Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Việt Nam: Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan

--Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan
Anh Trương Quốc Huy, một cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam, vừa đào thoát khỏi Việt Nam đến Thái Lan.

Hình do anh cung cấp
Anh Trương Quốc Huy lúc mới ra tù hôm 02/12/2011.
Đối với cơ quan an ninh và chính quyền trong nước thì tên tuổi của Trương Quốc Huy nằm trong danh sách những người mà họ cho là thành phần nguy hiểm.

Lo sợ cho tính mạng, cuộc sống bất an


Thực tế đã chứng minh điều đó khi Trương Quốc Huy bị bắt, bị giam và bị đưa ra tòa về các tội  danh  mà cơ quan an ninh đưa ra  "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", " tuyên truyền chống Nhà Nước", "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm các quyền lợi của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức hay công dân".

Lần đầu tiên anh này bị bắt là hồi ngày 19 tháng 10 năm 2005. Lần đó anh bị bắt cùng với người bạn gái Lisa Phạm, quốc tịch Mỹ và người anh là Trương Quốc Tuấn. Tất cả bị giam giữ 9 tháng mà không bị truy tố.

Anh Trương Quốc Huy bị bắt lần thứ hai vào ngày 18 tháng 8 năm 2006. Tại phiên xử hồi ngày 29 tháng giêng năm 2008, anh bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Anh được ra khỏi tù vào ngày 30 tháng 11 năm 2011.
bị họ mời nhiều lần và tìm nhiều cách gây khó dễ cho gia đình như mời hay gọi điện thoại vào số riêng của những người thân trong gia đình. Điều đó làm cho gia đình bất an. 

Tuy ra khỏi tù nhưng trong thời gian qua, bản thân anh Trương Quốc Huy và gia đình tiếp tục chịu sự kiểm soát nghiêm nhặt của địa phương và cơ quan an ninh.

Anh Trương Quốc Huy trước khi bị bắt giam. RFA file
Anh Trương Quốc Huy trước khi bị bắt giam. RFA file
Đến ngày  27  tháng 2 năm 2012, anh Trương Quốc Huy đến được Thái Lan để xin tỵ nạn chính trị.

Vào ngày 28 tháng 2, anh có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do. Trước hết là quyết định rời khỏi đất nước:

Sau 6 năm bị cầm tù và về với gia đình, chính quyền luôn mong muốn những người đấu tranh như tôi và những anh em khác phải nhận tội và có cách nói như ý của chính quyền. Chúng tôi không làm điều đó nên bị họ mời nhiều lần và tìm nhiều cách gây khó dễ cho gia đình như mời hay gọi điện thoại vào số riêng của những người thân trong gia đình. Điều đó làm cho gia đình bất an. Riêng cá nhân tôi, có nhiều lần gặp ngoài đường họ cũng hăm dọa có thể gặp tai nạn giao thông nếu như làm điều gì mà truyền thông gây bất lợi cho chính quyền, nên bản thân phải tự xem xét…

Nhiều ý kiến cho rằng khi đi ra khỏi nước sẽ không còn cơ hội như khi ở Việt Nam để đấu tranh, trước ý kiến này anh Trương Quốc Huy trình bày:
có nhiều lần gặp ngoài đường họ cũng hăm dọa có thể gặp tai nạn giao thông nếu như làm điều gì mà truyền thông gây bất lợi cho chính quyền, nên bản thân phải tự xem xét…

Những người đã từng lên tiếng đấu tranh, từng bị cầm tù đều có những hoàn cảnh riêng, và mỗi người đều có phương cách đấu tranh riêng cho mình. Có thể người này chọn con đường này, người khác chọn con đường khác. Những người ra đi họ có cách đấu tranh khác để ủng hộ cho dân chủ tại Việt Nam.

