và dự án kinh tế ở những quốc gia đang phát triển. “Thành kiến đô thị” được Ngân hàng Thế giới đặc biệt quan tâm trong nhiều dự án và nghiên cứu của họ.
Khái niệm này mô tả một mô hình, trong đó những người thành phố, vốn có lợi ích và thế giới quan khác hẳn so với người ở nông thôn nhưng lại có tác động mạnh hơn đến chính sách, sẽ tạo ra những chính sách thiên lệch và không có lợi chung cho toàn bộ quốc gia. Nó rất đáng tham khảo tại nước ta, nơi phần lớn dân số vẫn sống ở nông thôn.
Một trong những hình ảnh rõ nhất của “thành kiến đô thị” chính là “thành kiến truyền thông”. Truyền thông, như nhiều mặt hàng tiêu dùng khác, hướng tới đối tượng khách hàng chủ yếu là các đô thị và cũng mang định kiến.
Trong một hội thảo về chính sách ở Nam Á cách đây khá lâu, nhà báo nổi tiếng người Sri Lanka Lakshman Gunasekera kể một câu chuyện về hai trận lũ ở quê hương ông đầu thập kỷ 1990.
Tháng 7-1992, một trận lụt tấn công thủ đô Colombo của Sri Lanka khiến vài nghìn gia đình bị ảnh hưởng. Toàn bộ nền truyền thông nước này, với tất cả sức lực, chạy theo sự kiện này trong nhiều tháng ròng, gây áp lực lên chính quyền đòi tìm ra người chịu trách nhiệm cho hệ thống cấp thoát nước của thủ đô. Tới tháng 12-1993, một trận lũ lớn quét qua 1/3 đất nước, số người bị ảnh hưởng nhiều hơn gấp bội nhưng theo thống kê của Gunasekera, số lượng bài viết về sự kiện này không bằng một nửa.
Đó chắc chắn là một kịch bản quen thuộc ở nhiều quốc gia. Ở Haiti, đất nước nghèo vẫn đang oằn mình chống lại nạn đói, đặc biệt là sau thảm họa động đất năm 2010, kịch bản của “thành kiến đô thị” thậm chí còn đáng sợ hơn: nhiều nhà quan sát khẳng định có sự phân bổ không đều trong lương thực cứu trợ giữa thủ đô Port-au-Prince và các vùng nông thôn. Tại quốc gia này, chỉ ít lâu sau thảm họa động đất diễn ra, hàng triệu USD đã được đầu tư cải tạo... sân vận động quốc gia.
Người thành phố và nông thôn, với những điều kiện xã hội khác nhau, có thế giới quan khác nhau: có thể một người dân ở đô thị lớn sẽ muốn con em mình được học bằng sách giáo khoa điện tử; nhưng những trường học nông thôn thậm chí thiếu cả những quyển sách tham khảo thông thường. Người thành phố muốn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giải trình về hoa quả nhập khẩu từ Úc, trong khi người nông thôn sẽ chỉ quan tâm đến chính sách cho hoa quả họ đang trồng. Trên thế giới chắc chắn không chỉ có một sân vận động quốc gia Haiti, chỉ có điều nó được tiến hành theo những cách khác nhau và đôi khi người ta không nhận thấy tài nguyên đang được phân bổ theo một “thành kiến đô thị”.
Giải pháp nào cho thành kiến? 
Trong bối cảnh của một xã hội thông tin, “thành kiến đô thị” có nguy cơ tăng lên. Số lượng thông tin được truyền tải thông qua Internet tăng đột biến, đồng nghĩa với hố sâu khoảng cách về số lượng giữa thông tin nông thôn - thành thị cũng mở rộng. Những người sinh ra và lớn lên tại các đô thị tăng lên (so với thế hệ trước). Thế giới quan của họ có nguy cơ “chênh” nhiều hơn so với dân số nông thôn. Trên mạng, các bạn trẻ hay các blogger có tiếng - những người góp phần tạo dựng quan điểm cho đám đông - chủ yếu nhìn bằng góc nhìn đô thị.
Hãy thử nhìn nhận từ vài khía cạnh trong dư luận nước ta: vấn đề “y đức” được quy kết và chỉ trích kịch liệt bằng những vụ việc tiêu cực diễn ra tại các thành phố lớn. Hầu hết quên mất phần lớn bác sĩ vẫn làm việc ở nông thôn, nơi người dân đôi khi không có tiền để mua một viên thuốc cảm chứ đừng nói tới đưa - nhận phong bì. Chính sách y tế có nguy cơ được xây dựng bằng định kiến.
Vấn đề “du lịch” được đồng hóa với nghệ thuật nhiếp ảnh - theo hệ giá trị của thời đại Facebook. Không có phát triển bền vững, không có bảo tồn văn hóa. Những người trẻ sẵn sàng giẫm nát vườn hoa cải của bà con, nhóm lửa đốt cháy cả nhà sàn, xả rác trắng đồi, chứ đừng nói tới phát triển bền vững.
Giữa năm 2014, một cựu lãnh đạo của Đài BBC, Heather Hancock, đã cùng các đồng sự viết một báo cáo “hạch tội” BBC vì “thành kiến đô thị”. Theo phân tích của Hancock, mặc dù có tới 12 triệu người Anh vẫn đang sống ở nông thôn, nhưng đài quốc gia đang dành một thời lượng quá lớn cho các nội dung đô thị, từ giới ngôi sao giải trí đến các chuyên gia ở thành thị, khiến khán giả và cả cổ đông của đài này bức bối. Ở nước ta hiện nay vẫn thiếu các cơ quan giám sát độc lập dành cho giới truyền thông, cũng như sự “giám sát chéo” giữa các cơ quan truyền thông trong việc phân bổ đề tài để phục vụ lợi ích tốt nhất.
Giáo dục cũng có thể trở thành nơi tạo ra “thành kiến đô thị”, khi khối lượng các chuyên gia giáo dục, các trường đại học chủ yếu tập trung ở thành phố. Ví dụ đơn giản nhất: những nội dung về nông nghiệp, nông thôn trong sách giáo khoa hoàn toàn có thể trở thành “học gạo” khi nhiều học sinh thành phố không có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nông thôn để hiểu và chia sẻ với các vùng này. Các chương trình ngoại khóa nhằm hoàn thiện góc nhìn của các em về đất nước là rất cần thiết.
Đi kèm với lệnh cấm đốt rơm rạ trên ruộng tại Mỹ là hàng loạt giải pháp cho nông dân: những nhà máy chế biến rơm rạ thành ethanol, thành giấy, những phương pháp vùi rơm rạ vào đất. Nếu chính sách chỉ được đưa ra một chiều “cấm”, có cảm giác nó chỉ hướng tới việc làm hài lòng những người đang bị “hun khói” trong đô thị.
Có một hiện tượng tâm lý phổ biến là nếu người ta nhìn vào một bức ảnh tập thể, việc đầu tiên họ sẽ làm là đi tìm mặt mình trong đó. Việc nói cho mỗi cá nhân về những cá nhân khác đang tồn tại cùng họ là điều rất quan trọng trong việc xóa bỏ những thành kiến.     
ĐỨC HOÀNG

