Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Xem xét sửa Quy định những điều đảng viên không được làm

-Xem xét sửa Quy định những điều đảng viên không được làm
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương cần chú ý phân tích các mối quan hệ và thứ tự ưu tiên giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển. Ảnh: TTXVN
-Chuyện chỉ có ở Hội An: Dân hỏi một đằng, quan trả lời một nẻo (PN Today). Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thanh tra tố cáo Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (GĐ). Hết cảnh một huyện có hai Bí thư (Bee).
Nhóm lợi ích: Cần một cuộc đại phẫu - (BBC) -Giữa lúc kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nguy cơ thao túng của nhóm lợi ích lại trở thành vấn đề gây tranh cãi.


Tuần làm việc thứ ba, Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ hai: Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 (LĐ). -  Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng gấp đôi chi phí xử lý môi trường (DVT).   - Giải quyết ô nhiễm môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề (SGGP).  – Chỉ thấy lợi nhuận trước mắt(VNN).  – Thanh tra môi trường ít công bố các vụ vi phạm môi trường (SGTT).


Đắc Lắc: Xử lý cán bộ hiếp dâm theo kiểu… bao che(!) (LĐ). – Không bao che, không thể có học hộ (TT).
- Võ Trí Hảo: Trên, dưới và cái hàng rào ngăn cách (TVN).- Bài học về “lực lượng thứ tư” – Nỗi đau còn đó muôn đời  – (BoxitVN).
- Hà Văn Thịnh: Hãy câm mồm đi! – (BoxitVN). Đại sứ TQ Trương Viêm nói với phóng viên Ấn Độ.
Báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế về các công ty của Trung Quốc ngược đãi công nhân mỏ ở Zambia  —  (BoxitVN).
- Điểm sách: “Trung Quốc trong 10 từ”:  “China in Ten Words”: Life inside the juggernaut‎ (Salon). Mười từ đó là: “people,” “leader,” “reading,” “writing,” “Lu Xun” (tên của một tác giả TQ ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20), “disparity,” “revolution,” “grassroots,” “copycat,” and “bamboozle”. BTV thấy từ “copycat” – nghĩa là “bắt chước” – rất chính xác. – Mời bà con đọc bài này – Văn hóa bắt chước của Trung Quốc: China’s Copycat Culture (NYT).


Xem xét sửa Quy định những điều đảng viên không được làm

-Sáng 6/10, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; xem xét, quyết định việc ban hành Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định những điều đảng viên không được làm và một số vấn đề quan trọng khác.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việc xem xét, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội hằng năm là công việc thường kỳ của Ban Chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, năm nay là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, cùng với việc xem xét tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước lại đang có những khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương. Vì vậy, Bộ Chính trị đề nghị Trung ương dành thời gian thích đáng cho nội dung này.

Phân tích bối cảnh tình hình trong nước và thế giới với những mặt thuận lợi và khó khăn, thách thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương căn cứ vào Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ, các tài liệu tham khảo và thực tiễn tình hình ở địa phương, đơn vị mình, tập trung thảo luận với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân khách quan, chủ quan; dự báo những khả năng sắp tới.

Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, Trung ương cho ý kiến về những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất; xác định đúng đắn những nhiệm vụ và giải pháp mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cần phải đồng tâm, hiệp lực tổ chức thực hiện và đôn đốc, giám sát việc thực hiện, tạo sự chuyển biến thực sự trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới.

Từ đó, Ban Chấp hành Trung ương đề ra mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để định hướng cho Quốc hội xem xét, quyết định và Chính phủ tính toán các cân đối chủ yếu liên quan đến phương án tăng trưởng và nguồn vốn đầu tư, cân đối ngân sách, mức lạm phát, nợ công, nhập siêu ở mức hợp lý; tạo cơ sở và điều kiện cho Chính phủ có thể linh hoạt điều hành phù hợp với cơ chế thị trường và tình hình kinh tế đang có nhiều biến động phức tạp.


Tổng Bí thư đề nghị Trung ương cần chú ý phân tích các mối quan hệ và thứ tự ưu tiên giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng cao và ổn định kinh tế vĩ mô; giữa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội...