Anh cũng đưa ra những dự đoán về thời gian trước mắt:

Hiện tôi hy vọng những người yêu chuộng tự do vả ủng hộ cho dân chủ sẽ có sự đón nhận tôi, tôi chưa hình dung được bước đường sắp tới sẽ như thế nào nhưng cảm giác được tự do hơn khi còn ở tại Việt Nam.
Nhân dịp nói chuyện sau khi đến được Thái Lan, anh Trương Quốc Huy cho biết thời gian bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam:

Thời gian ở trong nhà giam nhưng tôi không nhận tội nên trong những thời gian bị giam tôi bị nhốt trong một hầm cả hai năm, và có giai đoạn trong 6 tháng trời họ không cho tôi đánh răng. Họ tìm mọi cách từ chối lời kêu của tôi; đôi khi tôi cũng đập cửa yêu cầu gặp quản giáo nhưng họ phớt lờ. Có lúc 3 tháng họ mới cho tôi ra nắng một lần chỉ chừng 15 phút. 
cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đưa thỉnh nguyện thư đến tổng thống Obama, nêu rõ tình hình Việt Nam với chừng 600 tù nhân chính trị, tôn giáo tại Việt Nam đang chịu tù bất công, bị giam giữ đàn áp tàn khốc.

Lúc gần ra tòa họ thay đổi tội danh của tôi đến bốn lần để kéo dài thời gian không đưa ra xét xử.

Thời gian tạm giam họ làm cho tinh thần mình bị ảnh hưởng rất nhiều.


Những chia xẻ của anh đối với những người còn trong tù ở Việt Nam, cũng như những người cùng đấu tranh cho đất nước hiện nay:

Khi mãn án tù ra xã hội, tôi thấy có hít thở hơn một tí không khí tự do. Khi ở trong tù thì phải đấu tranh với kể cả việc đọc một tờ báo, viết một lá thư.

Đối với những anh em còn án tù dài tôi thấy họ chịu bất công, tôi mong một thông qua những cuộc vận động như của nhạc sĩ Trúc Hồ, Ts Nguyễn Đình Thắng … gặp cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đưa thỉnh nguyện thư đến tổng thống Obama, nêu rõ tình hình Việt Nam với chừng 600 tù nhân chính trị, tôn giáo tại Việt Nam đang chịu tù bất công, bị giam giữ đàn áp tàn khốc. Tôi luôn tìm mọi cách để đấu tranh cho đồng bào tại đất nước mình. 


Chưa có một thống kê chính thức nào về số tù nhân chính trị Việt Nam đang phải chạy sang Thái Lan xin quy chế tỵ nạn. Tuy nhiên đây vẫn là nơi mà nhiều thành phần bị bức hại đến cùng đường đang tìm đến.

Blogger VN được đề cử công dân mạng 28.02.12.bbc.

Hé lộ những ứng viên cho giải Nobel Hòa bình
Dân Trí
(Dân trí) - Tổng cộng 231 ứng viên được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm nay, Viện Nobel hôm nay cho hay, với những cái tên Bill Clinton, cựu Tổng thống Mỹ, Bradley Manning, binh sỹ Mỹ bị tình nghi làm lộ thông tin mật cho WikiLeaks, đứng đầu danh ...
Ông Bill Clinton được đề cử giải Nobel Hòa bìnhĐài Tiếng Nói Việt Nam
Binh nhì Bradley Manning được đề cử giải Nobel Hòa bìnhThanh Niên
-- Đề nghị Giải Nobel Hoà Bình cho Hoà thượng Thích Quảng Độ và ông Trần Huỳnh Duy Thức  —  (DLB).   - Binh nhì Bradley Manning được đề cử giải Nobel Hòa bình (TN).  - Ông Bill Clinton được đề cử giải Nobel Hòa bình (VOV/TTXVN).--  Hé lộ những ứng viên cho giải Nobel Hòa bình (DT).-  Phỏng vấn Dân biểu Châu Âu về HT Quảng Độ và giải Nobel Hòa Bình – (RFA). “Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ năm nay vẫn được một trăm thư đề cử của giới dân cử và giới học giả tại Mỹ và châu Âu, đề nghị trao Ngài giải Nobel hoà bình.”
- Vaclav Havel: Trí thức và chính trị (TS).
Việt Nam và Vatican thảo luận về bang giao   –   (RFA).  -Vatican mở các vòng đàm phán mới với Việt Nam  – Vatican mở các vòng đàm phán mới với Việt Nam    –   (VOA).  – Thứ trưởng Vatican vào hội đàm ở Hà Nội   –   (BBC).- Phó Thủ tướng: Không để xảy ra ‘điểm nóng’ về tôn giáo (VNN).  - Kiên quyết đấu tranh với thế lực lợi dụng tôn giáo  (TTXVN).  - Vatican mong muốn phát triển quan hệ với Việt Nam (TTXVN).-‘Côn đồ’ tấn công linh mục ở Kontum NV -Một vị linh mục đi dâng thánh lễ an táng trở về đã bị 3 côn đồ hành hung thương tích đầy mình ở giáo phận Kontum. Trong khi đó, tại Sài Gòn, công an ngang nhiên “tác nghiệp” ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế giữa thánh lễ trang nghiêm.