Đốt rơm rạ không thể là nguyên nhân gây khói mù ở Hà Nội
(TuanVietNam) - Mấy ngày qua, người dân Hà Nội chẳng những khổ sở với nắng nóng gay gắt kéo dài mà còn phải hít thở khói bụi nồng nặc. Cao điểm xảy ra từ chiều đến tận khuya trong những ngày 9 đến 12/10/09. Phải nói ngay rằng nông dân đốt rơm rạ ở ngoại thành không thể là nguyên nhân dẫn đến bụi mù khắp mọi nơi, kể cả các quận nội thành.
Cập nhật lúc : 10:47 AM, 15/06/2009
Nguyên nhân khói mù vừa qua ở Hà Nội là khói rơm do gió đưa vào nội thành với khối lượng lớn. Trong qúa trình rơm cháy, các dư lượng tồn của hóa chất sử dụng trong quá trình trồng trọt xảy ra nhiều phản ứng phức tạp nên hình thành các chất độc hại cho hô hấp.


Chi cục Bảo vệ tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa đưa ra kết luận về khói mù ở Hà Nội, xuất hiện từ ngày 10 đến 12/6, sau khi tiến hành lấy các mẫu khói để phân tích.

Theo kết quả phân tích của trung tâm, khói này đã gây hiện tượng cay mắt, ho và khó thở cho người dân. Khói này có nguyên nhân do khói rơm, được gió đưa vào nội thành với số lượng lớn. Trong quá trình cháy rơm rạ, dư lượng tồn của hóa chất sử dụng trong quá trình trồng trọt đã xảy ra nhiều phản ứng phức tạp, hình thành các chất độc hại cho hô hấp.