Về định hướng các giải pháp, Trung ương cần chú ý thảo luận các vấn đề rất quan trọng như: Đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư, cơ cấu lại đầu tư công; đổi mới, cơ cấu lại thị trường tài chính, tập trung ưu tiên cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện; chú trọng giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội cấp bách như giáo dục, y tế, lao động, việc làm...; xiết lại kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lùi các tệ nạn và tiêu cực xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Về nhóm các vấn đề Quy định thi hành Điều lệ Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Xét tầm quan trọng của việc thi hành Điều lệ Đảng, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định nâng thẩm quyền ban hành các văn bản "Quy định thi hành Điều lệ Đảng", "Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng" và "Quy định những điều đảng viên không được làm" từ Bộ Chính trị lên Ban Chấp hành Trung ương.

Việc ban hành và tổ chức thực hiện 3 văn bản này có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả thi hành Điều lệ Đảng, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đảng viên và các tổ chức đảng, sức mạnh và sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng.


Những nội dung mới của Quy định thi hành Điều lệ Đảng lần này chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Quy định nhiệm vụ của đảng viên cho phù hợp với quy định mới của Điều lệ Đảng khóa XI; bổ sung quy định về trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện quyền phê bình, chất vấn, kiến nghị đối với cá nhân, tổ chức đảng; cụ thể hóa nội dung giới thiệu người vào Đảng; quy định việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ; xử lý việc kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức sai quy định; cách tính tuổi đảng của đảng viên; nội dung phát thẻ đảng viên; điều kiện lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng; quy định việc lập đảng bộ, chi bộ và chỉ định cấp ủy ở những nơi mới thành lập; cụ thể hóa quy định cấp ủy khóa mới điều hành công việc ngay sau khi được bầu; việc điều động cấp ủy viên; việc thôi tham gia cấp ủy khi chuyển công tác, nghỉ hưu; chỉ định cấp ủy ở nơi chia tách, hợp nhất, thành lập mới; việc lập tổ chức cơ sở đảng trực thuộc cấp ủy cấp huyện; một số quy định cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và tổ chức ủy ban kiểm tra; về tặng huy hiệu Đảng cho đảng viên; việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại, kỷ luật trong Đảng...

Về hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI, Trung ương cần tập trung thảo luận các vấn đề như: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Ủy ban kiểm tra các cấp, bao gồm việc thành lập ủy ban kiểm tra, chuẩn y thành viên ủy ban kiểm tra; tổ chức và chế độ hoạt động của ủy ban kiểm tra; nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp. Sửa đổi việc thi hành kỷ luật trong Đảng, bao gồm việc xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên; nguyên tắc, phương pháp xử lý kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng; cách thức, thủ tục xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm v.v...

Đề cập về Quy định những điều đảng viên không được làm (Quy định số 115) được Bộ Chính trị khóa X ban hành ngày 712/2007, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: Thực tế gần 4 năm triển khai thực hiện cho thấy, các quy định này là rất cần thiết; những nội dung của Quy định cơ bản là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu quản lý, giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, trước yêu cầu mới hiện nay, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một số nội dung thuộc những lĩnh vực quan trọng về rèn luyện tư tưởng chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần ngăn ngừa và khắc phục những biểu hiện suy thoái, hư hỏng, tiêu cực trong Đảng; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Ngoài ra, có một số điều qua thực tiễn thấy chưa đủ rõ, có nội dung khó áp dụng, gây khó khăn khi phải xem xét vi phạm của đảng viên; hoặc có nội dung đến nay quy định của Đảng và Nhà nước đã thay đổi nhưng vẫn chưa được điều chỉnh cũng cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Điều lệ Đảng, có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho một vài năm trước mắt mà cho lâu dài, góp phần bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, cả về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, trao đổi thẳng thắn để xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Theo chương trình, Hội nghị sẽ làm việc đến ngày 10/10.