 -- Vietnam arrests political dissident. AP report. Tuesday, Feb. 21, 2012

-   Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Việt Nam: Hãy thả ngay những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị và tôn giáo.
Nhiều nhà bất đồng chính kiến và blogger ôn hòa bị chính quyền bắt giữ tùy tiện
April 7, 2011

Việc dòng người bị bắt đều đặn chỉ vì đã đòi hỏi quyền của mình cho thấy một tình trạng nghiêm trọng. Các nhà tài trợ và đối tác phát triển của Việt Nam cần kiên quyết bày tỏ sự ủng hộ công khai đối với những nhà hoạt động dũng cảm ở trong nước và kêu gọi chính quyền ngay lập tức thả tất cả những người đã bị bắt và giam giữ một cách tùy tiện.
Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu

(New York) - Vào đúng dịp kỷ niệm năm năm ngày thành lập phong trào dân chủ được biết với tên gọi Khối 8406, nhiều nhà vận động ôn hòa cho cải cách dân chủ, pháp quyền, tự do tôn giáo và nhân quyền tiếp tục là nạn nhân của việc bắt giữ tùy tiện và bị áp đặt mức án tù nặng nề, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
"Việc dòng người bị bắt đều đặn chỉ vì đã đòi hỏi quyền của mình cho thấy một tình trạng nghiêm trọng," ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. "Các nhà tài trợ và đối tác phát triển của Việt Nam cần kiên quyết bày tỏ sự ủng hộ công khai đối với những nhà hoạt động dũng cảm ở trong nước và kêu gọi chính quyền ngay lập tức thả tất cả những người đã bị bắt và giam giữ một cách tùy tiện."
Được đặt tên theo ngày khai sinh, mồng 8 tháng Tư năm 2006, Khối 8406 đã phát triển thành một phong trào gồm hàng ngàn người, qua các thỉnh nguyện thư trên mạng, kêu gọi tôn trọng các quyền cơ bản của con người, xây dựng một chế độ đa đảng và bảo đảm tự do tôn giáo và chính trị. Chính quyền Việt Nam đáp trả những thỉnh nguyện ôn hòa của Khối 8406 và của các nhóm ủng hộ dân chủ và nhân quyền khác bằng những hành động sách nhiễu và bắt giữ.
Kể từ tháng Sáu năm 2010, chính quyền Việt Nam đã tạm giam ít nhất là 24 người, gồm các nhà vận động cho nhà thờ tại gia, các nhà bất đồng chính kiến và blogger; nhiều người trong số này bị biệt giam nhiều tháng, không được phép gặp gia đình hay tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý.
Chỉ trong tháng vừa rồi, tòa đã kết án nhà vận động pháp lý nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ bảy năm tù giam vào ngày 4 tháng Tư; giữ nguyên mức án nặng nề đối với ba nhà vận động trẻ tuổi vì quyền lợi của người lao động vào ngày 18 tháng Ba; và vào ngày 31 tháng Ba đã kết án ông Chau Hêng, nhà vận động cho quyền sở hữu đất đai và là người dân tộc thiểu số Khmer Krom ở tỉnh An Giang, hai năm tù giam. Vào ngày 8 tháng Tư, Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành, bị công an Hà Nội bắt từ tháng Sáu năm 2010, sẽ bị xử vì đã phát sóng thông tin từ đài lắp trái phép tại nhà về Pháp Luân Công.
Trong kế hoạch ngăn chặn sự ủng hộ của công chúng đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ngày 4 tháng Tư, công an ở Hà Nội đã bắt giữ bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân khi họ đang cố tiếp cận Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ở phố Hai Bà Trưng, nơi diễn ra phiên xử Tiến sĩ Vũ. Ban đầu, chính quyền tuyên bố đây là phiên tòa công khai, nhưng sau đó, khu vực xung quanh tòa án bị phong tỏa, có lực lượng công an và dân phòng canh gác.
Lê Quốc Quân từng tham gia khóa học tại Học viện Quốc gia Dân chủ (NED) Hoa Kỳ, từng bị bắt vào ngày 8 tháng Ba năm 2007, bốn ngày sau khi từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam. Chính quyền giam giữ ông 100 ngày với tội danh tiến hành hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, theo điều 79 của Bộ luật Hình sự. Ông được thả vào ngày 16 tháng Sáu năm 2007.