Người dân đốt rơm sau vụ gặt ở Mỹ Đức, Hà Nội.




Kết quả phân tích mẫu khói cho thấy, khói mù gồm có: N02 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,8 lần; S02 vượt từ 1,1 đến 1,3 lần; Benzen vượt từ 4,9 đến 8,5 lần; Toluen vượt 1,1 đến 2,2 lần; Xylen vượt 1,3 lần... Trong đó, KXQ1 là có xung quanh bùng binh đường Trần Duy Hưng và Phạm Hùng; KXQ2: đối diện nhà máy thuốc lá Thăng Long - Thượng Đình; KXQ3. KXQ4: Thanh Liệt - Thanh Trì lúc 22 - 23h và 22h30 - 0h30.



Khói mù ở Hà Nội vừa qua là khói độc hại. Ảnh: Tuấn Linh





Trao đổi với Đất Việt sáng nay, ông Nguyễn Chi Bảo, Viện trưởng Viện Y học lao động - vệ sinh môi trường, Bộ Y tế, cho biết, các thông số đã vượt quá quy chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến người dân. Theo đó, khí SO2 dễ chuyển thành SO3 (acide sunfuric), khi khí này quá cao sẽ không những gây hại cho sức khỏe mà còn tác hại đến các công trình kiến trúc. Còn NO2 có nguy cơ gây các bệnh hô hấp cấp tính. Chất benzen ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể như hô hấp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu, gây ra ung thư máu (máu trắng).


Kết quả phân tích mẫu khói Hà Nội.


Theo ông Bảo, với hàm lượng vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,1 đến 1,8 lần như kết quả phân tích, có thể chưa gây nhiễm độc cấp tính, nhưng có khả năng ảnh hưởng lâu dài và gây các bệnh mạn tính cho người hít phải.

Theo ông Bảo, các khẩu trang thông thường, vốn chỉ lọc được các hạy bụi lớn, không hề có tác dụng ngăn chặn các loại khí độc này. Muốn lọc được, phải có các loại khẩu trang chuyên dụng có lớp hấp thụ như than hoạt tính...

Trước đó, vào các tối từ 10 đến 12/6, Hà Nội xuất hiện hiện tượng khói mù khiến không khí ngột ngạt, giao thông bị ảnh hưởng do bị che khuất tầm nhìn.
Để chấm dứt tình trạng này, Chi cục bảo vệ Tài nguyên môi trường đề xuất thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cần chỉ đạo các địa phương để xảy ra tình trạng đốt rơm rạ có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

TT - Thỉnh thoảng đọc sách và tài liệu liên quan đến lịch sử lại thấy ông Bùi Tín (nguyên đại tá, phó tổng biên tập báo Nhân Dân, hiện định cư tại nước ngoài) xuất hiện, với tư cách sĩ quan cao cấp nhất của quân giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng từ nội các Dương Văn Minh ngày 30-4-1975. Chuyện này hoàn toàn sai sự thật, nhưng cứ lặp đi lặp lại trong các cuốn sách xuất bản trong nước gần đây.
Những sai sót nói trên của các tác giả là có thể hiểu được, liên quan đến việc thu thập và tham khảo tài liệu của họ. Nhưng nó hoàn toàn có thể được phát hiện nếu biên tập viên chịu khó tìm hiểu kỹ hơn, qua những tư liệu khác, trước khi cho ra mắt người đọc VN. Vì chuyện xảy ra ở xứ mình mà, nói lung tung đâu có được!
BÙI THANH
Việc khám xét và tìm tài liệu của Lê Công Định mất khá nhiều thời gian, nhất là ở văn phòng tại 11A Phan Kế Bính. Các chuyên gia tin học của Cơ quan ANĐT phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới mở được hộp thư cuối cùng của Định. Và nét mặt anh ta đang trắng hồng chợt trở nên xám ngoét khi những lời tuyên bố "thành lập đảng Lao động..." do anh ta soạn thảo được in ra.>> Những hành vi vi phạm pháp luật của Lê Công Định
...<<<::: a="" b="" c="" class="main_content" giang...="" i="" id="lbBody" l="" n="" ng="" span="" theo="" u="" v="">Trong thời gian đi học ở Mỹ, Định đã được Nguyễn Sĩ Bình móc nối "bơm" lên thành "nhân vật của Việt Nam thế kỷ XXI". Nguyễn Sĩ Bình, kẻ đang cầm đầu cái tổ chức gọi là "đảng Nhân dân hành động" tại Mỹ mà cái "đảng" này, do những hoạt động lếu láo của nó nên đã bị bà con Việt kiều yêu nước tại Mỹ gọi mỉa mai là "đảng nhân dân hành... lạc"! >>>>>
Lúc đầu, Định với Trần Huỳnh Duy Thức định cùng nhau lập "đảng Lao động", nhưng sau, Trần Huỳnh Duy Thức (với mật danh Chị Ba), bất đồng chính kiến với Định nên tách ra... <<<::: ..change="" c="" duy="" hu="" i="" l="" li="" n="" need="" nh="" ph="" th="" tr="" u="" we="">>>

