Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 150511
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Vài bài học thê lương từ Việt Nam
* Rừng nhiệt đới - và một phóng viên chiến trường? *
Một ngẫu nhiên khiến cuộc chiến tại Việt Nam kết thúc vào thời gian gần trùng hợp với Đệ nhị Thế chiến, 30 năm trước đó: 30 Tháng Tư năm 1975 và mùng tám Tháng Năm năm 1945. Một thảm kịch cho người Việt là 30 năm ấy cũng là thời gian chinh chiến tại Việt Nam.
Một tuần sau khi người Việt tưởng niệm biến cố 75 thì thế giới nhắc đến biến cố kia, là khi Thế chiến II kết thúc. Với nhiều sử gia hay học giả, Thế chiến II còn gợi nhớ tới Thế chiến I, từ 1914 đến 1919, là khi cục diện Âu Châu hoàn toàn thay đổi với sự xuất hiện của Liên bang Xô viết và việc phân chia lãnh thổ của Đế quốc Ottoman. Nói đến hai Thế chiến và khu vực tiếp cận của Âu Châu với nước Nga và với Trung Đông cũng là đề tài thời sự ngày nay, với vụ Ukraine tại Đông Âu và sự xuất hiện của tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIL, đang tung hoành trên mảnh đất xưa của Đế quốc Ottoman.
Nhưng, nhìn từ bên ngoài, bài này vẫn viết về cuộc chiến Việt Nam…. Hơi ngoan cố nhưng cần thiết!
*
Trong Thế chiến I, Hoa Kỳ nhập cuộc khá trễ và mặt trận miền Tây của Âu Châu, giữa các nước Tây Âu với Đức Quốc xã và Đế quốc Hung-Áo trong phe Trục không có nhiều thay đổi lớn. Mặt trận miền Đông giữa Liên Xô với hai nước của phe Trục mới có nhiều đổi thay, và để lại nhiều xương máu. Trận địa khi ấy bao trùm lên vùng đất sau này là lãnh thổ Ba Lan và Ukraine. Đấy là thời sự.
Còn về chuyện Việt Nam, từ giác độ có điều chỉnh của Ngũ Giác Đài kể từ năm 1998, thì nước Mỹ can dự vào cuộc chiến Việt Nam từ ngày mùng một Tháng 11 năm 1955 và chấm dứt vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trong một khoảng thời gian là 19 năm, năm tháng, bốn tuần và một ngày. Đây là một lối tính máy móc, rất Mỹ, và có thể giải thích lý do thất bại. Chỉ vì người ta không nhìn đến phía bên kia, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã can dự vào Việt Nam sớm hơn vậy, chưa kể đến vai trò tích cực của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève năm 1954.
Chuyện thứ hai, Hoa Kỳ chính thức đưa các đơn vị tác chiến vào miền Nam Việt Nam từ ngày 26 Tháng Ba năm 1965 và sau khi đạt thắng lợi cho “danh dự” – trong ngoặc kép – với Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh vào đầu năm 1973 thì Mỹ không còn đơn vị tác chiến nào ở tại chỗ. Nghĩa là vỏn vẹn có tám năm trong ba chục năm chinh chiến triền miên của người Việt.
Giữa khoảng thời gian đằng đẵng ấy, có hai lần địa danh Genève xuất hiện.
Lần đầu là Hiệp định Genève vào ngay 20 Tháng Bảy năm 1954 chia đôi đất nước qua lằn ranh Bến Hải. Lần thứ nhì là Hiệp định Genève Trung lập hóa nước Lào ký kết ngày 23 Tháng Bảy năm 1962. Cục diện thắng bại tại Việt Nam thật ra đã ngã ngũ vào thời điểm 1962 đó và nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ một phần cũng vì Chính quyền Ngô Đình Diệm không đồng ý với giải pháp trung lập hóa nước Lào.