Theo TTXVN




Quy định cũ làNHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM
Theo quy định tại Quyết định số 115-QĐ/TW ngày 07/12/2007 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), những điều sau đây đảng viên không được làm:
1. Nói hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức làm.
2. Cung cấp những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn, thư tố cáo nặc danh, mạo danh; viết, ký tên tập thể vào đơn, thư tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. Gửi, tán phát đơn, thư khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
4. Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác. Đe dọa, trù dập người tố cáo, phê bình, góp ý trái với ý kiến mình.
5. Viết bài, đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật. Sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, viết, phát hành hồi ký không lành mạnh, không đúng sự thật, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.
6. Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật. Tổ chức, tham gia mít tính, biểu tình khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
7. Không chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức đảng, đảng viên tự ứng cử, cấp ủy viên tự ứng cử hoặc tự nhận đề cử vào các chức danh của tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội khi chưa được các tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu.
8. Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.
9. Làm trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong những việc: quản lý nhà, đất, quỹ, thuế, kinh doanh chứng khoán, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; các hoạt động giám định quản lý và cấp phát các loại giấy đăng ký, giấy chứng nhận, giấy phép; cấp, sử dụng, chứng thực, xác nhận hồ sơ, tài liệu, văn bằng, chứng chỉ; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, giao, nhận dự án; giao đất; tuyển dụng; sắp xếp, bố trí, kỷ luật cán bộ, công chức và người lao động; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
10. Can thiệp, tác động đến cá nhân, tổ chức để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đi học, đi nước ngoài trái quy định của pháp luật. Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.
11. Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cố ý để người thân lợi dụng vị trí công tác của mình trục lợi.
12. Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái với quy định của pháp luật. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định của pháp luật.
13. Kê khai không đầy đủ tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật; trốn, trì hoãn nộp thuế; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định của pháp luật; tham gia hoạt động rửa tiền.
14. Dùng công quỹ xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá định mức và sử dụng trái quy định của pháp luật.
15. Dùng công quỹ để tiếp khách, tặng quà trái quy định của pháp luật hoặc để xây dựng các công trình vui chơi giải trí cho số ít người. Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước được giao quản lý, sử dụng trái quy định của pháp luật.
16. Tự mình hoặc để người trong gia đình đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
17. Tổ chức, tham gia đánh bạc, số đề, cá cược, cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma túy, uống rượu, bia đến mức bê tha, mất tư cách và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
18. Mê tín, hoạt động mê tín (hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói; lập đền, miếu trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp).
19. Tổ chức việc cưới, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác nhằm vụ lợi.
-


NVL - "nói và làm" hay "nói và lừa"? (danlambao)


Lê Hiền Đức (danlambao) Ngày 3-11-2011, trong hội thảo quốc tế với chủ đề "Bảo vệ người tố cáo tham nhũng", uỷ viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương Nguyễn Đình Phách phát biểu rất hùng hồn: "Đảng và Nhà nước rất chú ý đến công tác phòng chống tham nhũng và đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp làm cơ sở để đẩy mạnh phòng chống tham nhũng".


Nghe thì rõ hay song trên thực tế thì ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các vụ tham nhũng, các tên tham nhũng bị lôi ra ánh sáng là bởi dân thường chứ đâu phải bởi hệ thống các cơ quan phòng chống tham nhũng khá cồng kềnh. Không ít trường hợp, các cán bộ và cơ quan của Đảng, Nhà nước có trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng lại đồng lõa, bao che cho kẻ tham nhũng, trù dập, bức hại người tố cáo tham nhũng. Còn nhớ ngày 18-3-2009, tại hội nghị biểu dương những cá nhân có thành tích và tích cực trong đấu tranh phòng chống tham nhũng do Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương tổ chức tại Hà Nội, bà Phạm Thị Hồng Hoa, nguyên kế toán trưởng Tổng công ty mía đường II, một trong 3 cá nhân được mời đọc tham luận có kể rằng đã có lúc bà định xin ra khỏi đảng cộng sản để tiếp tục đấu tranh, rằng khi làm việc với bà, một vị trong đoàn thanh tra của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói: "Chị là đảng viên, không được phép đi tố cáo". 

Trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam, bà Phạm Thị Hồng Hoa rất xứng đáng là một cá nhân tiêu biểu nên câu chuyện của bà cũng thật sự tiêu biểu. Chẳng nói đâu xa, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương tại hội thảo nêu trên đã dẫn ra hàng loạt trường hợp người tố cáo tham nhũng bị trù dập, bức hại tới mức điêu đứng: ông Phạm Thanh Bình (bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - TP Hà Nội vì tích cực đấu tranh chống tham nhũng mà bị Quận ủy cho thôi chức; bà Nguyễn Thị Hòa (quận Tây Hồ - TP Hà Nội) tố cáo sai phạm của một số cán bộ trên địa bàn, bị nhiều kẻ xấu đe dọa, khủng bố tinh thần, dọa giết, nhà thường xuyên bị đổ phân, ném chuột, mìn; ông Nguyễn Kim Hợp (xã Phú Phong - huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh) tố cáo cán bộ xã, huyện bán trái phép 300.000 m2 đất thì bị chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi hơn 4.000 m2 đất của gia đình... Tuy nhiên, việc góp thêm vài câu chuyện tương tự để khẳng định sự tiêu biểu ấy có lẽ không thừa. 