Ông Nguyễn Sỹ Bình lên tiếng về vụ LS Lê Công Định bị bắt
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm thứ Bảy vừa rồi để loan báo tin bắt giữ Luật Sư Lê Công Định, chính phủ Việt Nam nói rằng ông Định cấu kết với các tổ chức và những cá nhân phản động ở nước ngoài.

Ô. Nguyễn Sỹ Bình: Luật sư Lê Công Định có quan hệ với tôi. Chúng tôi biết và làm việc với nhau đã mấy năm rồi, đã lâu rồi. Lý do chúng tôi gặp nhau và làm việc với nhau là vì chúng tôi có đồng quan điểm. Chúng tôi hoạt động chính trị nhưng rất ôn hoà, không hận thù, không quá khích, từ đó liên hệ thường xuyên, trao đổi và chia sẻ với nhau về những vấn đề xã hội, vấn đề đời sống.
Luật sư Lê Công Định không có một quan hệ nào với đảng Nhân Dân Hành Động cả, Luật sư Định có quan hệ với cá nhân tôi, nhưng không có quan hệ nào với Đảng Nhân Dân Hành Động.

US calls for release of Vietnam lawyer who defended activists
Hanoi - The US government urged Vietnam to 'immediately and unconditionally' release a US-educated lawyer arrested this weekend who had defended democracy activists.
Le Cong Dinh, 41, was arrested Saturday in Ho Chi Minh City on charges of 'colluding with domestic and foreign reactionaries to sabotage the Vietnamese state.'
Dinh, a former Fulbright scholar, defended two prominent human rights lawyers in 2007 and a pro-democracy blogger last year.
US State Department spokesman Ian Kelly said Dinh's arrest 'contradicts the government's own commitment to internationally accepted standards of human rights and to the rule of law.'
An article Monday in the Communist Party newspaper Nhan Dan said Dinh was a member of an opposition political party, the People's Action Party, formed by Vietnamese emigres in the US. It said Dinh had met repeatedly with party head Nguyen Si Binh to 'work out the action plan to topple the Communist regime in Vietnam in 2010.'
Reached by telephone Tuesday at his home in Palo Alto, California, Nguyen Si Binh said he had worked with Dinh, but denied that the lawyer had ever been a member of the People's Action Party.
'We worked together as individuals on human rights issues and legal reforms in Vietnam,' said Binh, 55. Binh said he stepped down as head of the People's Action Party by 2007 and was no longer associated with the group.
International press freedom group Reporters Without Borders said it feared the arrest was 'aimed at punishing a respected man who promotes the cause of the rule of law in Vietnam.'
Dinh, who had a law degree from Tulane University, had been close to several of the dissidents who formed a pro-democracy movement in 2006 known as Bloc 8406. He defended human rights lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan in May 2007, when they were sentenced to prison for 'disseminating propaganda harmful to the State.'
In September 2008, Dinh defended the pro-democracy blogger known as Dieu Cay, who was sentenced to three years in prison on tax charges.
Several prominent Vietnamese intellectuals have reacted unusually sharply to Dinh's arrest. Leading economist Nguyen Quang A said Monday the arrest was 'a brutal choking-off of democracy.'
Dinh rose to prominence in 2003 when, as a lawyer at the firm White and Case, he defended Vietnamese catfish farmers against US anti-dumping tariffs. He served as vice chairman of Ho Chi Minh City's Law Association before establishing his own firm in March.
Dinh is charged with violating Article 88 of Vietnam's criminal code, which forbids distributing information opposing the government. The charges carry a sentence of up to 20 years in prison.