Vì đã có một hậu phương lớn là khối Cộng sản Xô viết và Trung Quốc, Bắc Việt Cộng sản lại có thêm một hậu cứ chuyển quân vào Nam qua lãnh thổ Lào. Sau này họ mới sử dụng lãnh thổ và hải cảng của Cambốt để hoàn tất trận địa chiến khi Mỹ đã tháo chạy bằng cách Việt hóa một cuộc chiến mà họ đã dại dột Mỹ hóa.
Hoa Kỳ đổ quân mà thật ra đánh vào chính nghĩa của miền Nam, lại đánh chỉ cầu hòa với địch và nhường mọi lợi thế cho đối phương. Kể cả lợi thế nói phét là “Đường mòn Hồ Chí Minh”, như một sáng kiến tuyệt vời của họ Hồ.
Cho đến lúc cuối, sau khi đã ký Hiệp định Paris, Hà Nội vẫn chối rằng mình không gửi quân vào Nam, tất cả chỉ là sự nổi dậy của lực lượng cách mạng yêu nước ở trong Nam, của “Mặt trận Giải phóng Miền Nam”, được thành lập tại Hà Nội từ Tháng 12 năm 1960. Ngày nay, họ mới xác nhận công lao và tô vẽ cho con đường chiến thắng ấy bằng “Xa lộ Trường Sơn”.
*
Thật ra, khi nháo nhào đổ quân vào Việt Nam, giới quân sự hay tình báo Hoa Kỳ đã có thể học hỏi kinh nghiệm của Pháp trong trận Điện Biên Phủ, nơi tiếp cận với Trung Quốc và Lào.
Coi thường bài học của Pháp thì giới học giả Mỹ cũng có thể tìm hiểu địa dư và lịch sử Việt Nam với những “thượng đạo”, con đường trên núi, đã được nhiều thế hệ sử dụng, để bung ra Bắc hay tiến vào Nam. Hai kinh nghiệm chói lọi nhất là trong 10 kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, từ 1417 đến 1427, và trong 10 năm Nội chiến giữa Tây Sơn ở Quy Nhơn với Nguyễn Ánh tại Gia Định, từ 1771 đến 1802. Ngoài ra, còn có không ít trường hợp mà Đại Việt dùng lãnh thổ Lào, Lâm Ấp và Chân Lạp sau này để giải quyết nhu cầu chinh chiến bên trong.
Cho nên, việc vận dụng địa dư hình thể không là một sáng kiến của Hồ Chí Minh hay Hà Nội.
Phải chi mà có người Việt chỉ ra cho các học giả Mỹ cuốn tiểu thuyết của một nhà giáo đã từng tham gia thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Triệu Luật (1903-1946). Trong cuốn Bà Chúa Chè (thứ phi Đặng Thị Huệ của Chúa Trịnh Sâm), tác giả vẽ lại cuộc đối thoại về thượng đạo giữa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm và lão tướng là Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc khi Chúa Trịnh muốn từ Bắc Hà đưa quân vào đánh Phú Xuân của Đàng Trong. Như sau:
Chúa cười:
- Ta mở Thượng Đạo theo lối Qui Hợp, Trần Ma Than cho quân đi đánh về phía Tây, theo lối Thiên Nhận Sơn và dùng thượng lưu Linh Giang thì sợ gì sông Gianh cùng luỹ Trường Dục?
- Lão thần rõ lắm. Thượng Đạo là nơi đức Lê Thái Tổ khởi nghĩa rồi được thiên hạ. Thượng Đạo đã lâu không dùng đến, bây giờ nếu dùng cũng hơi phiền...
- Khanh định nói rằng Thượng Đạo lấp rồi à? Lấp thì mở ra.
- Thần biết rõ lắm. Mở Thượng Đạo hoặc bạt luỹ Trường Dục, hai việc ấy cũng dễ. Chỉ e một điều...
Tới đó, Việp Quận ngập ngừng không muốn nói nốt. Chúa Tĩnh Đô hỏi tiếp:
- Chỉ e gì? Khanh e gì?