Nhà vận động dân chủ, bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng từng bị bắt vào ngày 27 tháng Ba năm 2002 với tội gián điệp (Điều 80 Bộ luật Hình sự) vì đã sử dụng mạng internet để liên lạc với các nhà bất đồng chính kiến khác và phát tán những bài viết và tuyên bố ủng hộ dân chủ. Chính quyền xử ông 13 năm tù vào tháng Sáu năm 2003, sau đó phiên phúc thẩm giảm án xuống năm năm, cộng thêm ba năm quản chế. Ông được ân xá và thả trước thời hạn vào ngày 30 tháng Tám năm 2006.
"Chính quyền đang chơi trò ‘tới gần là có tội' khi bắt Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân vì họ đứng gần tòa án," Robertson nói. "Điều này chỉ khẳng định thêm rằng phiên tòa trình diễn vừa qua đánh dấu một mức mới trong chiến dịch tiếp tục đàn áp các nhà vận động cho nhân quyền ở Việt Nam."
Cán bộ trại giam ở Việt Nam thường xuyên ngược đãi và tra tấn những người bị tạm giữ vì lý do chính trị trong khi thẩm vấn, nhằm ép buộc họ ký các bản thú tội được viết sẵn và khai báo về các nhà hoạt động khác. Trong thời gian tạm giữ trước khi xét xử, có thể kéo dài tới 20 tháng, những người bị tạm giữ vì lý do chính trị thường bị cùm biệt giam trong xà lim tối và chỉ được đưa ra để thẩm vấn và hành hạ.
Từ tháng Một, công an giam giữ một số nhà hoạt động có liên quan tới Khối 8406 để điều tra, ví dụ như nhà khiếu kiện về đất đai Hồ Thị Bích Khương và mục sư Tin Lành Nguyễn Trung Tôn. Một số người khác ủng hộ Khối 8406 đã bị xử với mức án tù rất nặng, trong đó có Phạm Bá Hải, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Anh Kim, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Quốc Hiền, Trương Minh Đức, Trương Quốc Huy và Vi Đức Hồi. Ngoài ra, một số thành viên của Khối 8406 vẫn đang bị quản chế tại gia sau khi ra tù, như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài.
Một số nhà vận động ôn hòa không liên quan trực tiếp đến Khối 8406 cũng bị bắt, ví dụ như Phạm Minh Hoàng (người viết blog với bút danh Phan Kiến Quốc) và mục sư Tin Lành Mennonite Dương Kim Khải. Cả hai người đều đã bị giam giữ hơn sáu tháng với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
Nguyễn Văn Hải (người viết blog với bút danh Điếu Cày) đã bị biệt giam không có tin tức từ ngày 20 tháng Mười năm 2010 sau khi đã thi hành hết 30 tháng tù với tội danh trốn thuế ngụy tạo.
Một blogger khác là Phan Thanh Hải (tức Anhbasg) cũng bị giam giữ gần sáu tháng nay. Công an bắt ông vào ngày 18 tháng Mười năm 2010, hai ngày trước ngày dự kiến ra tù của Nguyễn Văn Hải. Cả hai ông là sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, được thành lập vào tháng Chín năm 2007 với mục tiêu thúc đẩy tự do ngôn luận và nhân quyền. Một thành viên sáng lập khác của Câu lạc bộ này, blogger Tạ Phong Tần, cũng bị công an thẩm vấn và sách nhiễu.
"Không thể bắt và giam giữ các blogger và các nhà hoạt động vận động cho tự do ngôn luận và nhân quyền một cách ôn hòa," ông Phil Robertson nói. "Giam giữ họ hàng tháng trời mà không xét xử hoặc cho tiếp cận với nguồn trợ giúp pháp lý là sự vi phạm nghiêm trọng đối với các quyền dân sự cơ bản của họ. Họ phải được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện."
Phụ lục
Các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến đang bị giam giữ chưa xét xử trong hai năm 2010 và 2011