<<<<::: ...kh="" c="" ch="" d="" ng="" nh="" t="" thi="">>>

Hoa Kỳ kêu gọi VN trả tự do cho luật sư Lê Công Định (VOA)
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng không thể bắt giam một người nào đó vì người này bày tỏ quyền tự do phát biểu, và không thể trừng phạt một luật sư vì người này đã chọn thân chủ nào để biện hộ

Phỏng vấn đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak (VOA)<<<<::: c="" giao="" i="" l="" m="" n="" ng="" ngo="" p="" r="" tr="" u="" v="" y="">>>>>



15/06/2009

Thưa quý vị, hôm 13/6, đại sứ Mỹ Michael Michalak đã có buổi tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở thủ đô Washington. Trong cuộc gặp mặt này, ông Michalak đã lắng nghe và hồi đáp những câu hỏi mà cộng đồng đặt ra với ông. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng đã dành cho đài VOA một cuộc phỏng vấn riêng, trong đó ông đánh giá một loạt các vấn đề liên quan tới nhiệm kỳ của ông tại đây.

Ambassador Michael Michalak
Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak
VOA: Ông cảm thấy thế nào khi thêm một lần nữa quay trở lại đối thoại trực tiếp với cộng đồng người Việt ở Mỹ?


Michael Michalak: Tôi thích làm việc này. Đó là một phần công việc của tôi và là điều tôi nghĩ chúng tôi cần làm nhằm có được cái nhìn tổng thể từ người Việt khắp nước Mỹ. Tôi nghĩ là người Việt ở đây rất nồng hậu và chào đón tôi rất nhiệt tình. Bất kỳ chặng dừng chân nào của tôi ở Mỹ, tôi cũng muốn tiếp xúc với người Việt, tạo cơ hội cho họ bày tỏ tâm tư.

VOA: Nhưng thưa ông, sau cuộc gặp của ông mới đây với cộng đồng người Việt ở California, một số người không hài lòng với quan điểm của ông về chuyện chưa đưa Việt Nam trở lại danh sách của Mỹ về các nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo (CPC). Ông nghĩ sao về thông tin này?

Michael Michalak: Đây là một đất nước tự do nên ai cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình. Nếu lúc nào mọi người cũng hài lòng với công việc tôi làm, tôi không nghĩ tôi đã làm đúng công việc của mình. Tôi nghĩ sẽ luôn có người cho rằng tôi làm chưa đủ hoặc hơi quá. Nhưng đây là nước Mỹ, ai cũng có quan điểm riêng.

VOA: Trong thời gian hai năm làm việc ở Việt Nam, điều gì khiến ông đau đầu nhất, thưa ông?

Michael Michalak: Bất kỳ vấn đề nào tôi phải giải quyết cũng khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi thấy nhân quyền là vấn đề chúng tôi đạt được ít tiến bộ nhất cho dù đã có tiến triển. Đây cũng là lĩnh vực chúng tôi còn nhiều việc phải làm nhất. Ngoài ra, chúng tôi cũng còn nhiều điều cần phải giải quyết trong lĩnh vực giáo dục vì tôi nghĩ các thách thức liên quan tới giáo dục ở Việt vẫn còn rất lớn, và lợi ích mà các chương trình giáo dục mang lại cũng sẽ lớn, không những chúng giúp thúc đẩy nhân quyền mà còn thúc đẩy phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân Việt Nam. Tóm lại, nhân quyền và giáo dục có lẽ là hai vấn đề khiến tôi đau đầu nhất.

VOA: Vì sao ông lại đặt giáo dục là một trong các ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình?

Michael Michalak: Giáo dục là một trong những công cụ rất cơ bản mà quốc gia nào cũng cần để phát triển, cả về mặt kinh tế, xã hội hay chính trị. Tôi nghĩ người dân cũng cần phải biết đưa ra quyết định riêng và tôi nghĩ hệ thống giáo dục sẽ mang lại cho họ khả năng đó. Việt Nam có nhiều người tài giỏi nhưng tôi nghĩ các kỹ năng của họ cần phải phát triển thêm nữa, và đó là điều mà các chương trình giáo dục có thể mang lại. Nó sẽ mang lại các lợi ích hết sức tích cực. Nếu nhìn vào nội các Việt Nam, bạn có thể biết ngay là ai từng ra nước ngoài tu nghiệp. Họ xuất chúng không chỉ trong chính phủ, mà còn trong cả lĩnh vực tư nhân và tôi muốn thấy thêm nhiều người Việt Nam có khả năng đó.