Việp Quận lúc đó mới nói giằn từng tiếng, giọng nghiêm mà buồn:
- Mình mở lối vào, thì tức là mở lối cho người ta ra. Thần chỉ e một ngày kia, họ lại do lối ấy mà ra...
Chữ “nghiêm mà buồn” của Nguyễn Triệu Lâu quả là có ý nghĩa tiên tri! Vì quả nhiên là sau này, Tây Sơn từ Đàng Trong cũng bất thần ra Bắc qua ngả đó.
Khi tham gia cuộc chiến, Hoa Kỳ không thể không biết về những ngả xâm nhập này, nhất là từ sau Hiệp định Genève 62.
Nhưng oanh tạc một đường mòn giữa rừng già nhiệt đới vốn là điều không dễ, Hoa Kỳ còn tự làm khó khi quyết định không được tấn công quá hai trăm thước ở hai bên đường để khỏi gây thiệt hại dân sự. Và đoạn nào đã bị dập thì có bốn tháng ngưng bắn: khỏi bị không tập lại trong vòng bốn tháng.
Để đối phương có cơ hội tu bổ và tái sử dụng như một xa lộ thênh thang, một kỳ quan thế giới về sự khờ khạo rất khó hiểu của Hoa Kỳ?
--Nghệ Thuật Nhờ Người - Toàn Cầu Nhần (Nguyễn Xuân Nghĩa)
Cộng sản đánh kiểu “toàn cầu nhần”, bằng tiếp vận của quan thầy và xương máu của nhân dân, và bằng sự đờ đẫn của đối thủ. Cái họ nhờ ghê nhất là Kennedy cho lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, để Chính quyền Johnson cướp tay lái mà lại đánh chỉ cầu hòa. Hợp lý vô cùng, nhưng không phải đạo!
- Tạp chí Da MàuNửa thế kỷ chính trị chơi bẩn Mark Feldstein
♦ Chuyển ngữ: Đinh Từ Thức
Kennedy (trái) và Nixon (phải) trao đổi vài lời sau cuộc tranh luận trên đài truyền hình
trong mùa bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 1960.
Tạp chí Da MàuNửa thế kỷ chính trị chơi bẩn
chính Bắc Kinh mới lả kẻ dùng phép “toàn cầu nhần”. Dùng cả những kẻ huênh hoang chiến thắng năm 1.9.7.5.Nguyễn-Xuân Nghĩa - Sống Ngày 150430
"Vùng Oanh Kích Tự Do"
Mỹ Đánh Toàn Cầu Hòa – Nên Tất Bại
* Oai hùng lắm - nhưng không được đánh! *
Trong cõi mạt chược, gọi là một thú chơi tao nhã, xưa kia có một phép thắng rất khó, nếu “ù” thì được điểm lớn, đó là “toàn cầu nhần”. Chữ là “toàn cầu nhân”, toàn nhờ người, qua năm bước thì ngả ra ù. Cách thắng này hơi khó vì ba người còn lại trong canh bạc đều có thể biết từ bước thứ hai mà thủ - và không cho ăn nữa….
Trong cõi chiến tranh, gọi là trò chơi ác độc, lại có một phép đánh khác, gọi là “toàn cầu hòa”.
Nhân chuyện 1.9.7.5., người viết xin lạm bàn về phép đó, và giải thích vì sao lại có biến cố 75.
Về chuyện quân sự, người viết chỉ có một biệt tài. Là xài súng nước. Ngoại giả, cứ thấy tiếng đạn bom thì dù chẳng là người nhái cũng tự biến thành thợ lặn. Thành thật khai báo như vậy rồi cho ra vẻ dún dường, xin được luận về chiến tranh!