Danh sách người bị tạm giam vì lý do chính trị hoặc tôn giáo dưới đây, liệt kê theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ những vụ việc mới nhất, là một danh sách chưa đầy đủ, đồng thời không bao gồm tù nhân chính trị và tôn giáo ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam không cho phép giám sát viên độc lập tiếp cận các nhà tù và trại tạm giam, và thường thì cũng không công bố tên người bị tạm giam, địa điểm và nội dung cáo buộc. Nên xem danh sách này như một mẫu về những vụ bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến gần đây và chưa đưa ra xét xử.
  • 1. Lê Quốc Quân - luật sư, cựu học viên Học viện Quốc gia về Dân chủ (Hoa Kỳ). Bị bắt ngày mồng 4 tháng Tư năm 2011 tại Hà Nội. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 2. Phạm Hồng Sơn - bác sĩ, cựu tù nhân chính trị (2002 - 2006). Bị bắt ngày mồng 4 tháng Tư năm 2011 tại Hà Nội. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 3. Nguyễn Ngọc Cường - một nhà vận động ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bị bắt ngày mồng 1 tháng Tư năm 2011 tại Đồng Nai với cáo buộc rải truyền đơn chống chính phủ. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 4. Vũ Quang Thuận- lãnh đạo Phong trào Chấn hưng nước Việt. Bị bắt ngày 2 tháng Hai năm 2011 khi mới về đến sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, và bị khởi tố với tội danh "trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân" theo điều 91 bộ luật hình sự.
  • 5. Nguyễn Trung Tôn -nhà vận động tôn giáo, người ủng hộ Khối 8406, đồng thời là một mục sư Tin Lành, đứng đầu Hội thánh Phúc Âm Toàn vẹn ở tỉnh Thanh Hóa. Bị bắt ngày 15 tháng Giêng năm 2011 tại Nghệ An. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 6. Hồ Thị Bích Khương - nhà vận động cho quyền lợi về đất đai, viết blog và là thành viên Khối 8406. Từng bị tù 2 lần, lần đầu 6 tháng vào năm 2005 và lần thứ hai từ 2007-2009. Bị bắt ngày 15 tháng Giêng năm 2011 tại Nghệ An. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 7. K Khiệp - dân tộc Cơ Ho. Bị bắt ngày 11 tháng Mười Hai năm 2010 tại Tây Ninh vì bị cho là có liên quan tới đảng Người Việt Yêu Người Việt. Chưa biết hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng như tội danh là gì.
  • 8. K Theo - dân tộc Cơ Ho. Bị bắt ngày 10 tháng Mười Hai năm 2010 tại Tây Ninh vì bị cho là có liên quan tới đảng Người Việt Yêu Người Việt. Chưa biết hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng như tội danh là gì.
  • 9. Nguyễn Chí Thành -nhà vận động cho quyền lợi về đất đai, đồng thời là thành viên Hội thánh Chuồng bò Tin lành Mennonite tại gia. Bị bắt ngày 19 tháng Mười Một năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 10. Phạm Ngọc Hoa -nhà vận động cho quyền lợi về đất đai, đồng thời là thành viên Hội thánh Chuồng bò Tin lành Mennonite tại gia. Bị bắt ngày 19 tháng Mười một năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 11. Siu Glôl: Mục sư Cơ đốc giáo người Thượng (Gia Rai). Bị bắt ngày 22 tháng Chín năm 2010 tại Gia Lai. Chưa biết hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng như tội danh là gì.
  • 12. Kpuih Theng: Giáo dân Cơ đốc giáo người Thượng (Gia Rai). Bị bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai bắt ngày 13 tháng Chín năm 2010 khi đang tìm cách trốn sang Campuchia. Chưa biết hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng như tội danh là gì.
  • 13. Rơ Mah Hít: Giáo dân Cơ đốc giáo người Thượng (Gia Rai). Bị bắt ngày 25 tháng Tám năm 2010 tại Gia Lai vì bị cho là lợi dụng tôn giáo trái phép để kích động gây rối ở nông trường cao su. Chưa biết hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng như tội danh là gì.