VOA: Mới đây ông có gửi một bức thư riêng tới báo Tuổi Trẻ để phản đối bài báo ‘Chuyện không bình thường’ có liên quan tới ông. Vì sao ông lại ‘buồn và thất vọng’ đến vậy?

Michael Michalak: Tôi nghĩ bản thân bức thư của tôi đã nói lên nhiều điều. Một trong những nguyên tắc cơ bản đối với các nhà báo giỏi là luôn phải kiểm tra lại nguồn tin. Tôi nghĩ giá mà họ đã kiểm tra thêm trong trường hợp đó thì hay hơn.

VOA: Liệu điều đó có phản ánh một tình trạng chung của báo chí Việt Nam, đó là việc đưa tin một chiều và phục vụ cho lợi ích của một ai đó không, thưa ông?

Michael Michalak: Thật sự cũng khó nói. Tướng Giáp từng viết nhiều bức thư đề cập tới vấn đề khai thác bauxite. Tôi nghĩ có nhiều blog cũng có nhiều ý kiến khác nhau, rồi các bài báo đặt dấu hỏi về các dự án đó. Nhiều phiên chất vấn quốc hội đã được truyền hình trực tiếp, và các viên chức chính phủ đã phải trả lời các câu hỏi về ngân sách và tính hiệu quả của chính phủ. Tôi có thể nói là tôi không hài lòng với tình trạng báo chí Việt Nam hiện thời, nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục cố gắng trao đổi nhằm cải thiện tình trạng này.

VOA: Ông từng nói rằng một nền báo chí sôi động là điều cần thiết nhằm tăng tính minh bạch cũng như giúp nước này trong cuộc chiến chống nạn tham nhũng. Trong hai năm làm nhiệm vụ ở Việt Nam, ông có thấy một sự thay đổi mang tính tính cực nào không?

Michael Michalak: Thực sự là chưa. Tôi muốn thấy có thêm nhiều sự thay đổi hơn nữa, nhất là về lĩnh vực luật báo chí, trong đó có điều khoản cho phép báo chí đưa tin mạnh mẽ hơn nữa, nhất là về vấn đề tham nhũng. Tôi cũng muốn thấy điều khoản về bí mật quốc gia mở rộng hơn. Ví dụ như bấy lâu nay thông tin về nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn được coi là một bí mật quốc gia, mà đó lại là thông tin tối quan trọng cho người dân cũng như các nhà đầu tư cần để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Tôi nghĩ còn rất nhiều việc phải làm, và tôi đã phát biểu về vấn đề đó với chính phủ tại hội nghị các nhà tài trợ mới đây. Tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh chủ đề đó.

VOA: Đại sứ quán Mỹ mới đây ra thông cáo cho biết tàu hải quân Mỹ (USNS) lần đầu tiên tham gia tìm kiếm nhân đạo người Mỹ mất tích ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Nhưng một số nhà quan sát nói rằng bước đi nhân đạo này có tính chính trị nhất là trong bối cảnh hải quân Trung Quốc gia tăng hoạt động ở vùng biển Đông. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Michael Michalak: Tôi nghĩ hai vấn đề đó không liên quan tới nhau. Chúng tôi đã bàn thảo về chuyện đưa tàu khảo sát đại dương của Mỹ ba tới bốn năm nay rồi. Cuối cùng thì chúng tôi cũng vượt qua các trở ngại và khó khăn về mặt thủ tục. Đây hoàn toàn là một vấn đề nhân đạo. Đây là lần thứ hai tàu này vào Việt Nam. Lần đầu tiên tàu này tới thăm và chúng tôi có mời các quan chức Việt Nam lên thăm con tàu để xem khả năng hoạt động của nó ra sao. Lần này thì con tàu đến hoàn toàn vì mục tiêu nhân đạo mà thôi.

VOA: Luật sư ủng hộ cải cách và dân chủ Lê Công Định mới bị bắt ở Việt Nam. Ông phản ứng sao trước tin này?

Michael Michalak: Tôi biết Lê Công Định. Đó là một trong các luật sư giỏi nhất của Việt Nam. Tôi cũng mới nghe tin và tôi sẽ tìm hiểu thêm thông tin vì luật sư này từng làm việc với chính phủ, các công ty hay những người muốn nêu lên chính kiến. Nói chung là luật sư Định làm việc với mọi thành phần trong xã hội nên tôi thấy khó có thể tin là luật sư này lại câu kết với các thế lực thù địch. Tôi rất quan tâm và muốn tìm hiểu về vụ này.