Chẳng là vào một đêm Xuân thương nước nhớ nhà, người viết bốc một ông bạn đi thưởng thức các món nhậu bình dân của Nhật, bên mấy chai sake hâm nóng. Ngậm ngùi nhớ lại chuyện xưa, hai kẻ tha hương hàn huyên rằng vào ngày đó đằng ấy làm gì, tớ đang ở đâu…. Câu chuyện trầm buồn khiến mấy chung rượu Nhật cũng thành rượu nhạt – vì hòa trong nước mắt.
Bên người bạn mũ đỏ chưa từng thua trận một lần mà vẫn được bọn cờ đỏ phất cho cái nhãn bại trận và phết cho hơn chục năm tù, người viết này như là kẻ điên. Không, chữ “như” này thừa. Người viết là kẻ điên, vì trở về chuyện đao binh chỉ thấy trong truyện lẩm cẩm của bọn bất đắc chí.
Thì viết, khi khách đã im lìm trong nỗi hậm hực khôn nguôi…
***
Cách nay một phần tư thế kỷ, Tháng Năm 1989, người viết được đọc một bài của Harry Summers trên tờ Atlantic.
Đại tá Harry Summers Jr. (1932-1999) là một sĩ quan Hoa Kỳ đã phục vụ xuất sắc các chiến trường Cao Ly và Việt Nam, rồi trở thành nhà chiến lược gia, giảng sư các trường võ bị. Cuối thời Việt Nam, ông tham gia việc thương thuyết để kết thúc chiến tranh với Hà Nội. Sau thời Việt Nam, ông viết sách, “On Strategy: A Critical Analysis of the Vietnam War” năm 1982, và “On Strategy II: A Critical Analysis of the Gulf War” năm 1992, viết báo, làm chủ biên tạp chí Vietnam Magazine, lập thư khố về Chiến tranh Việt Nam và đi thuyết trình ở nhiều nơi. Nhiều cựu chiến binh của chúng ta đều có biết hay đã đọc nhân vật này.
Vắn tắt, Harry Summers là tay bán văn bán võ và một nhà lý luận có thẩm quyền về binh pháp, chứ không thuộc loại “chỉ thượng đàm binh”, luận việc binh trên giấy.
Sở dĩ nhắc đến Harry Summers là vì trên số báo Atlantic đó, ông viết rằng một tuần trước khi Sàigon thất thủ thì ông đang ở… Hà Nội. Ra đó dàn xếp việc Mỹ ra đi cho êm thắm. Thế rồi, trước vẻ hợm hĩnh của kẻ đắc thắng, máu võ biền trong Harry Summers bỗng nổi dậy. Đại để: “Chúng tao không được phép thắng. Vả lại, Hoa Kỳ còn bom nguyên tử, một trái nhỏ cũng đủ kết thúc chiến tranh theo lẽ khác”.
Và đây là câu trả lời của một sĩ quan Hà Nội: “Mấy người có bom nguyên tử mà không xài thì cũng tựa như chẳng có bom!” Câu trả lời làm người lính chiến chưng hửng. Mà thấy đúng. Trong bài viết đó, Summers luận về chiến lược nguyên tử và chỉ kể lại giai thoại ở Hà Nội như một dẫn chứng mà thôi. Nhưng cũng đủ cho phe bại trận là chúng ta suy nghĩ về quân sự.
Vì thế mới có bài trái khoáy này….
***
Ngoài kia khách đã ngáy vang như Trương Phi, Lý Quỳ. Trong này, người viết bần thần luận tiếp.
Người Mỹ biết đếm mà chẳng biết đo. Họ đếm được từng tấn bom hay trái pháo và số chiến binh Việt cộng bị tử vong hay hồi chánh, để nhét vào phương trình của máy tính và xả ra dự báo về chuyện thắng bại. Nhưng khổ thay, họ chẳng đo được thực lực đôi bên.
Vào thời ấy, Hà Nội được các quan thầy tiếp vận dồi dào để đưa quân vào Nam qua “Đường mòn Hồ Chí Minh” trên lãnh thổ Lào và Miên.