  • 14. Kpuih Dô: Giáo dân Cơ đốc giáo người Thượng (Gia Rai). Bị bắt ngày 25 tháng Tám năm 2010 tại Gia Lai vì bị cho là lợi dụng tôn giáo trái phép để kích động gây rối ở nông trường cao su. Chưa biết hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng như tội danh là gì.
  • 15. Kpă Thom: Giáo dân Cơ đốc giáo người Thượng (Gia Rai). Bị bắt ngày 25 tháng Tám năm 2010 tại Gia Lai vì bị cho là lợi dụng tôn giáo trái phép để kích động gây rối ở nông trường cao su. Chưa biết hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng như tội danh là gì.
  • 16. Rơ Lah K'lanh: Giáo dân Cơ đốc giáo người Thượng (Gia Rai). Bị bắt ngày 25 tháng Tám năm 2010 tại Gia Lai vì bị cho là lợi dụng tôn giáo trái phép để kích động gây rối ở nông trường cao su. Chưa biết hiện đang bị giam giữ ở đâu cũng như tội danh là gì.
  • 17. Phan Thanh Hải (tức blogger Anhbasg) - sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Bị bắt ngày 18 tháng Mười năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 18. Phạm Minh Hoàng (tức blogger Phan Kiến Quốc) - nhà vận động dân chủ liên quan tới Việt Tân - một đảng bị cấm hoạt động ở Việt Nam. Bị bắt ngày 13 tháng Tám năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 bộ luật hình sự.
  • 19. Dương Kim Khải- mục sư Tin lành Mennonite thuộc Hội thánh Chuồng bò tại gia, đồng thời là nhà vận động cho quyền lợi về đất đai. Bị bắt ngày 10 tháng Tám năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 20. Trần Thị Thúy -nhà vận động cho quyền lợi về đất đai và là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Bị bắt ngày 10 tháng Tám năm 2010 tại tỉnh Đồng Tháp với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 bộ luật hình sự.
  • 21. Nguyễn Thành Tâm -nhà vận động cho quyền lợi về đất đai, đồng thời là thành viên Hội thánh Chuồng bò Tin lành Mennonite tại gia. Bị bắt ngày 18 tháng Bảy năm 2010 tại Bến Tre. Chưa công bố tội danh chính thức.
  • 22. Phạm Văn Thông - nhà vận động cho quyền lợi về đất đai, đồng thời là thành viên Hội thánh Chuồng bò Tin lành Mennonite tại gia. Bị bắt ngày 18 tháng Bảy năm 2010 tại Bến Tre với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 và tuyên truyền chống chính phủ theo điều 88 của bộ luật hình sự.
  • 23. Vũ Đức Trung - thành viên Pháp Luân Công. Bị bắt ngày 11 tháng Sáu năm 2010 tại Hà Nội với cáo buộc lắp đặt thiết bị phát sóng về Pháp Luân Công sangTrung Quốc. Dự kiến ông phải ra tòa ngày 8 tháng Tư với tội danh "đưa thông tin trái phép lên mạng viễn thông" theo điều 226 của bộ luật hình sự.
  • 24. Lê Văn Thành - thành viên Pháp Luân Công. Bị bắt ngày 11 tháng Sáu năm 2010 tại Hà Nội với cáo buộc lắp đặt thiết bị phát sóng về Pháp Luân Công sang Trung Quốc. Dự kiến ông phải ra tòa ngày 8 tháng Tư với tội danh "đưa thông tin trái phép lên mạng viễn thông" theo điều 226 của bộ luật hình sự.
Tiếp tục bị giam giữ sau khi mãn hạn tù
Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) - đồng sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Bị bắt ngày 20 tháng Tư năm 2008 và bị Tòa án Nhân dân Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh xử vào ngày 10 tháng Chín năm 2008 với mức án 2 năm 6 tháng về tội trốn thuế. Chính quyền không trả tự do cho ông sau khi đã thi hành hết án tù vào ngày 20 tháng Mười năm 2010. Tuy chính quyền chưa chính thức công bố bất kỳ tội danh bổ sung nào đối với ông, nhưng gia đình cho biết họ tin là chính quyền đang giam giữ ông với cáo buộc mới về tội "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 của bộ luật hình sự.