VOA: Liệu người dân Việt Nam có nên mong chờ vào một chuyến thăm của các quan chức cấp cao của Mỹ trong tương lai gần không, thưa ông?

Michael Michalak: Chúng ta đều mong chờ các cuộc viếng thăm cấp cao, nhưng hiện chưa thể biết là có thu xếp được hay không. Tân chính quyền còn khá mới nên vẫn còn đang hoạch định các kế hoạch công du. Cả tôi và chính quyền Việt Nam đều nỗ lực để đưa nhiều nhất có thể quan chức Mỹ tới thăm Việt Nam. Đã có các chuyến thăm cấp cao của Việt Nam sang Mỹ nên tôi hy vọng phía chúng tôi sẽ có các chuyến công du đáp lễ.

<<<>>>

Tranh luận với Thủ tướng
Lê Công Định
Luật sư, TP. HCM

BBC - 16 Tháng 2 2007

Việc một nguyên thủ quốc gia lần đầu đối thoại trực tiếp với dân chúng là bước tiến vượt bậc trong sinh hoạt chính trị ở một xã hội mà sự đối thoại giữa chính trị gia và người dân không phải là chuyện quen thuộc.
Có thể nói về phương diện PR (public relations), đó là một thành công đáng kể. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây ấn tượng tốt trong mắt mọi người về phong cách năng động và tính quyết đoán.
Tôi cũng háo hức theo dõi buổi đối thoại, và với tính lạc quan vốn có, tôi không ngạc nhiên về cách lựa chọn câu hỏi và sự chuẩn bị cẩn thận câu trả lời của Thủ tướng. Có một câu hỏi mà tôi đặc biệt chú ý, đó là vấn đề mà bạn Phạm Dương Quốc Tuấn đặt ra. Theo báo Tuổi Trẻ online, bạn Tuấn hỏi rằng: “Vì sao Thủ tướng lại ký chỉ thị nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức? Như vậy có đi ngược lại mục tiêu tự do dân chủ mà Thủ tướng phấn đấu hay không?”
Thủ tướng không tránh né, mà trái lại đã trả lời thẳng thắn và khéo léo câu hỏi trên, trong đó ông xác nhận đã thay mặt Chính phủ ký chỉ thị tăng cường quản lý báo chí. Theo ông, chỉ thị này “phù hợp với pháp luật Việt Nam” vì “pháp luật nước ta chưa cho phép tư nhân hóa báo chí” và hơn nữa “phù hợp với tuyệt đại đa số nguyện vọng của nhân dân, đồng bào ta.”
Tiếc rằng trong buổi đối thoại ấy thính giả không có cơ hội tranh luận trực tiếp với Thủ tướng về những câu trả lời của ông, có thể vì ông bận mà câu hỏi lại quá nhiều, nhưng giá mà Thủ tướng sẵn sàng tranh luận thì thính giả ắt sẽ hài lòng hơn. Dù không có cơ hội đó, tôi vẫn mạn phép tranh luận gián tiếp với Thủ tướng vậy.
Thứ nhất, Thủ tướng nói rằng luật pháp Việt Nam chưa cho phép tư nhân hóa báo chí. Điều này có vẻ đúng, nhưng thật ra không đúng. Khác với các chế độ quân chủ chuyên chế trước đây, ở những thể chế dân chủ, người dân được quyền làm những gì luật pháp không cấm. Việc ngăn cấm, nếu có và đặc biệt liên quan đến quyền tự do của công dân, phải được minh thị trong bản văn lập pháp do quốc hội ban hành. Nền dân chủ thực chất không bao giờ chấp nhận quan niệm chờ khi luật cho phép thì người dân mới được làm, vì điều này tạo cơ hội dễ dàng cho nhà cầm quyền công nhiên tước đoạt quyền tự do của công dân. Quan niệm như vậy sẽ khiến luật pháp trở nên thiếu minh bạch trong khi chính sự minh bạch của hệ thống pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản mà Việt Nam đã cam kết thực hiện khi tham gia WTO.
Thứ hai, quyền tự do của công dân, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận, là những quyền tự nhiên mà nhà cầm quyền phải công nhận trong hiến pháp một cách long trọng, những quyền ấy không cần sự ban phát của ai hoặc phải xin xỏ ai mới có. Sự thủ đắc các quyền tự do là chuyện đương nhiên một khi công dân hội đủ điều kiện để được xem có năng lực hành vi, chẳng hạn tròn 18 tuổi và không mắc bệnh tâm thần. Hiến pháp Việt Nam hiện hành long trọng ghi nhận tất cả quyền tự do của công dân. Không một ai trong bộ máy công quyền có quyền ngăn cấm hoặc gây trở ngại cho việc hành xử các quyền này với bất kỳ lý do nào.