Mỹ có hai cách để chặn đường tiếp vận của Hà Nội. Một là oanh tạc Hải Phòng, hai là tấn công hai đường thiết lộ từ Trung Quốc vào miền Bắc. Giải pháp Hải Phòng có rủi ro là gây thiệt hại cho tầu ngoại quốc. Giải pháp đánh bom đường rầy cũng khó ăn vì đường xe lửa cũng dễ sửa. Lại gặp rủi ro rơi trúng thằng Tầu bên kia biên giới!
Phi lý ban đầu của cuộc chiến nằm ở chỗ đó: Mỹ chỉ được đánh một tay mà không đụng vào xứ khác, nhất là Trung Quốc.
May là địa dư hình thể của Việt Nam lại cho bộ máy quân sự Hoa Kỳ một giải pháp khác.
Qua ngần ấy cửa tiếp vận của Liên Xô hay Trung Cộng, võ khí và nhân lực của Hà Nội đều phải chuyển vào Nam qua hai ngả là cầu Long Biên gần Hà Nội và cầu Hàm Rồng phía Bắc Thanh Hóa. Cuộc chiến Việt Nam nổi danh với việc Không quân và Hải quân Hoa Kỳ liên tục oanh kích hai mục tiêu đó - mà vẫn không phá hủy được hệ thống hậu cần của Cộng sản Bắc Việt. Tốn kém rất nhiều mà không thắng. Chưa kể là bị thế giới kết án là dội bom lên một nước nghèo!
Nếu chẳng giải quyết được hai mục tiêu cố định lù lù ấy thì làm sao tấn công cả ngàn mục tiêu di động trong rừng già nhiệt đới của Đường mòn HCM?
Chỉ còn một cách là “thóa mạ phụ thân” của Averell Harriman. Nôm na là chửi cha Harriman, kẻ thi hành chính sách trung lập hóa nước Lào thời cậu ấm Kennedy khi Mỹ cần hòa dịu với Liên Xô vào thập niên 60. Tức là phải tấn công lãnh thổ Lào ở vùng tiếp vận với khu Phi quân sự Nam-Bắc trổ vào tỉnh Quảng Trị. Chuyện quái đản là dù rằng việc nước Lào trung lập chỉ còn là trò vui, Hoa Kỳ vẫn cứ tôn trọng điều dớ dẩn ấy. Cái ngu bất tận.
Bất lợi về quân sự lẫn chính trị và bị tổn thất rất cao, Hoa Kỳ rõ là bị thua về mặt quân sự, chưa nói đến nhiều mặt phi lý khác của cuộc chiến mà nước Mỹ xấn xổ nhảy vào đẩy đồng minh sang vị trí phù trợ! Đánh chỉ cầu hòa là cách thua tất yếu khi miền Bắc đánh cho cả khối cộng sản ở sau lưng, bằng máu xương dân Việt, theo kiểu “toàn cầu nhần”.
Chiến thuật không tập có thể giúp Hoa Kỳ yểm trợ các đơn vị tác chiến ở dưới, chứ không thể giải quyết nhu cầu phá vỡ hệ thống tiếp vận của địch: quá tốn kém về sinh mệnh và võ khí. Hàng trăm oanh tạc cơ bị bắn hạ và hàng triệu tấn bom là sự lãng phí làm Quốc hội và dân Mỹ hết kiên nhẫn.
Thế rồi, Tháng Tư năm 1972, Hoa Kỳ tìm ra phép lạ.
Đó là dùng bom khôn, từ loại bom có máy thu hình tới bom hướng dẫn bằng tia laser, để đóng chốt vào mục tiêu. Thả từ rất cao, trái bom tự tìm lấy mục tiêu phải dủy diệt, cho tới khi hai cây cầu lịch sử ấy bị hoàn toàn tê liệt. Hà Nội coi như phải bại trận từ đó. Cuối năm 1972, nhiều gia đình miền Bắc đã được lệnh xé khăn trắng để chuẩn bị đầu hàng, mà đảng gọi là “tạm ngưng bắn”.