-QUỐC TẾ - VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: HRW kêu gọi Việt Nam thả các tù nhân tôn giáo và chính trị (RFI)- Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Khối 8406, một tổ chức đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch của Mỹ hôm qua đã ra thông cáo nhắc lại rằng, nhiều nhà hoạt động ôn hòa cho cải cách dân chủ, Nhà nước pháp quyền, tự do tôn giáo và nhân quyền tiếp tục bị chính quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện và bị kết án tù nặng nề.
-HRW kêu gọi VN thả tù chính trị và tôn giáo (VOA)-Thông cáo báo chí của tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch đề ngày 7/4 tố cáo tình hình bắt giữ tùy tiện những người đồng chính kiến và các blogger tại Việt Nam đang ngày một nghiêm trọng.


Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc Human Rights Watch, yêu cầu chính phủ Hà Nội phải phóng thích ngay lập tức tất cả những người bị bắt vì lý do tôn giáo hay chính trị, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ và giới đầu tư nước ngoài lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền cũng như ủng hộ những người đấu tranh đòi hỏi dân chủ tại Việt Nam.

Tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, nhắc tới phong trào dân chủ 8406 ra đời tại Việt Nam vào ngày 8/4/2006 nhằm cổ võ cho tự do-dân chủ, nhưng đã bị đàn áp không lâu sau khi thành lập.

Vẫn theo Human Rights Watch, chính quyền Hà Nội đã đáp trả những thỉnh nguyện ôn hòa đòi hỏi dân chủ của khối 8406 cũng như những tiếng nói đòi mở rộng các quyền tự do chính trị và tự do ngôn luận tại Việt Nam bằng hành động sách nhiễu và giam giữ.

Thông cáo của Human Rights Watch cũng liệt kê danh sách gồm 25 nhà hoạt động và các blogger tại Việt Nam bị giam cầm chưa thông qua xét xử kể từ tháng 6 năm ngoái tới nay.

Nguồn: HRW Press Release

Tổng số lượt xem trang