Thứ ba, cơ quan hành pháp, bao gồm cả chức vụ Thủ tướng, trong phạm vi thẩm quyền tối đa của mình có nghĩa vụ thực thi hiến pháp và luật pháp khi điều hành quốc gia. Các quyết định và chỉ thị được ban hành bởi ngành hành pháp, tức quyền lập quy, chỉ phục vụ mục đích ấy mà thôi, chứ không được sử dụng để công nhận hay bác bỏ quyền của công dân, dù trực tiếp hay gián tiếp. Tự ý trao cho mình thẩm quyền bác bỏ các quyền tự do của công dân bằng một bản văn lập quy là hành động vi hiến cần phải tránh nếu không sẽ tạo tiền lệ xấu cho nền dân chủ pháp trị còn phôi thai. Một cách chân thành, tôi nghĩ cần phải xem xét lại năng lực và chức vụ của những vị cố vấn nào đã tham mưu cho Thủ tướng ban hành một văn bản vi hiến như vậy.
Cuối cùng, khi nói đến nguyện vọng của nhân dân, không thể nói chung chung mà thiếu cơ sở tham chiếu cụ thể. Nguyện vọng của toàn dân chỉ được thể hiện và ghi nhận qua cơ chế trưng cầu dân ý. Việt Nam chưa có luật về trưng cầu dân ý và cũng chưa bao giờ tổ chức trưng cần dân ý, vậy làm sao biết được nguyện vọng của nhân dân để mà nhân danh hoặc nói thay? Nếu ý kiến của người dân về quyền tự do của họ hoặc về quyết sách lớn ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia chưa được thu thập thông qua một cơ chế dân chủ như trưng cầu dân ý thì nhà cầm quyền không thể tự ý tuyên bố quyết định của mình phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Nhận bừa một cách thiếu cơ sở sẽ khiến người dân dị nghị về thái độ nghiêm túc và đức tính trung thực của nhà cầm quyền vì họ không còn thơ ngây và dễ tính như trước đây. Một lần nữa, các vị cố vấn soạn thảo trước câu trả lời của Thủ tướng đã thiếu cẩn trọng chính trị cần thiết.
Tóm lại, buổi đối thoại của Thủ tướng vào ngày 9/2/2007 là một chuyển biến đáng kể nhằm cổ vũ phong cách làm việc dân chủ mới trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam.
Với tinh thần dân chủ đó, tôi mạo muội góp vài ý kiến tranh luận nêu trên. Nếu chống tham nhũng không có bất kỳ vùng cấm nào, như Thủ tướng đã tuyên bố gần đây, thì tăng cường dân chủ xã hội cũng vậy, không thể có bất cứ vùng cấm nào cả. Rất mong nhận được thái độ cầu thị của Thủ tướng.

Báo chí TQ bàn việc "tại sao người da đen cũng kỳ thị người Trung Quốc" dù nước này đầu tư nhiều vào châu Phi?

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng Sáu 2009, Kính thưa ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Vào ngày tôi viết những dòng này nhưng lùi về trước một tháng, là thời điểm mà công luận đã sôi sục trước việc website Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt ...

(TuanVietNam) - “Tôi rất lo sợ do chúng ta thiếu sự chuẩn bị thì có thể trong cuộc chơi mới, chúng ta háo hức hòa nhập với mong muốn chiến thắng, nhưng lại thua trong quá trình hội nhập ở mặt này hay mặt khác, kể cả trên sân nhà”, bà Phạm Chi Lan.
TT - Xuất khẩu LĐ (XKLĐ) chuyển sang cơ chế thị trường đã lâu nhưng vẫn hoạt động theo kiểu “ăn xổi ở thì”: cơ quan quản lý chưa có một chiến lược khả thi, mô hình quản lý bất cập, đào tạo bị bỏ lơ...

Tổng số lượt xem trang