Nhưng khi ấy lãnh đạo Hoa Kỳ cũng lại bị tê liệt: lòng dân đã đổi, Quốc hội lại hèn và truyền thông thì mạt, nên Mỹ không được thắng nữa mà phải tìm đường triệt thoái “trong danh dự”. Nghĩa là trong xương máu miền Nam.
***
Cộng sản đánh kiểu “toàn cầu nhần”, bằng tiếp vận của quan thầy và xương máu của nhân dân, và bằng sự đờ đẫn của đối thủ. Cái họ nhờ ghê nhất là Kennedy cho lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, để Chính quyền Johnson cướp tay lái mà lại đánh chỉ cầu hòa. Hợp lý vô cùng, nhưng không phải đạo!
Bốn mươi năm sau, là ngày nay, thiên hạ mới tẻ ngửa, rằng chính Bắc Kinh mới lả kẻ dùng phép “toàn cầu nhần”. Dùng cả những kẻ huênh hoang chiến thắng năm 1.9.7.5.
Không phải ư?
- Tạp chí Da MàuNửa thế kỷ chính trị chơi bẩn Mark Feldstein
♦ Chuyển ngữ: Đinh Từ Thức
[Nguồn: “A half-century of political dirty tricks” của Mark Felstein, The Washington Post, January 14, 2011]
Kennedy (trái) và Nixon (phải) trao đổi vài lời sau cuộc tranh luận trên đài truyền hình
trong mùa bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 1960.
Ngày 20 tháng 1 nửa thế kỷ trước, Richard Nixon không thoải mái đứng tại khán đài trước Quốc Hội Hoa Kỳ, chứng kiến đối thủ của mình là John F. Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Nixon lẩm bẩm: “Chúng ta thắng, nhưng chúng nó ăn cắp của chúng ta.”
Thật vậy, những trò bẩn đã giúp đánh bại Nixon còn quỷ quyệt hơn là chuyện nhồi phiếu như đã được phơi bầy(1). Một trong những chương ít được biết tới trong lịch sử chính trị của thế kỷ 20, là những người trong ban vận động cho Kennedy đã bí mật trả tiền cho một người lấy tin và xếp đặt một vụ trộm giống như vụ Watergate để phá cuộc vận động của Nixon trước ngày bầu cử.
Truyện bắt đầu vào mùa thu 1960, khi ban vận động của Kennedy tung tin rằng Phó Tổng Thống Nixon đã bí mật nhận tiền của nhà tỷ phú Howard Hughes, chủ nhân những cơ sở kinh doanh trải rộng khắp nơi mà việc làm ăn tùy thuộc nhiều vào những khế ước và móc nối với chính quyền. Các ký giả của báo St. Louis Post-Dispatch và tạp chí Time đã làm rõ thêm về những lời tố cáo, nhưng các chủ bút của họ sợ công bố một thông tin nổ như vậy vào những ngày cuối cùng của cuộc vận động tranh cử sát nút.
Vì thế, anh em nhà Kennedy kiếm hai nhà báo cấp tiến năng nổ, là Drew Pearson và Jack Anderson, người đã từng tấn công Nixon vào thập niên trước. Anderson thú nhận, đó là “một đòn ác của báo chí khi âm mưu với đám tay chân của Kennedy để giúp chúng tôi kiếm tài liệu từ đối thủ của họ,” nhưng đạt công đầu trong việc hạ Nixon thì quá hấp dẫn để bỏ qua.
Anderson tạt qua văn phòng tại Washington của James McInerney, luật sư của Kennedy. Anderson kể lại: người của Kennedy đã lôi ra “một bọc nhỏ xếp đặt ngăn nắp mà tôi đã đọc ngấu nghiến” với “một niềm tự hào mà chỉ nhà điều tra chuyên cần mới có thể biết được.”