- Giữa năm 2004, thầy Phan Văn Hướng, đảng viên cộng sản ở Trường THCS Hồng Bàng - quận 5 - TP Hồ Chí Minh đứng ra tố cáo một đường dây chạy trường lớn có sự tham gia của phó chủ tịch UBND quận Vương Phấn Kim, trưởng phòng Giáo dục quận Nguyễn Tiến Trực… với quy mô lên tới hàng trăm em mỗi năm. Tuy việc tố cáo này có đầy đủ bằng chứng cụ thể, được một số phương tiện thông tin đại chúng xác nhận, các cơ quan chức năng của quận và thành phố cũng đã phải "vào cuộc" song rồi kết quả chẳng ra đâu vào đâu, thầy phải nhận kỉ luật khiển trách đảng và không được đứng lớp giảng dậy còn những kẻ có sai phạm thì đều "hạ cánh an toàn". 

- Năm 2008, cựu chiến binh, đảng viên Đinh Đức Phiếu (nhà số 35 - khu tập thể Xí nghiệp in - phố 10 - đường Lương Văn Thăng - phường Đông Thành - TP Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình) có 43 năm cống hiến cho cách mạng, 11 năm chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên gửi một số đơn kiến nghị, tố cáo các việc làm sai trái, độc đoán, chuyên quyền, vụ lợi của uỷ viên Trung ương đảng, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đinh Văn Hùng và một số cán bộ lãnh đạo tỉnh. Theo chỉ đạo của Đinh Văn Hùng, các cơ quan tố tụng tỉnh lập tức vào cuộc, ngày 2-10-2008 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi vu khống, ngày 7-10-2008 có kết luận điều tra vụ án, tới ngày 1-12-2008 thì đưa ông Đinh Đức Phiếu ra xét xử và kết mức án 5 năm tù giam. Cuối năm 2010 Hùng bị kỉ luật, mất chức bí thư Tỉnh uỷ song hơn nửa năm sau, trước sự phản đối gay gắt của gia đình, bạn bè ông Đinh Đức Phiếu và công luận, Tòa án Ninh Bình mới mở phiên phúc thẩm để tuyên ông Đinh Đức Phiếu không phạm tội vu khống. Song đến nay, những kẻ đã chỉ đạo và trực tiếp khởi tố, điều tra, xét xử ông vẫn vô can. 

- Ngày 5 tháng 11 năm 2010, hơn 80 cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện có đơn tố cáo bí thư Đảng uỷ, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty này là Đặng Thị Bích Hòa tham nhũng, lợi dụng chức vụ, dùng tiền công ty để giải quyết các quan hệ và có dấu hiệu khai man ngày sinh. Các chứng cứ kèm theo rất đầy đủ, rõ ràng. Đầu tháng 3-2011, 12 người đi đầu trong việc tố cáo Hòa bị công ty sa thải (trong đó có ông Trần Xuân Quý, nguyên phó tổng giám đốc, nguyên trưởng phòng Tổ chức hành chính và bà Khổng Thị Hồng Vân, nguyên trưởng phòng Nghiệp vụ). Họ nhờ tới sự giúp đỡ của Văn phòng luật sư Vì Dân để khởi kiện việc sa thải này ra Tòa án huyện Từ Liêm - Hà Nội song tòa đã thẳng thừng bác bỏ đơn kiện của họ, khiến họ tiếp tục bị tước đoạt công ăn việc làm, sa vào cảnh khó khăn về vật chất, hoang mang, bức xúc về tinh thần. Nghiêm trọng hơn, Văn phòng luật sư Vì Dân còn bị Hòa thuê bọn lưu manh, côn đồ tới đe dọa, hành hung 2 lần (ngày 5-4 và 8-8-2011) vì đã tố cáo ả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. 