Tài liệu mật cho biết bằng cách nào Hughes đã cung cấp cho gia đình Nixon $205.000 (tương đương 1,6 triệu đô la ngày nay) qua tay nhiều trung gian, kể cả một trong những người anh em của Nixon, để che giấu việc chuyển nhượng. Bằng chứng về sau cho biết phó tổng thống đã tự mình gọi điện thoại cho Hughes hỏi về món tiền, dùng để giúp Nixon mua một căn nhà kiểu Tudor ở Washington, rộng 9.000 foot vuông, gồm 8 phòng ngủ, 6 phòng tắm, một thư viện, một phòng cho người giúp việc và một phòng tắm nắng.
Ban vận động của Kennedy làm cách nào để có được bằng chứng buộc tội này? Bằng cách trả một khoản tiền tương đương với $100.000 đương thời cho một nhà kế toán ở Los Angeles tên là Phillip Reiner, một trong những người trung gian đã được dùng để che đậy vai trò của Nixon trong nội vụ. Reiner là một người thuộc đảng Dân Chủ, mới có chuyện đổ vỡ với những người hợp tác. Cùng với luật sư của mình, Reiner tiếp xúc với Robert Kennedy, người đứng đầu ban vận động của anh mình. Chẳng bao lâu sau, một vụ trộm xâm nhập xẩy ra tại văn phòng cũ của nhà kế toán – và anh em Kennedy bỗng chốc có được một hồ sơ dầy cộm toàn tài liệu mật ghi chép về vụ thương lượng mờ ám của Nixon. (Người hợp tác bất hòa với Reiner báo cáo vụ trộm với cảnh sát, nhưng nội vụ không bao giờ được giải quyết).
Với bằng chứng vững chắc trong tay, phe Kennedy trao đồ dơ cho Anderson.
Truyền thông khắp nước rộn lên những khám phá qua những tin lớn. Tin nóng chính trị gây thiệt hại tối đa cho Nixon và tăng thêm niềm tin của ông rằng kẻ thù của ông trong báo giới và chính giới quyết hạ ông.
Ít hôm sau, Kennedy đắc cử tổng thống với tỷ lệ khít khao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến bấy giờ. Nixon và các cố vấn của ông đã trách cứ vụ scandal dính tới ông Hughes. Dù đúng hay sai, chuyện này cũng ám ảnh Nixon cho đến hết cuộc đời công của ông.
Nixon luôn nghĩ rằng ông thực sự là người thắng trong cuộc bầu cử 1960. Ông gọi nhà Kennedy là “một nhóm hoạt động chính trị tàn bạo nhất chưa từng có” và nói rằng họ “tiếp cận những trò vận động bẩn thỉu với mánh khóe đểu cáng, vượt quá khả năng chỉ trích của nhiều phóng viên.”
Thật vậy, vụ đột nhập ám muội lấy những tài liệu về tiền bạc để buộc tội Nixon khiến ông tin rằng những vụ trộm như vậy là chuyện thường trong sinh hoạt chính trị quốc gia. Nixon thề rằng ông sẽ không bao giờ để bị tóm bất ngờ như vậy nữa, và cuối cùng ông đã thành lập một nhóm riêng của mình gồm những tay tổ chuyên về do thám và phá đám, dẫn đến vụ đột nhập bất thành hơn chục năm sau tại văn phòng Đảng Dân Chủ ở Watergate.
Nửa thế kỷ sau, Washington vẫn sống với dấu vết của trò chơi bẩn ít được biết tới của Kennedy, làm lan rộng “văn hóa scandal” trong thời đại chúng ta, và tiếp tục ảnh hưởng tới chính trị và truyền thông ngày nay.
Mark Feldstein là giáo sư về truyền thông và đại chúng tại Đại học George Washington, và là tác giả của “Poisoning the Press: Richard Nixon, Jack Anderson, and the Rise of Washington’s Scandal Culture.”
Tạp chí Da MàuNửa thế kỷ chính trị chơi bẩn