- Tháng 10-2011, Ủy ban kiểm tra - Huyện uỷ Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) ra quyết định kỉ luật một lúc 14/19 đảng viên thuộc chi bộ đảng Trường THPT Lương Thế Vinh, trong đó 9 người chịu mức từ khiển trách đến khai trừ, 5 người phải kiểm điểm trước chi bộ vì đã kí đơn tập thể tố cáo hiệu trưởng Võ Văn On có nhiều sai phạm. Hai người bị kỉ luật nặng nhất là nữ cán bộ thanh tra nhân dân Tuyết Mai (khai trừ) và chủ tịch Công đoàn Nguyễn Minh Tuấn (cách chức chi uỷ viên). Điều nực cười là Ủy ban kiểm tra - Huyện uỷ Đức Phổ đồng thời thừa nhận vi phạm của On có tính chất nghiêm trọng: từ tháng 1 đến tháng 11-2009, trên cương vị bí thư chi bộ, đã vi phạm điều lệ Đảng và quy chế cơ quan trong công việc, không chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, bỏ nhiều kì không tổ chức sinh hoạt chi ủy, chi bộ; từ tháng 4-2010, trên cương vị hiệu trưởng, đã tự ý ban hành quy chế chi tiêu nội bộ mà không đưa ra bàn bạc, thảo luận dân chủ trong cơ quan, không công khai tài chính và chậm tổ chức hội nghị công nhân viên chức năm học 2010-2011 theo quy định, vi phạm quy chế dân chủ, làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhà trường… 

Quay trở lại với hội thảo quốc tế "Bảo vệ người tố cáo tham nhũng" mới diễn ra ngày 3-11-2011. Tại đây, ông Phách "chỉ đạo": "Để đẩy mạnh cuộc chiến phòng chống tham nhũng, cần phải thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn để bảo vệ những người dám tố cáo, kiên trì tố cáo những hành vi tham nhũng". Nghe cũng rõ hay song qua những lần gặp gỡ các ông Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Tiến Chiến, Trần Văn Truyền, qua những cuộc gọi vào các số điện thoại 08044198, 08044519, 0986548686… và với những gì đã thấy, đã trải, tôi tự nhủ trăm nghe không bằng một thấy, chớ uổng công trông chờ, hi vọng. 

Bảo vệ người tố cáo tham nhũng!!! 

Ai bảo vệ? Thử hỏi các ông Trọng, Chiến, Truyền, Phách đã nói gì, làm gì để bảo vệ các ông bà Phạm Thanh Bình, Phạm Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Kim Hợp, Phan Văn Hướng, Đinh Đức Phiếu, Trần Xuân Quý, Khổng Thị Hồng Vân và hàng ngàn, hàng vạn người tố cao tham nhũng đang bị đe dọa, trù dập, bức hại? 

Bảo vệ khỏi thế lực nào? Quận uỷ Cầu Giấy - TP Hà Nội? Quận uỷ quận 5 - TP Hồ Chí Minh? Huyện uỷ Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi? Huyện uỷ và UBND huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh? Tỉnh uỷ và Công an, Viện kiểm sát, Tòa án tỉnh Ninh Bình? Đảng uỷ và HĐQT Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện? Tất cả đều là các cơ quan của Đảng và Nhà nước. 

Nếu có trách nhiệm, có vai vế trong hệ thống các cơ quan phòng chống tham nhũng khá cồng kềnh ở đất nước Việt Nam này thì tôi sẽ luôn tâm niệm nói đi đôi với làm, mà tốt hơn hết là làm trước rồi hẵng nói để khỏi bị triệu triệu dân thường rủa là "nói và lừa". 

Kết bài này, tôi xin dẫn lại tin có trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đó là ngày 21-10-2011, sau mấy năm gửi nhiều đơn tố cáo hàng loạt cán bộ lãnh đạo ở trung ương và địa phương có hành vi tham nhũng, tiêu cực, ông Nguyễn Văn Tuấn, 54 tuổi, cựu sĩ quan an ninh, cựu đảng viên cộng sản, cựu trưởng phòng tiếp dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị Cơ quan an ninh điều tra thuộc Công an tỉnh này khởi tố, bắt giam trong 3 tháng để điều tra về việc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". 

Liệu có phải Việt Nam đang có thêm một Đinh Đức Phiếu nữa?

Tổng số lượt xem trang